SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trương Tiểu Học
Giáo dục và Đào tạo có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc bồi dưỡng con người phát triển toàn diện (Đạo đức - Trí tuệ - Thể chất - Thẩm mỹ). Nó là con đường cơ bản nhất để hình thành nhân cách người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 ( Khóa XI) về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Mục tiêu đối với giáo dục phổ thông: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015”.
Bậc tiểu học được coi là nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông. Chất lượng giáo dục phổ thông còn phụ thuộc nhiều vào kết quả giáo dục của bậc học, do đó yêu cầu giáo dục tiểu học phải làm sao để có kết quả và chất lượng tốt nhất. Để đạt được điều đó một trong những giải pháp của ngành đã đề ra là “Tiếp tục đổi mới Nội dung - Phương pháp giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn – thân thiện, đồng thời giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh trong các trường học ”.
Để thực hiện được mục tiêu của bậc học và nhiệm vụ trọng tâm của các năm học đề ra, đòi hỏi mỗi cán bộ làm công tác quản lý trường học phải nhiệt tình và thể hiện lương tâm trách nhiệm trước công việc; thật sự năng động, sáng tạo, có năng lực, dám nghĩ, dám làm để cải tiến phương pháp quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRIỆU LỘC ------***------ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TRONG TRƯƠNG TIỂU HỌC Người thực hiện: Trịnh Văn Thường Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Triệu Lộc SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý giáo dục HẬU LỘC NĂM 2018 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 I. Phần mở đầu 1 2 1. Lí do chọn đề tài: 1 3 2. Mục đích nghiên cứu: 2 4 3. Đối tượng nghiên cứu: 2 5 4.Phương pháp nghiên cứu: 2 6 5. Những điểm mới 2 7 II. Phần nội dung 3 8 1. Cơ sở lý luận 3 9 2. Thực trạng địa phương – Nhà trường 4 - 5 10 3. Biện pháp thực hiện 6 - 16 11 4. Hiệu quả : 17 12 III. Kết luận và kiến nghị 18 13 1. Kết luận 18 14 2. Kết luận - kiến nghị 18 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Giáo dục và Đào tạo có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc bồi dưỡng con người phát triển toàn diện (Đạo đức - Trí tuệ - Thể chất - Thẩm mỹ). Nó là con đường cơ bản nhất để hình thành nhân cách người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 Hội nghị Trung ương 8 ( Khóa XI) về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Mục tiêu đối với giáo dục phổ thông: “Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015”. Bậc tiểu học được coi là nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông. Chất lượng giáo dục phổ thông còn phụ thuộc nhiều vào kết quả giáo dục của bậc học, do đó yêu cầu giáo dục tiểu học phải làm sao để có kết quả và chất lượng tốt nhất. Để đạt được điều đó một trong những giải pháp của ngành đã đề ra là “Tiếp tục đổi mới Nội dung - Phương pháp giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn – thân thiện, đồng thời giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh trong các trường học ”. Để thực hiện được mục tiêu của bậc học và nhiệm vụ trọng tâm của các năm học đề ra, đòi hỏi mỗi cán bộ làm công tác quản lý trường học phải nhiệt tình và thể hiện lương tâm trách nhiệm trước công việc; thật sự năng động, sáng tạo, có năng lực, dám nghĩ, dám làm để cải tiến phương pháp quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Nhận thức rõ nhiệm vụ: Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường lên một bước tiến mới cần tập trung đổi mới phương pháp “ Bồi dưỡng đội ngũ về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và nghiệp vụ chuyên môn. Đổi mới công tác tham mưu về công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, thư viện thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống. Xuất phát từ nhận thức về “vị trí giáo dục của Đảng ta trong thời kỳ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”. Với trách nhiệm là Hiệu trưởng nhà trường, đứng trước tình hình thực tế về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn và yếu kém. Tôi đã suy nghĩ và tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân yếu kém; tập trung nghiên cứu, tìm giải pháp và tổ chức thực hiện trong hai năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018 góp phần tích cực nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tham mưu với lãnh đạo địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học - Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể xã hội, Hội cha mẹ học sinh xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đồng thời tăng cường giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh. - Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, tích cực tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu về vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế, trật tự an toàn xã hội tại địa phương xã Triệu Lộc. - Nghiên cứu nội dung chương trình, các văn bản chỉ đạo của các cấp về giáo dục bậc Tiểu học. - Nghiên cứu đội ngũ giáo viên – Học sinh trường Tiểu học. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát, khảo sát thực tế về tình hình cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học trong nhà trường. - Quan sát, khảo sát thực tế trật tự an toàn xã hội tại địa phương xã Triệu Lộc. - Quan sát, khảo sát chất lượng dạy và học trên lớp và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Phương pháp phân tích tổng hợp, thuyết trình tranh luận. - Phương pháp tổ chức nghiệm thu, so sánh đối chứng tổng hợp. 5. Điểm mới trong công tác nghiên cứu: - Thu hút, huy động nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Vai trò giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm. - Từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh. II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Mục tiêu của giáo dục tiểu học là hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất , thẫm mỹ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở. Vì kết thúc quá trình học tập của bậc học, học sinh tiểu học phải đạt được những chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản. Vì vậy quản lý mục tiêu giáo dục là sự phối hợp điều khiển các tác động có chủ định vào đối tượng giáo dục (học sinh) để các khía cạnh của mục tiêu giáo dục được thực hiện một cách đồng bộ. Cùng với xu thế thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc về mọi mặt khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bảo, tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, quy tắc sống cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt là thế hệ trẻ, các em dể dàng học theo, bắt trước một số thói hư tật xấu du nhập từ bên ngoài. Vì vậy giáo dục kỹ năng sông cho học sinh tiểu học là một yêu cầu cần thiết đã và đang được triển khai trong các nhà trường. Giáo dục kỹ năng sống cần trang bị cho học sinh những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các tình huống trong cuộc sống. Công tác quản lý trường tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đạt kết quả cao. Để nâng cao được chất lượng trong nhà trường, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải luôn nhiệt tình, sáng tạo đề ra những giải pháp tích cực, kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương. Cán bộ quản lý, đứng đầu là người Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, với lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội; tranh thủ mọi nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học; đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục và công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Bởi có điều kiện tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu nghiên cứu và môi trường giáo dục lành mạnh thân thiện; thu hút được nhiều lực lượng xã hội cùng tham gia làm công tác giáo dục; kích thích được đội ngũ giáo viên trong nhà trường dành nhiều tâm huyết, sáng tạo trong giảng dạy sẽ tạo những động lực tích cực để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mỗi năm học, đội ngũ cán bộ quản lý phải bám sát vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Tổ chức triển khai sâu sắc các văn bản chỉ đạo của Đảng - Nhà nước và của Ngành đến toàn thể cán bộ giáo viên, giúp giáo viên nhận thức đúng và đầy đủ nhiệm vụ năm học. Đề ra phương hướng mục tiêu, xây dựng kế hoạch sát với điều kiện thực tế của nhà trường; huy động các nguồn lực sẵn có ( Nhân lực, vật lực, tài lực....) để tổ chức thực hiện các giải pháp đạt kết quả cao theo kế hoạch đề ra. Phát động sâu rộng các phong trào thi đua, tổ chức sơ kết nhân rộng những điển hình tiên tiến. 2. THỰC TRẠNG ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG. Thực tế ở địa phương Triệu Lộc - Hậu Lộc trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước cũng đã có những bước khởi sắc về phát triển kinh tế. Cùng với những mặt mạnh của phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương cũng đã xuất hiện một số tụ điểm chơi Gemas và một số tai tệ nạn xã hội khác. Một bộ phận nhỏ học sinh đã tham gia vào các trò chơi vô ích, dẫn đến nghỉ học vô lý do, không chịu khó học tập, kết quả học tập sa sút. Là một địa phương có đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, có diện tích đồi 357 ha/ 912,8 ha chiếm 39,1 % tổng diện tích chung của xã nên có diện tích trồng rừng lớn và các hồ nước nằm sâu trong các thung lũng núi bao quanh, có khu di tích lịch sử Quốc gia ( Đền Bà Triệu). Khu vực thị tứ Quán Dốc là đầu mối luôn trung chuyển lưu thông hàng hóa nông, lâm, thủy sản của huyện đi các tỉnh trong nước và biên giới Trung Quốc; có đồi núi, rừng cây và một số hồ nước nằn khuất sâu trong các thung lũng và đặc biệt từ năm 2017 lưu lượng phương tiện tham gia giao thông rất đông do công nhân đi làm tại nhà máy may xã Châu Lộc trùng với thời gian học sinh đến trường nên đã có một số trường hợp đã bị va quệt khi tham gia giao thông. 2.1. Cơ sở vật chất nhà trường: - Cuối tháng 8 năm 2016 tôi được phân công công tác tại trường Tiểu học Triệu Lộc. Thực tế cơ sở vật chất nhiều hạng mục đã xuống cấp: Hệ thống chiếu sáng, quạt mát, bàn ghế học sinh, bảng biểu trong các phòng học đã bị hư hỏng nhiều; sách trong thư viện và trang thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu và bị hư hỏng gây khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý chất lượng giáo dục của nhà trường. - Phòng thiết bị, đồ dùng dạy học còn sử dụng trong một phòng với diện tích 12 m2 rất khó khăn trong việc quản lý và sử dụng. - Hệ thống thoát nước trong khuôn viên nhà trường chưa có nên thường hay ngập úng về mùa mưa, các bồn cây trên sân trường đã bị long, nứt và đổ vỡ gây khó khăn tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Nhà để xe chưa đảm bảo diện tích và đã bị xuống cấp, hư hỏng phần mái che. 2.2.Về chất lượng đội ngũ: - Đội ngũ giáo viên thiếu về số lượng và cơ cấu bộ môn ( chưa có giáo viên Âm nhạc, Thể dục), đặc biệt một số giáo viên trong nhà trường luôn biến động do luân chuyển về thành phố Thanh Hóa nên phần nào không ổn định về tư tưởng để cống hiến lâu dài. Công tác bồi dưỡng đội ngũ về Đổi mới phương pháp dạy học - Ứng dụng CNTT, sử dụng ĐDDH còn bị xem nhẹ, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. - Chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều về nghiệp vụ chuyên môn, một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết, say sưa với nghề nghiệp, còn lười suy nghĩ trong việc đổi mới phương pháp dạy học, chưa chịu khó sử dụng phương tiện thiết bị - Đồ dùng dạy học, việc ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy hiệu quả chưa cao, chưa phấn đấu vươn lên để trở thành giáo viên giỏi các cấp, lớp có chất lượng cao. 2.3. Công tác quản lý. - Công tác bồi dưỡng đội ngũ về chính trị tư tưởng chưa được thường xuyên, có một số giáo viên chưa vượt khó vươn lên, hay có tư tưởng ỷ lại. Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ còn mang nặng tính hình thức, chưa tập trung vào giải quyết những vấn đề khó trong quá trình ĐMPPDH. - Công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên có biểu hiện xem nhẹ. Công tác nhận xét chữa bài của học sinh trên lớp chưa thường xuyên, việc phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành chưa được chú trọng. - Công tác sinh hoạt chuyên môn chưa phát huy được tính sáng tạo, thiếu tập trung phân tích cấu trúc nội dung chương trình, nội dung bài học và phương pháp, hình thức dạy học. - Công tác giáo dục kỹ năng sống còn chưa được quan tâm đúng mức, nên kỹ năng ứng xử trong giao tiếp và kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống còn nhiều hạn chế. - Công tác thi đua khen thưởng còn bị xem nhẹ, chưa khơi dậy lòng nhiệt tình và sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong điều kiện thực tại, chưa xây dựng được những cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến. 2.4. Công tác xã hội hóa giáo dục. - Sự lãnh chỉ đạo của Cấp uỷ Đảng – Chính quyền địa phương đối với sự nghiệp giáo dục chưa phát huy được nội lực trong nhân dân, chưa tập hợp được nhiều lực lượng xã hội ở địa phương tham gia giáo dục. Công tác chỉ đạo thực hiện phổ cập giáo dục – xóa mù chữ chưa triệt để dẫn tới một số phụ huynh do nhận thức chưa đầy đủ nên buông lỏng nề nếp học tập của con em mình. - Do điều kiện kinh tế của nhiều gia đình học sinh còn gặp khó khăn. Một số phụ huynh đã đi làm ăn xa với thời gian dài, gửi con nhờ ông bà, cô, dì, chú, bác chăm hộ nên việc quan tâm, chăm sóc, quản lý học sinh tại gia đình còn nhiều bất cập. - Do mặt trái của nền kinh tế thị trường, tại địa phương đã xuất hiện nhiều tụ điểm chơi Gemas và một số tai tệ nạn khác...đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, thời gian học tập của học sinh. 2.5. Tổng hợp kết quả thực trạng: 2.5.1.Chất lượng giáo dục. Năm học HT CHT Xếp thứ HSG SL TL SL TL 2015 - 2016 296 99,3 2 0,7 30 2016 - 2017 295 100 0 26 2.5.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên. Năm học TSGV Loại Giỏi Loại Khá Loại TB Loại Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2015 - 2016 15 5 33,3 6 40,0 4 26,7 0 2016 - 2017 16 6 31,25 7 43,5 3 18,7 0 2.5.3. Cơ sở vật chất Năm học Tổng số lớp Tổng số phòng học Phòng chức năng 2016 - 2017 11 13 ( 2 phòng học đặc thù) 1 phòng truyền thống, 1 phòng TV, 1 kho TB 2017 - 2018 11 13 ( 2 phòng học đặc thù) 1 phòng truyền thống, 1 phòng TV, 1 kho TB. Từ thực tiễn ở nhà trường, điều kiện kinh tế và môi trường giáo dục tại địa phương. Tôi đã tập trung nghiên cứu “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường tiểu học”. 3. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1 Biện pháp thứ nhất: Thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng – Chính quyền địa phương. Trong hai năm học vừa qua, Tôi đã tập trung thực hiện kịp thời công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng – Chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT Hậu Lộc về kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường. Trong quá trình tham mưu, tôi đã cụ thể hoá các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng - Nhà nước và Ngành Giáo dục đã đề ra. Đó là: tu sửa cơ sở vật chất đảm bảo đủ phòng học, đủ bàn ghế để tất cả học sinh được học 2 buổi / ngày, xây dựng các phòng chức năng; đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị - Đồ dùng dạy học; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và công tác thi đua khen thưởng. Để thực hiện đạt kết quả cao kế hoạch đã đề ra, Tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phối hợp chặt chẽ với đài truyền thanh xã “viết” và “đưa” các tin bài về Chủ trương - Chính sách của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục trên hệ thống đài truyền thanh của xã, thôn xóm. Với nội dung: Thực hiện phổ cập giáo dục – xóa mù chữ; công tác “ Tu sửa cơ sở vật chất đảm bảo các tiêu chuẩn trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II, phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào xã hội hóa giáo dục..... Nhằm giúp nhân dân nhận thức đúng vị trí, vai trò giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Cùng với đưa tin bài tháng 10/2016 Tôi đã tham mưu với lãnh đạo địa phương tổ chức chuyên đề về phối kết hợp giáo dục giữa Nhà trường và các lực lượng xã hội. Tổ chức Hội thảo về vai trò của gia đình đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ em, vai trò của xã hội trong việc cùng Nhà trường - Gia đình giáo dục trẻ. Về dự Chuyên đề và Hội thảo có các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy, các ban chuyên môn, đại diện các tổ chức chính trị xã hội, Cấp ủy - Ban thôn cùng với Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh của lớp của trường và toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Thông qua chuyên đề tôi đã sử dụng các phiếu ter để điều tra, thu thập thông tin về nhận thức của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục; đồng thời xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh ở các thôn xóm nhằm xóa bỏ các tụ điểm chơi Gemes, phòng chiếu Video. Thông qua Chuyên đề và Hội thảo đã cung cấp nhiều nội dung rất thiết thực, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm (Qua các thước phim) về phong trào xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh. Qua đó đã nâng cao nhận thức trong nhân dân về tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục trên quê hương Triệu Lộc. Sau một thời gian ngắn với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị xã hội và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Các tụ điểm chơi Gemes, phòng chiếu Video đã được tháo bỏ. Thực sự mang lại niềm vui cho mỗi gia đình và hiện tượng học sinh nghỉ bỏ học không còn tái diễn. Từ công tác tuyên truyền và tổ chức Chuyên đề, tổ chức Hội thảo đã có sức lan tỏa lớn trong quần chúng nhân dân. Vì vậy trong 2 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Cấp ủy - Chính quyền địa phương và sự tham gia đóng góp của cha mẹ học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường từng bước đã được cải thiện. Tháng 9 - 10 năm 2016 đã tu sửa bàn ghế học sinh, hệ thống chiếu sáng trên các phòng học cao tầng đảm bảo đủ bàn ghế, ánh sáng để tổ chức học 2 buổi / ngày. Tháng 3/2017 Ủy ban nhân dân xã và Hội cha mẹ học sinh đã tập trung xây dựng hệ thống thoát nước và khuôn viên trường học theo hướng xanh, sạch, đẹp. Tháng 8 năm 2017 Hội cha mẹ học sinh đã xây dựng nhà để xe cho cán bộ giáo viên và học sinh với diện tích 167 m2. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng và tu sửa cơ sở vật chất gần 135.000.000 đồng. Than mưu tích cực với lãnh đạo địa phương về xây dựng “Quy ước” phối hợp giữa các lực lượng đoàn thể xã hội, Cấp ủy chi bộ các thôn với nhà trường. Tổ chức hội nghị “Chuyên đề” về phát triển sự nghiệp giáo dục một lần/ năm nhằm đánh giá chất lượng giáo dục một cách sâu sắc. Gắn vai trò trách nhiệm giữa Nhà trường – Thôn xóm và các tổ chức đoàn thể xã hội về phong trào giáo dục chung của xã nhà. Thông báo kết quả học tập của học sinh về cấp ủy thôn để biểu dương kịp thời những gương học tốt nhân rộng điển hình; đồng thời có biện pháp phối hợp cùng nhà trường giúp đỡ học sinh gặp khó khăn. 3.2 Biện pháp thứ hai : Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 3.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong việc “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đội ngũ giáo viên có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Để nâng cao được chất lượng đội ngũ của nhà trường, tôi đã tổ chức “Hội thảo” đánh giá thực trạng đội ngũ về phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, tinh thần vượt khó và chuyên môn nghiệp vụ. Trao đổi đánh giá khách quan, chính xác về hiệu quả công tác của mỗi giáo viên. Phân tích làm rõ những ưu điểm và những tồn tại hạn chế, giúp giáo viên nhận thức đúng, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác. Đồng thời tổ chức “Hội thảo” áp dụng những sáng kiến kinh nghiệm hay, phù hợp với nhà trường với đối tượng học sinh như: Sáng kiến kinh nghiệm tự làm và sử dụng ĐDDH hiệu quả của cô giáo Vũ Thị Xuân; kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong các giờ học của thầy giáo Lê Trong Long; kinh nghiệm về ĐMPPDH nhằm phân hóa đối tượng học sinh để bồi dưỡng năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành của cô giáo Nguyễn Thị Bích; kinh nghiệm xây dựng nề nếp và tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể, tổ chức HĐNGLL của cô giáo Hoàng Thị Hạnh (GV - TPTĐ). Thông qua hội thảo mỗi giáo viên đã nhận thức đúng và đầy đủ hơn về mục tiêu giáo dục của bậc học và chủ trương đổi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_toan_dien.doc