SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo an toàn giao thông của đoàn viên thanh niên tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo an toàn giao thông của đoàn viên thanh niên tại trường THPT Quỳnh Lưu 4

Khi thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược, đất nước ta chìm trong mưa bom bão đạn, lớp lớp thế hệ cha anh ta hy sinh vì nền độc lập tự do của tổ quốc, đem máu của mình xây nên nền độc lập tự do của dân tộc. Chiến tranh đã đi qua, những mất mát, đau thương đang dần phai đi và thay vào đó là một đất nước hòa bình, không còn mưa bom, bão đạn, không còn phải chịu cảnh chia ly. Thế nhưng hàng ngày máu vẫn đổ, có nhiều sinh mệnh lại ra đi, đáng buồn thay đó không phải là những giọt máu, những sinh mệnh vì tổ quốc, vì nhân dân mà là những giọt máu vì sự thờ ơ với tính mạng, với pháp luật của phần lớn những người chủ quan, thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Sự ra đi đó thật khủng khiếp và vô nghĩa, người ra đi có thể nhẹ nhõm nhưng nỗi đau, nỗi mất mát cho người ở lại thì vô cùng lớn.

Thờ ơ với việc chấp hành luật an toàn giao thông ở nước ta là rất đáng báo động, là một người giáo viên trường THPT, tôi thẳng thắn nhìn nhận rằng, tình trạng không chấp hành và vi phạm luật an toàn giao thông trong học sinh ở các trường học vẫn diễn ra thường xuyên, phổ biến, nhất là không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, khi ngồi trên xe gắn máy, điều khiển phương tiện giao thông chở quá người quy định, lạng lách, đánh võng, đi xe phân khối lớn, ….. thói quen này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho những người tham gia giao thông. Hơn thế nữa, phải công nhận rằng, sự phối hợp giữa các tổ chức, các cơ quan đoàn thể, gia đình học sinh và sự nhận thức việc chấp hành an toàn giao thông trong chính gia đình học sinh vẫn còn những hạn chế và thiếu hiểu biết, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về tai nạn giao thông.

Học sinh THPT là lứa tuổi đang dần hình thành, hoàn thiện ý thức, kĩ năng và hành động. Do thiếu hiểu biết về luật giao thông và hạn chế về kĩ năng khi tham gia giao thông nên thực tế có không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra mà người gây tai nạn hay nạn nhân lại chính là các em học sinh. Chính vì vậy, việc cung cấp cho học sinh THPT những hiểu biết cơ bản về luật ATGT, giáo dục học sinh tham gia giao thông an toàn, có văn hoá là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách hàng đầu. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT là một nội dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, biết, nhớ và quan trọng hơn đó là có hành vi đúng, chuẩn mực và có văn hoá khi tham gia giao thông.

Lứa tuổi học sinh THPT lại là bộ mặt, niềm tin, hy vọng là tương lai của đất nước, là bộ phận quyết định đến sự giàu đẹp, văn minh, phát triển của đất nước sau này. Bản thân tôi qua một thời gian giảng dạy và làm công tác đoàn, áp dụng các giải pháp để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông tôi nhận thấy rằng. Để thực hiện tốt việc chấp hành luật an toàn giao thông cho học sinh THPT cần có sự phối hợp, chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường, xã hội, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và quan trọng nhất là ý thức tự giác chấp hành pháp luật của từng học sinh khi tham gia giao thông. Vì vậy đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” và “Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với người tham gia giao thông hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn và hạnh phúc cho chính bản thân mình cũng như gia đình mình.

docx 60 trang Thu Kiều 04/10/2024 2452
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo an toàn giao thông của đoàn viên thanh niên tại trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC ĐẢM BẢO AN TOÀN 
 GIAO THÔNG CỦA ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN
 TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
 Lĩnh vực: Công đoàn
 Nghệ An, tháng 04 năm 2023 MỤC LỤC
  NỘI DUNG Trang
 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 1 Lý do chọn đề tài 1
 2 Tính mới đề tài 2
 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
 1 Cơ sở khoa học 2
 Phân tích số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực 
 2 tế, thực trạng và những vấn đề liên quan đến đề 7
 tài.
 Tồn tại, hạn chế trong công tác đảm bảo an toàn 
 3 11
 giao thông
 Các biện pháp nâng cao ý thức đảm bảo an toàn 
 4 giao thông của đoàn viên thanh niên tại trường 12
 THPT Quỳnh Lưu 4
 5 Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi 31
 6 Tính khoa học, tính sư phạm, tính mới của đề tài 40
 7 Kết quả nghiên cứu 41
PHẦN III KẾT LUẬN 46
 1 Quá trình nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 46
 2 Đề xuất, kiến nghị 46
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 LINK KHẢO SÁT
 PHỤ LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài
 Khi thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược, đất nước ta chìm trong mưa 
bom bão đạn, lớp lớp thế hệ cha anh ta hy sinh vì nền độc lập tự do của tổ quốc, 
đem máu của mình xây nên nền độc lập tự do của dân tộc. Chiến tranh đã đi qua, 
những mất mát, đau thương đang dần phai đi và thay vào đó là một đất nước hòa 
bình, không còn mưa bom, bão đạn, không còn phải chịu cảnh chia ly. Thế nhưng 
hàng ngày máu vẫn đổ, có nhiều sinh mệnh lại ra đi, đáng buồn thay đó không phải 
là những giọt máu, những sinh mệnh vì tổ quốc, vì nhân dân mà là những giọt máu 
vì sự thờ ơ với tính mạng, với pháp luật của phần lớn những người chủ quan, thiếu 
ý thức khi tham gia giao thông. Sự ra đi đó thật khủng khiếp và vô nghĩa, người ra 
đi có thể nhẹ nhõm nhưng nỗi đau, nỗi mất mát cho người ở lại thì vô cùng lớn.
 Thờ ơ với việc chấp hành luật an toàn giao thông ở nước ta là rất đáng báo 
động, là một người giáo viên trường THPT, tôi thẳng thắn nhìn nhận rằng, tình 
trạng không chấp hành và vi phạm luật an toàn giao thông trong học sinh ở các 
trường học vẫn diễn ra thường xuyên, phổ biến, nhất là không đội mũ bảo hiểm khi 
đi xe đạp điện, khi ngồi trên xe gắn máy, điều khiển phương tiện giao thông chở 
quá người quy định, lạng lách, đánh võng, đi xe phân khối lớn, .. thói quen này 
rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho những người tham gia giao thông. 
Hơn thế nữa, phải công nhận rằng, sự phối hợp giữa các tổ chức, các cơ quan đoàn 
thể, gia đình học sinh và sự nhận thức việc chấp hành an toàn giao thông trong 
chính gia đình học sinh vẫn còn những hạn chế và thiếu hiểu biết, dẫn đến những 
hậu quả nghiêm trọng về tai nạn giao thông.
 Học sinh THPT là lứa tuổi đang dần hình thành, hoàn thiện ý thức, kĩ năng 
và hành động. Do thiếu hiểu biết về luật giao thông và hạn chế về kĩ năng khi tham 
gia giao thông nên thực tế có không ít vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra 
mà người gây tai nạn hay nạn nhân lại chính là các em học sinh. Chính vì vậy, việc 
cung cấp cho học sinh THPT những hiểu biết cơ bản về luật ATGT, giáo dục học 
sinh tham gia giao thông an toàn, có văn hoá là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách 
hàng đầu. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh THPT là một nội dung giáo 
dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy cho học sinh thuộc lòng 
những điều luật quy định mà phải làm cho các em hiểu, biết, nhớ và quan trọng 
hơn đó là có hành vi đúng, chuẩn mực và có văn hoá khi tham gia giao thông.
 Lứa tuổi học sinh THPT lại là bộ mặt, niềm tin, hy vọng là tương lai của đất 
nước, là bộ phận quyết định đến sự giàu đẹp, văn minh, phát triển của đất nước sau 
này. Bản thân tôi qua một thời gian giảng dạy và làm công tác đoàn, áp dụng các 
giải pháp để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông tôi 
nhận thấy rằng. Để thực hiện tốt việc chấp hành luật an toàn giao thông cho học 
sinh THPT cần có sự phối hợp, chung tay, góp sức của gia đình, nhà trường, xã 
hội, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng và quan trọng nhất là ý thức tự giác
 1 xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật 
định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an 
toàn công cộng và trật tự công cộng.
 Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu 
hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, 
cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông 
nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ 
pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức 
truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao 
thông”.
 Theo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn 
giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, 
tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp 
hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội 
giao thông an toàn, thân thiện”.
 - Mối quan hệ giữa văn hoá giao thông và an toàn giao thông
 Có thể nói giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông tồn tại một mối 
quan hệ tương hỗ lẫn nhau, nếu như văn hóa giao thông của mọi người được nâng 
cao thì khi ấy an toàn giao thông cũng sẽ được đảm bảo, kéo theo đó là tỉ lệ tai nạn 
giao thông giảm mang đến hạnh phục cho mọi người và xã hội. Ngược lại khi an 
toàn giao thông được thực hiện tốt, mọi người nghiệm chỉnh chấp hành luật an 
toàn đường bộ thì những người khác sẽ nhìn vào đó mà làm gương từ đây thì văn 
hóa giao thông cũng trở nên tốt hơn do mọi người đã thấy được lợi ích mà an toàn 
giao thông mang lại cho họ. Từ đó có thể thấy nếu người chấp hành tốt văn hóa 
giao thông cũng sẽ thực hiện tốt an toàn giao thông. Vì vậy an toàn giao thông và 
văn hóa giao thông có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau.
 Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là 
biện pháp quan trọng nhất nhằm kiềm chế tai nạn giao thông. Xây dựng văn hóa 
giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông, 
như: Từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên nhường đường cho người già, trẻ em; Biết xin lỗi 
khi có va chạm; đội mũ bảo hiểm cho mình và trẻ em khi tham gia giao thông, 
Văn hóa giao thông còn thể hiện qua việc không chen lấn, giành đường, quan tâm 
cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, cấp cứu người bị nạn, chủ 
động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê 
bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, 
phương tiện, phải báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan để kịp thời ngăn chặn xử 
lý. Không tranh cãi, đánh nhau khi xảy ra va chạm, không vô cảm trước nỗi đau và 
rủi ro của người khác. Văn hóa giao thông nâng lên thì những hành vi sai trái sẽ trở 
thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông 
sẽ từng bước được đẩy lùi.
 3 Thực hiện kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp 
tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18 của Ban Bí thư Khóa XI về tăng 
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông 
đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; Chỉ thị 
số 03/CT-TTg ngày 16/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện 
Luật phòng, chống tác hại rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ - CP ngày 
30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông 
đường bộ, đường thủy nội địa và các văn bản bổ sung liên quan; Kế hoạch số 
506/KH-UBATGTQG ngày 29/12/2022 của Ủy ban ATGT Quốc gia về triển 
khai năm ATGT 2023 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao 
thông an toàn”.
 Kế hoạch số 429/KH-SGD&ĐT ngày 14 tháng 3 năm 2022 của Sở Giáo dục 
và đào tạo Nghệ An về tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao 
thông trong ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
 Ngày 03/02/2023 tỉnh Nghệ An ban hành kế hoạch số 61/KH-UBND về việc 
tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 
2023.
 Ngày 13/02/2023 Sở GD& ĐT Nghệ An xây dựng kế hoạch số: 235/KH- 
SGD&ĐT về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT trong nghành 
Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
 1.2. Cơ sở thực ti n
 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục ATGT cho 
học sinh nói riêng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ 
vai trò nòng cốt. Trong trường học, nhà trường chỉ đạo các tổ chức trong trường 
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Hoạt động này góp phần 
cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến 
với cộng đồng. Đây là hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, 
phòng, chống vi phạm pháp luật đồng thời trang bị cho học sinh các kĩ năng an 
toàn cho mình và mọi người. Từ đó, tạo điều kiện để các em phát triển toàn diện, 
có ý thức công dân, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội góp phần xây 
dựng một nền văn hoá giao thông văn minh, an toàn.
 Hằng năm, các văn bản của cấp trên về việc chỉ đạo giáo dục ATGT cho học 
sinh trong các trường phổ thông, song trên thực tế nhiều trường học vẫn còn đang 
lúng túng trong quá trình thực hiện. Hình thức và phương pháp tổ chức chưa thật 
sự đa dạng, còn nặng về hình thức, dẫn đến hiệu quả còn hạn chế. Học sinh vi 
phạm ATGT ngày càng có xu hướng tăng.
 Bên cạnh đại bộ phận học sinh chấp hành đúng Luật Giao thông và có 
những hành vi hết sức văn hóa khi tham gia giao thông thì vẫn còn một bộ phận 
không nhỏ học sinh chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn giao thông 
và có những hành vi không chuẩn mực khi tham gia giao thông. Đó là một bộ phận
 5

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_y_thuc_dam_bao_an_toan_giao_t.docx
  • pdfTrần Văn Thành - THPT Quỳnh Lưu 4 - Công đoàn.pdf