SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí 11 ở trường THPT

SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí 11 ở trường THPT

Ở nước ta hiện nay, vấn đề chất lượng dạy học nói chung, dạy học địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Vì vậy Đảng, Nhà nước đã khẳng định:"Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển ", điều đó được thể hiện trong các nghị quyết của Trung ương: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nguồn nhân tài cho đất nước được các nhà trường THPT đặc biệt quan tâm và mọi giáo viên phổ thông đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và thi học sinh giỏi nhằm: “Động viên khích lệ những học sinh và giáo viên trong dạy và học, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”.

doc 18 trang thuychi01 34602
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí 11 ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU...2
1. Lý do chọn đề tài ..2
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng nghiên cứu ...3
4. Phương pháp nghiên cứu ..3
II. NỘI DUNG...3
1. Cơ sở lý luận của vấn đề..3
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..5
3. Giải pháp thực hiện..6
3.1. Thành lập đội tuyển...6
3.1.1. Phát hiện, lựa chọn và tổ chức thành lập đội tuyển HSG môn Địa lí6
3.1.2. Giúp đỡ, động viên, khuyến khích các em trong đội tuyển thường xuyên, kịp thời.7
3.2. Xây dựng kế hoạch, sử dụng phương pháp bồi dưỡng đội tuyển một cách khoa học, đúng hướng và có hiệu quả.7
3.2.1. Xây dựng chương trình 7
3.2.2. Một số yêu cầu đối với học sinh trong quá trình ôn tập 8
3.3. Rèn luyện kỹ năng tự học, đọc tài liệu, khai thác kiến thức .9
3.4. Coi trọng khâu ra đề, đáp án và chấm chữa, rèn luyện kỹ năng làm bài cho HS ..10
3.4.1. Ra đề và đáp án .10
3.4.2. Chấm, chữa, sửa lỗi và rèn luyện kỹ năng làm bài cho học sinh .12
3.5. Phân loại học sinh trong quá trình bồi dưỡng .13
3.6. Tăng cường trao đổi, giao lưu, lắng nghe ý kiến phản hồi từ học sinh ...14
3.7. Yêu cầu cao và giao nhiệm vụ cho học sinh ...14
3.8. Tranh thủ sự đồng thuận của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường .15
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHI ..15
1. Kết luận ...15
2. Đề xuất, kiến nghị 16
2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo  17
2.2. Đối với các trường THPT ..17 
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ở nước ta hiện nay, vấn đề chất lượng dạy học nói chung, dạy học địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Vì vậy Đảng, Nhà nước đã khẳng định:"Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển ", điều đó được thể hiện trong các nghị quyết của Trung ương: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là nguồn nhân tài cho đất nước được các nhà trường THPT đặc biệt quan tâm và mọi giáo viên phổ thông đều có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và thi học sinh giỏi nhằm: “Động viên khích lệ những học sinh và giáo viên trong dạy và học, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước”.
Như vậy, đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề cần thiết và cấp bách, bởi vì hơn lúc nào hết đất nước đang cần những con người tài năng đón đầu tiếp thu những thành tựu khoa học mới, công nghệ hiện đại để phát minh ra những sáng kiến đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hội nhập đất nước hiện nay. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc THPT là phát huy hết khả năng phát triển “tiềm tàng” của học sinh. Mặt khác, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên và sự phát triển của các nhà trường, mỗi học sinh giỏi không chỉ là niềm tự hào của cha mẹ, các thầy cô giáo mà còn là niệm tự hào của cả cộng đồng.
Thực tế hiện nay ở các trường THPT, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 đã được chú trọng, song vẫn còn những bất cập nhất định như: nội dung giảng dạy cho học sinh giỏi sơ sài hoặc quá cồng kềnh, phương pháp giảng dạy còn chưa phù hợp, chưa tìm ra được hướng đi cụ thể cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh... Thêm nữa, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ thường xuyên của giáo viên dạy địa lí ở nhiều trường THPT hàng năm, nhưng chủ yếu mỗi giáo viên đều tự sưu tầm tài liệu, tự soạn nội dung và định hướng cho mình phương pháp giảng dạy riêng chứ chưa có các chuyên đề chuyên sâu về nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ những bất cập trên dẫn đến hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số trường chưa đạt được kết quả như mong muốn, kết quả đạt được chưa bền vững. 
	Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 11 ở cấp THPT? Làm thế nào để người giáo viên Địa lí có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, đồng thời góp phần giúp học sinh tham gia đội tuyển thỏa mãn niềm đam mê của các em với môn học này?
 Với những lý do như trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí 11 ở trường THPT”.
 Đề tài vừa mang ý nghĩa về mặt lí luận đồng thời cũng có ý nghĩa thực tiến trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông.
Mục đích nghiên cứu
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí 11 ở trường THPT” tôi mong muốn góp một tiếng nói giúp giáo viên, học sinh, phụ huynh thấy được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lí nói riêng. 
Trong sáng kiến, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm, giải pháp của bản thân trao đổi cùng quý thầy cô đồng nghiệp, mong được các thầy cô tham khảo, nhận xét, góp ý, bổ sung để nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 11 ở trường THPT hiện nay. 
3. Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài này tôi đã sử dụng đối tượng nghiên cứu là các đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó năm học 2016 – 2017 tôi đã áp dụng đối với đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12, năm học 2017 – 2018 và năm học 2018 - 2019 2017 tôi đã áp dụng nghiên cứu đối với đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp lớp 11 ở trường THPT Hậu Lộc 3. 
 4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn, trao đổi với học sinh.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề
	Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí trong các năm qua, tôi thấy rằng vấn đề quan trọng là giáo viên bồi dưỡng cần có quan niệm đúng về học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi môn Địa lí nói riêng. Bên cạnh đó cần trả lời cho câu hỏi “việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm mục tiêu gì?” để từ đó người giáo viên bồi dưỡng lựa chọn nội dung, chương trình và phương pháp bồi dưỡng sao cho thích hợp và đạt kết quả cao nhất.
	Theo Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Viết Thịnh, giảng viên khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người được ví như “một trong những con chim đầu đàn” của ngành khoa học Địa lí kinh tế- XH Việt Nam và cũng là người có nhiều năm tham gia ra đề cho các trường đại học, cao đẳng, thi học sinh giỏi địa lí cho rằng “Học sinh giỏi môn Địa lí chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa chính xác và Địa lí là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng địa lí không chỉ phân bố trên bề mặt trái đất mà cả không gian và trong lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng đó ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học địa lí cần có phương pháp tư duy, phân tích, nhận xét các hiện tượng địa lí theo quan điểm hệ thống ”.
	Với quan điểm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Địa lí là những học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những hiểu biết, những kĩ năng địa lí để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi là những học sinh có năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt những kiến thức, kĩ năng chắc chắn về địa lí.
	Về mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi, có nhiều mục tiêu khác nhau tùy theo quan điểm của mỗi giáo viên và tùy theo môn học nhưng dù quan niệm như thế nào chung quy lại có những điểm tương đồng.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và học sinh giỏi địa lí nói riêng nhằm phát triển tư duy ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh.
- Bồi dưỡng sự lao động và làm việc một cách sáng tạo.
- Phát triển các phương pháp, kĩ năng và thái độ tự học suốt đời.
- Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh.
- Phát triển phẩm chất lãnh đạo.
- Có ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
	Với những mục tiêu đó, chúng ta cũng thấy rằng việc bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay phần lớn giáo viên ít nhiều đã đáp ứng tương đối đầy đủ sáu mục tiêu trên. Điều này đã được minh chứng qua kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên và những em đạt giải học sinh giỏi là những em hội tụ đầy đủ các mục tiêu trên.
 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và môn Địa lí nói riêng được các trường chú trọng. Có sự chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện về mặt thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, có chế độ khen thưởng kịp thời đối với học sinh cũng như các giáo viên có học sinh đoạt giải. Đó là nguồn động viên lớn đối với thầy - trò, tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên tiến hành hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi và các em học sinh được thỏa mãn niềm đam mê với bộ môn khoa học mà mình lựa chọn. 
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không ủng hộ con em mình thi học sinh giỏi vì cho rằng đi ôn thi tốn nhiều thời gian, công sức mà chưa chắc đã đạt giải, nên thường yêu cầu con em mình không tham gia thi học sinh giỏi để tập trung ôn thi Đại học. Đặc biệt, đối với môn Địa lí, trong xu hướng chung của dư luận xã hội những năm gần đây coi đó là môn phụ, phụ huynh cũng ngần ngại hoặc trốn tránh thi học sinh giỏi môn Địa lí. Học sinh cũng không đầu tư nhiều quỹ thời gian cho môn Địa lí. Khối lượng kiến thức môn Địa lí, nhất là khối lượng kiến thức dành cho thi học sinh giỏi khá nặng và dàn trải dễ gây chán nản, mệt mỏi cho cả giáo viên và học sinh. 
	Giáo viên phụ trách đội tuyển ở các trường đều phải tự mày mò, nghiên cứu dựa trên các tài liệu tự mua trên thị trường và một số ít tài liệu có trong thư viện các đơn vị. Bởi vì, mặc dù đã có một số cuốn sách viết về việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí nhưng cũng chỉ là tài liệu tham khảo ở mức độ nhất định và giáo viên không thể dựa hoàn toàn vào một cuốn sách nào mà buộc phải tự nghiên cứu, tổng hợp kiến thức để từ đó lựa chọn được các nội dung tối ưu nhất từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và tự định hướng được phương pháp dạy học phù hợp theo quan điểm của cá nhân. 
 	Vì vậy, để học sinh yêu thích môn Địa lí, hứng thú học địa lí và tham gia học lớp bồi dưỡng học sinh giỏi đi thi đạt hiệu quả, giáo viên phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, lựa chọn các nội dung và phương pháp phù hợp. Đặc biệt, nếu các giáo viên tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có sự đầu tư, tổng kết các nội dung, phương pháp mình đã thực hiện trong năm học để trao đổi, chia sẻ cùng đồng nghiệp và giúp các em học sinh có thêm một tài liệu tham khảo thì thực sự đó sẽ là những nguồn tài liệu và kinh nghiệm vô cùng quý báu và chắc chắn nếu việc làm này được thực hiện thường xuyên, kết quả thi học sinh giỏi môn Địa lí sẽ tăng lên đáng kể. 
Do đó, việc nghiên cứu và những đề xuất của sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí 11 ở trường THPT” là hiệu quả, thiết thực, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của ngành, của bản thân, của đồng nghiệp và học sinh yêu thích bộ môn Địa lí.
 3. Giải pháp thực hiện
 Trong quá trình thực hiện tôi chú trọng vào các giải pháp cơ bản sau đây:
 3.1. Thành lập đội tuyển
3.1.1. Phát hiện, lựa chọn và tổ chức thành lập đội tuyển HSG môn Địa lí
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi người thầy đóng vai trò quan trọng nhưng học sinh là yếu tố quyết định sự thành công. Thông thường những em có tố chất thông minh, học lực khá - giỏi bao giờ cũng đăng ký học khối A. Ngoài ra xu thế hiện nay, học sinh học theo ban xã hội ngày càng ít và thậm chí không có. Vậy làm thế nào để học sinh say mê, thích học môn Địa lí? Điểm xuất phát phải bắt đầu từ người thầy. Thầy phải thực sự coi bộ môn mình dạy như cái nghiệp của mình để chuyên tâm gắn bó và sáng tạo không ngừng. Ngoài năng lực truyền thụ tri thức lí luận khoa học, thầy phải nhập vai là minh chứng sống động trong thực tiễn để học sinh thấy được sự thú vị cũng như ý nghĩa của bộ môn có tính định hướng và tính giáo dục cao. Niềm say mê ấy phải được bộc lộ qua từng bài giảng, trong từng câu chuyện đời thường và giải quyết những tình huống xảy ra trong thực tế cuộc sống.
 Vì thế tôi nhận thấy, giáo viên dạy đội tuyển môn Địa lí phải là người truyền được “lửa” cho học sinh. Tức là phải khơi dậy ở các em sự yêu thích môn học, niềm tin và lòng say mê để các em tự giác tham gia với động cơ đúng đắn và có quyết tâm thi đạt kết quả cao. Có thể nói, đây là khâu quan trọng nhất tác động đến tâm lý học sinh thực sự có hiệu quả vì nó quyết định việc các em sẽ học và thi như thế nào. Để làm được điều này, theo tôi giáo viên vừa đóng vai trò là người thầy đồng thời cũng là người bạn lớn của các em, để phân tích và chỉ ra cho các em thấy được những lợi thế khi tham gia đội tuyển học sinh giỏi.
	Để đội tuyển học sinh giỏi đạt được kết quả như mong muốn, trước hết người thầy phải đảm bảo được những nội dung, kiến thức cơ bản của chương trình chính khóa.
Trong quá trình dạy trên lớp tôi thường ra đề kiểm tra theo hướng mở hoặc đưa ra những câu hỏi, bài tập nhận thức để khuyến khích học sinh có sự đầu tư, sáng tạo khi trả lời trước tập thể lớp hay viết trong làm bài và thưởng điểm cho những học sinh biết cách làm bài đúng theo yêu cầu và có sáng tạo. Tôi tiến hành chọn những học sinh có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề nhanh, đúng bản chất của các hiện tượng địa lí. Trong bài viết, tôi đặc biệt chú ý những bài học sinh trả lời đúng yêu cầu thể hiện nắm vững kiến thức, trình bày, lập luận logic, kết hợp chữ viết rõ ràng, nếu viết đẹp càng tốt.
 	Vì vậy không phải đến lớp 11, mà ngay khi dạy ở đầu năm lớp 10, tôi tìm hiểu qua hồ sơ của học sinh ở bậc THCS để chú ý những em đã từng tham gia đội tuyển HSG ở bậc học trước hoặc qua các bài kiểm tra trong học kì I, II ở lớp 10 phát hiện học sinh có năng khiếu, có sự yêu thích học Địa lí tôi trực tiếp gặp các em để tìm hiểu tâm lý, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, động viên các em tham gia vào đội tuyển để bồi dưỡng.
	 Bên cạnh đó, tôi còn gặp các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi tình hình học tập của các em để chọn ra những học sinh có năng lực, có tố chất thông minh và chăm học. Học sinh đó phải học khá các môn khác, nhất là môn khoa học tự nhiên vì môn Địa lí cũng cần ở học sinh khả năng phân tích, tư duy logic.
 	Vậy vấn đề đặt ra là cần phải phát hiện những học sinh có khả năng giỏi Địa lí từ lúc nào? Nên tổ chức bồi dưỡng từ lớp nào? Trên thực tế, có nhiều trường khi chuẩn bị thi học sinh giỏi cấp tỉnh mới tập trung học sinh để ôn luyện, nhưng theo tôi việc phát hiện và chọn học sinh giỏi phải làm sớm; tổ chức bồi dưỡng phải thường xuyên, không nhất thiết phải thi để vào các lớp bồi dưỡng mà ở các tiết học, các môn học các em cần phải quan tâm, được uốn nắn và phát hiện.
3.1.2. Giúp đỡ, động viên khích lệ các em trong đội tuyển thường xuyên, kịp thời
 Tham gia ôn luyện đội tuyển là quá trình nỗ lực bền bỉ và gắn bó giữa cô và trò, vì thế trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên phải thực sự là người có “Tâm” với học sinh đội tuyển của mình. Sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở thái độ, lời nói, kiến thức, kinh nghiệm truyền đạt cho các em mà còn bằng tất cả tấm lòng, không đơn thuần là tình thầy trò mà như một người thân thực sự của các em. Vì thế, các em sẵn sàng chia sẻ với tôi về mọi vấn đề trong cuộc sống. Tôi thường đến thăm gia đình học sinh trong đội tuyển vào các dịp nghỉ lễ, sinh nhật đặc biệt hiện nay giáo viên có thể trao đổi cởi mở với học sinh qua mạng xã hội để hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em. Nhờ vậy, nhiều học sinh, phụ huynh đã cảm nhận được sự tận tâm của cô đối với học trò đã luôn động viên khích lệ các em để các em tập trung học tập và thi đạt kết quả cao. 
3.2. Xây dựng kế hoạch, sử dụng phương pháp bồi dưỡng đội tuyển một cách khoa học, đúng hướng và có hiệu quả
3.2.1. Xây dựng chương trình:
Ôn luyện học sinh giỏi không giống như tiết dạy ở lớp học bình thường. Vì ở lớp ta dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tượng (khá giỏi, trung bình và yếu kém). Song dạy cho học sinh giỏi là ta dạy để đưa các em đi thi. Đối tượng dự thi đều ngang tầm nhau về mặt học lực, nhận thức. Vì vậy, việc xây dựng nội dung chương trình là hết sức cần thiết. Đây là công việc quan trọng sau khi thành lập đội tuyển. Tôi xây dựng chương trình – kế hoạch bồi dưỡng theo từng chuyên đề cụ thể như sau:
chuyên đề: Rèn luyện kĩ năng thực hành
Tôi đặc biệt chú ý đến các kĩ năng biểu đồ. Trong chuyên đề này học sinh cần nắm được kĩ năng lựa chọn biểu đồ, cách phân tích bảng số liệu thống kê, cách nhận xét, cách giải thích.
	Học sinh cần phân biệt 5 dạng biểu đồ
- Biểu đồ hình cột
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ kết hợp cột và đường
- Biểu đồ tròn
- Biểu đồ miền
1. Phần Địa lí đại cương (chương trình địa lí lớp 10).
Trong phần này tôi chia 3 chuyên đề sau:
- Chuyên đề: Địa lí tự nhiên đại cương (Trái đất và các quyển của trái đất)
- Chuyên đề: Địa lí dân cư thế giới
- Địa lí các ngành kinh tế
2. Phần Địa lí kinh tế - xã hội thế giới (chương trình địa lí lớp 11).
Trong phần này tôi chia 2 chuyên đề sau:
- Chuyên đề: Khái quát nền kinh tế - Xã hội thế giới
- Chuyên đề
	* Soạn hệ thống câu hỏi và bài tập địa lí (chú trọng bài tập nâng cao) để luyện tập cho mỗi phần dạy. 
 	Ngoài ra, tôi tập trung biên soạn các chuyên đề nâng cao trong chương trình để bổ sung kiến thức cho học sinh khi bồi dưỡng.
	 Sau khi dạy xong một chuyên đề, một bài nào đó, tôi yêu cầu học sinh phải dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, nhìn nhận vẫn đề đó, đặc biệt cần phải tìm ra được mối quan hệ nhân- quả của các hiện tượng địa lí.
	Theo tôi, để một học sinh được tham gia dự thi HSG môn Địa lí các cấp học sinh đó phải nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn Địa lí – Kiến thức cơ bản ở đây không chỉ là những hiện tượng đơn lẻ mà phải bao gồm hệ thống những hiểu biết cần thiết về những hiện tượng, biểu hiện, nguyên nhân, kết quả.
3.2.2.Một số yêu cầu đối với học sinh trong quá trình ôn tập 
- Phải nắm vững toàn bộ chương trình. Đây là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất, vì các đề thi học sinh giỏi chỉ xoay quanh chương trình địa lí phổ thông (chương trình địa lí lớp 10 và 11). 
- Nắm vững sách giáo khoa kết hợp với sách tham khảo và cập nhật các tin tức thời sự. Trong đó, sách giáo khoa là tài liệu ôn tập chính, vì người ra đề thi buộc phải bám sát chương trình bộ môn được thể hiện cụ thể qua nội dung sách giáo khoa. Tuy nhiên, để ôn tập và làm bài thi đạt kết quả tốt, ngoài sách giáo khoa cần tham khảo thêm các tài liệu khác. Có như vậy, bài thi mới thể hiện được kiến thức mở rộng, biết liên hệ thực tế và đạt được kết quả cao. Song cần lưu ý, phải biết chọn lọc tài liệu tham khảo và có phương pháp đọc khoa học, tránh tham lam, ôm đồm, đọc nhiều, học nhiều, đưa nhiều kiến thức không trọng tâm làm bài thi trở nên lan man, dàn trải. 
- Không được học tủ (chỉ ôn những phần được cho là quan trọng, không ôn những phần khác), vì học sinh học tủ sẽ không thể có cái nhìn khái quát, toàn diện và hệ thống về các vấn địa lí; thêm nữa, đề thi có thể ra vào những phần không ôn tập dẫn đến kết quả bài làm không cao. 
- Nội dung ôn tập cần được sắp xếp theo từng vấn đề, từ khái quát đến cụ thể, từ địa lí đại cương đến khu vực rồi mới đến quốc gia. Trong trình bày bài địa lí cũng vậy, trình bày theo kiểu diễn dịch, khái quát trước, cụ thể sau. Nhất là phần nhận xét biểu đồ bao giờ cũng phải đưa ra cách nhìn khái quat diễn biến chung của bảng số liệu rồi mới cụ thể từng giai đoạn.
 - Ngoài có kiến thức đúng, đủ, rộng, sâu, cần phải biết trình bày tốt. Một bài thi tốt luôn phải đảm bảo cả về mặt nội dung và hình thức. 
+ Về nội dung, cần đảm bảo đúng và đủ. Đúng là sự chính xác về kiến thức, không nhầm lẫn giữa hiện tượng địa lí này với hiện tượng địa lí khác. Đủ là không thừa, không sót kiến thức cơ bản. Đây là vấn đề có liên quan đến việc lựa chọn kiến thức, tránh qua loa, đại khái, nhưng cũng tránh đi vào chi tiết, vụn vặt. 
+ Về hình thức, thể hiện ở các ý được trình bày sao cho có trình tự hợp lý, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_chat_luong_boi_duong_hoc.doc