SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh

Trên thực tế xã hội ta đang chịu sự tác động ảnh hưởng của sự phát triển khoa học - kĩ thuật và công nghệ, sự bùng nổ thông tin kinh tế trên toàn cầu nên đời sống kinh tế văn hóa xã hội xuất hiện nhiều ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tác động, chi phối tới quá trình giáo dục trong nhà trường . Hiện nay trẻ em lêu lổng, lang thang, nhiều em vi phạm pháp luật ở độ tuổi vị thành niên. có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên ở học sinh Tiểu học song có một nguyên nhân cơ bản từ phía giáo dục của nhà trường đó là: Việc rèn luyện đạo đức qua 5 điều Bác Hồ dạy ở nhiều trường chưa được tổ chức thường xuyên. Các tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức nhưng hoạt động chưa có chiều sâu nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc giáo dục ngoài giờ lên lớp còn hạn chế. Do vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh” làm nội dung nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh. Cụ thể tôi đã áp dụng các biện pháp này cho lớp tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2016 - 2017.

doc 18 trang thuychi01 7310
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trên thực tế xã hội ta đang chịu sự tác động ảnh hưởng của sự phát triển khoa học - kĩ thuật và công nghệ, sự bùng nổ thông tin kinh tế trên toàn cầu nên đời sống kinh tế văn hóa xã hội xuất hiện nhiều ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tác động, chi phối tới quá trình giáo dục trong nhà trường . Hiện nay trẻ em lêu lổng, lang thang, nhiều em vi phạm pháp luật ở độ tuổi vị thành niên... có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên ở học sinh Tiểu học song có một nguyên nhân cơ bản từ phía giáo dục của nhà trường đó là: Việc rèn luyện đạo đức qua 5 điều Bác Hồ dạy ở nhiều trường chưa được tổ chức thường xuyên. Các tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức nhưng hoạt động chưa có chiều sâu nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc giáo dục ngoài giờ lên lớp còn hạn chế. Do vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh” làm nội dung nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh. Cụ thể tôi đã áp dụng các biện pháp này cho lớp tôi trực tiếp giảng dạy năm học 2016 - 2017.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
	Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của hoạt động ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh Tiểu học nói chung và học sinh Trường Tiểu học Đông Tân nói riêng. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
	Học sinh Trường Tiểu học Đông Tân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
	Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
	Nghiên cứu các tài liệu, các nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp qui Nhà nước, luật Giáo dục, điều lệ trường Tiểu học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
	- Phương pháp quan sát.
	- Phương pháp đàm thoại.
	- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục.
	- Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM BỒI DƯỠNG TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC VÀ RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH 
1. Một số khái niệm:
1.1. Khái niệm giáo dục:
	Giáo dục là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức của nhà giáo dục, người được giáo dục dưới sự tác động của nhà giáo dục nhằm hình thành ở người được giáo dục một cách tích cực, tự giác, độc lập những quan điểm, niềm tin, định hướng giá trị lí tưởng xã hội chủ nghĩa, những động cơ thái độ kĩ năng, kĩ xảo, thói quen, đối xử trong các quan hệ chính trị đạo đức, pháp luật...thuộc các lĩnh vực đời sống xã hội.
1.2. Khái niệm về hoạt động:
 Hoạt động được xem như là một phương tiện tồn tại của con người bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm tương ứng nhằm đảm bảo nhu cầu của bản thân, nhóm xã hội, trong môi trường xung quanh.
1.3. Khái niệm về hoạt động ngoài giờ lên lớp:
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
2. Một số vấn đề lí luận về hoạt động ngoài giờ lên lớp:
	Vị trí của hoạt động ngoài giờ lên lớp:
	- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong hoạt động dạy học. Theo cách phân chia hiện nay hoạt động dạy học giáo dục trong nhà trường được phân chia thành hai bộ phận:
	+ Hoạt động dạy học trên lớp.
	+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
	- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo quan hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội. Vì thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường đã phát huy vai trò tích cực của mình đối với đời sống. Mặt khác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng để tham gia vào sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục nói chung.
 Chức năng của hoạt động ngoài giờ lên lớp:
	- Củng cố mở rộng, khơi sâu năng lực nhận thức của các bộ môn văn hóa, khoa học.
	- Trực tiếp rèn luyện đạo đức, nhân cách, tính cách tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, con người với thiên nhiên, với môi trường sống.
	- Tạo điều kiện cho học sinh hòa nhập với cuộc sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục.
2.1. Những nguyên tắc hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
 Để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả cần tuân theo những nguyên tắc sau:
	- Phải đảm bảo tính mục đích, tính tổ chức, tính kế hoạch. Bất kì một hoạt động nào cũng phải đạt được mục đích nhất định. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng có mục đích rõ ràng. Vì vậy, người giáo viên phải đề ra được mục đích, yêu cầu của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong cả năm học, từng kì học, từng hoạt động.
	- Tính tự nguyện. Tự giác, tự quản của học sinh.
 	- Đảm bảo tính tập thể:
 	- Đảm bảo tính đa dạng, phong phú:
 	- Đảm bảo tính hiệu quả:
 	Khi tiến hành hoạt động gì ta cũng tính đến hiệu quả. Hiệu quả ấy có thể mang lại lợi ích xã hội hoặc hiệu quả giáo dục.
2.2. Nội dung và hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Hoạt động chính trị, xã hội, pháp luật:
+ Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ gia đình neo đơn, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó, học sinh lang thang cơ nhỡ.
+ Tham gia các chương trình từ thiện.
- Hoạt động lao động công ích xã hội:
+ Tham gia trồng cây xanh xung quanh trường.
+ Lao động tu sửa trường lớp.
+ Lao động giúp nhân dân địa phương: Dọn đường làng ngõ xóm.
- Hoạt động văn hóa, văn nghệ:
+ Giới thiệu sách báo, những tác phẩm có giá trị lớn mà thiếu nhi quan tâm.
+ Tổ chức tốt các cuộc thi mang tính chất văn hóa, giáo dục.
- Hoạt động thể thao quốc phòng, tham gia du lịch:
+ Tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao: Bóng đá, bóng bàn, cầu lông, đá cầu.
+ Tổ chức ngày hội truyền thống của trường, lớp.
+ Tổ chức hội thi văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí.
+ Hoạt động tham gia du lịch.
II.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG TÂN.
I.THỰC TRẠNG
1.Thực trạng chung của toàn thành phố về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Những năm gần đây trong phương hướng chỉ đạo từ Bộ GD&ĐT đã rất quan tâm đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên một thực tế là điều kiện cơ sở vật chất của các trường Tiểu học còn nghèo nàn, đặc biệt là trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn rất thiếu thốn. Một số trường BGH còn ít quan tâm đến hoạt động này. Đội ngũ Tổng phụ trách Đội và hoạt động Đội mang tính kiêm nhiệm, ít có thời gian đầu tư chuyên sâu. Nội dung, hình thức hoạt động của các trường còn nghèo nàn, tẻ nhạt, đơn điệu, đôi khi mang tính hình thức, chiếu lệ gọi là có. Đây là những lí do để thấy rằng chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp ở một số trường chưa đạt hiệu quả cao.
 2.Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Đông Tân
 2.1 Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Qua trao đổi, trò chuyện và thăm dò ( bằng phiếu điều tra) tôi thấy thực trạng về nhận thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Đông Tân cụ thể như sau:
 - Đối với cán bộ quản lí: BGH nhà trường, TPT Đội đều xác định vị trí, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cần thiết, là tất yếu của nhà trường, xác định được hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần phải xây dựng kế hoạch đầy đủ, kịp thời và hiệu quả để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đồng thời phải làm tốt công tác phối hợp với các tổ chức, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để nhận được sự ủng hộ.
- Đội ngũ giáo viên: Nhìn chung các giáo viên phụ trách lớp đã nhận thức rõ về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp song vẫn còn một số giáo viên còn mang tư tưởng xem nhẹ chỉ coi trọng việc dạy trên lớp chưa thực sự quan tâm đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Họ cho rằng đó là việc của lãnh đạo, của giáo viên Tổng phụ trách , của giáo viên dạy môn hoạt động ngoài giờ nên thường phó mặc cho Tổng phụ trách hoặc có tham gia cũng mang tính chiếu lệ, đối phó, chưa nhiệt tình.
- Về học sinh: Phần lớn học sinh rất say mê, yêu thích hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Các em sẵn sàng tham gia hoạt động với mọi hình thức mà được thầy cô hướng dẫn.Song vẫn còn rất nhiều học sinh chưa nhận thức rõ được ý nghĩa của hoạt động mà mình đang tham gia hoặc tham gia chưa tích cực. Nhiều học sinh còn rụt rè, nhút nhát chưa mạnh dạn, thiếu tự tin khi đứng trước đông người. Có những em khi được gọi lên tham gia các hoạt động thì từ chối hoặc khóc. 
Kết quả thăm dò qua phiếu:
Đối tượng được thăm dò
Số người
Mức độ nhận thức về HDGDNGLL
Tốt
Khá
TB
Cán bộ quản lí + GV TPT Đội
4
100%
Giáo viên
21
40%
50%
10%
Học sinh
450
30%
45%
25%
2.2.Thực trạng về xây dựng đội ngũ trong chỉ huy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Thành lập Ban chỉ đạo gồm có: 
+ Hiệu trưởng.
+ Bí thư Đoàn.
+ TPT Đội.
+ Khối trưởng, chủ nhiệm.
+ Đại diện của BCH Đoàn của địa phương.
- Đội ngũ giáo viên: Nhìn chung đã có nhận thức rõ về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp song vẫn còn một số giáo viên vẫn phó mặc mảng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho Tổng phụ trách Đội hoặc có tham gia thì chiếu lệ chưa thật nhiệt tình vì họ chỉ xem việc dạy trên lớp là mục đích số một.
- Đội ngũ tự quản của học sinh:
Liên đội thành lập ban chỉ huy có 15 em tập trung vào hai khối 4 và 5. Mỗi chi đội thành lập ban chỉ huy gồm 3 em, cùng với ban cán sự lớp, ban chỉ huy Chi đội, Liên đội hàng tuần, hàng tháng giao ban làm tốt công tác thi đua. Tổng hợp, xếp loại, rút kinh nghiệm khá chu đáo.
2.3. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch:
Ban chỉ đạo, chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho các lớp học tuy có sự phối hợp như vậy nhưng đôi khi việc duyệt kế hoạch còn chưa kịp thời, triển khai hoạt còn chậm do vậy hiệu quả còn chưa cao.
2.4 Thực trạng về công tác hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Các chủ điểm được tiến hành chỉ tập trung chủ yếu vào ngày trọng đại như 20/11; 8/3; 26/3. Các chủ điểm khác chủ yếu sinh hoạt truyền thống, nội dung chưa phong phú. Việc tuyên dương, khen thưởng cho các hoạt động còn chậm trễ, mức khen thấp.
- Các chủ điểm đã được BGH, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội nhà trường lên kế hoạch cụ thể để triển khai đến từng giáo viên song nội dung, hình thức ở các chủ điểm hoạt động còn nghèo nàn, chưa phong phú.
2.5 Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá:
Nhà trường đã tổ chức kiểm tra kịp thời, đánh giá đúng mức, công bằng song quá trình tổ chức kiểm tra còn mang tính hình thức, cho qua. Khen thưởng những cá nhân, tập thể xuất sắc chưa kịp thời làm chậm rãi phong trào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
2.6 Những hạn chế cần khắc phục:
- Về nhận thức: Một bộ phận giáo viên, học sinh chưa tích cực chủ động trong thực hiện. Giáo viên hầu hết là nữ, hầu hết đã có gia đình hằng ngày phải chăm lo con cái nên họ ngại tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Về hành vi, kĩ năng: Kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên còn hạn chế. Công tác tự rèn luyện, tự phấn đấu của học sinh chưa cao.
2.7 Nguyên nhân:
- Cán bộ quản lí chưa kịp thời trong việc phê duyệt kế hoạch.
- Các lực lượng trong xã hội chưa chủ động tích cực hỗ trợ với nhà trường.
- Vấn đề ngân sách của nhà trường còn hạn chế cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Mức sống của gia đình học sinh khác nhau nên có những hoạt động như tham quan, dã ngoại nên một số em không đủ điều kiện tham gia phải chịu thiệt thòi.
- Giáo viên còn hạn chế về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
II. GIẢI PHÁP
Từ thực trạng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh. Trong những năm qua nhà trường và đội ngũ giáo viên đã có nhiều cố gắng để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt kết quả tốt song vẫn còn nhiều hạn chế do nguyên nhân đã nói ở trên. Đây chính là những vấn đề cần tập trung giải quyết trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp và mạnh dạn nêu ra một số giải pháp để đưa vào giảng dạy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh như sau:
1. Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
BGH cho giáo viên thấy được tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là rất cần thiết và quan trọng trong quá trình giáo dục tổng thể. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn có lồng ghép hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giúp giáo viên có kiến thức cơ bản về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. Xây dựng kế hoạch phù hợp với thực tế điều kiện của lớp chủ nhiệm.
Giáo viên chủ nhiệm cần lập ra kế hoạch cho từng tuần, từng tháng, từng học kì. Có thể lập kế hoạch hoạt động theo các chủ điểm, trong từng tuần có lịch cụ thể cho từng ngày, làm những gì, làm như thế nào. Kế hoạch này thông qua tập thể lớp để từ đó các em nắm được lịch hoạt động ngoài giờ lên lớp của lớp mình.Tùy vào thực tế của lớp chủ nhiệm để xây dựng kế hoạch cho phù hợp.
3. Xây dựng các điều kiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Xây dựng đội ngũ.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có vai trò, nghiệp vụ và năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong yêu cầu giáo dục toàn diện học sinh.
4. Thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm bồi dưỡng tình cảm đạo đức và rèn kĩ năng sống cho học sinh.
 - Tổ chức các hoạt động ngoài giờ thực sự phải phong phú về nội dung và hình thức.
 - Kết hợp với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ( bám sát chương trình) như: Thăm nghĩa trang liệt sĩ, đọc truyện. Sinh hoạt lớp ( vào buổi sáng thứ 6) như tổ chức thi hát, múa, kể chuyện theo chủ điểm,giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống.
5. Thực hiện hoạt động theo chủ điểm:
Giáo viên cần bám sát lịch hoạt động của BGH và Tổng phụ trách Đội để tổ chức thực hiện tốt các chủ điểm như 20/11; 8/3; 26/3; 19/5.
Nội dung: Phải bám sát vào chương trình học, lịch hoạt động của Đội, của Nhà trường.
Hình thức: Tổ chức các cuộc thi có trao giải bằng hiện vật hoặc tặng cờ, hoa.
6. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả người giáo viên phải thực hiện theo quy trình đảm bảo tính khoa học và chặt chẽ.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.Biện pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng quán triệt tư tưởng chỉ đạo về việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong năm học.
- Tổ chức cho cán bộ, giáo viên học điều lệ trường Tiểu học đặc biệt chú trọng đến Chương III, Điều 27 qui định các hoạt động giáo dục. Các thành viên trong nhà trường phải thống nhất quan điểm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong hai mặt giáo dục của nhà trường là giảng dạy trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Mục tiêu của nhà trường là giáo dục toàn diện trong đó giáo dục đạo đức là nền tảng, là gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác.
2.Biện pháp thứ 2: Xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện lớp chủ nhiệm.
- Ngay từ đầu năm học , BGH nhà trường họp Hội đồng sư phạm thông qua kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, Đoàn thanh niên phối hợp xây dựng.
- Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là bản thiết kế chương trình hành động của nhà trường. Từ đó có định hướng hoạt động cho giáo viên và học sinh. Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm: kế hoạch năm học, kế hoạch học kì, kế hoạch chủ điểm ( tháng), kế hoạch cho một hoạt động cụ thể.
- Xác định những căn cứ để xây dựng kế hoạch:
+ Căn cứ vào văn bản pháp quy, quy định của Nhà nước về việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Căn cứ tình hình cụ thể của nhà trường.
+ Căn cứ vào nội dung học tập trên lớp của học sinh.
+ Căn cứ vào mục đích giáo dục của nước ta.
+ Căn cứ vào đặc điểm kinh tế của địa phương.
 	Dựa trên những căn cứ đó, giáo viên lập bản kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có lịch hoạt động cân đối cho cả năm học. Cụ thể trong tuần, tháng và lịch hoạt động hè cùng địa phương.
3.Biện pháp thứ 3: Xây dựng các điều kiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
3.1 Xây dựng đội ngũ: 
- Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, tìm mạng lưới cộng tác viên nhiệt tình, kinh nghiệm, khéo léo trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Sử dụng những giáo viên có năng khiếu về hoạt động làm nòng cốt, chọn cử giáo viên có năng lực, điều hành mọi tổ chức, hoạt động là Tổng phụ trách Đội.
- Tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian đầu tư cho các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Trong mỗi lớp, mỗi khối cũng như toàn liên Đội lựa chọn các hạt nhân để phong trào phát triển mạnh.
- Thiết lập đội ngũ sao đỏ và qui chế hoạt động để kiểm tra đôn đốc cũng như nhận xét, đánh giá việc thực hiện.
3.2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có vai trò, nhiệm vụ, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sao cho phù hợp yêu cầu, nguyện vọng của học sinh để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo tham gia hoạt động.
- Tập huấn kĩ năng hoạt động Đội cho đội ngũ tự quản của học sinh.
- Tổ chức tập huấn về kĩ năng tổ chức các hoạt động cho giáo viên.
- Rút kinh nghiệm nhân rộng các điển hình về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các khối lớp sau đó nhân ra toàn trường.
4.Biện pháp thứ 4: Thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.
4.1 Tiết chào cờ đầu tuần
Tiết chào cờ đầu tuần có vị trí định hướng hoạt động 1 tuần, 1 tháng ( 1 chủ điểm) nó khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi học sinh trong nhà trường. Vì vậy cần xác định rõ nội dung và đặc biệt quá trình chuẩn bị các bước:
+ Chuẩn bị: Xây dựng đội trống đánh tốt các bài trống hành tiến, trống chào cờ, trống chào mừng, trống đệm quốc ca, đội ca
+ Tiến hành:
Thời gian: Sáng thứ hai hàng tuần.
Các hoạt động:
- Diễu hành theo nhịp trống hành tiến về vị trí tập trung ( mỗi lớp 2 hàng).
- Báo cáo sĩ số và trang phục với liên đội trưởng ( lớp trưởng báo cáo).
- Liên đội trưởng điều hành lễ chào cờ.
- Đội trưởng đội sao đỏ nhận xét các hoạt động trong tuần, có đánh giá từng lớp.
- Hiệu trưởng nhận xét
- Tổng phụ trách Đội phát động thi đua và tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động theo chủ điểm.
- Tùy vào tình hình đặc điểm của địa phương, có thể lồng ghép một số tiết giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết chào cờ đầu tuần như tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS hoặc tuyên truyền về an toàn thực phẩm, an toàn giao thông.
+ Kết thúc:
- Tổng phụ trách Đội đánh giá chung về tinh thần thái độ của giáo viên,học sinh về công tác chuẩn bị, hiệu quả của tiết.
- Khen ngợi, nhắc nhở các lớp.
- Dặn dò, giao nhiệm vụ.
4.2 Tiết hoạt động tập thể cuối tuần
4.2.1 Vị trí của tiết:
 - Được quy định trong kế hoạch giáo dục tiểu học, cụ thể hóa trong thời khóa biểu của trường Tiểu học được tiến hành ở các lớp học.
- Là tiết để học sinh triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học được phổ biến ở tiết chào cờ đầu tuần.
- Đồng thời các em tổng kết, rút kinh nghiệm các hoạt động.
4.2.2 Nội dung của tiết
Tiến hành hoạt động tập thể cuối tuần có nội dung rất phong phú, bao gồm các nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động theo chủ điểm được phổ biến ở các tiết chào cờ đầu tuần.
- Phân công trách nhiệm cho từng tổ chức, thành viên.
- Tập dượt các nội dung hoạt đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_giao_duc_n.doc