SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả Quản lý sử dụng thiết bị dạy học trường THPT Nguyễn Viết Xuân trong giai đoạn hiện nay

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả Quản lý sử dụng thiết bị dạy học trường THPT Nguyễn Viết Xuân trong giai đoạn hiện nayTheo Lotx.Klinbơ (Đức) thì TBDH là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết cho giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình giáo dưỡng và giáo dục ở các môn học, cấp học.
Theo các chuyên gia thiết bị giáo dục của Việt Nam, TBDH là thuật ngữ chỉ một vật thể hoặc một tập hợp đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh thì đó là các nguồn tri thức, là các phương tiện giúp học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học… hình thành ở các em các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo phục vụ mục đích dạy học.
TBDH là một bộ phận trong hệ thống CSVC sư phạm, TBDH là tất cả những phương tiện cần thiết được giáo viên và học sinh sử dụng trong hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong hoạt động khám phá và lĩnh hội tri thức của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
TBDH bao gồm máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình mẫu vật, hoá chất, tranh ảnh, đồ dùng dụng cụ giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật, thiết bị nghe nhìn và các thiết bị trực quan khác.
TBDH góp phần giúp học sinh hiểu rõ hơn về bản chất của mọi khái niệm trừu tượng, là cơ sở khoa học minh chứng có sức thuyết phục, là sự vật trực quan sinh động nhất, giúp việc học trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả….
docx 58 trang Mai Loan 27/03/2025 500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả Quản lý sử dụng thiết bị dạy học trường THPT Nguyễn Viết Xuân trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Cụm từ viết đầy đủ
Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
CSVC Cơ sở vật chất
CNTT Công nghệ thông tin
GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo.
GV Giáo viên
HS Học sinh
NVTB Nhân viên thiết bị
PPDH Phương pháp dạy học
PHBM Phòng học bộ môn
QLGD Quản lý giáo dục
QLTBDH Quản lý thiết bị dạy học
QTDH Quá trình dạy học
TBDH Thiết bị dạy học
THPT Trung học phổ thông.
TKB Thời khóa biểu.
UBND Ủy ban nhân dân 2.2. Cơ sở vật chất thiết bị dạy học ........................................................................24
2.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thiết bị . 25
2.4. Thực trạng công tác quản lý TBDH ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân...25
2.4.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của TBDH trong quá trình dạy học......25
2.4.2. Thực trạng việc trang bị TBDH ......................................................................28
2.4.3. Thực trạng sử dụng TBDH..............................................................................28
2.4.4. Thực trạng hiệu quả sử dụng TBDH...............................................................29
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG 
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN TRONG GIAI 
ĐOẠN HIỆN NAY ...................................................................................................36
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .........................................................................36
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ ...............................................36
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................................36
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn..................................................................36
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi.....................................................................36
3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng TBDH trường THPT 
Nguyễn Viết Xuân ...................................................................................................37
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDH cho các lực lượng trong nhà 
trường ........................................................................................................................37
3.2.2. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác TBDH ........................................37
3.2.3. Chủ động xây dựng nội dung đầu tư, bổ sung TBDH phù hợp với điều kiện nhà 
trường, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong đầu tư và nâng cấpTBDH ....39
3.2.4. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao kỹ năng khai thác, sử dụng TBDH cho giáo 
viên 40
3.2.5. Tăng cường quản lý bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp TBDH...........41
3.2.6. Tổ chức hoạt động dạy học ở PHBM hiệu quả ...............................................43
3.2.7. Sử dụng CNTT trong quản lý sử dụng TBDH ...............................................44
3.2.8. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, áp dụng chế độ thi đua khen thưởng tạo 
động lực cho việc sử dụng TBDH.............................................................................46
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................48
 3 I. LỜI GIỚI THIỆU
 Thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học và công nghệ, thời kỳ của xu thế hội nhập kinh tế 
quốc tế với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt. Đặc biệt, trong cuộc cách 
mạng 4.0. Ở mọi quốc gia, giáo dục luôn được coi là tiêu điểm của sự phát triển, là 
chìa khóa để đất nước phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, chính trị. Giáo dục luôn có 
vị trí quan trọng để phát triển nguồn nhân lực, quyết định thành công của công cuộc 
xây dựng đất nước.
 Ở nước ta, Đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định “Phát 
triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố 
cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đảng ta đã khẳng 
định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”, 
có thể nói: Nếu điều kiện cần để phát triển giáo dục là nguồn nhân lực, chất lượng đội 
ngũ nhà giáo thì cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) được xem là điều 
kiện đủ.
 Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu ra 
phương hướng: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách 
quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng 
và bảo vệ tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy, nội dung, phương pháp dạy và học, cơ chế 
quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy 
họctrong toàn hệ thống giáo dục”.
 Nhận thức rõ mục tiêu và tầm quan trọng của giáo dục trong thời gian qua Đảng 
và nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm không ngừng làm cho giáo dục thực 
sự là quốc sách hàng đầu. Để thực hiện được mục tiêu trên, trong những năm qua 
Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, quyết sách lớn đầu tư cho giáo dục nhằm 
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhà nước đã xây dựng bốn chương trình 
Quốc gia:
 1. Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa (SGK).
 2. Đổi mới phương pháp dạy - học.
 5 những câu hỏi liên quan đến kiến thức thực nghiệm, như ở câu 30, 34 (mã đề 748) 
môn hóa học đòi hỏi thí sinh cần có kiến thức thực hành thì mới có thể đạt điểm tối đa. 
Ở đề thi môn Vật Lý cũng gần gũi với cuộc sống với 1 câu lý thuyết mang tính vận 
dụng cao khi đề cập đến chuyện bắt sóng tivi ở Trường Sa, 1 câu hỏi mang tính thực 
nghiệm cao yêu cầu học sinh không những phải nắm rõ lý thuyết mà còn phải chắc 
chắn cả phần thực hành.
 Đặc biệt qua buổi họp báo ngày 27/4/2018, TS Sái Công Hồng - Phó Cục 
trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT đã trao đổi về kỳ thi THPT quốc gia 
2018 có nội dung: “với khối Khoa học Tự nhiên như Vật lý, Hóa học, Sinh học, phần 
câu hỏi khó sẽ nghiêng bản chất như hiện tượng Vật lý, Hóa học, không phải về tính 
toán”."Trong các môn này cũng bắt đầu xuất hiện câu hỏi về thí nghiệm và thực hành 
để dần dần tiếp cận phù hợp với chương trình SGK mới trong thời gian tới nhưng theo 
lộ trình từ ít đến nhiều trong những năm tiếp theo. Nếu không học sinh sẽ sốc”. Chúng 
tôi mong muốn việc này sẽ tác động trở lại với việc dạy học trong trường phổ thông, lý 
thuyết cần đi đôi với thực hành", ông Hồng nói.
 Trước những yêu cầu đổi mới trên, việc dạy học sinh những kiến thức thực 
nghiệm, kĩ năng thực hành là một yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
 Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì điều kiện về 
CSVC và thiết bị dạy học (TBDH) trong nhà trường được đầu tư đáng kể, có thể cho 
phép triển khai tổ chức các hình thức dạy học mang tính chuyên sâu nhằm phát huy tối 
đa tính tích cực của HS. Vì thế cần khai thác hiệu quả các TBDH trong các giờ học. 
Dạy học theo phòng học bộ môn (PHBM) với các TBDH hiện đại là một xu hướng tất 
yếu của quá trình hiện đại hoá giáo dục phải được thực hiện hiệu quả ở bậc THPT. 
Việc sử dụng hiệu quả TBDH là ý tưởng mang tầm chiến lược trong chủ trương đổi 
mới phương pháp dạy học (PPDH), giúp HS sớm làm quen với môi trường khoa học, 
giúp công việc giảng dạy của giáo viên (GV) tiện lợi hơn và coi đó như là một trong 
những mục tiêu chiến lược tạo nên thành công trong phong trào “Xây dựng trường học 
thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần quan trọng thực hiện dạy học theo chương 
trình sách giáo khoa mới, đáp ứng mục tiêu giáo dục Việt Nam đến năm 2030 đạt trình 
độ tiên tiến trong khu vực.
 Cùng với sự phát triển kinh tế, mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo của 
tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang phát triển ngày càng rộng, hệ thống trường, lớp, cơ sở vật
 7 V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Quản lí giáo dục
VI. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU TIÊN: 25/8/2017
VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN 
 1.Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác quản lý sử dụng TBDH kết hợp với 
thực tiễn công tác quản lý TBDH trong nhà trường, tác giả đề xuất một số biện pháp 
quản lý sử dụng hiệu quả TBDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường THPT 
Nguyễn Viết Xuân trong giai đoạn hiện nay.
 2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 2.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý sử dụng TBDH ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân hiện nay .
 2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý sử dụng TBDH ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân hiện nay.
 3. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu phân tích thực tiễn công tác quản lý sử dụng TBDH ở 
trường THPT Nguyễn Viết Xuân. Thời gian là 2 năm: 2016 – 2018
 4. Giả thuyết nghiên cứu
 Việc quản lý TBDH ở trường THPT Nguyễn Viết Xuân, tỉnh Vĩnh Phúc đã 
được quan tâm, xong vẫn còn một số bất cập ở một số vấn đề: Nhận thức về vai trò của 
TBDH trong quá trình dạy học của một số bộ phận giáo viên, học sinh chưa đúng mức; 
kỹ năng sử dụng TBDH của một số giáo viên còn hạn chế, chất lượng một số thiết bị 
chưa cao, một số thiếu đồng bộ, việc tổ chức quản lý khai thác sử dụng TBDH chưa 
đạt hiệu quả mong muốn.
 Nếu các biện pháp đề xuất trong sáng kiến đảm bảo tính khoa học và phù hợp 
với thực tế nhà trường sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở trường THPT Nguyễn 
Viết Xuân trong giai đoạn hiện nay.
 5. Nhiệm vụ nghiên cứu
 9 - Tổng kết kinh nghiệm trong quản lý sử dụng TBDH của một số nhân viên thiết 
bị, GV trường THPT Nguyễn Viết Xuân.
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm:
 Nghiên cứu, đánh giá qua các phiếu hỏi CBGV, NV, học sinh để chứng minh cho 
tính khả thi của những biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng 
thiết bị dạy học rồi đưa ra kết luận.
6.2.6. Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập trong nghiên cứu.
 - Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, xử lý các số liệu thu được từ các 
điều tra để rút ra kết luận.
7. Những đóng góp mới của đề tài Sáng kiến kinh nghiệm
 + Phân tích thực trạng việc quản lý sử dụng TBDH ở trường THPT Nguyễn 
Viết Xuân hiện nay.
 + Đề xuất một số biện pháp quản lý sử dụng hiệu quả TBDH phù hợp với điều 
kiện CSVC, TBDH và đặc điểm tình hình phát triển giáo dục của trường THPT 
Nguyễn Viết Xuân nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, đáp ứng yêu cầu, 
mục tiêu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
 11

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_su_dung_thie.docx
  • pdfBÁO CÁO, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2018-2019 NHÀN.pdf
  • docBÌA SKKN CẤP CS 2018-2019.doc
  • xlsThong ke SDTBDH ki 1 nam 2016-2017.xls
  • xlsThống kê số lượt dử dụng TBDH kì 1 năm học 2017-2018.xls
  • xlsThong ke su dung TBDH ki 2 nam hoc 2016-2017.xls
  • xlsThong ke su dung TBDH ki 2 nam hoc 2017-2018 (2).xls