SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học số 1 Tân An

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học số 1 Tân An

 Ở bậc Tiểu học phân môn Kể chuyện được lồng ghép trong môn Tiếng Việt. Kể chuyện không chỉ giúp học sinh mở rộng vốn từ, mà còn giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp. Suốt những năm ở tiểu học, nếu các em được nghe và học kể chuyện đầy đủ thì các em được bồi dưỡng nhận thức, tình cảm, được làm giàu vốn từ ngữ và phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng. Ta thấy phân môn kể chuyện trở nên đa dạng và phong phú. Dạy tốt kể chuyện, rèn kĩ năng kể chuyện tốt ở các em, giáo viên sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển năng khiếu ở học sinh tạo điều kiện ươm mầm cho những nhân tài mai sau.

Đối với lớp 2 các câu chuyện kể trong tiết kể chuyện, giáo viên thường cho học sinh đọc thuộc và nhớ nội dung câu chuyện rồi kể lại. Học sinh kể nối tiếp từng đoạn trong nhóm, rồi kể trước lớp.

 Tổ chức thi kể chuyện trước lớp giữa các nhóm với nhau, giữa học sinh với học sinh có khả năng kể chuyện tốt, bạo dạn.

Học sinh thường nhút nhát, kể chuyện chưa hay, chưa sinh động, chưa có nhiều hình thức kể chuyện phong phú nên những giờ kể chuyển chưa sôi nổi. 

doc 15 trang Phúc Hảo 06/03/2024 6448
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học số 1 Tân An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Một số biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Kể chuyện cho học sinh lớp 2 Trường Tiểu học số 1 Tân An.
 Mã số: ..
1. Tình trạng giải pháp đã biết: 
 1.1. Mô tả ngắn gọn giải pháp đã biết: 
 Ở bậc Tiểu học phân môn Kể chuyện được lồng ghép trong môn Tiếng Việt. Kể chuyện không chỉ giúp học sinh mở rộng vốn từ, mà còn giúp học sinh phát triển kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp. Suốt những năm ở tiểu học, nếu các em được nghe và học kể chuyện đầy đủ thì các em được bồi dưỡng nhận thức, tình cảm, được làm giàu vốn từ ngữ và phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng. Ta thấy phân môn kể chuyện trở nên đa dạng và phong phú. Dạy tốt kể chuyện, rèn kĩ năng kể chuyện tốt ở các em, giáo viên sẽ tạo điều kiện tốt cho sự phát triển năng khiếu ở học sinh tạo điều kiện ươm mầm cho những nhân tài mai sau.
Đối với lớp 2 các câu chuyện kể trong tiết kể chuyện, giáo viên thường cho học sinh đọc thuộc và nhớ nội dung câu chuyện rồi kể lại. Học sinh kể nối tiếp từng đoạn trong nhóm, rồi kể trước lớp.
 Tổ chức thi kể chuyện trước lớp giữa các nhóm với nhau, giữa học sinh với học sinh có khả năng kể chuyện tốt, bạo dạn.
Học sinh thường nhút nhát, kể chuyện chưa hay, chưa sinh động, chưa có nhiều hình thức kể chuyện phong phú nên những giờ kể chuyển chưa sôi nổi. 
1.2. Ưu khuyết điểm của giải pháp đã biết. 
* Ưu điểm:
Giáo viên có điều kiện hướng dẫn học sinh ngay từ khi học bài tập đọc, giáo viên có thể kể chuyện lưu loát, có điều kiện chuẩn bị đồ dùng cho học sinh chu đáo trong các tiết học.
Ở lớp 2, các câu chuyện đã có sẵn trong sách giáo khoa. Chính điều này đã giúp học sinh có nhiều thuận lợi trong việc nhớ và thuộc nội dung câu chuyện. Học sinh lớp 2 còn rất hiếu động, các em rất nhanh thuộc các câu chuyện, có thể thuộc từng câu chữ.
Nội dung các câu chuyện phù hợp với lứa tuổi học sinh. Với những nhân vật trong các câu chuyện gần gũi, tình cảm giúp cho học sinh dễ nhiều dễ thuộc truyện. Trong các câu chuyện thường có tranh minh họa giúp học sinh dễ ghi nhớ nội dung câu chuyện.
Với hình thức kể chuyện trong nhóm, mỗi học sinh đều được kể một đoạn truyện cũng đã phát huy được sự tích cực ở một số học sinh. Đối với những học sinh có khả năng kể chuyện các em thường rất hào hứng thi kể chuyện trước lớp, khi được tuyên dương học sinh đã rất hãnh diện. Ở các tiết học sau các em sẽ có hứng thú học tập tốt hơn.
Tuy nhiên với những giải pháp đã áp dụng một số học sinh đã kể được câu chuyện theo yêu cầu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.
* Hạn chế
Đối với hình thức học thuộc lòng câu chuyện hạn chế về sự hứng thú, sự hào hứng chờ đợi vì kể chuyện bởi những câu chuyện kể này đã biết.Khuyết điểm
Bên cạnh đó, hầu hết học sinh khối lớp 2 của Trường Tiểu học số 1 Tân An là học sinh dân tộc thiểu số nên vốn ngôn ngữ Tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế. Các em giao tiếp còn rụt rè, chưa mạnh dạn, chưa biết dùng lời của mình thể hiện giọng của nhân vật trong mỗi câu chuyện sao cho phù hợp, chưa sáng tạo giọng kể, gần như các em học thuộc lòng bài tập đọc, lời kể chưa hấp dẫn người nghe, hầu như các em chỉ đọc thuộc lại câu chuyện đã học.
 Khi kể chuyện trong nhóm, trước lớp, một số em nhút nhát còn ngại ngùng không dám bộc lộ khả năng của mình vì sợ các bạn cười. Vì vậy, khi tổ chức kể chuyện để bình chọn người có giọng kể hay nhất, hấp dẫn nhất, thì đối với học sinh đó thường không dám thi mà chỉ là những học sinh học tốt trổ tài mà thôi. Từ đó chưa tạo được hứng thú cho tất cả học sinh trong nhóm.
Trước đây giáo viên thường dạy kể chuyện theo cách thuộc truyện, chưa tìm ra được những phương pháp dạy kể chuyện mang lại hiệu quả tốt nên chất lượng phân môn kể chuyện chưa cao, chưa tạo được hứng thú cho học sinh khi kể chuyện. 
Với những hạn chế nêu trên tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp mới để nâng cao chất lượng trong giờ kể chuyện.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 
2.1. Mục đích của giải pháp: 
Đưa ra các giải pháp dạy kể chuyện cho học sinh để mang lại hiệu quả chất lượng tốt nhất cho học sinh trong phân môn kể chuyện. Từ đó tạo thêm hứng thú cho các em qua từng câu chuyện, để giờ kể chuyện không còn là giờ đọc truyện nhàm chán.
 Góp phần phát triển thêm vốn từ ngữ Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp cho học sinh tự tin bạo dạn hơn. 
2.2. Mô tả chi tiết nội dung của giải pháp: 
2.2.1. Giáo viên tự tìm hiểu bồi dưỡng kĩ năng kể chuyện.
Một trong những điều đầu tiên hấp dẫn học sinh trong giờ kể chuyện chính là giọng kể, kĩ năng kể chuyện của giáo viên. Chính vì vậy trước mỗi tiết kể chuyện giáo viên cần tìm hiểu kĩ nội dung câu chuyện, kể mẫu được cho học sinh nghe bằng ngôn ngữ sinh động, hấp dẫn. 
Học sinh tiểu học còn mang tính tư duy cụ thể trực quan, nó được chuyển dần từ cụ thể trực quan sang trừu tượng, khái quát. Vì thế khi dạy giáo viên cần chú ý đến trực quan. 
Giáo viên gần gũi, nhẹ nhàng và trực tiếp theo dõi giúp đỡ các em với thái độ niềm nở, nhất là đối với môn kể chuyện thì vấn đề này giáo viện lại càng đặc biệt quan tâm hơn vì trong mỗi tiết kể chuyện thường có không ít em có thói quen rụt rè, ngại nói sẽ nói nhỏ và nói ấp úng, diễn đạt kém. Nhưng lúc này nếu giáo viên có nét mặt nhăn nhó, khó chịu thì lại càng cho các em rụt rè hơn và thậm chí còn hoảng sợ không nhớ đến nội dung chuyện và lần sau sẽ không dám nữa. Nếu khi kể chuyện nối tiếp đoạn trong nhóm những học sinh trung bình không nhớ được nội dung thì giáo viên nhẹ nhàng gợi mở cho học sinh những câu hỏi gợi ý.
 Tiết kể chuyện như tên gọi là đặc trưng, kể chứ không phải đọc hay là giảng. Khi dạy người giáo viên phải biết hướng dẫn các em kể lại bằng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Biết vận dụng vào các tranh vẽ để nhớ lại nội dung từng đoạn của câu chuyện. Do kể chuyện có tính chất tổng hợp nên tiết kể chuyện yêu cầu các em rèn luyện các kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nói trước đông người, kỹ năng đóng vai theo nội dung truyện.
Trong các kỹ năng tôi đã nêu thì kỹ năng kể chuyện là một kỹ năng có tính chất tổng hợp của kỹ năng nói và kỹ năng diễn cảm. Muốn nói, muốn viết, khi nói, khi viết phải diễn tả ý của mình sao cho trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác và hay.
Luyện kỹ năng kể lại câu chuyện diễn cảm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó vừa hình thành những phẩm chất, nhân cách vừa góp phần phát triển tư duy, ngôn ngữ, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh.
2.2.2. Luyện kể kết hợp hài hoà giữa ánh mắt với động tác, cử chỉ, điệu bộ.       
Ánh mắt của người kể có vai trò rất quan trọng trong kể chuyện, nó là yếu tố cơ bản để làm cho người kể tạo dựng được câu chuyện có hồn. Nếu biết kết hợp hài hoà giữa ánh mắt với động tác, điệu bộ, cử chỉ thì câu chuyện kể mới sống động, mới thu hút được người xem. Muốn làm được điều này, đòi hỏi người kể phải nhập vai, phải hoà mình vào câu chuyện. Vì vậy người kể phải hiểu rõ tâm trạng vui buồn, hay tức giận, của mỗi nhân vật trong từng đoạn truyện, trong cả câu chuyện.
 Học sinh cần tìm hiểu về mỗi quan hệ giữa các nhân vật trong truyện với nhau. Để thành công cho mỗi tiết dạy kể chuyện thì sau 2 tiết học tập đọc, giáo viên cần dặn dò học sinh về nhà đọc kĩ bài và tìm hiểu tính cách của từng nhân vật để chuẩn bị cho tiết học kể chuyện.
Ví dụ: Câu chuyện: Bác sĩ Sói
Sói gian ác, định lừa Ngựa để ăn thịt. Ngựa thông minh nhanh trí. Hai nhân vật có 2 tính cách khác nhau nên khi kể chuyện các em phải thể hiện với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt khác nhau.
Khi kể chuyện giáo viên cần hướng dẫn học sinh kể kết hợp với ánh mắt với động tác, cử chỉ, điệu bộ để câu chuyện trở nên sinh động hơn, thu hút được người nghe    
2.2.3. Thực hiện sắm vai luyện kể chuyện phân biệt lời nhân vật
 Bất cứ bài học nào phù hợp với phương pháp đóng vai thì tổ chức cho học sinh sắm vai. Từ đó trở thành thói quen và các em sẽ quen dần cách đóng vai. Tuy thời gian đầu sẽ khó khăn vì các em còn nhỏ sau dần các em sẽ quen và sẽ trở thành nhu cầu học tập. Vai diễn của các em có thể chưa thật sự hay nhưng sẽ mang lại cho các em niềm vui và hứng thú học tập rất lớn. Qua vai diễn nhân vật các em được thể hiện sẽ giúp các em ghi nhớ được câu chuyện lâu hơn.
Giáo viên không cung cấp trước lời nói của nhân vật, để các em tự tìm lấy.
Giáo viên không bày sẵn các tình huống mà để các em dựa vào câu chuyện xử lý các tình huống đó.
Để thực hiện đóng vai được thành công, giáo viên cần tiến hành luyện cho học sinh đọc diễn cảm trong bước luyện đọc phân vai. Việc này có vai trò rất quan trọng trong việc luyện cho học sinh kể phân vai, học sinh biết kể giọng phù hợp với từng nhân vật trong truyện và giúp học sinh dễ thuộc nội dung câu chuyện, thuộc lời của mỗi nhân vật hơn. Trước hết giáo viên cho học sinh luyện đọc phân vai theo cá nhân (mỗi em đọc một vai nhân vật) sau đó đọc phân vai theo nhóm. Cuối cùng cho học sinh thi đọc phân biệt giọng từng nhân vật trong truyện.
VD: Truyện “Qủa tim khỉ.” Mặc dù khỉ đang ở trên lưng Cá Sấu 
nhưng giọng Khỉ vẫn bình tĩnh, không run rẩy vì Khỉ đang tìm kế để lừa Cá Sấu. Còn giọng Cá Sấu to, đắc thắng, sung sướng vì Cá Sấu sắp ăn thịt được Khỉ. 
2.2.4. Thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm trong mỗi tiết kể chuyện. 
Đây là phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Đây cũng là xu hướng học tập theo chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Học sinh cùng tranh luận, hợp tác để giải quyết vấn đề. Tổ chức cho học sinh luyện kể theo nhóm là luyện cho tất cả học sinh đều được kể chỉ trong một thời gian ngắn và tạo cho những học sinh có tính e ngại khắc phục dần dần, từ chỗ kể cho 3- 4 bạn nghe rồi dần dần sẽ mạnh dạn kể cho nhiều người nghe.
   Nên chia nhóm nhỏ 4 em là hợp lý nhất. Nên sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho các đối tượng học sinh xen kẽ nhau:
 + Học sinh có kĩ năng kể chuyện tốt với học sinh kể chưa tốt.
 + Học sinh nam với học sinh nữ.
 + Học sinh mạnh dạn tự tin với học sinh nhút nhát, tự ti.
 + Học sinh có khả năng diễn đạt tốt, năng khiếu kể chuyện hay với học sinh có khả năng diễn đạt yếu, không có khả năng kể chuyện.
Thường xuyên tạo không khí thi đua vui vẻ thân thiện giữa các cá nhân và giữa các nhóm với nhau sẽ làm cho các em học sinh trong nhóm phải cố gắng chăm chỉ, đồng thời tạo cho mỗi em trong nhóm luôn phát huy hết khả năng của mình để không bị liên quan đến kết quả xấu của cả nhóm. 
Học sinh kể chuyện trong nhóm
2.2.5. Luyện cho học sinh kể chuyện có sáng tạo.
Đây quả là một yêu cầu tương đối khó đối với học sinh tiểu học, nhưng làm được điều này thì câu chuyện kể không những trở nên sinh động hơn mà còn làm giàu thêm vốn từ cho học sinh. Đặc biệt đối với những câu chuyện kể có yêu cầu kể phân vai dựng lại câu chuyện thì điều này lại là yếu tố hết sức quan trọng. Để luyện được cho học sinh biết kể sáng tạo đòi hỏi giáo viên phải có hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt tỉ mỉ, đồng thời trong quá trình học sinh kể giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi bạn kể phải tìm ra được những chi tiết nào sáng tạo trong lời kể, trong điệu bộ, trong cử chỉ,... của bạn. Cho học sinh luyện giọng kể chuyện, chú ý vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, những câu cảm thán.
VD: Chà chà!; Ôi! Đau quá!; Ối!...
2.2.6. Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết kể chuyện.
 a) Tranh.
   Tranh ảnh là đồ dùng trực quan có thể được sử dụng trong bất kì một môn học nào. Giáo viên sử dụng tranh vẽ để minh hoạ cho nội dung truyện, làm cho lời kể mẫu của mình sinh động và hấp dẫn hơn. Vì vậy, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ tranh vẽ. Vì tranh vẽ thể hiện nội dung, diễn biến câu chuyện. Học sinh dựa vào tranh vừa là phương tiện trợ giúp trí nhớ một cách đắc lực, vừa là công cụ làm cho việc thể hiện lại câu chuyện một cách sinh động và hấp dẫn. Đa số các câu chuyện đều được kể theo tranh, mỗi bức tranh sẽ tương ứng với nội dung của một đoạn truyện, thường thì mỗi câu chuyện có từ 3 đến 4 đoạn nên có từ 3 đến 4 bức tranh minh hoạ.     
 b) Chuẩn bị một số dụng cụ hoá trang sắm vai đơn giản cho mỗi nhân vật.
 Dụng cụ hoá trang góp phần quan trọng trong việc gây hứng thú cho học sinh kể và gây sự chú ý theo dõi của người xem. Chỉ cần thay đổi mội vài kiểu dáng nho nhỏ cũng đã tạo được niềm hứng khởi cho bạn được đóng vai kể rất lớn. Giáo viên có thể gợi ý cho các em tự chuẩn bị đụng cụ hóa trang của mình trước khi có tiết kể chuyện. Từ đó học sinh sẽ tích cực hơn trong quá trình học. Những dụng cụ hóa trang có thể cầu kì hay đơn giản, có thể tân dụng ngay những đồ dung sẵn có. Với trí tưởng tưởng phong phú học sinh sẽ phát huy được sự sáng tạo của riêng mình.
Học sinh rất phấn khởi với nhân vật của mình
c) Ứng dụng cộng nghệ thông tin trong dạy kể chuyện
Ngoài những đồ dùng dạy học thông thường giáo viên còn có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy kể chuyện bằng cách cho học sinh được xem các video clip về những câu chuyện mà các em được học. Với kho dữ liệu điện tử rất phong phú hiện nay, chúng ta có thể tìm được rất nhiều những câu chuyện hấp dẫn, sinh động phù hợp với nội dung học tập trên lớp. Ví dụ: Ông Mạnh thắng Thần Gió, truyện Bác sĩ Sói, truyện Quả tim Khỉ Qua đó học sinh sẽ có cái nhìn sinh động hơn về các câu chuyện mình sẽ kể. 
Câu chuyện Bác sĩ Sói trên mạng Internet
Học sinh xem video kể chuyện Bông hoa niềm vui
2.2.7. Phối hợp với cha mẹ học sinh luyện kể chuyện ở nhà
Giáo viên và cha mẹ học sinh nên thường xuyên có những trao đổi, phản hồi trong quá trình đánh giá học sinh trong các hoạt động học tập. Những hoạt động cộng đồng như: “Em hãy về kể câu chuyện cho người thân nghe” sẽ giúp các em phát huy hiệu quả tốt hơn khi học phân môn kể chuyện. Có những em còn nhút nhát rụt rè có thể ở trên lớp em còn rụt rè nhưng ở nhà em sẽ bạo dạn tự tin hơn.
Qua việc phối hợp thường xuyên với cha mẹ học sinh giáo viên còn có thể cùng phụ huynh đánh giá quá trình học tập của các em. Từ đó chất lượng học tập của học sinh sẽ có chuyển biến tốt hơn.
 2.3. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng.
- Sáng kiến của tôi đã nêu được nhiều giải pháp cụ thể, rõ ràng. Không chỉ dạy kể chuyện theo lối mòn mà còn tìm hiểu từ tâm lí học sinh, nghiên cứu đặc trưng của môn kể chuyện để từ đó tìm ra các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức cho học sinh hợp lí hiệu quả nhất. Bản thân tôi đã tự bồi dưỡng kĩ năng kể chuyện và chuẩn bị đồ dùng học tập chu đáo, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong dạy kể chuyện để các em có cái nhìn trực quan hơn về các nhân vật, phù hợp với tư duy của học sinh lớp 2.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp: 
Các giải pháp mà tôi đưa ra đã áp dụng hiệu quả cho học sinh khối lớp 2, Trường Tiểu học số 1 Tân An. Ngoài ra cũng có thể áp dụng cho các khối lớp khác trong Trường Tiểu học số 1 Tân An và các trường Tiểu học khác.
Giải pháp cũng có thể áp dụng được cho cha mẹ học sinh khi dạy con học tại nhà. Chính cha mẹ học sinh sẽ là người cùng các em chuẩn bị đồ dùng hoặc hỗ trợ các em về cách kể chuyện hay khi các em kể chuyện cho cha mẹ nghe.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp. 
Trước khi áp dụng các giải pháp mới tiết kể chuyện thường trầm, chỉ có một số học sinh có thể kể được câu chuyện theo yêu cầu. Nhưng hầu hết các em kể chuyện chưa được hấp dẫn, chưa tạo được hứng thú cho tiết học, chưa phát huy được tính tích cực của tất cả học sinh trong lớp. Từ đó mà khả năng ghi nhớ các câu chuyện trong chương trình học của các em còn nhiều hạn chế. Chưa phát huy được năng lực tư duy của các em nhiều, học sinh kể chuyện còn phải phụ thuộc vào sách giáo khoa.
Qua một thời gian áp dụng các biện pháp dạy kể chuyện, tôi nhận thấy:
Chất lượng của giờ kể chuyện ở các lớp tôi dạy đã được nâng lên rõ rệt.
Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, các em đã biết cách kể chuyện bằng nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn, góp phần tạo hứng thú cho các em trong các tiết học kể chuyện và cả những tiết học khác. 
Nhiều học sinh đã mạnh dạn, tự tin thể hiện những vai diễn của mình trong các câu chuyện. Tích cực trao đổi với bạn, hang hái tham gia thi kể chuyện để được biểu dương. Từ đó mà mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ, làm giàu vốn sống và vốn văn học cho các em. Tích cực hóa trong các tiết học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, ghi nhớ các câu chuyện lâu hơn. 
Tiết kể chuyện đã sôi nổi hơn góp phần hình thành nhân cách, đem lại cảm xúc, thẩm mỹ lành mạnh, đem lại niềm vui cho các em suốt những năm ở trường tiểu học, kể chuyện góp phần làm cho tâm hồn các em trong sáng.
Phát triển năng lực tư duy, khả năng sáng tạo cho học sinh. Học sinh kể chuyện không còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa. Qua mỗi câu chuyện các em đã nâng cao hiểu biết về đời sống, góp phần hình thành phẩm chất và năng lực, nhân cách con người. 
 Kết quả cụ thể: Tôi đã tiến hành khảo sát khối lớp 2 tại Trường Tiểu học số 1 Tân An tôi thấy kết quả đã thay đổi rõ rệt, kĩ năng kể chuyện của các em có chuyển biến tích cực từ đầu năm học đến cuối học kì I, cụ thể như sau: 
Tổng số
học sinh
HS kể tốt
Tỉ lệ
HS biết kể
Tỉ lệ
HS kể chưa hay
Tỉ lệ
   Đầu năm: 33
04
12%
18
55%
11
33%
   GHKI    : 33
8
24%
19
58%
6
18%
   CHKI   : 33
14
42%
19
58%
0
0%
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng lần đầu
- Các giáo viên chủ nhiệm khối lớp 2 Trường Tiểu học số 1 Tân An.
6. Tài liệu, minh chứng.
* Tài liệu
- Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2. – NXB giáo dục
- Tâm lí học đại cương – Trần Trọng Thủy chủ biên – NXB giáo dục-Hà Nội 
* Minh chứng:
- Một số ảnh minh họa các tiết học.
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
 Tân An, ngày 2 tháng 3 năm 2021
NGƯỜI BÁO CÁO
 	Hứa Thị Tuyền Anh
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CÁC TIẾT HỌC KỂ CHUYỆN

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phan_mon_ke_chuyen.doc