SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Xuân Cẩm Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Xuân Cẩm Thường Xuân

Nhìn lại những chặng đường phát triển đi lên của đất nước, chúng ta thấy ngành giáo dục cũng đã có những bước chuyển mình tích cực với quyết tâm đổi mới để đưa chất lượng giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó nổi bật nhất là “Việc đổi mới phươngpháp, nâng cao chất lượng dạy và học” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu các yếu tố: Nội dung giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện và cơ sở vật chất trường học mà thư viện trường phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng.

Trong cuộc sống mỗi chúng ta đều có những ước mơ, hoài bão, những suy nghĩ ý kiến của mình. Song có một câu châm ngôn làm tôi nhớ mãi “Ai nắm bắt được nhiều thông tin người đó sẽ chiếm ưu thế hơn so với người khác”. Quả vậy, trong thời buổi cơ chế thị trường như hiện nay con người hơn nhau ở chỗ ai nắm bắt đượcnhiều thông tin hơn tức người đó sẽ chiến thắng. Vậy thì câu hỏi đặt ra bây giờ là, những thông tin đó tìm kiếm ở đâu? Để trả lời cho câu hỏi đó không ai hết chính Thư viện là nơi sẽ đáp ứng toàn bộ yêu cầu, nguyện vọng tìm kiếm thông tin của con người một cách chính xác, nhanh chóng.Thư viện là một công cụ để chứng minh cho điều đó.

 

doc 20 trang thuychi01 12334
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Xuân Cẩm Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
TỔ CHỨC NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH 
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN CẨM THƯỜNG XUÂN 
Người thực hiện: Trần Thị Huyền
Chức vụ: Cán bộ Thư viện- Thiết bị
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Cẩm
SKKN thuộc lĩnh vực: Thư viện
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng “Tổ chức ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Xuân Cẩm” 
3
2.3. Các biện pháp thực hiện
4
 Biện pháp 1
5
 Biện pháp 2
6
 Biện pháp 3
7
 Biện pháp 4
8
 Biện pháp 5
8
 Biện pháp 6
9
 Biện pháp 7
10
 Biện pháp 8
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
12
3. Kết luận, kiến nghị
14
Ảnh hoạt động thư viện
16
Tài liệu tham khảo
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Nhìn lại những chặng đường phát triển đi lên của đất nước, chúng ta thấy ngành giáo dục cũng đã có những bước chuyển mình tích cực với quyết tâm đổi mới để đưa chất lượng giáo dục lên ngang tầm đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó nổi bật nhất là “Việc đổi mới phươngpháp, nâng cao chất lượng dạy và học” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu các yếu tố: Nội dung giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện và cơ sở vật chất trường học mà thư viện trường phổ thông có vai trò đặc biệt quan trọng. 
Trong cuộc sống mỗi chúng ta đều có những ước mơ, hoài bão, những suy nghĩ ý kiến của mình. Song có một câu châm ngôn làm tôi nhớ mãi “Ai nắm bắt được nhiều thông tin người đó sẽ chiếm ưu thế hơn so với người khác”. Quả vậy, trong thời buổi cơ chế thị trường như hiện nay con người hơn nhau ở chỗ ai nắm bắt đượcnhiều thông tin hơn tức người đó sẽ chiến thắng. Vậy thì câu hỏi đặt ra bây giờ là, những thông tin đó tìm kiếm ở đâu? Để trả lời cho câu hỏi đó không ai hết chính Thư viện là nơi sẽ đáp ứng toàn bộ yêu cầu, nguyện vọng tìm kiếm thông tin của con người một cách chính xác, nhanh chóng.Thư viện là một công cụ để chứng minh cho điều đó. 
Trường tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực dấy lên xây dựng phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong toàn ngành giáo dục.Thư viện trường cũng đã có những bước đổi mới rõ nét theo những nội dung trên song cũng chưa đạt được kết quả như mong muốn như chưa đáp ứng được nhu cầu tự học tập, mở rộng kiến thức cũng như chưa đáp ứng hết nhu cầu giải trí của học sinh, đặc biệt là chưa tạo được môi trường đọc sách có sức hấp dẫn đối với học sinh. Vì những lý do nêu trên, tôi đã chọn nội dung “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả Tổ chức ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa làm đề tài Sáng kiến kinh nghiệm với mong muốn góp một phần vào việc phát triển môi trường đọc tại trường tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa 
1.2. Mục đích nghiên cứu
* Mục tiêu Đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả Tổ chức ngày hội đọc
sách tại trường tiểu học Xuân Cẩm, được hình thành trên cơ sở thực tiễn nói trên, nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động Thư viện, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, nâng cao kiến thức cho học sinh. 
- Giúp cho các thành viên trong nhà trường khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sách, tôn vinh giá trị của sách, xây dựng văn hóa đọc và tôn vinh những người tham gia quá trình sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác, xuất bản, phát hành, lưu giữ và quảng bá sách. 
- Giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn trong giảng dạy. 	
- Giúp cho học sinh có thói quen thích đọc sách, Ham mê tự nghiên cứu tìm tòi tài liệu tham khảo để phục vụ việc học tập. 
- Nguồn tài liệu của thư viện được bạn đọc biết đến nhiều hơn, luôn chuyển nhiều hơn đồng thời bạn đọc sẽ biết và quý trọng sách báo hơn. 
* Nhiệm vụ:
- Phải tổ chức ngày hội đọc sách thường xuyên định kỳ hàng năm với các hoạt động phong phú đa dạng, thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh, sự  hưởng ứng tích cực của toàn thể cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh và phụ huynh để bạn đọc thấy được tầm quan quan trọng của sách báo đối với đời sống của con người. 
-Trưng bày, giới thiệu những mảng sách theo từng nhóm đối tượng bạn  đọc để họ cảm nhận và thấy được những gì mình đang đi tìm đã được khám phá  sách hay, sách mới trong ngày hội đọc sách để bạn đọc cảm thấy bị lôi cuốn và muốn tham gia ngày hội đọc sách để tìm tòi khám phá về thể giới sách của ngày  hội nhiều hơn. Đồng thời nhằm giáo dục học sinh có thói quen đọc sách và thấm  nhuần truyền thống yêu quê hương đất nước cho tất cả mọi mọi người. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hưởng ứng ngày sách và bản quyền thế giới. Nhằm tôn vinh vai trò của sách, người làm sách và phát động văn hóa đọc trong nhà trường. Đối tượng là  học sinh, cán bộ giáo viên trường tiểu học Xuân Cẩm. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu 
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
- Phương pháp điều tra 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm công tác bạn đọc 
- Phương pháp lấy ý kiến đóng góp 
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm 
c) Nhóm phương pháp thống kê toán học 
- Phương pháp khảo sát tình hình thực tế của trường. 
- Phương pháp phân tích, tổng hợp. 
- Phương pháp phỏng vấn. 
- Phương pháp quan sát phong trào đọc, đối tượng bạn đọc trong nhà trường. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trong nhà trường công cụ chủ yếu vẫn là tài liệu sách, báo. Sách, báo chỉ có thể quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ sở tổ chức tốt công tác hoạt động thư viện của nhà trường . 
Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 6/11/1998 của Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Ban hành “Quy chế về tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ  thông”. Điều 1: Chương I Quyết định 61/1998/QĐ/BGD&ĐT về qui chế tổ chức và hoạt động Thư viện trường phổ thông cũng đã nhấn mạnh: “Thư viện trường phổ thông là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học Thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên của nhà trường. Thư viện còn giúp các em học sinh xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách, báo Thư viện”.
Quyết định số 01/2003/QĐ-BD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành “Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông”. 
Công văn số 11185/GDTH, ngày 17/12/2004 hướng dẫn thực hiện - chuẩn thư viện trường phổ thông. Tổ chức ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Xuân Cẩm. 
Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017- 2018 Cũng như thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện của Phòng GD&ĐT Thường Xuân ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện và kế hoạch tổ chức ngày hội đọc sách hàng năm làm sao nâng cao công tác phục vụ bạn đọc, có như vậy thì thư viện mới duy trì tồn tại và phát triển lâu dài đúng với nghĩa của nó. Với tầm quan trọng như vậy, Thư viện ngày càng phải cần có sự đầu tư về cơ sở vật chất, về nghiệp vụ chuyên môn và đặc biệt là đầu tư các phong trào thư viện trường học. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài nói trên. Với mong muốn xây dựng một Thư viện hoàn chỉnh, hiện đại thống nhất để có khả năng chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện trong thời đại thông tin hiện đại, phục vụ bạn đọc ngày càng đa dạng hóa và tốt hơn. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao sự quan tâm đặc biệt của ban giám hiệu, các cấp lãnh đạo, tập thể hội đồng sư phạm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng học sinh toàn trường đồng tâm chung tay góp sức ủng hộ. 
- Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của thư viện, tiến hành phát động phong trào đọc sách đến toàn thể giáo viên và học sinh.  
- Được Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp phòng đọc, bổ sung vốn tài liệu và sự phối hợp tích cực của các đoàn thể, tổ Cộng tác viên thư viện để tôi thực hiện tốt mọi kế hoạch của thư viện đã đề ra. Thư viện được cơ cấu bố trí 2 phòng ở vị trí khá thuận lợi cho việc qua lại của học sinh và giáo viên, cán bộ công nhân viên chức khi đến Thư viện mượn sách, báo, tài liệu tham khảo. 
- Nhà trường đã trang bị cho thư viện một bộ máy vi tính kết nối mạng nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn, và tra cứu mạng khi cần thiết . 
- Trong năm cũng đã bổ sung một số đầu sách tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng.
* Khó khăn:
- Bạn đọc là học sinh bậc tiểu học các em còn nhỏ nên rất tinh nghịch, hiếu động thích làm theo ý mình, rất khó khăn trong việc tuyên truyền vận động. Các em chưa có thói quen tự đến thư viện, các em không thích đọc sách. Ở lứa tuổi này các em rất tinh nghịch, ham chơi, chưa ý thức được tầm quan trọng của iệc đọc sách sẽ giúp gì cho mình. Bạn đọc đến thư viện thực sự chưa tự nguyện mà còn mang tính ép buộc, đối với học sinh một số lớp các em chưa có thói quen và tự giác đến thư viện đọc sách 
- Thời gian học 2 buổi/ngày, giờ ra chơi ngắn nên thời gian các em đến thư  viện rất ít không đủ thời gian để đọc. 
Từ thực tế đó tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch  ngay từ đầu năm học “Tổ chức ngày hội đọc sách tại trường”. Nhằm tạo dựng  một sân chơi lý thú bổ ích gây hứng thú để thu hút các em tìm đến thư viện gần  hơn, nhiều hơn, và thấy rõ được tầm quan trọng của thư viện đối với cuộc sống  hàng ngày. Nhất là thời điểm học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. 
2.3.Các biện pháp thực hiện
Tổ chức ngày hội đọc sách nhằm tuyên truyền giới thiệu tầm quan trọng của sách đối với tất cả các thành viên trong nhà trường, tạo không khí vui vẻ với tinh thần tự nguyện đề nâng cao tầm quan trọng của sách báo và bổ sung nguồn tri thức trong đời sống xã hội, sự kiện ngày đọc sách thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng đang trở thành một nét sinh hoạt văn hoá, văn minh của những người yêu mến sách báo cần được duy trì và quảng bá rộng hơn trong nhà trường và xã hội và rất cần sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa của lãnh đạo nhà trường để Văn hóa đọc luôn là nhu cầu không thể thiếu của những công dân văn minh trong thời đại ngày nay. 
Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch đưa ra ý tưởng xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường được sự thống nhất cao tôi phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường cùng nhau chung tay góp sức vận động tuyên truyền đến mọi thành viên trong nhà trường về ý nghĩa của ngày hội đọc sách để cùng nhau thực hiện. 
Để nâng cao hiệu quả phong trào ngày hội đọc sách tại trường tiểu học 
Xuân Cẩm, tôi đã áp dụng và thực hiện các biện pháp như sau để tổ chức tốt ngày hội đọc sách tại trường: 
- Khâu chuẩn bị sân khấu tổ chức ngày hội đọc sách 
- Diễn văn khai mạc 
- Văn nghệ chào mừng 
- Tuyên truyền giới thiệu sách, các mảng sách. 
- Tham quan triển lãm sách 
- Thi kể chuyện theo sách 
- Thi xếp sách nghệ thuật
- Quyên góp và ủng hộ sách 
*Biện pháp 1: Khâu chuẩn bị sân khấu tổ chức ngày hội đọc sách 
Trường Tiểu học Xuân Cẩm đã đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ II nên cơ sở vật chất khá khang trang và đầy đủ. Sân khấu đã có sẵn, đoàn thanh niên kết hợp với đội trang trí sân khấu, chuẩn bị các gian hàng trưng bày sản phẩm: Làm ma két trang trí bảng biểu “Ngày hội đọc sách tại trường tiểu học Tiểu học Xuân Cẩm ”, sắp xếp các gian hàng mảng sách để trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Sách thiếu nhi, sách giáo viên, sách tham khảo, sách đạo đức Bác Hồ, sách biển đảo, sách từ điển tra cứu, sách pháp luật các sản phẩm tự có của giáo viên và học sinh đi tham gia các cuộc thi
Ảnh sân khấu tổ chức ngày hội đọc sách
*Biện pháp 2: Bài diễn văn khai mạc (CBTV) 
Kính thưa: Ban giám hiệu nhà trường, thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến. 
Thực hiện công văn, hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc  hưởng ứng tổ chức ngày hội đọc sách hàng năm . 
Căn cứ vào tình hình thực tế của thư viện trường tiểu học Xuân Cẩm, được sự cho phép của Ban giám hiệu trường tiểu học Xuân Cẩm. 
Nay thư viện rất vinh dự được tổ chức Ngày hội đọc sách trưng bày tuyên truyền giới thiệu về sách tại trường tiểu học Xuân Cẩm. 
Như chúng ta đã biết từ xa xưa, đọc sách được coi là một việc hết sức thanh tao. Người đọc sách là người có phẩm chất cao quý, có phong cách của một cao nhân. Người ta đọc sách để đàm đạo những triết lý về đời sống, những kinh nghiệm trong lao động sản xuất và quản lý xã hội. Song, người ta còn đọc sách để thưởng thức, chiêm nghiệm cái hay, cái đẹp, thấm thía ý nghĩa nhân văn thông qua nghệ thuật của người viết sách. Có thể nói, sách là chiếc chìa khóa vạn năng mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người; là người thầy siêu việt thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy chúng ta biết sống và biết hy sinh; sách còn là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi buồn vui sâu kín của mỗi con người. Và từ lâu, đọc sách đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội. 
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự phát triển của viễn thông, truyền hình và đặc biệt là công nghệ thông tin, phong trào đọc sách có chiều hướng đi  xuống. Đó là lẽ tất nhiên khi xã hội phát triển hiện đại. Song công nghệ thông tin không thể thay thế cho sách. Với ưu thế đa dạng, tiện lợi, sách có thể sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi và ai cũng có thể sử dụng được. Hơn nữa, việc cầm trên tay một cuốn sách mà mình yêu thích. Đọc sách còn thể hiện nét văn hoá trong đời sống, đặc biệt là trong đời sống học đường. 
Trong những năm qua, thư viện trường tiểu học Xuân Cẩm đã có nhiều 
hoạt động thiết thực, phong phú xây dựng 1 thư viện thân thiện, thư viện gần gũi với mọi người. Đọc sách thật sự là hoạt động có chiều sâu và được lan toả rộng khắp trong nhà trường. Thầy, trò nhà trường đã tận dụng mọi thời gian trống trong ngày để đến với sách, sáng tạo trong việc tạo dựng các góc đọc thân thiện, "Khu vườn tri thức nhỏ trong mỗi lớp học" tiện dụng phù hợp để sách báo trở thành những người bạn thân thiết, là sản phẩm tinh thần không thể thiếu của mỗi thầy cô giáo và học sinh trong nhà trường. 
Duy trì và tiếp nối nét đẹp văn hoá ấy, thực hiện công văn hướng dẫn của 
Phòng Giáo dục & Đào tạo, hôm nay ngày 24/04/2017 hòa chung với không khí 
sôi nổi của tuần lễ hưởng ứng học tập suôt đời năm 2017 của huyện nhà nói chung và các trường học trên toàn huyện nói riêng trường tiểu học Xuân Cẩm tổ chức “Ngày hội đọc sách ” với chủ đề “Sách là người bạn thân thiết” với mục đích: Tôn vinh sách, quảng bá cho văn hoá đọc, bảo vệ quyền lợi của những người làm sách chân chính và triển khai thực hiện việc phát triển văn hoá trong lĩnh vực thư viện với mục tiêu: “Xây dựng phong trào đọc sách trong xã hội nhằm góp phần xây dựng thế hệ đọc có hiệu quả trong tương lai”, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 
Tạo hoạt động lành mạnh với các hoạt động văn hóa nhằm thu hút đông đảo 
giáo viên, học sinh và cộng đồng tham gia, qua đó tuyên truyền, giáo dục về việc đọc sách cũng như trân trọng, giữ gìn và bảo vệ sách. Để phong trào đọc sách được tiếp tục duy trì và phát triển, “Ngày Hội đọc sách”sẽ không chỉ thấm sâu trong tiềm thức mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên và các em học sinh toàn trường mà còn lan toả sâu rộng tới mọi thành viên của Ngày Hội. 
Chúng tôi hy vọng ngày hội đọc sách năm nay sẽ mang lại cho bạn đọc 
nhiều niềm vui, tạo điều kiện tốt nhất giúp bạn đọc nâng cao nguồn tri thức phục vụ cho công tác, học tập nghiên cứu, không ngừng bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kỹ năng của mình. 
Sau cùng, tôi xin chân thành cám ơn sự quan tâm chỉ đạo sát sao đặc biệt  của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện để thư viện thực hiện thành công  ngày hội đọc sách tại trường. Cám ơn sự hỗ trợ đắc lực nhiệt tình của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường cùng toàn thể các em học sinh đã đến tham dự và ủng hộ cho ngày hội hôm nay. 
Tôi xin tuyên bố Ngày hội đọc sách năm 2017 của trường tiểu học Xuân Cẩm được bắt đầu. 
Xin mời quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh cùng tham gia ngày hội  đọc sách của thư viện. Kính chúc quý thầy cô, toàn thể bạn đọc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt, thường xuyên đến thư viện và tìm đọc được nhiều sách hay bổ ích, giúp cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập đạt thành tích cao trong học tập.
* Biện pháp 3: Một số tiết mục văn nghệ chào mừng
	Trước khi vào chương trình của ngày hội đọc sách luôn là những tiết mục văn nghệ chào mừng, nhằm ổn định tổ chức và mang lại không khí từng bừng, hân hoan của ngày hội.
Những tiết mục văn nghệ của các em học sinh được các anh chị Đoàn thanh niên, Giáo viên âm nhạc, Tổng phụ trách đội tập như:
- Múa hát tập thể ( học sinh biểu diễn) 
- Đơn ca (Giáo viên)
- Múa ( học sinh biểu diễn) 
- Tốp ca ( học sinh biểu diễn) 
Văn nghệ chào mừng luôn tạo được sự vui tươi hồn nhiên cũng như thể hiện được ước mơ của trẻ thơ.
Ảnh văn nghệ chào mừng học sinh biểu diễn
* Biện pháp 4: Công tác tuyên truyền giới thiệu sách (CBTV, Đội) 
- Giới thiệu một cuốn sách mới, hay để thu hút sự tò mò của bạn đọc. 
- Giới thiệu sơ lược từng mảng sách hiện đang trưng bày trên sân khấu để bạn đọc biết để họ cảm nhận được tác dụng của từng mảng sách đó giúp ích cho ai, đối tượng nào để họ tìm đọc. Hướng dẫn cho họ cách tìm từng tài liệu trong thư viện để họ cảm thấy thoải mái và có động lực. 
* Biện pháp 5: Tham quan triển lãm sách (Tất cả mọi người) 
Vì là trường tiểu học nên các em học sinh còn rất nhỏ, nhất là học sinh lớp 1, lớp 2 các em chưa nhận biết được cách lựa chọn và tìm tài liệu như thể nào để phù hợp với mình. Nên cán bộ thư viện và các thành viên cộng tác viên phải  hướng dẫn cụ thể cho các em biết khối 1, 2 nên tham quan mảng sách nào cho phù hợp với mình. Ví dụ học sinh lớp 1, 2 các em tham quan mảng sách thiếu nhi mảng truyện tranh chữ to, tranh nhiều hoặc báo măng non, còn học sinh lớp 3,4,5 các em tham quan tất cả các mảng sách có trên sân khấu để các em thấy được tầm quan trọng các các mảng sách để tiện theo dõi và mượn đọc. hướng dẫn kỹ cho học sinh lớp 5 để các em tham quan mảng sách tham khảo để phục vụ cho vệc thi cuối cấp đạt kết quả cao. Còn cán bộ và giáo viên trú trọng mảng sách pháp luật các văn bản hướng dẫn mới nhất liên quan đến công tác giáo dục và và chế độ sửa đổi hiện hành, những tác phẩm tiêu biểu đạt giải các cuộc thi. Gương người tôt việc tốt, tấm gương tiêu biểu đời thường, sáng kiến kinh nghiệm đạt giải, chuyên đề các lĩnh vực .
* Biện pháp 6: Thi kể chuyện theo sách (H/S các lớp) 
Trong khi tham quan cán bộ thư viện, đội công tác viên hướng dẫn cho các 
em cách tranh thủ đọc ghi nhớ, đọc lướt, đọc tóm tắt các tác phẩm mà các em yêu thích, phát động và khuyến khích các lớp tham gia thi kể chuyện theo sách mỗi lớp đại diện 1 em có phần thưởng để động viên tinh thần (lấy khoảng 4 - 5 em), động viên tinh thần em nào thi tốt có phần thưởng là cuốn vở và cây bút, em nào thi chưa tốt cũng có thưởng 1 cuốn vở để khuyến khích thúc đẩy các em có ý thức và động lực tự nguyện tham gia các hoạt động của thư viện đề ra làm tốt phong trào đọc sách trong toàn trường. Đồng thời phát hiện tạo nguồn bồi dưỡng thêm các em học sinh có năng khiếu kể chuyện tạo nguồn cho các em đi thi kể chuyện các cấp theo định kỳ hàng năm.
Ảnh học sinh thi kể chuyện theo sách
*Biện pháp 7: Thi xếp sách nghệ thuật ( học sinh có sự hỗ trợ của giáo viên)
Đến phần thi xếp sách nghệ thuật: Với các đội tham gia xếp sáchvới chủ đề đã lựa chọn, chỉ trong thời gian 30 phút xếp sách nhưng nhờ sự sáng tạo các giáo viên và học sinh của trường đã cho mọi người đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_ngay_ho.doc