SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo bé
Hoạt động góc là một giờ học vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Vì nó có vai trò đặc biệt trong việc phát triển khả năng lĩnh hội, khám phá của trẻ. Thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát và kỹ năng phân biệt, so sánh nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, hiểu sâu nội dung bài học, giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách toàn diện.
Ở trường mầm non trẻ được tham gia vào rất nhiều các hoạt động như: Học tập, ăn, ngủ, vui chơi, vận động. Trong đó hoạt động vui chơi được xem như là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Vì thông qua hoạt động vui chơi trẻ quan sát và bắt chước người khác, biến các hành vi quan sát được thành của mình và tái hiện lại hành vi đó.
Trong giờ hoạt động góc có rất nhiều góc chơi như: Góc phân vai, góc xây dựng, góc tạo hình, góc toán, góc thiên nhiên.Khi trẻ tham gia thể hiện vai chơi, thì vô hình dung phần nào cuộc sống thực đã được tái tạo, tính chất đa dạng trong hoạt động góc như là đưa trẻ đến với những hiện tượng sôi động của đời sống.
Trong hoạt động góc, trẻ mẫu giáo bé thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự do và chủ động. Điều đó được thể hiện trước hết trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi. Trong việc tự do tham gia vào trò chơi nào mà mình thích và tự do rút khỏi những trò chơi mà mình không thích.
Trong hoạt động góc trẻ mẫu giáo bé đã biết thiết lập những mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi, các thành viên trong nhóm chơi, đã biết cùng nhau thảo luận, bàn bạc về chủ đề chơi, phân vai, nội dung chơi và biết tìm vật thay thế. Trẻ không chỉ biết thể hiện vai qua các hành động với đồ chơi mà trẻ còn phản ánh đời sống tình cảm của vai chơi, phản ánh mối quan hệ xã hội của vai mình nhận, đặc biệt là trẻ thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức trong trò chơi.
Hoạt động góc của trẻ được giáo viên tổ chức, hướng dẫn, nhằm tái hiện lại những kiến thức đã học, qua hoạt động góc trẻ giải quyết được nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm những việc như người lớn do đó trẻ giải toả mâu thuẫn đó bằng hình thức cực kỳ độc đáo thông qua hoạt động góc: Góc phân vai, góc xây dựng, góc tạo hình, góc toán, góc thiên nhiên. Nghĩa là các con tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Các con tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như họ Ví dụ: Người mẹ, cô giáo, chú bộ đội, bác nông dân.
TT Nội dung Trang Mục lục 1 Phần mở đầu 1 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 2 Phần nội dung 3 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 5 2.3 Các biện pháp tổ chức thực hiện 5 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15 3 Phần kết luận - kiến nghị 16 3.1 Kết luận 16 3.2 Kiến nghị 16 I.MỞ ĐẦU : 1. Lý do chọn đề tài. Hoạt động góc là một giờ học vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Vì nó có vai trò đặc biệt trong việc phát triển khả năng lĩnh hội, khám phá của trẻ. Thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát và kỹ năng phân biệt, so sánh nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, hiểu sâu nội dung bài học, giúp trẻ phát triển trí tuệ một cách toàn diện. Ở trường mầm non trẻ được tham gia vào rất nhiều các hoạt động như: Học tập, ăn, ngủ, vui chơi, vận động. Trong đó hoạt động vui chơi được xem như là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Vì thông qua hoạt động vui chơi trẻ quan sát và bắt chước người khác, biến các hành vi quan sát được thành của mình và tái hiện lại hành vi đó. Trong giờ hoạt động góc có rất nhiều góc chơi như: Góc phân vai, góc xây dựng, góc tạo hình, góc toán, góc thiên nhiên...Khi trẻ tham gia thể hiện vai chơi, thì vô hình dung phần nào cuộc sống thực đã được tái tạo, tính chất đa dạng trong hoạt động góc như là đưa trẻ đến với những hiện tượng sôi động của đời sống. Trong hoạt động góc, trẻ mẫu giáo bé thể hiện rõ rệt tính tự lực, tự do và chủ động. Điều đó được thể hiện trước hết trong việc lựa chọn chủ đề và nội dung chơi. Trong việc tự do tham gia vào trò chơi nào mà mình thích và tự do rút khỏi những trò chơi mà mình không thích. Trong hoạt động góc trẻ mẫu giáo bé đã biết thiết lập những mối quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi, các thành viên trong nhóm chơi, đã biết cùng nhau thảo luận, bàn bạc về chủ đề chơi, phân vai, nội dung chơi và biết tìm vật thay thế. Trẻ không chỉ biết thể hiện vai qua các hành động với đồ chơi mà trẻ còn phản ánh đời sống tình cảm của vai chơi, phản ánh mối quan hệ xã hội của vai mình nhận, đặc biệt là trẻ thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức trong trò chơi. Hoạt động góc của trẻ được giáo viên tổ chức, hướng dẫn, nhằm tái hiện lại những kiến thức đã học, qua hoạt động góc trẻ giải quyết được nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm những việc như người lớn do đó trẻ giải toả mâu thuẫn đó bằng hình thức cực kỳ độc đáo thông qua hoạt động góc: Góc phân vai, góc xây dựng, góc tạo hình, góc toán, góc thiên nhiên. Nghĩa là các con tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình. Các con tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như họ Ví dụ: Người mẹ, cô giáo, chú bộ đội, bác nông dân. Với vai trò đó các con tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng. Hoạt động góc có một đặc trưng rất riêng vì chơi của trẻ không phải là thật, mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật,rất gần gũi. Bản chất của trẻ mầm non rất trong sáng, luôn nhạy cảm với những gì xảy ra xung quanh trẻ, nhất là trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội. Vì thế trẻ dễ bắt chước, tò mò và ham hiểu biết. Thông qua hoạt động góc nếu được tổ chức tốt nó sẽ ảnh hưởng tích cực đến quá trình hoàn thiện tâm lý trẻ, sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố,nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, đó là sự phát triển có thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, và thể lực trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo bé ở các trường đã được thực hiện một cách thường xuyên, nhưng giáo viên mới chỉ quan tâm đến việc trẻ nhớ tên góc chơi, trẻ có tham gia chơi hay không mà chưa quan tâm nhiều đến khả năng sử dụng đồ chơi, kỹ năng chơi, hay quan hệ với bạn bè khi chơi. Chưa giúp trẻ hiểu nội dung vai chơi. Vì thế trẻ không thể hiện được vai chơi, thể hiện sắc thái tình cảm chưa phù hợp. Đặc biệt cá biệt có những trẻ không thích tham gia vào các giờ hoạt động góc. Như vậy, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống cho trẻ. Trò chơi là phương tiện để trẻ học làm người, đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ, có giá trị không nhỏ, nó quyết định sự thành công trong việc phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức. Hay nói cách khác nó là phương tiện giáo dục không thể thiếu nhằm phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ cho trẻ. Xuất phát từ lý do đó tôi lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo bé “ 2. Mục đích nghiên cứu : - Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động góc cho trẻ 3-4 tuổi trong trường mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non Trường Thi B. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý luận thực tiễn, các văn bản chỉ đạo của ngành và của nhà trường. 4.2. Phương pháp quan sát: Quan sát việc trải nghiệm hàng ngày của trẻ trong giờ hoạt động góc - đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. 4.3. Phương pháp điều tra: Tìm hiểu những tồn tại về cơ sở vật chất của lớp, môi trường trong và ngoài lớp học. 4.4. Phương pháp thực hành. 4.5. Phương pháp đàm thoại trao đổi: Trao đổi với phụ huynh học sinh để nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, từ đó phối hợp với phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải để giáo viên làm đồ dùng đồ chơi. 4.6. Phương pháp tổng hợp đúc rút kinh nghiệm: Sau mỗi hoạt động góc tại lớp giáo viên ghi chép lại những tồn tại và hạn chế cũng như khả năng trải nghiệm của trẻ để đúc rút kinh nghiệm. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Lứa tuổi mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi của trẻ đã phát triển mạnh, đặc biệt là sự phát triển trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trong hoạt động góc những phẩm chất tâm lý của trẻ được phát triển mạnh mẽ. Khi trẻ chơi cũng là lúc trẻ học làm người. Khi trẻ nhập vai chơi, do nhu cầu mong muốn khám phá của trẻ mà trẻ cố gắng bắt chước cho giống thật nên trẻ đã thể hiện các hành động, cách ứng xử, giao tiếp, thái độ phù hợp với vai trẻ đóng. Cứ như thế, trong quá trình chơi, bằng cách nhập vai chơi mà trẻ học được cách ứng xử, giao tiếp, thấu hiểu được tình cảm của con người đối với con người, con người với thiên nhiên, con người với thế giới đồ vật xung quanh. Góp phần hình thành hành vi xã hội của bản thân trẻ. Thông qua hoạt động góc trẻ thực sự làm chủ những gì trẻ biết tức là trẻ biết vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống xung quanh để thực hiện nhu cầu chơi. Cũng trong hoạt động góc phát triển nhu cầu nhận thức,tính sáng tạo và tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Đây là một cơ sở căn bản để giáo dục trí tuệ cho trẻ, nó ảnh hưởng rất lớn đến phát triển tình cảm xã hội của trẻ, hoặc trong khi hoạt động trẻ đóng một vai nào đó thể hiện những hành động và mối quan hệ của người lớn, trẻ muốn đóng đúng hơn, giống thật hơn, nhưng vốn tri thức vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống của trẻ chưa đủ nên cũng xuất hiện nhu cầu nhận thức mới, đó cũng là một yếu tố trong sự phát triển trí tuệ. Trong khi hoạt động góc quá trình tâm lý, nhận thức cũng phát triển. Khi hoạt động với các đồ chơi hấp dẫn nhiều màu sắc, trẻ phấn khởi vui vẻ là điều kiện tốt cho sự phát triển thể lực và tâm lý. Thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành phẩm chất đạo đức quí báu như: Lòng nhân ái, ân cần, tốt bụng, chu đáo, quan tâm, cảm thông thật thà, dũng cảm, kiên trì, chịu khó. Đặc biệt là lòng nhân ái, không có một loại hình hoạt động nào ở tuổi mẫu giáo lại có thể giúp trẻ bộc lộ xúc cảm, tình cảm và thái độ của mình một cách thoải mái, tự nhiên như thể hiện các vai chơi trong hoạt động góc. Cũng thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, trẻ bắt chước lao động của người lớn, dần dần trẻ nắm được một số kỹ năng lao động đơn giản, mặt khác tính độc lập, tính sáng tạo, tính tự nguyện của trẻ trong quá trình chơi đã giúp trẻ khẳng định "cái tôi" của mình. Trẻ xác định rõ ràng vai trò, vị trí của mình trong "xã hội trẻ em", trong trò chơi. Trẻ phân biệt mình với bạn khác và biết nhận xét, đánh giá bạn và đánh giá ngay cả chính bản thân mình. Ngoài ra, hoạt động góc còn là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo: Đi, chạy, nhảy...phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo. Hoạt động góc còn là phương tiện giáo dục lao động. Vì trong các hoạt động góc thường phản ánh các hình thức lao động của người lớn nên qua các trò chơi hình thành ở trẻ một số kỹ năng lao động như cầm dao, cầm kéo, các thao tác nấu ăn quét dọn nhà cửa cũng có trong hoạt động góc. Với những vai trò, ý nghĩa rất quan trọng như trên hoạt động góc có giá trị rất lớn trong việc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2016 – 2017 bản thân tôi được chăm sóc giáo dục ở lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi ,có tổng số trẻ là 30. * Thuận lợi. Trường được quan tâm của các cấp các ngành, ban giám hiệu tạo điều kiện tốt cho chị em trong công tác. Trường có cơ sở vật chất trang thiết bị tương đối đầy đủ, đáp ứng cho nhu cầu hoạt động góc của trẻ. Đối với trẻ: Các cháu rất thích các hoạt động vui chơi như tham gia hoạt động góc và chơi các trò chơi trong giờ hoạt động góc. Đa số trẻ đi học từ nhà trẻ, nên trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động. Đối với bản thân: Giọng nói rõ ràng, nên khi dạy các cháu tôi thể hiện rõ nội dung yêu cầu của các góc chơi, vai chơi. Bản thân cũng học hỏi đồng nghiệp về kỹ năng lên lớp sao cho gần gũi trẻ và thực sự lôi cuốn trẻ vào hoạt động. Các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ các đồng nghiệp giỏi, chuyên đề được tổ chức, hướng dẫn chu đáo tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên luôn cập nhật được những nội dung, những phương pháp thực hiện cơ bản có hiệu quả về bộ môn. * Khó khăn. Trẻ mới từ nhà trẻ chuyển lên, một số trẻ mới bắt đầu đi học nên khả năng của trẻ không đều, còn một số trẻ chưa mạnh dạn tự tin, không thích hoạt động tập thể. Đồ dùng phục vụ cho hoạt động góc đã đầy đủ nhưng tính thẩm mỹ chưa cao, chưa đa dạng thiết thực cho các loại hình hoạt động, chưa gây được hứng thú cho trẻ, nhiều phòng nhóm còn hơi chật dẫn đến hoạt động của trẻ còn gò ép. Do đó ảnh hưởng một phần nào đó đến quá trình hoạt động của trẻ trong khi tham gia chơi ở các góc. Một số giáo viên chưa thực sự khéo léo, linh hoạt, sáng tạo trong giờ hoạt động góc, còn khô cứng chưa lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động một cách hứng thú. 3. Kết quả của thực trạng trên. Khảo sát thực tiễn chất lượng tổ chức giờ hoạt động góc cho trẻ trên lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi lần 1 năm học 2016 – 2017 với số trẻ 30 cháu, tôi đã đưa ra các tiêu chí để khảo sát mức độ hoạt động của trẻ như sau: - Kỹ năng chơi: Mức độ đạt: Trẻ có kỹ năng chơi ở nhiều góc khác nhau, biết hành động phù hợp với vai chơi. - Khả năng sử dụng đồ chơi: Có khả năng sử dụng đồ chơi hợp lý, không lấy đồ chơi nhóm này sang nhóm khác, biết sử dụng vật thay thế khi chơi. Sau khi chơi trẻ biết cất dọn, sắp xếp đồ chơi đúng vị trí. - Quan hệ với bạn khi chơi: Mức độ đạt: Trẻ biết đoàn kết, nhường nhịn, giúp đỡ bạn, biết giao lưu với các góc khác. Kết quả được thể hiện ở bảng sau. Tiêu chí Kỹ năng chơi Khả năng sử dụng đồ chơi Quan hệ với bạn khi chơi Mức độ Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Số trẻ 30 18/30 12/30 20/30 10/30 19/30 11/30 Tỷ lệ(%) 60 40 66,7 33,3 63,3 36,7 Qua khảo sát ta thấy chất lượng của trẻ mẫu giáo bé trên lớp về hoạt động góc còn có những vấn đề đáng lưu tâm. Sau đây là một số biện pháp mà tôi áp dụng trong tổ chức giờ hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo bé nhằm cải thiện tình hình trên. 4. Các giải pháp đã và đang thực hiện. 4.1. Tự học tự bồi dưỡng. 4.2. Tạo môi trường giáo dục phong phú giúp trẻ tham gia giờ hoạt động góc có hiệu qủa cao. 4.3. Lập kế hoạch tổ chức, đổi mới hình thức và hướng dẫn trẻ chơi. 4.4. Giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ thể hiện tốt vai chơi. 4.5. Tích hợp, lồng ghép nội dung hoạt động góc vào một số môn học. 4.6. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh. 5. Các biện pháp tổ chức thực hiện. Biện pháp: 1. Tự học tự bồi dưỡng. Tự học tự bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng, tay nghề, nghiên cứu chuyên đề, tài liệu, tập san, sách báo tham khảo tài liệu về tâm lý học, giáo dục học trẻ em, qua đó giúp tôi nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, những thói quen hành vi đạo đức. Để từ đó tôi có thể lựa chọn những biện pháp tác động phù hợp đến trẻ nhằm phát triển ở trẻ tình cảm tập thể, sự đoàn kết, giúp trẻ có lòng dũng cảm, có ý thức giữ gìn đồ chơi. Để có kiến thức bản thân tôi luôn tự nghiên cứu tài liệu, tập san và trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các lớp học chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn liên trường, các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Được dự các tiết dạy thực hành tôi đã học tập được một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giờ hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo bé. Trẻ mẫu giáo bé ngây thơ, trong sáng, thế giới nội tâm phong phú nhưng hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh chưa nhiều đòi hỏi người giáo viên phải có sự khéo léo và thông minh trong giao tiếp với trẻ. Vì thế cô giáo cần phải có kiến thức sâu rộng về nội dung cũng như hình thức tổ chức các góc hoạt động. Qua hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói làm giàu vốn từ cho trẻ. Qua đó tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ trong trò chơi, giữa trẻ và mọi người, thể hiện một cách chân thành nhất qua trò chơi: Nấu ăn, bán hàng... Học hỏi qua phương tiện thông tin đại chúng là hình thức bổ ích: Tôi thường xuyên xem cách hướng dẫn tạo ra những đồ dùng đồ chơi đẹp, dễ làm, phù hợp với trẻ, qua đó vận dụng vào việc tổ chức hướng dẫn trẻ chơi giúp trẻ nhận ra cái đẹp, cái chưa đẹp, phát triển óc thẩm mỹ cho trẻ. Ví dụ: Tôi xem các chương trình giải trí của thiếu nhi, các trò chơi trên truyền hình, vào mạng internet tìm những hình ảnh bé vui chơi, bé tham gia chơi ở hoạt động góc, bé chơi trò chơi học tập, hay những giờ dạy thực hành để học hỏi các hình thức, cách tổ chức hoạt động của cô và trẻ. Biện pháp: 2. Tạo môi trường giáo dục phong phú giúp trẻ tham gia giờ hoạt động góc có hiệu qủa cao. Đối với giáo dục mầm non, môi trường giáo dục có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục. Những hình ảnh trực quan được bố trí sắp xếp trong môi trường hoạt động của trẻ giúp trẻ tiếp nhận dễ dàng những nội dung giáo dục mà giáo viên cần truyền đạt cho trẻ. Đặc biệt là trẻ lại được trực tiếp hoạt động với chúng. Vì vậy tôi đã chú trọng đến việc xây dựng môi trường lớp học phong phú, căn cứ vào nội dung từng chủ đề, chủ điểm và chú ý trang trí sao cho ngộ nghĩnh, thu hút sự chú ý của trẻ. Việc thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ được tuân theo các nguyên tắc sau: Chia diện tích phòng thành các góc hoặc các khu vực chơi khác nhau. Bố trí góc chơi yên tĩnh, xa các góc ồn ào (Góc xây dựng, góc đóng vai ở gần nhau và xa góc sách), góc tạo hình tránh lối đi lại, Góc thiên nhiên ở ngoài. Có góc cố định, có góc di động hoặc thay đổi tuỳ theo chủ đề chính của lớp trong thời gian đó. Có ranh giới riêng giữa các góc. Có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển. Bố trí bàn ghế phù hợp với từng góc. Đồ chơi, học liệu để mở, vừa tầm với của trẻ. Đặt tên góc dễ hiểu đối với trẻ. Sau mỗi chủ đề cần thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ. Cho phép trẻ tham gia sắp xếp góc chơi của mình. Môi trường chơi của trẻ bao gồm không gian chơi, phương tiện, điều kiện vật chất phục vụ cho hoạt động chơi của trẻ và bầu không khí cởi mở, thân thiện, ấm cúng giữa cô và trẻ, giữa trẻ với nhau trong suốt quá trình chơi. Tạo môi trường hoạt động tốt cho trẻ trong các góc không chỉ đơn giản là việc sắp xếp các góc chơi hợp lý, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi thẩm mĩ, gọn gàng mà còn là việc chuẩn bị đầy đủ, phong phú đồ dùng, học liệu chơi cho trẻ. Ví dụ: Bản thân đã tận dụng phế liệu thu nhặt được để làm ra những đồ dùng cho trẻ hoạt động góc như: Ấm chén, Xoong, dép, mũ, làn. Một số sản phẩm nông nghiệp (Cà rốt, gạo, mỳ, một số loại rau, quả..), trống lắc bằng hộp bia, những xắc xô, xúc xắc bằng nắp chai lọ nhôm, sắt, những chiếc kèn bằng ống nhựa, giấy bìa, mũ múa, trang phục từ giấy màu, giấy bóng mềm, bó hoa ngày lễ tết. Nhằm gây hứng thú cho trẻ trong các buổi chơi. Mỗi ngày một ít dần dần môi trường giáo dục được hoàn chỉnh dần từ đôi bàn tay cần mẫn của chị em giáo viên trong trường chúng tôi theo sát từng chủ đề trong năm học. Nhà trường cần có thư viện đồ chơi, là nơi trưng bày nhiều loại sách, đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng. Những bộ tranh truyện, hoạ báo đều có hình ảnh minh hoạ. Những bài thơ, ca dao, đồng dao cùng các nguồn tài liệu được chọn lựa phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, có sách cho cô tham khảo những nội dung giáo dục, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Ở phòng thư viện đồ chơi còn trang bị phương tiện nghe, nhìn đầy đủ với băng đĩa có nội dung hình ảnh của truyện, thơ, bài hát. Cần chú ý thiết kế tranh theo từng chủ điểm sao cho hợp lý, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Nhìn vào tranh chủ điểm mọi người biết đang học chủ điểm gì. Tranh chủ điểm treo ở vị trí dễ nhìn, tranh chủ điểm có thể là tranh vẽ tập thể của các trẻ và cô. Khi thiết kế tranh chủ điểm cần bám vào các chủ đề nhánh để chuẩn bị tranh sao cho phù hợp. Ví dụ: Chủ điểm: Thế giới thực vật. Trước khi bước vào chủ điểm cô trò chuyện trao đổi với trẻ xem trẻ đã biết và chưa biết điều gì về chủ điểm, để từ đó cùng trẻ và phụ huynh chuẩn bị nguyên vật liệu như: Tranh ảnh, các loại cây, mô hình, băng đĩa về các loài thực vật. Chủ đề nhánh bé yêu các loại cây xanh (cây đa, cây vú sữa, cây tre, cây bàng, cây mít...), các loại rau quả ( rau bắp cải, rau muống, rau cải bẹ, su hào, cà chua...), các loại cây lương thực ( cây lúa, ngô, khoai, sắn...), các loại hoa ( hoa hồng, hoa cúc, hoa sen...), tết và mùa xuân ( Bánh trưng, bánh dầy, hoa quả, bánh kẹo ngày tết, hoa đào, hoa mai). Đến cuối chủ điểm có thể cho trẻ quan sát lại các bức tranh và tổng kết chủ đề. Chú ý trang trí các góc chơi sao cho phù hợp với chủ đề, cần sử dụng các gam màu sáng để trang trí góc, nhằm gây hứng thú, hấp dẫn trẻ. Ở chủ đề: Gia đình. Tôi thiết kế môi trường hoạt động ở một số góc như sau : Góc sách: Trang trí góc đọc sách cần có: Thảm, các giỏ để sách, trưng bày các con rối, trò chơi, tranh ảnh, các tập băng hình, các câu chuyện có nội dung về gia đình, có cả các sách do trẻ tự sưu tầm. Ví dụ: Cho trẻ làm sách về gia đình. Nguyên liệu: Những hình ảnh khác nhau, bút sáp màu, hồ dán, kéo, ghim. Cách làm: Trẻ quan sát, nhận xét và tìm ra những hình ảnh có nội dung về gia đình, dùng kéo cắt các hình ảnh, phết hồ và dán vào giấy gam, dùng ghim đính các tờ giấy gam để tạo thành quyển sách, dùng bút sáp trang trí theo ý tưởng của trẻ. Có thể nói môi trường hoạt động là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của trẻ. Việc sắp xếp các góc chơi hợp lý, đồ dùng đồ chơi thẩm mĩ, cách tổ chức lôi cuốn trẻ, thì tôi tin rằng hoạt động góc luôn là hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ lớp tôi. Biện pháp: 3. Tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương cho trẻ hoạt động. Để buổi chơi đạt hiệu quả cao đồng thời gây được sự hứng thú, hấp dẫn cho trẻ trong khi chơi tôi mang đến những nguyên vật liệu ở địa phương (Giấy, bìa các loại, que, hột hạt, vỏ ngao, sò, hến vỏ dừa, vải màu, chai nhựa, các khối gỗ, rơm rạ đã chuốt phẳng) Ví dụ: Bao diêm cũ bọc giấy mầu làm đồ chơi xếp hình, làm xúc xắc cho trẻ nhà trẻ. Lõi chỉ bằng gỗ thì làm bánh xe lăn, bằng giấy thì cắt thành khoanh nhỏ nhuộm mầu làm đồ chơi sâu hạt. Những ống nhựa, dây nhựa truyền huyết thanh bỏ đi có thể làm sạch làm ống nghe cho trò chơi bác sỹ Những miếng xốp chèn hàng cũng có thể tạo ra nhiều đồ chơi lý thú như cắt bộ bàn ghế, ấm chén, tủ quần áo, con cò, con chim bồ câu. Hoặc những dây buộc hàng bằng ni
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_goc_cho_tr.doc