SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao giờ dạy thực hành môn giáo dục quốc phòng
Xã hội ổn định thì mới phát triển về mọi mặt. Vậy để xã hội ổn định và phát triển vững chắc thì nền quốc phòng phải vững mạnh. Muốn nền quốc phòng vững mạnh thì mọi người dân và nhất là học sinh phải có kiến thức về môn học GDQP.
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.
Giáo dục quốc phòng –an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhằm giáo dục cho học sinh lòng yêu nước -tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù, từ đó chuẩn bị nguồn nhân lực có đủ phẩm chất và năng lực để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. [3]
Muốn làm được điều này đòi hỏi sự nổ lực của người dạy và người học. Đặt biệt là người dạy đóng vai trò chủ đạo định hướng giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng từ đó khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của người dân Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu đó và từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao giờ dạy thực hành môn giáo dục quốc phòng” . Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài cũng không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Phương pháp nghiên cứu. 1 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 2 a. Mục tiêu, nhiệm vụ bộ môn GDQP-AN: 2 b. Người giáo viên là yếu tố quyết định trong việc nâng cao giờ dạy thực hành: 2 c. Cơ sở vật chất, sân tập, trang thiết bị đồ dùng phục vụ dạy – học GDQP-AN ở trường là điều kiện cần có cho các tiết dạy thực hành : 2 2. HIỆN TRẠNG VIỆC DẠY MÔN GDQP-AN 2 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PPDH GIỜ HỌC THỰC HÀNH MÔN GDQP-AN: 33 a. Đổi mới quan điểm dạy học, lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học: 3 b. Đổi mới cách đánh giá, hình thức thi: 3 c. Thay đổi PPDH các tiết học thực hành: 3 d. Sử dụng các phương tiện dạy học một cách hợp lý, hiệu quả 4 4. MỘT SỐ YÊU CẦU NHẰM THỰC HIỆN ĐỔI MỚI 4 a- Đối với nhà trường : 4 b- Đối với giáo viên: 4 c- Đối với học sinh: 4 5. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11 1. Kết luận 11 2. Kiến nghị: 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xã hội ổn định thì mới phát triển về mọi mặt. Vậy để xã hội ổn định và phát triển vững chắc thì nền quốc phòng phải vững mạnh. Muốn nền quốc phòng vững mạnh thì mọi người dân và nhất là học sinh phải có kiến thức về môn học GDQP. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã nêu : “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Giáo dục quốc phòng –an ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân. Đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhằm giáo dục cho học sinh lòng yêu nước -tự hào dân tộc, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống mọi âm mưu diễn biến hoà bình của kẻ thù, từ đó chuẩn bị nguồn nhân lực có đủ phẩm chất và năng lực để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. [3] Muốn làm được điều này đòi hỏi sự nổ lực của người dạy và người học. Đặt biệt là người dạy đóng vai trò chủ đạo định hướng giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng từ đó khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của người dân Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó và từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao giờ dạy thực hành môn giáo dục quốc phòng” . Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài cũng không tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Trong giáo dục dạy học nói chung và trong giáo dục quốc phòng nói riêng việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh là rất quan trọng và cần thiết để từ đó đào tạo nên con người mới phát triển toàn diện. Chính vì vậy mà tôi nghiên cứu đề tài này nhằm tìm một số biện pháp dạy học các tiết thực hành để từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Người thực hiện đề tài tự tìm tòi nghiên cứu, tiến hành dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. - Phương pháp trao đổi, thảo luận: Sau khi dự giờ của đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài tiến hành trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. - Phương pháp thực nghiệm: Giáo viên tiến hành dạy thực nghiệm theo từng mục đích yêu cầu cụ thể một số tiết dạy. - Phương pháp điều tra: Giáo viên đặt câu hỏi B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: a. Mục tiêu, nhiệm vụ bộ môn GDQP-AN: Chương trình GDQP-AN trước đây đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ trong đó có hai mục tiêu cơ bản là: -Truyền thụ kiến thức, kỹ năng cơ bản các môn học GDQP-AN. -Rèn luyện thể lực, góp phần củng cố, nâng cao sức khỏe để bảo vệ tổ quốc. Trong hai mục tiêu đó thì truyền thụ kiến thức, kỹ năng là trọng tâm, rèn luyện thể lực chỉ là nhiệm vụ thứ yếu. Vì thế, trong quá trình lên lớp, mọi họat động diễn ra đều tập trung vào việc truyền thụ kiến thức, củng cố nâng cao kiến thức kỹ năng. Thời gian dành cho việc luyện tập nâng cao thể lực quá ít, lượng vận động quá nhẹ chưa đủ để làm biến chuyển thể lực của người tập. Kết quả học tập của học sinh thấp, bài tập ít có tác dụng rèn luyện thể lực cho học sinh. Trong quá trình luyện tập với các bài, các động tác khác nhau, với lượng vận động hợp lý sẽ có tác dụng, ảnh hưởng không nhỏ tới việc rèn luyện thể lực cho học sinh. Khi các em được luyện tập thì các kỹ thuật, kỹ năng, động tác cũng được củng cố, nâng cao. Việc học tập kỹ thuật của học sinh là một quá trình đòi hỏi phải có thời gian. Thời gian nhiều hay ít tùy thuộc vào động tác, bài tập khó hay dễ và phải luyện tập với số lần cần thiết thì kỹ thuật, kỹ năng mới được hình thành, mới có tác dụng rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe [1]. Như vậy, muốn có nhiều thời gian cho học sinh luyện tập, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện thể lực thì nhất thiết phải đổi mới nâng cao các tiết dạy thực hành môn GDQP-AN. VD: Đối với bài ném lựu đạn xa trúng đích trong chương trình lớp 11 thời gian luyện tập còn hạn chế dẫn đến một số em chưa ném được tới mục tiêu b. Người giáo viên là yếu tố quyết định trong việc nâng cao giờ dạy thực hành: Trong mấy năm gần đây, đội ngũ giáo viên GDQP-AN của trường ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng. Hàng năm, đa số giáo viên đều được dự các lớp tập huấn chuyên môn. Về số lượng, hiện nay nhà trường đã có đủ giáo viên đảm bảo cho việc giảng dạy. Với số lượng và chất lượng giáo viên hiện nay là cơ sở chủ yếu, yếu tố quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. c. Cơ sở vật chất, sân tập, trang thiết bị đồ dùng phục vụ dạy-học GDQP-AN ở trường là điều kiện cần có cho các tiết dạy thực hành : Mặc dù trong mấy năm gần đây, sân tập, trang thiết bị, dụng cụ dùng cho giảng dạy, luyện tập từng bước được cải thiện một phần, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới PPDH nhất là trong các giờ dạy thực hành. Tuy vậy, so với nhu cầu chuyên môn, chuyên ngành đào tạo thì thầy dạy và trò tập vẫn còn thiếu sân bãi, dụng cụ. Chính sự thiếu thốn này, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới, cải tiến tìm ra phương pháp để lên lớp, sắp xếp các nội dung của một tiết học nói chung và tiết thực hành nói riêng nhằm sử dụng tối đa sân tập, trang thiết bị, dụng cụ hiện có để tổ chức hoạt động dạy - học sao cho đạt được hiệu quả cao nhất mục tiêu dạy- học . 2. HIỆN TRẠNG VIỆC DẠY MÔN GDQP-AN - Chương trình GDQP-AN trước đây với mục tiêu kiến thức là mục tiêu quan trọng nhất. Xuất phát từ mục tiêu đó, giáo viên khi lên lớp đã giảng giải, phân tích các động tác một cách tỉ mỉ. Điều này rất cần thiết, nhưng vì sử dụng thời gian quá nhiều để giảng giải, phân tích nên học sinh không có nhiều thời gian để luyện tập, mà khi đã luyện tập ít thì việc hình thành kỹ thuật, rèn luyện kỹ năng, rèn luyện thể lực cũng chưa đạt yêu cầu. Mặc khác, xuất phát từ những yếu tố khách quan lẫn chủ quan, nên chương trình GDQP-AN còn một số điểm cần điều chỉnh chưa đáp ứng được tình hình hiện nay - Trong quá trình lên lớp, vẫn còn giáo viên thực hiện các bước lên lớp một cách cứng nhắc, tuần tự đi từ bước này sang bước khác, làm cho giờ học nhàm chán, nặng nề. Chưa kết hợp và giải quyết hài hòa giữa các bước lên lớp. - Các hình thức lên lớp thì đơn điệu, phần lớn giáo viên chỉ sử dụng phương pháp dòng chảy. - Khâu tổ chức chưa tính toán hết, nên trong giờ học mất nhiều thời gian tập hợp cũng như luân chuyển đội hình làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian luyện tập của học sinh. - Chưa tận dụng hết những dụng cụ và điều kiện sân tập để tổ chức cho học sinh luyện tập. - Điều kiện về sân bãi tập luyện, trang thiết bị dụng cụ còn chưa đủ nên rất khó khăn cho việc đổi mới phương pháp dạy học. - Phần lớn học sinh chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc học môn học GDQP-AN. Với những hiện trạng trên, làm cho chất lượng giờ dạy chưa thật đạt yêu cầu. Thực tế và mục tiêu còn có một khoảng cách cần được khắc phục nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu rèn luyện kỹ năng và rèn luyện thể lực, góp phần nâng cao sức khỏe cho học sinh. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC GIỜ HỌC THỰC HÀNH MÔN GDQP-AN: Đổi mới PPDH là một yêu cầu khách quan của bộ môn. Đổi mới phương pháp dạy học không phải là gạt bỏ, thay thế PPDH hiện có mà vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp hiện có để đạt mục tiêu của môn học. Riêng môn GDQP-AN không chỉ đổi mới về phương pháp mà còn phải đổi mới về cách sắp xếp nội dung một tiết học, đổi mới về tổ chức lên lớp... nghĩa là phải đổi mới toàn diện ở mọi hoạt động trên lớp. a. Đổi mới quan điểm dạy học, lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học: - Hướng dẫn học sinh tham khảo, đọc tài liệu phân tích kỹ thuật động tác, luyện tập ở nhà. - Sử dụng câu hỏi, nêu tình huống có vấn đề để học sinh tổ chức thảo luận, tổ chức khám phá, tổ chức luyện tập trước. - Để học sinh thường xuyên tham gia kiểm tra, tự kiểm tra, tự đánh giá. - Khuyến khích các em tự do sáng tạo trong tư duy. [1] b. Đổi mới cách đánh giá, hình thức thi: - Tiến hành nhiều hình thức kiểm tra, thi : Tự luận, Trắc nghiệm, vấn đáp, sử dụng đề mở... - Có thang điểm phù hợp cho từng đối tượng, trình độ, sức khỏe học sinh. c. Thay đổi phương pháp dạy học các tiết học thực hành: * Khi giáo viên sử dụng nhóm phương pháp dùng lời nói (phương pháp giảng giải, phát vấn, đàm thoại, kể chuyện, mệnh lệnh) để truyền thụ kiến thức cho học sinh : - Nếu dạy động tác mới, giáo viên cần nói ngắn gọn, dễ hiểu, dùng thuật ngữ chính xác. - Khi phân tích kỹ thuật động tác tránh dài dòng mà cần xoáy vào trọng tâm vào những kỹ thuật quan trọng. - Các động tác bổ trợ không nhất thiết phải phân tích mà chỉ cần làm mẫu và tổ chức cho học sinh tập luyện ngay. - Trong thời gian học sinh nghỉ ngơi tích cực giữa 2 lần tập, giáo viên có thể phát vấn, kể chuyện, trình bày ngắn gọn một vấn đề nào đó... nhằm cung cấp thêm thông tin và gây hưng phấn cho học sinh. * Khi giáo viên sử dụng nhóm phương pháp trực quan (làm mẫu, cho xem tranh ảnh, biểu đồ, phim....) - Chú ý đến vị trí làm mẫu, chọn hướng làm mẫu để học sinh có thể nhìn rõ, nhìn thấy biên độ, góc độ động tác. - Làm mẫu phải chính xác, làm mẫu ít nhất 2-3 lần trước khi phân tích, giảng giải kỹ thuât * Sắp xếp nội dung một cách hợp lý : - Kết hợp ôn tập, học mới, tập luyện, kiểm tra không nhất thiết phải thành một mục riêng. - Luân chuyển giữa các nội dung một cách hợp lý. * Áp dụng hình thức lên lớp một cách linh hoạt : - Mạnh dạn áp dụng các phương pháp, các hình thức lên lớp như: dòng chảy, phân nhóm, phân nhóm xoay vòng. Tuỳ theo từng bài mà giáo viên áp dụng phương pháp, hình thức cho linh hoạt. - Mạnh dạn sử dụng phương pháp trò chơi, hội thao.... [1] d. Sử dụng các phương tiện dạy học một cách hợp lý, hiệu quả 4. MỘT SỐ YÊU CẦU NHẰM THỰC HIỆN ĐỔI MỚI a- Đối với nhà trường : - Các cấp lãnh đạo cần quan tâm, đầu tư hơn nữa đối với bộ môn GDQP-AN - Tăng cường đầu tư sân bãi, trang thiết bị cho bộ môn. Đây là một khâu rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học: + Mỗi năm học sắm một số thiết bị cần thiết. + Khuyến khích, tổ chức cho học sinh tự làm một số thiết bị, đồ dùng dạy học. b- Đối với giáo viên: - Thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy - học bộ môn. - Phải dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. - Nâng cao chất lượng bài soạn. - Giọng nói, mệnh lệnh điều hành luyện tập phải rõ ràng, mạch lạc, nhanh gọn.Trang phục, tác phong nghiêm túc, mô phạm. c- Đối với học sinh: - Phải xác định được tầm quan trọng của môn học. - Phải phát huy tính tự giác tích cực trong học tập, phát huy năng lực cá nhân trong hoạt động thể dục thể thao, trong tự nghiên cứu, tự luyện tập thêm ở nhà.. 5. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : Qua thực tế những năm giảng dạy môn giáo dục quốc phòng-an ninh. Với sự cố gắng nghiên cứu, trao dồi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp bản thân tôi đã đúc kết được một số biện pháp cụ thể như trên và đã đưa vào áp dụng giảng dạy cho học sinh khối 12 của trường Thạch Thành 3. Cụ thể thông qua một tiết dạy thực nghiệm: BÀI 1: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ ĐỘI HÌNH TIỂU ĐỘI A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: -Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ là tạo được sức mạnh trong chấp hành kỷ luật, kỷ cương, trong thống nhất ý chí và hành động. -Nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội ngũ cơ bản của tiểu đội và động tác đội ngũ từng người không có súng. 2. Kỹ năng: -Thực hiện thuần thục động tác tập hợp đội ngũ của tiểu đội trưởng và động tác đội ngũ từng người không có súng. -Biết vận dụng linh hoạt vào trong quá trình học tập, sinh hoạt tại trường 3. Thái độ: Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường. 4. Những năng lực cốt lõi cần được chú trọng:Thực hành 5. Trọng tâm bài học : Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: -Chuẩn bị nội dung: giáo án, tài liệu liên quan. -Chuẩn bị phương tiện dạy học:máy chiếu, tranh ảnh, đĩa VCD về hoạt động quốc phòng, an ninh 2. Học sinh: - Đọc trước bài trong SGK. - Chuẩn bị SGK, vở, bút ghi chép bài C. Các hoạt động dạy và học 1.Ổn định lớp: -Tập trung lớp: Lớp trưởng tập trung lớp, kiểm tra quân số, trang phục, trang thiết bị, báo cáo giáo viên - Giáo viên nhận lớp và kiểm tra lại báo cáo của lớp trưởng 2.Kiểm tra bài cũ: 1.Thực hiện động tác: Nghiêm, nghỉ, chào, quay tại chỗ, tiến lùi- qua trái, qua phải, ngồi xuống - đứng dậy 2.Nêu các bước tập hợp đội hình tiểu đội 1 hàng ngang, 2 hàng dọc 3.Giảng bài mới: Bài này đã được giới thiệu cơ bản trong chương trình lớp 10 và đã được luyện tập trong chương trình lớp 11. Do vậy trong chương trình lớp 12 tập trung vào luyện tập để thuần thục động tác tập hợp đội ngũ tiểu đội, trung đội và động tác đội ngũ từng người không có súng, nhằm nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và các nội quy của nhà trường, tạo được sự thống nhất về ý chí và hành động Hoạt động của GV và HS Phương pháp tổ chức * GV giới thiệu lại: Đội hình tiểu đội hàng ngang gồm: - Tiểu đội 1 hàng ngang Tập hợp đội hình(4 bước) + Tập hợp + Điểm số + Chính đốn hàng ngũ + Giải tán - Tiểu đội 2 hàng ngang Tập hợp đội hình( 3 bước) + Tập hợp + Chính đốn hàng ngũ + Giải tán * GV tổ chức cho HS luyện tập, luôn quan sát, uốn nắn, sửa sai * GV giới thiệu lại: Đội hình tiểu đội hàng dọc gồm: - Tiểu đội 1 hàng dọc Tập hợp đội hình(4 bước) + Tập hợp + Điểm số + Chính đốn hàng ngũ + Giải tán - Tiểu đội 2 hàng dọc Tập hợp đội hình(3 bước) + Tập hợp + Chính đốn hàng ngũ + Giải tán *GV tổ chức cho HS luyện tập, luôn quan sát, uốn nắn, sửa sai 1: Đội hình tiểu đội hàng ngang Lớp tổ chức thành các tiểu đội(9-10 người), dưới sự chỉ huy của tiểu đội trưởng -Từng thành viên tự suy nghĩ, tìm hiểu lại -Luyện tập dưới sự chỉ huy của tiểu đội trưởng -Thay nhau làm cương vị tiểu đội trưởng Phương thức tổ chức luyện tập: 2: Đội hình tiểu đội hàng dọc Lớp tổ chức thành các tiểu đội(9-10 người), dưới sự chỉ huy của tiểu đội trưởng -Từng thành viên tự suy nghĩ, tìm hiểu lại -Luyện tập dưới sự chỉ huy của tiểu đội trưởng -Thay nhau làm cương vị tiểu đội trưởng Phương thức tổ chức luyện tập: 3:-Tiến , lùi, qua phải, qua trái - Giãn đội hình, thu đội hình Ra khỏi hàng, về vị trí -Lớp tập trung, HS chú ý lắng nghe và quan sát -1 tiểu đội làm mẫu theo chỉ định của GV Giáo viên mời 1 tiểu đội mẫu để hướng dẫn học sinh phần nội dung tiếp theo: Tiến, lùi, qua phải, qua trái: -Động tác tiến, lùi -Động tác qua phải, qua trái Giãn đội hình, thu đội hình: -Giãn đội hình hàng ngang -Thu đội hình hàng ngang -Giãn đội hình hàng dọc -Thu đội hình hàng dọc 4:Ra khỏi hàng, về vị trí: ->GV chú ý học sinh về các khẩu lệnh -Quan sát, uốn nắn, sửa sai cho học sinh khi luyện tập -Từng tổ luyện tập thưo sự bố trí vị trí của GV -Tích cực luyện tập Lớp tập trung, HS chú ý, quan sát Nhận xét D.CỦNG CỐ: -GV gọi bất kỳ 1 tiểu đội lên thực hiện lại, chỉ định bất kỳ 1 học sinh làm cương vị tiểu đội trưởng để chỉ huy tiểu đội đó -Chỉ định làm lại các nội dung đã học trong bài -Gọi HS nhận xét -Sửa sai lần cuối -Nhắc nhở học sinh đọc trước nội dung tiết sau( Đội ngũ trung đội) -Đánh giá và cho điểm giờ học [2] 6. KIỂM NGHIỆM Nội dung sáng kiến trên đã được kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy tại trường cho thấy nó phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. So sánh giảng dạy hai lớp 12 trường THPT Thạch Thành 3: TT Lớp Sĩ Số GVCN 1 12A1 32 Mai Văn Tiến 2 12A2 42 Đinh Thị Thúy Lan Điểm kiểm tra trước và sau tác động của lớp thực nghiệm: Lớp 12A1 STT Họ tên học sinh Điểm trước tác động Điểm sau tác động 1 Nguyễn Tuấn Anh 4 6 2 Trịnh Ngọc Cương 7 9 3 Phạm Minh Cường 5 7 4 Nguyễn Đình Thái Dũng 4 6 5 Cao Văn Duy 5 7 6 Bùi Mạnh Đạt 7 8 7 Trương Minh Đặng Đạt 6 8 8 Phạm Thu Hà 5 5 9 Quách Thị Thu Hà 6 9 10 Bùi Khánh Hòa 7 9 11 Lê Tuyên Huấn 5 7 12 Nguyễn Thị Huệ 6 6 13 Trần Quang Huy 8 9 14 Nguyễn Thị Hường 6 5 15 Bùi Nhật Lệ 7 8 16 Bùi Thị Khánh Linh 6 8 17 Quách Thị Loan 6 8 18 Lê Bá Luận 6 7 19 Quách Công Quang 7 9.5 20 Tô Xuân Siêu 8 8 21 Trịnh Ngọc Tài 8 9 22 Ngô Thị Tâm 5 7 23 Nguyễn Đình Tân 7 8 24 Quách Văn Tân 6 7 25 Vũ Mạnh Tân 7 9 26 Quách Công Thắng 6 7 27 Trần Đức Thắng 7 7 28 Bùi Thanh Thủy 7 9 29 Bùi Thị Thúy 7 9 30 Lê Văn Trường 5 5 31 Bùi Thiên Vương 9 9 32 Hoàng Việt 5 4 ĐTB 6.25 7.48 Điểm kiểm tra trước và sau tác động của lớp đối chứng: Lớp 12A2 STT Họ tên học sinh Điểm trước tác động Điểm sau tác động 1 Mai Duy An 4 5 2 Nguyễn Thị Mai Anh 5 6 3 Nguyễn Thị Vân Anh 7 10 4 Nguyễn Thị Vân Anh 4 4 5 Phan Đức Anh 5 6 6 Bùi Ngọc Ánh 9 8 7 Đinh Đức Bình 6 7 8 Lê Thị Hằng 7 6 9 Bùi Thị Hiền 7 7 10 Bùi Quang Hiếu 7 5 11 Hoàng Thanh Hiếu 5 7 12 Vũ Thị Hòa 7 5 13 Trương Diệu Hoài 6 8 14 Lý Đức Hoàng 6 6 15 Bùi Thị Hồng 4 7 16 Cao Thị Hà Linh 5 6 17 Phương Ngọc Linh 5 5 18 Trịnh Khánh Linh 6 6 19 Quách Hà My 9 9,5 20 Phan Lương Nam 8 5 21 Nguyễn Thị Phương Nhung 7 6 22 Quách Thị Phượng 9 7 23 Bùi Đức Quý 6 7 24 Nguyễn Thị Thanh 6 7 25 Lê Thị Thảo 6 7 26 Mai Vũ Phương Thảo 5 7 27 Nguyễn Phương Thảo 5 7 28 Nguyễn Thị Thảo 6 6 29 Vũ Thị Hương Thảo 6 7 30 Đinh Thị Anh Thơ 8 6 31 Nguyễn Thị Thu 6 7 32 Lê Phương Thủy 8 5 33 Trần Thị Thúy 6 7 34 Trương Thị Thường 8 8 35 Nguyễn Thị Thủy Tiên 6 6 36 Đoàn Thị Trang 6 6 37 Nguyễn Quỳnh Trang 7 8 38 Nguyễn Thị Thu Trang 7 7 39 Tống Thị Trang 6 6 40 Nguyễn Thị Vân 6 6 41 Phạm Mai Xuân 6 7 42 Bùi Thị Xuân 6 7 ĐTB 6.29 6.56 Trong quá trình nghiên cứu, để kiểm chứng độ tin cậy của giải pháp đã áp dụng, người nghiên cứu sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập. Nghiên cứu thực hiện với hai lớp 12 của trường THPT Thạch Thành 3 là hai lớp có lực học tương đương 12A1, 12A2. Kết quả bài kiểm chứng sau tác động của lớp thực nghiệm có điểm trung bình là 7,48 kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng có điểm trung bình là 6,56. Như vậy, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn rõ rệt so với lớp đối chứng. Kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-test cho kết quả P = 0,00027, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, đó là kết quả của tác động chứ không phải ngẫu nhiên. [4] C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong thời đại ngày nay khoa họ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_gio_day_thuc_hanh_mon_gi.doc