SKKN Một số biện pháp nhằm giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hậu Lộc 4
Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong các nhà trường, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân, môn học đặc thù giúp cho học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, môn học trực tiếp giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh. Với cái vai trò là giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân nên luôn được ban giám hiệu nhà trường ưu ái giao trọng trách chủ nhiệm những lớp phải nói là “víp” của trường, lớp hội tụ nhiều tên tuổi nổi trội về học yếu, ăn chơi, đánh nhau, mà những đối tượng này mọi người gọi chung đó là học sinh cá biệt. Nói đến học sinh cá biệt ai cũng ái ngại, có thể nói đây là một cản trở rất lớn đến chất lượng giáo dục trong các nhà trường, vấn đề này như một vấn nạn hầu như năm nào cũng có, khóa học nào cũng vấp phải khiến cho các giáo viên phải trăn trở, đây là lứa tuổi nhạy cảm, rất dễ xúc động, đặc biệt là đối với những học sinh cá biệt ở trường THPT.
Với kinh nghiệm nhiều năm chủ nhiệm lớp có học sinh cá biệt với nhiều cấp độ khác nhau nhiều lúc bản thân tôi thấy nản khi phải đối mặt với nhiều vấn đề do các em gây ra, khi thì nghe giáo viên bộ môn phàn nàn, khi thì nghe ban nề nếp phản ánh, được nêu gương trước cờ trong những lần sinh hoạt dưới cờ, ở bất cứ chỗ nào cũng nghe tiếng kêu ca của lớp mình chủ nhiệm , mà chúng ta biết dấu hiệu của hiện tượng này thì mỗi em mỗi khác nên bản thân tôi gặp không ít khó khăn trong quá trình giáo dục các em và đây cũng không chỉ riêng đối với lớp chủ nhiệm mà trong quá trình giảng dạy chuyên môn ở các khối lớp của trường THPT Hậu Lộc 4. Vì vậy bản thân tôi phải suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi trao đổi với các đồng nghiệp, tổ chức đoàn trong nhà trường để cùng nhau đưa ra giải pháp giáo dục hiệu quả nhất.
Với kinh nghiệm được chủ nhiệm nhiều khóa và giảng dạy nhiều lớp có học sinh cá biệt nên tôi cũng tích lũy được một số kinh nghiệm nhỏ tôi xin chia sẻ trong đề tài này: “Một số biện pháp nhằm giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hậu Lộc 4”. Trong phạm vi đề tài nhỏ này tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp góp phần đưa vào giáo dục trong hệ thống nhà trường
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 4 Người thực hiện: Phạm Thị Mỵ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Hậu Lộc 4 SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục công dân THANH HÓA NĂM 2019 Hậu lộc, tháng 2/2019 MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 2 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích chọn đề tài 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Những điểm mới trong sáng kiến kinh nghiệm 2 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lý luận 3 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng 5 2.2.1 Tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến đạo đức 6 2.2.2 Cần hiểu thế nào là học sinh cá biệt 6 2.2.3 Phân loại học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp 6 2.2.4 Biểu hiện của học sinh cá biệt 6 2.2.5 Nguyên nhân dẫn đến các em trở thành học sinh cá biệt 6 2.3 Một số biện pháp giáo dục trong nhà trường 8 2.3.1 Đối với giáo viên chủ nhiệm 9 2.3.1.1 Những điềm cần làm 10 2.3.1.2 Những điều cần tránh 10 2.3.2 Đối với giáo viên bộ môn 11 2.3.3 Đối với đoàn thanh niên 11 2.3.4 Đối với ban đại diện cha mạ học sinh 11 2.4 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 11 3 Kết luận và kiến nghị 11 3.1 Kết luận 13 3.2 Kiến nghị 13 14 1. Mở đầu Lý do chọn đề tài Giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong các nhà trường, bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân, môn học đặc thù giúp cho học sinh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, môn học trực tiếp giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh. Với cái vai trò là giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân nên luôn được ban giám hiệu nhà trường ưu ái giao trọng trách chủ nhiệm những lớp phải nói là “víp” của trường, lớp hội tụ nhiều tên tuổi nổi trội về học yếu, ăn chơi, đánh nhau, mà những đối tượng này mọi người gọi chung đó là học sinh cá biệt. Nói đến học sinh cá biệt ai cũng ái ngại, có thể nói đây là một cản trở rất lớn đến chất lượng giáo dục trong các nhà trường, vấn đề này như một vấn nạn hầu như năm nào cũng có, khóa học nào cũng vấp phải khiến cho các giáo viên phải trăn trở, đây là lứa tuổi nhạy cảm, rất dễ xúc động, đặc biệt là đối với những học sinh cá biệt ở trường THPT. Với kinh nghiệm nhiều năm chủ nhiệm lớp có học sinh cá biệt với nhiều cấp độ khác nhau nhiều lúc bản thân tôi thấy nản khi phải đối mặt với nhiều vấn đề do các em gây ra, khi thì nghe giáo viên bộ môn phàn nàn, khi thì nghe ban nề nếp phản ánh, được nêu gương trước cờ trong những lần sinh hoạt dưới cờ, ở bất cứ chỗ nào cũng nghe tiếng kêu ca của lớp mình chủ nhiệm, mà chúng ta biết dấu hiệu của hiện tượng này thì mỗi em mỗi khác nên bản thân tôi gặp không ít khó khăn trong quá trình giáo dục các em và đây cũng không chỉ riêng đối với lớp chủ nhiệm mà trong quá trình giảng dạy chuyên môn ở các khối lớp của trường THPT Hậu Lộc 4. Vì vậy bản thân tôi phải suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi trao đổi với các đồng nghiệp, tổ chức đoàn trong nhà trường để cùng nhau đưa ra giải pháp giáo dục hiệu quả nhất. Với kinh nghiệm được chủ nhiệm nhiều khóa và giảng dạy nhiều lớp có học sinh cá biệt nên tôi cũng tích lũy được một số kinh nghiệm nhỏ tôi xin chia sẻ trong đề tài này: “Một số biện pháp nhằm giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT Hậu Lộc 4”. Trong phạm vi đề tài nhỏ này tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp góp phần đưa vào giáo dục trong hệ thống nhà trường THPT Hậu lộc 4. 1.2. Mục đích nghiên cứu Qua thực trạng về đạo đức học sinh hiện nay cần phải đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp cải thiện suy nghĩ và hành động của các em. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng về giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Hậu Lộc 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp: Bao quát toàn bộ vấn đề sau đó đi đến giải quyết chi tiết - Phương pháp quan sát từng vấn đề 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm So với phương pháp giáo dục cũ mang lại hiệu quả thay đổi thái độ và hành vi của học sinh thấp thì kết quả của việc áp dụng phương pháp mới mang lại hiệu quả tối ưu, đa số học sinh đều có sự thay đổi rõ rệt, các hiện tượng bất bình thường như trèo tường, bỏ giờ, đánh nhau giảm đáng kể. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lý luận Trong những năm học ở trường THPT, học sinh không chỉ được học những kiến thức cơ bản mà các em còn được giáo dục, rèn rũa về đạo đức lối sống. Những gái trị về căn bản về tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, bao dung độ lượng, từ những gái trị đó giúp cho con người sống tốt đẹp hơn. Song một thực tế đáng buồn là những giá trị đạo đức này đang bị xuống cấp trầm trọng, điều đó thể hiện thông qua những hành vi ứng xử của mọi người trong xã hội, trong học đường như: bạo lực gia đình, bạo lực học đường, sự tôn trọng về thứ bậc không được coi trọng như xưa. Ngày nay với sự phát triển và tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, chúng ta được sống trong một môi trường văn minh hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó là nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội, một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang xuống cấp, tệ nạn xã hội ở lứa tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng theo số liệu thống kê trong 6 năm trở lại đây toàn quốc có gần 95000 người chưa thành niên phạm tội, một con số biết nói về tình trạng đạo đức xuống cấp, số vụ bạo lực học đường ngày càng nhiều và nghiêm trọng, theo số liệu thống kê của Bộ Công An và Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm học 2018 cả nước có 1600 vụ bạo lực học đường. Đây là những biểu hiện lệch lạc về hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điều này không chỉ gây hoang mang dư luận mà còn gióng lên hồi chuông báo động về lối sống đạo đức nhân cách của giới trẻ hiện nay. Hình 1: Nữ sinh bị đánh hội đồng Đối với lứa tuổi học sinh THPT đây là thời điểm nhạy cảm về sự phát triển toàn diện về cơ thể dẫn đến những sự thay đổi về tâm sinh lý, rất dễ xúc động và giáo dục để thay đổi các em là cả một quá trình lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai, không được nóng vội muốn các em đang là học sinh hư trở thành học sinh ngoan không phải dễ, điều này thì ai cũng biết quá cứng thì dễ gãy, quá mềm thì khó uốn, Trong sự nghiệp trồng người thì học sinh cá biệt giống như cây không mộc thẳng, đối với loại cây này giáo viên chủ nhiệm phải gia công nhiều hơn vì vậy mà phải từ từ từng bước một phải cẩn thận mà nóng vội sẽ dễ bị gãy huống chi một con người, có cảm xúc, tính khí thay đổi thất thường, nếu chúng ta không khéo và không có biện pháp phù hợp sẽ không mang lại hiệu quả để đưa các em thay đổi theo chiều hướng tích cực ngược lại sẽ để lại hậu quả xấu. Ông cha ta xưa đã dạy cần phải có phương pháp phù hợp “ Mưa dầm thấm lâu” mới mang lại hiệu quả. Nói đến học sinh cá biệt là chúng ta liên tưởng ngay đến những học sinh có vấn đề không bình thường về mặt đạo đức, khiếm khuyết về nhận thức, suy nghĩ lệch lạc dẫn đến những biểu hiện về thái độ và hành vi sai trái. Chúng ta vẫn biết cái gì cũng có nguyên nhân của nó, các em có những biểu hiện như vậy không phải hoàn toàn lỗi do các em, người đời thường có câu “ nhân vô thập toàn”, ở đời không ai vốn hoàn hảo, ít nhiều cũng cũng để lại khuyết điểm dù lớn hay nhỏ không ai dám khẳng định mình là người tốt, thánh thiện trong suốt cuộc đời, thực ra con người sinh ra vốn trong sáng nhưng do cuộc sống dòng đời xô đẩy nên có nhiều vấp ngã, như từ thời xa xưa Khổng Tử cũng đã đưa ra Triết lý mở đầu trong cuốn Tam Tự Kinh “ Nhân chi sơ, tính bản thiện” con người sinh ra vốn thiện và tốt, lớn lên do ảnh hưởng của xã hội mà tính tình trở nên thay đổi, do đó cần phải được giáo dục, rèn luyện thậm chí là phải khổ luyện mới trở thành người tử tế. Cũng như các em, bản chất các em vốn không phải xấu nhưng do sự tác động của một nguyên nhân nào đó có thể từ gia đình, bạn bè, xã hội nên đã làm cho các em thay đổi. Có những em từ học sinh ngoan, học giỏi trở thành học sinh hư, lười học, bỏ học đi chơi, học hành sa xút, nếu không có biện pháp giáo dục kịp thời để cải biến các em thì các em sẽ trượt dài xuống vực sâu và có thể sẽ sa vào con đường tội lỗi. Vậy phải làm gì để giúp đỡ các em trở thành người có ích cho xã hội. HỒ CHÍ MINH đã có những triết lý sâu sắc về con người, điều đó thể hiện rất rõ trong bài thơ “Dạ bán - Nửa đêm” Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên Đúng vậy giáo dục là nhân tố rất quan trọng và có vai trò quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Song đối với học sinh cá biệt đây là những học sinh có sự phát triển không bình thường như những học sinh khác, thậm chí còn bị tổn thương về tinh thần, thiếu hụt về tình cảm nên đòi hỏi biện pháp giáo dục phải khác so với học sinh bình thường. Hình 2: Niềm vui trong học tập Với tầm quan trọng và vai trò to lớn của giáo dục nên Đảng và Nhà nước đã đưa lên trở thành quốc sách hàng đầu và luôn có những chính sách ưu tiên đặc biệt, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển lâu dài và bền vững, không có một thiên tài nào mà không qua bàn tay nhào nặn của người thầy, các em sẽ thực sự trưởng thành khi có sự tiếp sức của những kĩ sư tâm hồn, với cái tâm và tình yêu nghề, những người thầy sẽ sưởi ấm cho những tâm hồn đang lạnh giá của các em và với tấm lòng bao dung độ lượng các thầy cô giáo quyết không khuất phục, đầu hàng trước sự ngang bướng của các em, bằng tình yêu thương sẽ cảm hóa được các em, tạo cho các em cơ hội để sửa chữa lỗi lầm và thay đổi chính mình. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Một ngôi trường mới hơn 10 năm tuổi, mặc dù mới thành lập chưa được bao lâu nhưng nhà trường đã và đang ngày càng phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng, nhà trường trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành tích quan trọng và đang từng bước khẳng định mình ngang tầm với các ngôi trường có tên tuổi trong huyện cũng như trong tỉnh. Bên cạnh những thành tích nổi bật thì cũng phải nói đến một số mặt tồn tại mà nhà trường đang phải đối mặt đó là tình trạng đạo đức của một số học sinh xuống cấp, có những biểu hiện không tích cực, không có chí tiến thủ, thường xuyên bỏ học, liên tục vi phạm nội quy học sinh, gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường Trường THPT Hậu Lộc 4 là ngôi trường nằm trong vùng bãi ngang thuộc 5 xã vùng biển còn nhiều khó khăn, dân cư đông đúc tập trung phức tạp, bao quanh cổng trưởng là hệ thống các loại hình dịch vụ giải trí, chợ kinh doanh buôn bán dẫn đến tiềm ẩn có nhiều tệ nạn xã hội nên đã tác động không nhỏ đến công tác giáo dục của nhà trường. Trường thuộc vùng biển nên số lượng học sinh đông lên tới 37 lớp với hàng nghìn học sinh nên việc quản lý cũng gặp rất nhiều khó khăn, hiện tượng học sinh cá biệt ngày càng gia tăng. Hình 3: Bạo lực học đường Một bộ phận không nhỏ học sinh xuống cấp về mặt đạo đức, sao nhãng việc học hành, ỷ lại vào bố mẹ, bàng quang với đời sống chính trị xã hội xung quanh. Điều này đã được thể hiện bằng việc đánh giá xếp loại hạnh kiểm của các em qua các năm học: Năm học 2015 – 2016 có 6 học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu chiếm 0,51% Năm học 2016 – 2017 tăng 9 học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu chiêm 0,72% Năm học 2017 – 2018 tăng 12 học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu chiếm 0,97% Phần đông học sinh đều xuất thân từ hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bố mẹ phải đi làm ăn xa, con cái ở nhà với ông bà hoặc ở nhà anh chị em tự lo cho nhau nên ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý cũng như việc đấu mối, phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình. Trong quá trình thực hiện giáo dục, có những lúc sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các tổ chức, cá nhân, giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 2.2.1. Tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến đạo đức. Nói đến đạo đức đây là một khái niệm quen thuộc nhưng không phải ai cũng nắm rõ, đạo đức là một khái niệm một phạm trù rộng có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức và hành động của cá nhân và xã hội. Từ xưa đến nay trong bất kì thời đại nào, đạo đức luôn là một vấn đề được quan tâm nhất trong xã hội, xã hội nào mà quan tâm đề cao các giá trị của đạo đức thì xã hội đó sẽ vững mạnh, tôn ti trật tự được giữ vững. Vì vậy vấn đề giáo dục đạo đức luôn phải đặt lên hàng đầu trong mọi hoàn cảnh, kể cả gia đình, nhà trường và xã hội, một xã hội đói nghèo có thể khắc phục được, một xã hội không có đạo đức nhất định sẽ bị diệt vong, việc hình thành rèn luyện và bồi dưỡng đạo đức phù hợp vối chuẩn mực và thời đại cho con người luôn được coi trọng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, những chuẩn mực đúng đắn được xã hội quy định nhằm định hướng hành động của con người vào những việc tốt đẹp trong cuộc sống gắn kết con người lại với nhau trong những mục tiêu chung nhất nhằm xây dựng một xã hội phồn vinh và giàu lòng nhân ái. 2.2.2. Cần hiểu thế nào là học sinh cá biệt Học sinh cá biệt là những học sinh có tính cách khác biệt so với những học sinh khác, có suy nghĩ và hành động thái quá trên mức bình thường, cụ thể: thường xuyên vi phạm nội quy, gây gổ đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, chậm tiến bộ trong học tập, mặc dù bị thầy cô giáo nhắc nhở nhiều lần mà không tiến bộ. 2.2.3. Phân loại học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh cá biệt ra thành từng nhóm có mức độ và tính chất vi phạm để có biện pháp và kế hoạch giáo dục phù hợp. Nhóm học sinh cá biệt thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp Nhóm học sinh cá biệt do tác động của hoàn cảnh gia đình Nhóm học sinh cá biệt do bạn bè lôi kéo Nhóm học sinh cá biệt do hạm chơi điện tử Nhóm học sinh cá biệt có thái độ vô lễ với giáo viên. 2.2.4. Những biểu hiện của học sinh cá biệt - Qua ngôn ngữ: tức là qua cách các em giao tiếp, thường là nói với thầy cô, bạn bè trống không, không lễ phép với người lớn tuổi, nói tục trong và ngoài giờ học, nói dối thầy cô giáo, bố mẹ, bạn bè. - Qua hành động: những học sinh ngang bướng, chống đối lại các thầy cô giáo, gây gổ đánh nhau với bạn, bỏ học đi chơi 2.2.5. Nguyên nhân dẫn đến các em trở thành học sinh cá biệt Có nhiều nguyên nhân dẫn đến từ một học sinh bình thường trở thành những học sinh cá biệt - Do hoàn cảnh gia đình: bố mẹ mâu thuẫn bất đồng, thường xuyên cãi vã, cuộc sống gia đình không hòa thuận, bầu không khí trong gia đình nặng nề, thậm chí là bố mẹ ly hôn, không quan tâm, bỏ mặc con cái tự do, con cái có cảm giác mình bị bỏ rơi, là người thừa trong gia đình, có nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục con cái hoặc có quan tâm nhưng một cách hời hợt, nuông chiều, phó mặc cho nhà trường, thậm chí có nhiều phụ huynh bất lực với con cái, điều này bản thân tôi đã được chứng kiến khi giáo vien chủ nhiệm mời phụ huynh lên làm việc trao đổi về tình hình học tập rèn luyện của học sinh thì phụ huynh chỉ biết khóc hay “ trăm sự nhờ thầy” gia đình tôi hết cách, con học như thế nào không biết, con đi chơi hay về lúc nào không hayđiều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của các em. - Từ khi nước ta phát triển mạnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại, bên cạnh những giá trị mới đang hình thành trong quá trình hội nhập thì những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh, tình trạng sống buông thả, xem nhẹ các giá trị đạo đức đang diễn ra ở nhiều nơi. Với bản tính hiếu kì tò mò, chạy theo thị hiếu không lành mạnh nên đã lao vào các trò chơi điện tử: Nhiều học sinh nói dối bố mẹ, thầy cô bỏ học ngồi trong các quán net, có những trường hợp nghiện game bỏ ăn, bỏ ngủ, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và học tập của bản thân. - Do thiếu niềm tin, thiếu định hướng nên dễ bị dụ dỗ lôi kéo vào các tệ nạn xã hội: khi một người không có lập trường, có quan điểm sống sai lệch, sống không có lý tưởng, động cơ và mục đích phấn đấu thì dễ bị lôi kéo xa vào các trò chơi vô bổ, các tệ nạn xã hội thậm chí vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên. - Do học kém không có động cơ mục đích học tập đúng đắn, tư tưởng ỷ lại, chậm tiến không chịu vươn lên, ngại khó ngại khổ, vì học kém nên tìm mọi cách chơi bời phá phách, không học lôi kéo các bạn khác cùng theo. 2.3. Một số biện pháp giáo dục trong nhà trường 2.3.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm 2. 3.1.1. Những điều cần làm: Cần quan tâm nhiều đến từng đối tượng học sinh - Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đến từng học sinh ngay từ khi tiếp nhận vai trò chủ nhiệm lớp của mình, đầu năm giáo viên chủ nhiệm phải có những thông tin khái quát về gia đình của từng em: nơi ở, hoàn cảnh, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, sự quan tâm của cha mẹ với con cái, việc tìm hiểu này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm dễ kết hợp với gia đình trong việc giáo dục đạo đức học sinh, thiết nghĩ lớp học đối với các em giống như gia đình thứ 2 của mình,vì vậy bản thân giáo viên như người mẹ thứ 2 nên phải gần gũi quan tâm đến hoàn cảnh xuất xứ của các em, nhất là đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt, đời sống tình cảm gia đình rắc rối, có những em chịu áp lực từ cha mẹ về việc học hành, vạch ra tương lai bắt con cái phải thực hiện theo mong muốn của mình, nhưng cũng có gia đình không quan tâm đến con, mải lo làm ăn kinh tế phó mặc cho con thích học sao thì học, làm gì bố mẹ không hay biết, song lại có những gia đình bố mẹ sống ly thân chỉ lo cho bản thân mình điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của các em, làm cho các em thiếu niềm tin trong cuộc sống, vì thế giáo viên phải sát xao để hiểu và thông cảm về hoàn cảnh và kịp thời động viên các em. - Giáo viên chủ nhiệm nắm được tình hình sức khỏe, đặc điểm, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ với cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường quan hệ với thầy cô giáo, với bạn bè cùng trang lứaviệc tìm hiểu này rất cần thiết trong việc phục vụ công tác quản lý và giáo dục các em. - Biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh: ngoài cương vị đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức và kĩ năng cho các em, thì giáo viên chủ nhiệm giống như một người mẹ, người bạn sẵn sàng ngồi lại lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của các em, để thông cảm thấu hiểu các em hơn, có những em học sinh rất ít nói, ít va chạm nhất là ngại gần các thầy cô giáo, các em luôn giữ khoảng cách nhất định, có những em có những bí mật hay có những nõi khổ riêng một mình chịu đựng không chia sẻ cho bất cứ ai, vì vậy giáo viên phải là người chủ động đến bên các em để nói chuyện, tạo sự gần gũi để các em thoải mái trải lòng mình, thông qua các câu chuyện mối quan hệ thầy trò càng trở nên thân thiết, điều đó tạo cho các em niềm tin, chỗ dựa đáng tin cậy để mỗi khi gặp khó khăn các em sẵn sàng chia sẻ và cần sự giúp đỡ Giáo viên không chỉ là người trực tiếp giảng dạy kiến thức truyền đạt kiến thức cho các em mà giáo viên còn phải biết lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em, giáo viên có thể bỏ thời gian để cùng ngồi lại nghe các em giãi bày, thể hiện sự đồng cảm cùng hoàn cảnh của các em, tạo cho các em sự tin tưởng, chỗ dựa đáng tin cậy để các em tựa vào mỗi khi có chuyện buồn. -Bằng tình yêu thương chân thành để cảm hóa các em. Đối với học sinh cá biệt người giáo viên phải biết nhìn bằng con mắt của tình thương và sự thông cảm thật sự, xem các em như người thân của mình, để hiểu học sinh cá biệt trước hết phải biết chấp nhận các em, quan tâm điều các em nghĩ, bàn về các đề tài mà các em thích, đó là cách mang các em đến gần mình hơn. Khi mối quan hệ đủ thân thiện, khi niềm tin đủ lớn, người thầy sẽ thuận lợi trong việc uốn nắn hành vi, khai sáng tư duy, định hướng nhận thức cho các em, bởi giáo viên không chỉ là người dạy chữ cho các em mà còn phải dạy cách làm người, bằng tình yêu thương thực sự để cảm hóa và dạy dỗ các em, nhất là đối với các trường hợp có vấn đề về tâm lý, mặc cảm về hoàn c
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_o_truon.docx