SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 2 trường tiểu học thạch Lâm Ii

SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 2 trường tiểu học thạch Lâm Ii

Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay phương hướng chung là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chính vì vậy phải nâng cao chất lượng đào tạo. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là cấp học quan trọng nhất, được xem là cơ sở ban đầu đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Giáo dục Tiểu học giúp học sinh phát triển toàn diện về đặc điểm, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mặt khác giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hoàn thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.

Một trong những môn học đóng góp vai trò quan trọng trong trường Tiểu học là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học vừa là bộ môn khoa học vừa là phương tiện để học sinh nắm chắc kiến thức. Các phân môn trong Tiếng Việt đều có mục đích, vai trò nhất định nhằm phát triển trí tuệ, thẩm mĩ cho người học. Dạy học Tập làm văn, đặc biệt dạy văn miêu tả cũng không nằm ngoài mục đích đó. Thông qua miêu tả người nghe, người đọc có thể hình dung được rõ nét vật được miêu tả. Mặt khác văn miêu tả làm cho tâm hồn và trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và đời sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.

 

doc 21 trang thuychi01 9024
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao khả năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 2 trường tiểu học thạch Lâm Ii", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠCH LÂM II
Người thực hiện: Phùng Thị Hương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: 
 Trường Tiểu học Thạch Lâm II, Thạch Thành
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng Việt
THANH HOÁ, NĂM 2016
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỤC LỤC.
1
A. MỞ ĐẦU.
2
I. Lí do chọn đề tài.
2
II. Mục đích nghiên cứu.	
3
III. Đối tượng nghiên cứu.
3
IV. Phương pháp nghiên cứu.
3
B. NỘI DUNG.
3
I. Cơ sở lí luận.
3
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
4
III. Giải quyết vấn đề.
6
1. Các giải pháp thực hiện.
6
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
6
2.1. Giáo viên thực hiện tự học, tự bồi dưỡng nghiêm túc.
6
2.2. Tham mưu cho nhà trường mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học
7
2.3. Biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết tốt văn miêu tả. 
7
2.4. Xây dựng nền nếp học tập cho học sinh. 
16
2.5. Nâng cao khả năng viết văn qua các phân môn khác trong Tiếng Việt
16
2.6. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong công tác giáo dục.
17
2.7. Làm tốt công tác khen thưởng, khích lệ học sinh
18
2.8. Tham mưu cho nhà trường tổ chức các buổi giao lưu, rèn kĩ năng sống
18
3. Hiệu quả của vấn đề.
19
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
19
I. Kết luận.
19
II. Kiến nghị.
20
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay phương hướng chung là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chính vì vậy phải nâng cao chất lượng đào tạo. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là cấp học quan trọng nhất, được xem là cơ sở ban đầu đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Giáo dục Tiểu học giúp học sinh phát triển toàn diện về đặc điểm, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mặt khác giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hoàn thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở. 
Một trong những môn học đóng góp vai trò quan trọng trong trường Tiểu học là môn Tiếng Việt. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học vừa là bộ môn khoa học vừa là phương tiện để học sinh nắm chắc kiến thức. Các phân môn trong Tiếng Việt đều có mục đích, vai trò nhất định nhằm phát triển trí tuệ, thẩm mĩ cho người học. Dạy học Tập làm văn, đặc biệt dạy văn miêu tả cũng không nằm ngoài mục đích đó. Thông qua miêu tả người nghe, người đọc có thể hình dung được rõ nét vật được miêu tả. Mặt khác văn miêu tả làm cho tâm hồn và trí tuệ người đọc thêm phong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và đời sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Như chúng ta đã biết nhận thức của học sinh Tiểu học là nhận thức cảm tính, thường thiên về trực quan hình ảnh, các em thích quan sát, nhân xét sự vật, hiện tượng bằng con mắt thật của mình. Văn miêu tả sẽ giúp các em phát triển điều đó, các em có thể giao hoà với thiên nhiên, với thế giới xung quanh, các em sẽ thấy yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp hơn.
 Thông qua dạy miêu tả, việc giao tiếp hằng ngày của các em thuận lợi hơn, tăng khả năng sử dụng tiếng phổ thông và tạo điều kiện học tập tốt cho các môn học khác. Có lẽ vì lí do đó, văn miêu tả được đưa vào nhà trường ngay từ bậc Tiểu học. Từ lớp 2, tuy chưa có riêng các tiết học cụ thể thể văn miêu tả như các lớp 4, 5 nhưng trong các bài tập của tiết Tập làm văn thì khi dạy dạng bài quan sát tranh, trả lời câu hỏi; tả ngắn về một số sự vật có liên quan đến mỗi chủ điểm, các em đã bắt đầu làm quen với văn miêu tả. Khi dạy các dạng bài tập này, người giáo viên không thể xem nhẹ, coi đây giống như việc giải quyết các bài tập thông thường mà phải hướng dẫn cho các em theo một quy trình đầy đủ, đảm bảo, giúp các em có thói quen quan sát, biết rung cảm vào đối tượng miêu tả, biết sử dụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, tạo tiền đề để các em học tốt cách làm các bài văn miêu tả ở lớp trên.
Cũng như một số giáo viên lớp 2 khác, tôi suy nghĩ nhiều về cách dạy viết văn miêu tả cho học sinh. Đặc biệt rèn cho học sinh không chỉ viết liệt kê mà còn phải viết hay. Làm thế nào để các em biết quan sát sự vật, hiện tượng một cách tinh tế, người đọc sẽ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài văn. Cần sửa cho học sinh viết chuẩn các câu, không viết sai tiếng do yếu tố vùng miền, tuyệt đối không viết câu sai cú pháp, diễn đạt ý không trọn vẹn. Từ việc viết đúng các em sẽ biết viết hay, biết đưa những hình ảnh so sánh, nhân hoá vào miêu tả để bài văn sinh động hơn. Qua đó thấy được việc viết văn miêu tả của học sinh vẫn còn nhiều vướng mắc. Tôi nhận thấy việc giúp học sinh viết văn hay là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết. Xuất phát từ những trăn trở này tôi đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn cho học sinh lớp 2 mà bản thân đã áp dụng trong năm học 2014 – 2015 và năm học 2015 -2016 đã có kết quả hết sức đáng mừng. Do đó tôi mạnh dạn viết lên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao khả năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Thạch Lâm II.
II. Mục đích nghiên cứu.	
Nghiên cứu đề tài với mục đích đề xuất một số biện pháp thích hợp, có tính khả thi về việc giúp học sinh nâng cao khả năng viết văn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh để đáp ứng với mục tiêu cấp học.
III. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của vấn đề là các biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Thạch Lâm II – Thạch Thành viết tốt văn miêu tả.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lí luận phương pháp dạy học.
- Quan sát, phỏng vấn.
- Khảo sát, điều tra thực tiễn.
- Dạy thực nghiệm.
- Phân tích, hệ thống hoá, tổng hợp và tổng kết kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
Hiện nay cấp Tiểu học được coi là cấp học nền tảng. Do vậy, giáo dục Tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở cấp học này các em được học, được phát triển tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam toàn diện. Để thực hiện được các yếu tố đó người giáo viên phải có những phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp.
Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới.
Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: nghe - nói - đọc - viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kỹ năng trên. Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp, việc diễn đạt ngôn ngữ hạn chế. Bên cạnh đó còn có khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của học sinh ở địa bàn dân cư. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng. 
Như đã nói ở trên, dạy học về miêu tả ở lớp 2 chưa có tiết học riêng mà chỉ thông qua các bài tập và được chia làm hai phần rõ ràng:
+ Văn kể: Kể về người, kể về con vật
+ Văn tả: Tả cảnh, tả con vật, tả biển, tả cây cối, tả con người
Vì vậy muốn tổ chức dạy tốt cho học sinh, giáo viên cần nắm vững bản chất của kĩ năng viết văn, hiểu rõ về quá trình dạy viết văn miêu tả. 
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1. Học sinh:	
Đầu năm học 2015 - 2016, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2. Trường tôi công tác đóng trên địa bàn xã Thạch Lâm, Thạch Thành. Đây là một xã vùng cao, điều kiện đi lại cực kỳ khó khăn, có những học sinh cách xa trường tới 5 km đường đất. 
	Lớp tôi chủ nhiệm và giảng dạy có 26 em, số học sinh là con hộ nghèo chiếm tới 80%. Khả năng học trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau. 
Qua nghiên cứu tôi thấy các em mắc lỗi viết văn là do:
+ Các em chưa nắm vững cách làm các kiểu bài miêu tả, còn xem nhẹ việc quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, còn yếu trong kĩ năng xây dựng bố cục, chọn ý và sắp xếp ý, trong dùng từ, diễn đạt. Bài văn của các em còn mang tính kể lể, liệt kê, khô khan, thiếu hình ảnh cảm xúc. Từ đó, bài làm của học sinh chỉ đơn thuần như theo kiểu viết đủ ý, dập khuôn, ý nghèo nàn, lời văn sơ lược, không thể hiện được cảm xúc riêng. Do đó, học sinh cảm thấy ngại khi học Tập làm văn, nhất là học dạng văn miêu tả dẫn đến chất lượng dạy học văn miêu tả ở lớp 2 còn chưa cao.
+ Do đặc trưng vùng miền, ảnh hưởng phương ngữ, nghèo vốn từ, chưa biết sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm, viết câu sai ngữ pháp.
+ Do sự chủ quan của học sinh trong việc viết văn, không có sự chuẩn bị trước cho tiết học Tập làm văn. Khi viết chỉ có câu trả lời, liệt kê không có từ ngữ để miêu tả.
+ Học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập trong nhóm cũng như trước lớp, thể hiện rõ khi trả lời các câu hỏi của giáo viên. 
2. Giáo viên:
Khi lên lớp, đa số giáo viên còn dạy theo cách truyền thống, chưa áp dụng các phương pháp dạy học mới; phụ thuộc vào sách giáo khoa, sách giáo viên dẫn đến không có sự sáng tạo, chưa sinh động, từ đó hạn chế khả năng tiếp thu và sáng tạo của học sinh. Nhiều giáo viên khi dạy còn chú trọng lí thuyết, xem nhẹ việc luyện kĩ năng, thực hành; Chưa tạo điều kiện cho học sinh đuợc quan sát thực tế mà chỉ ngồi trong lớp tưởng tượng về đối tượng quan sát hoặc dựa vào văn mẫu. Vì thế, học sinh viết văn một cách máy móc, rập khuôn, ý nghèo nàn, lời văn sơ lược, đơn giản, không có cảm xúc chân thực. Một số giáo viên chưa quan tâm đến hết các đối tượng học sinh. Mặt khác việc giáo viên nhận xét, sửa chữa cho học sinh sau khi chấm bài chưa triệt để. 
Bên cạnh đó, do điều kiện giảng dạy của giáo viên còn nhiều khó khăn, các tài liệu tham khảo, tranh ảnh, vật thật để học sinh quan sát còn ít, chưa rõ nét. 
3. Gia đình:
Người dân nơi đây chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp, diện tích đất canh tác ít, một số gia đình phải đi làm ăn xa. Cuộc sống người dân cực kỳ vất vả nên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em. 
Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh chưa thực sự chú ý đến việc học tập của con em mình. Phụ huynh chưa mua đầy đủ đồ dùng học tập, chưa xây dựng góc học tập, chưa thường xuyên nhắc nhở việc học bài ở nhà của học sinh.....
4. Nhà trường:
	Chưa có nhiều tranh, ảnh phục vụ cho môn học, thời gian dành cho các buổi hoạt động ngoại khoá, rèn kĩ năng sống còn ít. 
	Mắc phải những vướng mắc trên, do nhận thức của người dạy người học, nhận thức của cha mẹ chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc viết văn miêu tả. Bản thân mỗi giáo viên còn dạy theo kiểu công thức, hướng dẫn học sinh chưa thật tỉ mỉ, chu đáo. Về phía học sinh có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc viết văn của các em như: việc chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ chưa tốt, chưa nắm vững cách viết văn miêu tả, ý thức rèn luyện chưa tốt ảnh hưởng từ phía gia đình Từ đó nếu không uốn nắn kịp thời sẽ hình thành thói quen xấu cho học sinh.
III. Giải quyết vấn đề
1. Các giải pháp thực hiện
+ Giáo viên thực hiện tự học, tự bồi dưỡng nghiêm túc.
+ Tham mưu cho nhà trường mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học
+ Biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết tốt văn miêu tả.
+ Xây dựng nền nếp học tập cho học sinh.
+ Nâng cao khả năng viết văn miêu tả qua các phân môn khác trong Tiếng Việt.
+ Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh trong công tác giáo dục.
+ Làm tốt công tác khen thưởng, khích lệ học sinh
+ Tham mưu cho nhà trường tổ chức các buổi giao lưu, rèn kĩ năng sống
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
2.1. Giáo viên thực hiện tự học, tự bồi dưỡng nghiêm túc.
	Vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Vì vậy giáo viên cần phải có kiến thức chuyên sâu, nắm vững phương pháp dạy học, cấu trúc chương trình. 
 Bản thân giáo viên là người truyền đạt kiến thức cho học sinh, nếu người giáo viên có vốn kiến thức về dạy văn miêu tả còn mơ hồ, hời hợt là một điều khó để có thể giúp các em học tốt. Chính vì vậy, muốn học sinh học tốt thì bản thân người giáo viên phải luôn có tinh thần học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu, nắm chắc, chuyên sâu về việc dạy viết văn miêu tả, về phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Giáo viên cần xác định đúng vị trí, mục tiêu của mỗi bài học. Mỗi giáo viên luôn tích lũy kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp để học hỏi và rút kinh nghiệm về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Người giáo viên phải luôn tăng cường sự linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng bài sao cho phù hợp sát với đối tượng học sinh của mình. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học: Thiết kế, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với mỗi bài tập, với trình độ của học sinh. Tạo điều kiện cho các em tham gia học tập một cách chủ động, sáng tạo. Giáo viên chuẩn bị và sử dụng tốt các đồ dùng dạy học trong khi quan sát đối tượng miêu tả như tranh ảnh, vật thật, không gian quan sát.
Bản thân tôi đã quan tâm, chú ý việc đọc các tài liệu, sách báo. Tôi ghi lại những bài văn, đoạn văn hay vào nhật kí để làm tài liệu phục vụ giảng dạy.
Ví dụ 1: Ảnh Bác Hồ lớp em được treo long trọng phía trên tấm bảng, dưới lá quốc kì nền đỏ sao vàng. Trong ảnh Bác có mái tóc bạc phơ và bộ râu hơi dài, trông như một ông tiên. Da Bác hồng hào, vầng trán Bác cao, lộ rõ vẻ thông minh. Càng nhìn ảnh Bác, em càng quyết tâm thực hiện năm điều Bác Hồ dạy để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. (Văn mẫu lớp 2)
Ví dụ 2: Các chàng Dế choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến nửa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. (Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)
2.2.Tham mưu cho nhà trường mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học.
	Trước khi tham mưu cho nhà trường, tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung, chương trình sách giáo khoa. Mặt khác, kiểm kê lại đồ dùng trong thư viện nhà trường. Từ đó có ý kiến đề nghị với nhà trường nên mua sắm thêm đồ dùng gì và mua vào thời điểm nào cho hợp lí. Tranh, ảnh dành cho phân môn Tập làm văn còn ít nên tôi chủ yếu tham mưu cho nhà trường mua thêm tranh, ảnh để phục vụ môn học.
2.3. Biện pháp giúp học sinh lớp 2 viết tốt văn miêu tả.
2.3.1. Phân tích đề bài:
Cũng như tất cả các bài tập ở môn học khác, để làm được một bài văn hoàn chỉnh, bước đầu tiên các em phải làm là phân tích đề bài. Giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu, nắm bắt yêu cầu đề ra. Đọc kĩ đề sẽ giúp học sinh hiểu yêu cầu của đề bài, nắm được thể loại văn, xác định đúng đối tượng miêu tả và trọng tâm miêu tả. Thông qua việc làm này bài làm của các em sẽ làm bài tốt hơn, chắc chắn hơn. Mặt khác, việc giúp học sinh phân tích đề còn tạo cho các em có thói quen làm việc khoa học, có trình tự, tạo tiền đề để học sinh có thể học tốt hơn Tập làm văn ở các lớp trên. 
Thông thường đề bài Tập làm văn ở lớp 2 chỉ là một bài tập của tiết học. Đầu tiên tôi yêu cầu các em đọc kĩ yêu cầu bài tập, xác định các từ trọng tâm của đề bài, giáo viên gạch chân dưới các từ đó và hướng dẫn học sinh về thể loại, kiểu bài, nội dung miêu tả, trọng tâm miêu tả.
Ví dụ 1: Tuần 15 – Bài tập 3 (TV2, tập 1- trang 126)
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em.
 	Giáo viên hướng dẫn các em xác định yêu cầu của đề bài như sau:
+ Em hãy đọc kĩ yêu cầu bài tập và cho biết đề bài yêu cầu gì? Viết một đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em.
+ Hãy kể tên các anh, chị, em ruột hoặc anh, chị, em họ của em? (HS nêu)
+ Em sẽ chọn ai để tả? (HS nêu)
+ Kể về anh, vậy em kể về những điều gì? (Kể đôi nét về hình dáng, tính tình, những việc anh thường làm )
+ Kể hình dáng của anh, em kể những gì? (Vóc dáng, tuổi, làn da, mái tóc, )
+ Kể những việc làm ở nhà của anh, em định kể những gì? (Việc anh thường làm, sự nhường nhịn của anh đối với em )
+ Diễn đạt tình cảm đối với anh, em sẽ nói như thế nào? (Em rất thương anh)
Ví dụ 2: Tuần 21 – Bài tập 3a (TV2, tập 2- trang 30)
Viết từ 2,3 câu về một loài chim mà em thích.
- Tương tự như tiết trước, giáo viên cho HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm theo. Dùng một số câu hỏi để hướng dẫn học sinh nắm vững đề bài:
+ Đề bài yêu cầu gì? (Viết từ 2,3 câu về một loài chim mà em thích).
+ Hãy kể tên các loài chim mà em biết? (HS kể)
+ Em sẽ chọn loài chim gì để tả? (HS nêu)
+ Kể về loài chim đó, em sẽ kể những đặc điểm gì? (Kể đôi nét về hoạt động, thói quen của loài chim; hình dáng; tình cảm của em dành cho loài chim đó)
2.3.2. Hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả và ghi sổ tay những điều quan sát:
a. Quan sát đối tượng miêu tả (trực tiếp hoặc gián tiếp):
Như đã nói, nhận thức của học sinh là nhận thức cảm tính, thiên về trực quan hình ảnh. Vì vậy khi làm bài văn miêu tả, việc các em quan sát trực tiếp sự vật rất quan trọng. Tôi luôn khích lệ học sinh quan sát bằng nhiều giác quan như thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác và nhìn sự vật bằng cách nhìn thẩm mĩ. Có như vậy, khi sự vật được đưa vào miêu tả sẽ đẹp, sẽ sinh động hơn.
Miêu tả là phản ánh những hình ảnh có thực vào trong bài văn nhưng tôi luôn hướng các em phải có sự lựa chọn, biết chắt lọc, không nên kể liệt kê, kể khô khan, thấy cái gì viết cái đó mà phải tìm ra cái tinh tế, đặc biệt của sự vật để miêu tả. 
Trong khi học sinh quan sát, tôi hướng dẫn các em quan sát kĩ đối tượng, chú ý đến từng chi tiết nhỏ, hiểu và phát hiện các chi tiết đặc điểm của nó.
Ví dụ 1: Tuần 16- Bài tập 2 ( TV2, tập 1 - trang 137)
	“Kể về một con vật nuôi trong nhà mà em biết”. 
	Để tránh việc áp đặt cho học sinh, trước tiên tôi cho các em kể về các con vật nuôi mà em biết. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh quan sát một con vật nuôi, tôi chuẩn bị sẵn một con mèo thật và hệ thống câu hỏi gợi ý: 
+ Con mèo màu gì? (Lông mèo màu mun/ đen )
+ Dùng tay sờ vào bộ lông, em thấy thế nào? (Mềm, mượt/ rất thích)
+ Mắt mèo như thế nào? (Mắt tròn, xanh biếc/ trông như hai hòn bi)
+ Miệng mèo to hay nhỏ? (Miệng nhỏ, có ria mép...)
+ Bàn chân chú mèo như thế nào? (Bốn chân nhỏ có móng vuốt, bàn chân mềm, di chuyển nhẹ nhàng)
+ Lúc ngủ trông nó thế nào? (Nằm phơi nắng ngoài sân, vùi đầu vào trong, co mình lại, hai mắt lim dim....)
Để kết quả quan sát được phong phú hơn tôi gợi ý học sinh tả cảnh vật xung quanh bằng một số câu hỏi gợi ý:
+ Cảnh vật xung quanh như thế nào? (Hàng cau thẳng tắp, đu dưa theo gió/ Những bông hoa hồng toả hương thơm ngào ngạt như vui đùa cùng ông mặt trời...)
+ Bầu trời như thế nào? (Nền trời xanh thẳm/ Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang/ Chị gió múa reo)
Ngoài việc quan sát trực tiếp sự vật thì tưởng tượng trong văn miêu tả cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nhờ có tưởng tượng mà sự vật được miêu tả sẽ sinh động hơn, những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hiện lên luôn sống động. Khi quan sát tôi đã hướng dẫn các em quan sát phải gắn liền với so sánh, liên tưởng, phải tìm ra những nét tương đồng, độc đáo của sự vật gắn liền với tình cảm của người tả.
Ví dụ 2: Tuần 26 “Tả ngắn về biển” (Bài tập 2 -TV2, tập 2, trang 76).
 	Về trực quan hình ảnh mà nói, biển là một sự vật trừu tượng, học sinh khó tưởng tượng đặc biệt là học sinh miền núi. Nếu đưa biển ra để so sánh với sông, suối, ao, hồ để hình thành khái niệm về biển cho các em cũng không rõ nét. Mặt khác, không thể đưa học sinh đi quan sát trực tiếp biển được. Do vậy, tôi dùng tranh ảnh vẽ cảnh biển để các em quan sát, tưởng tượng để miêu tả. Tôi đã hướng dẫn các em như sau:
+ Tranh vẽ cảnh biển vào lúc nào? (Tranh vẽ cảnh biển vào buổi sáng)
+ Em thấy mặt biển như thế nào? (Mặt biển rộng/ mênh mông/ không thấy bờ như sông)
+ Nước biển màu gì? (Biển khoác chiếc áo màu xanh/ nước biển xanh biế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_kha_nang_viet_van_mieu_ta_cho.doc