SKKN Một số biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc trong dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc trong dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học

Âm nhạc là một tài sản vô hình không thể thiếu trong một đời người, trong một tộc người, trong một cộng đồng tùy theo mức lớn nhỏ mà được gọi là dân tộc, quốc gia, thời đại hay toàn thể nhân loại. Âm nhạc được sinh ra từ cá thể sáng tạo để bày tỏ cảm xúc và sẻ chia với cá thể khác. Đó là mối liên kết giữa người với người, là sự đồng cảm, là tiếng nói chung có thể không cần đến ngôn từ giữa các dân tộc khác nhau trên khắp địa cầu, giữa các thời đại khác nhau suốt chiều dài lịch sử. Thực hành âm nhạc giúp con người ta không những nhạy cảm, giàu tưởng tượng, trí nhớ tốt, biết lắng nghe, mà còn rèn giũa nhiều phẩm chất khác như tính kiên nhẫn, tính kỉ luật, tính đồng đội

Âm nhạc có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là trẻ em. Học môn âm nhạc, giúp trẻ em thông minh hơn, học Toán, lịch sử, địa lí tiến bộ hơn. Tạo điều kiện cho trẻ em học âm nhạc là đã cho các em có một nền học vấn toàn diện không chỉ về khoa học mà còn về nghệ thuật, về cái đẹp. Tâm hồn trẻ thơ vì thế sẽ thêm phong phú, đằm thắm và sâu sắc. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được. Hay Âm nhạc người ta ví như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong thế giới loài người, đặc biệt là ở thời đại phát triển mạnh như ngày nay. Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc, trong đó có môn Âm nhạc.

 

doc 14 trang thuychi01 21796
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc trong dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU
 2
 1
Lí do chọn đề tài.
 2
 2
Mục đích nghiên cứu
 3
 3
Đối tượng nghiên cứu
 3
 4
Phương pháp nghiên cứu
 3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 3
 1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 3
 2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 4
 3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
 5
 4
Hiệu quả của sáng kiến
11
KẾT LUẬN
12
 1
Kết luận
12
 2
Bài học kinh nghiệm
12
 3
Kiến nghị
 13
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một tài sản vô hình không thể thiếu trong một đời người, trong một tộc người, trong một cộng đồng tùy theo mức lớn nhỏ mà được gọi là dân tộc, quốc gia, thời đại hay toàn thể nhân loại. Âm nhạc được sinh ra từ cá thể sáng tạo để bày tỏ cảm xúc và sẻ chia với cá thể khác. Đó là mối liên kết giữa người với người, là sự đồng cảm, là tiếng nói chung có thể không cần đến ngôn từ giữa các dân tộc khác nhau trên khắp địa cầu, giữa các thời đại khác nhau suốt chiều dài lịch sử. Thực hành âm nhạc giúp con người ta không những nhạy cảm, giàu tưởng tượng, trí nhớ tốt, biết lắng nghe, mà còn rèn giũa nhiều phẩm chất khác như tính kiên nhẫn, tính kỉ luật, tính đồng đội
Âm nhạc có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là trẻ em. Học môn âm nhạc, giúp trẻ em thông minh hơn, học Toán, lịch sử, địa lí tiến bộ hơn. Tạo điều kiện cho trẻ em học âm nhạc là đã cho các em có một nền học vấn toàn diện không chỉ về khoa học mà còn về nghệ thuật, về cái đẹp. Tâm hồn trẻ thơ vì thế sẽ thêm phong phú, đằm thắm và sâu sắc. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng. Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được. Hay Âm nhạc người ta ví như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong thế giới loài người, đặc biệt là ở thời đại phát triển mạnh như ngày nay. Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc, trong đó có môn Âm nhạc.
 Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức nhạc lý sơ đẳng nhất có ở phân môn tạp đọc nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác Ở lớp 4 ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập đọc nhạc do vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc TĐN. Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết. 
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học Âm nhạc ở nhà trường, bản thân tôi đã học hỏi đồng nghiệp, nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho các em qua đề tài “Một số biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc trong dạy học môn Âm nhạc ở trường Tiểu học”.
2. Mục đích nghiên cứu 
Đưa ra một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4 ở bậc Tiểu học. 
3. Đèi tượng nghiên cứu
Dạy học môn Âm nhạc ở trường tiểu học.
4. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu
 - Ph­¬ng ph¸p quan s¸t.
 - Ph­¬ng ph¸p vÊn ®¸p.
 - Ph­¬ng ph¸p thùc hµnh.
   PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Mục đích giáo dục âm nhạc bao gồm những mục tiêu yêu cầu giáo dục cụ thể, là sự phản ánh kết quả mong muốn sau một quá trình giáo dục - dạy học. Kết quả ấy cũng chính là mô hình hay kiểu nhân cách cần hình thành, kiểu tập thể cần xây dựng ở học sinh thông qua môn học âm nhạc. Giáo dục âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù. Nó có khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ, xen lồng vào tất cả các hình thức nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiện những yêu cầu mục tiêu giáo dục. Nhưng với nhiệm vụ, chức năng chủ yếu của mình, giáo dục âm nhạc trước hết thể hiện mục tiêu, yêu cầu giáo dục nổi trội của mình là giáo dục thẩm mĩ. Nắm vững mục đích nổi trội này là một yêu cầu hết sức quan trọng. Nhưng để thực hiện trên thực tế có kết quả mục đích yêu cầu giáo dục này lại đòi hỏi phải tìm hiểu, nắm vững bản chất đặc trưng của nghệ thuật âm nhạc.
Nếu ở con người, nhu cầu về thẩm mĩ là nhu cầu tinh tế và cao quý; ý thức về cái đẹp, cái hay là ý thức có tính nhân loại cao thì trong cấu trúc nền giáo dục phổ thông hiện đại, giáo dục thẩm mĩ nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng, phải là bộ phận mang tính đặc thù, có cấp độ cao tương xứng với nó.môn học khác đều được xây dựng và lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: từ trí tuệ đến tình cảm, thì ngược lại, môn học Âm nhạc lại được xây dựng, lấy tác động hình thành nhân cách học sinh theo hướng chủ yếu: trực tiếp từ tình cảm đến trí tuệ, tạo ra một sự kết hợp hài hòa, và do đó, nó là môn học không thể thiếu được.
Vai trò và nhiệm vụ của môn âm nhạc ở trường Tiểu học là trang bị cho học sinh một số kiến thức về kỹ năng ca hát, đọc và nghe nhạc; các em có thể tham gia vào các hoạt động âm nhạc của cộng đồng.  Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của âm nhạc với đời sống, đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền thống âm nhạc dân tộc Việt Nam, tinh hoa âm nhạc thế giới, góp phần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh.
Môn âm nhạc ở trường Tiểu hoc có Học hát, Tập đọc nhạc. Mỗi phân môn có một vai trò nhất định. Ví dụ, với phân môn Học hát: Hoạt động ca hát có vị trí quan trọng trong đời sống con người; bài hát phản ánh một cách hình tượng những khái niệm sâu sắc về cuộc sống, thiên nhiên, con người và tất cả các mối quan hệ, tư tưởng, tình cảm. Hoạt động ca hát ảnh hưởng trực tiếp đến con người bằng tác động của âm nhạc và lời ca. Giọng hát không chỉ là phương tiện thể hiện cảm xúc suy nghĩ của người hát mà còn khơi dậy ở người nghe những cảm xúc tương ứng, những hiểu biết nhất định đem lại sảng khoái thẩm mĩ; sức diễn cảm của giọng hát cùng những cử chỉ, thái độ, nét mặt phù hợp rất thu hút học sinh. Nó khơi dậy ở học sinh những cảm xúc hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Ca hát là một hoạt động quan trọng, bản chất của nó là thông qua luyện tập giúp học sinh có tinh thần sảng khoái và tạo cho học sinh có những ước mơ tươi đẹp.
- Tập đọc nhạc: giúp học sinh nhận biết những kí hiệu ghi chép âm nhạc đơn giản, thông thường nhất. Có khái niệm về yếu tố cơ bản của âm nhạc như cao độ, trường độ, giai điệu, tiết tấu, sắc thái...
Như vậy, về tác dụng của âm nhạc đối với học sinh trong nhà trường là điều không thể phủ nhận. Cái đích cuối cùng của vai trò và ý nghĩa môn Âm nhạc trong trường TH là tạo nên một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định. Trình độ văn hóa phổ thông hay trình độ học vấn phổ thông ở bậc TH là do tất cả những hoạt động giáo dục và các môn học tạo dựng nên, trong đó có môn Âm nhạc.
2. Thực trạng
2.1 Phương pháp dạy học chưa cá thể hóa trong hoạt động học tập của học sinh 
Dạy học cá thể hóa là phương pháp giảng dạy yêu cầu người giáo viên phải quan tâm tới từng đối tượng HS, dạy cho từng cá nhân chứ không phải dạy theo số đông. Tuy nhiên việc cá thể hóa các hoạt động học tập của học sinh gặp rất nhiều khó khăn và nguyên nhân cụ thể đó là 
 - Chưa quan tâm tới từng đối tượng học sinh, dạy theo số đông
 - Chưa nắm bắt được tâm lý học sinh
 - Kỹ Năng tiếp cận và hiểu hết được tâm lý của học sinh hạn chế
 - Số lượng học sinh đông nên việc cá thể hóa con khó khăn. 
2.2. Hứng thú học âm nhạc của học sinh chưa cao
Không phải hiện nay mà đã từ lâu sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn học âm nhạc là một môn phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú với môn học.Đồng thời các em nghĩ không có năng khiếu trong môn học chính vì vậy một số em ngại trình bày trước tập thể lớp.Xuất phát từ điều kiện gia đình, sự quan tâm về tinh thần từ phía gia đình đối với các em không được đồng đều, sự khập khiểng về ý thức nhận thức giữa học sinh ở thị trấn và nông thôn cũng gây không ít khó khăn cho các em trong quá trình học tập..
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1 Phương pháp dạy học cá thể hóa trong hoạt động học tập của học sinh
 Muốn vậy, GV phải nắm được năng lực tiếp nhận và cả đặc điểm tâm sinh lý của từng em. Bởi vì mỗi con người không ai giống ai mà có những đặc điểm khác nhau. Tôi lấy ví dụ như khi dạy đối tượng HS hiếu động thì chúng ta không thể dạy giống như các em HS thụ động mà phải có một phương pháp riêng. Nói cách khác là phương pháp phải phù hợp với đối tượng. Lớp có nhiều HS khá giỏi thì GV phải ra bài tập như thế nào để các em phát huy được năng lực của mình và có cơ hội thi thố tài năng. Ngược lại, các em chưa giỏi thì thầy cô phải đưa ra các bài học vừa sức để các em có tinh thần nỗ lực và thêm tự tin vào bản thân.
Ngoài vai trò của GV, các em HS cũng phải có cách học mới. Đòi hỏi trước tiên là các em phải chủ động tích cực trong học tập chứ không ngồi nghe thụ động, sáo rỗng như trước. Nói cách khác là phải thật sự năng động, sáng tạo hơn. Bài học trên lớp luôn gắn với thực tiễn, tăng tính thực hành giảm bớt phần lý thuyết không cần thiết cũng là một yêu cầu khi dạy và học. Năng động là biết trao đổi, có thông tin hai chiều với thầy cô và bạn bè về nội dung bài học để tạo mối tương tác giữa trò - trò, giữa trò - thầy.
Còn về phía gia đình, cha mẹ cần tạo điều kiện cho con em mình biết sử dụng kiến thức đã học, thường xuyên trao đổi và diễn đạt tri thức, phụ huynh cũng phải dành thời gian lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của con cái. Được như vậy các em mới có kỹ năng sống, sớm trưởng thành và nên người.
 Về công tác quản lý, các trường và địa phương cần tạo điều kiện để đội ngũ GV từng bậc học thực hiện tốt chủ trương này. Ngoài việc mua sắm các trang thiết bị cần thiết, các đơn vị cần lên kế hoạch và thời gian để triển khai thực hiện một cách khoa học và có hiệu quả
3.2 Biện pháp tạo sự hứng thú học âm nhạc của học sinh 
Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son, đọc 8 bài tập đọc nhạc ở lớp 4, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất.
Để rèn đọc nhạc cho học sinh bên cạnh tổ chức các giờ dạy trên lớp thật chu đáo giáo viên cần gặp gỡ trao đổi với phụ huynh, hướng dẫn và tư vấn để bố mẹ biết cách giúp đỡ, kèm cặp con mình khi học ở nhà đặc biệt là đối với những em kĩ năng đọc nhạc còn yếu. Hàng tuần, hàng tháng thông qua sổ liên lạc giáo viên và phụ huynh trao đổi các thông tin để giáo viên có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa: Ngoài những bài tập đọc đã được biên soạn trong chương trình Tiểu học, học sinh cần nắm được các thông tin cập nhật hàng ngày liên quan đến cuộc sống thường ngày của các em và cần được tiếp xúc với các tác phẩm âm nhạc khác. Các nhà trường cần tổ chức các giờ đọc nhạc ngoại khóa, vì thông qua các giờ học này ngoài nhiệm vụ cung cấp vốn hiểu biết còn có tác dụng rèn đọc nhạc cho các em, rèn cho các em kỹ năng hát đúng và hay các bài hát mà mình yêu thích. GV cần tham mưu đề xuất với BGH và địa phương để xây dựng các phòng đọc, phòng thư viện và mua sắm thêm các tài liệu, sách báo, sắp xếp thời khóa biểu hợp lí.
 Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc:
Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc,  đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng các câu hát như sau:
 * Những nốt trong khe đếm từ dưới lên:
Fa La Do Mi bốn nốt trong khe
Nhớ mãi nghe em, nhớ mãi không quên
Fa khe đầu(1) Lá khe hai(2) Đố khe ba(3) và Mí thì ở khe tư(4)
 * Những nốt trên dòng đếm từ dưới lên:
Xòe bàn tay ta được khuôn nhạc đàn
Mi dòng thứ nhất, dòng nhì(2) nốt son
Si si si dòng ba(3) khắc ghi
Rế và Fa trên dòng trên dòng 4- 5.
 Ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
 Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn TĐN đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si.
 Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
 Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài TĐN muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài TĐN, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở TĐN sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài TĐN có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ được viết ở nhịp mấy?, gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu, Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài TĐN tốt sẽ cố gắng học tập hơn
* Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp:
Ở những bước lên lớp cơ bản, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc. Ví dụ có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau:
 Ví dụ: Bài TĐN số 1:
 Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN cho học sinh quan sát 
Bước 2: Cho học sinh nói tên nốt theo thứ tự trong bài TĐN từ đầu đến hết bài và so sánh cao độ của 2câu nhạc (giống nhau chỉ khác ở ô nhịp cuối)
 Câu 1 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Son -Mi
 Câu 2 : Đô -Son –Mi -Đô -Rê –Mi -Đô
Bước 3: Tách tiết tấu cho học sinh nhận biết và tập gõ đệm,đọc tiết tấu theo âm hình tiết tấu
 Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
 Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
Bước 4: Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh tiết tấu của 2 câu nhạc trong bài TĐN số 2 (giống nhau hoàn toàn)
 Bước 5: Cho học sinh nêu các nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao Đ-R-M-S-L 
Giáo viên đánh đàn chuỗi âm trên cho học sinh luyện đọc từ thấp đến cao và ngược lại từ 2-3 lần, hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc TĐN
Bước 6: Cho học sinh tự đọc bài TĐN trên theo sự hiểu biết của mình, tự thể hiện khả năng của mình trước lớp. 
Bước 7: Giáo viên bổ sung sửa chữa thêm cho học sinh đọc được đúng, chia tổ, nhóm luyện đọc kết hợp gõ đẹm theo nhịp phách. 
 Với mục đích tiếp tục luyện đọc nhạc với yêu cầu cao hơn, hướng đến mục đích là đọc hay và đọc đúng bài TĐN nên ở bước này giáo viên tổ chức cho học sinh tập luyện để thể hiện năng khiếu của mình. Bởi vì tập luyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước người nghe. Khi luyện tập giáo viên cần chỉ ra những nốt khó đọc, những “điểm nút” trong bài đòi hỏi học sinh phải hiểu được mới tìm cách thể hiện điều đó trong cách đọc. Trong bước tập luyện, học sinh phải thảo luận, nhận xét về cách đọc, giải thích vì sao đọc như thế là chưa hay, đọc như thế là chưa đúng. 
Bước 8: Chia nhóm đọc ghép lời ca phối hợp
Bước 9: Thực hiện trò chơi củng cố qua bài TĐN cho 5 em học sinh mỗi em mang tên một nốt nhạc. Trình bày bài TĐN theo yêu cầu của giáo viên. Việc tổ chức trò chơi bắt buộc các em phải nhớ vị trí và cao độ của nốt mình mang tên để đọc nhạc và ghép lời bài TĐN. Nếu em nào đọc sai cao độ, tên nốt thì em đó xuống để bạn khác lên thay thế và trò chơi kết thúc khi các em đọc nhạc một cách thành thạo.
 Cuối cùng GV nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần luyện đọc thêm và trước khi kết thúc tiết học cho học sinh nghe một bạn đọc hay nhất lớp đọc lại bài TĐN vừa học. Nếu có băng của nghệ sĩ ( hoặc giáo viên có năng khiếu) thì càng tốt. Như vậy cách đọc và nội dung của bài TĐN một lần nữa được khắc sâu trong trí nhớ các em.
Lưu ý: Cũng như phần dạy hát giáo viên không nên dừng lại quá lâu để sửa chữa cho các em đọc kém, đọc sai để tạo sự tập trung cho cả lớp. Trong bất kỳ tình huống “xấu” nào giáo viên không nên gây tâm lý tự ti vào khả năng ca hát và TĐN của học sinh. Phải luôn hình thành và củng cố lòng tự tin, động viên khuyến khích kịp thời. Giáo viên phải luôn quan tâm sát sao tới học sinh trong khi học bài cần thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi, khi đọc các âm cao thì lực đẩy hơi to và mạnh, còn khi âm vực thấp thì lực đẩy hơi nhỏ và khẽ. Quá trình thực hành nghe hát, nghe đọc nhạc và được thực hành nhiều lần sẽ giúp các em nâng cao được khả năng ca hát và đọc nhạc của bản thân. Các em phải được thực hành nhiều trong tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thường xuyên được chơi trò chơi âm nhạc. Đồng thời qua các câu chuyện kể âm nhạc học sinh còn được nghe các tác phẩm âm nhạc có giá trị, những tác giả nổi tiếng trong nước và thế giới tạo cho các em có thói quen thích học âm nhạc và hoạt động âm nhạc. 
 Xây dựng phong t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nham_giup_hoc_sinh_nang_cao_nang_luc_c.doc