SKKN Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 A trường Tiểu học Nga Điền 1 thông qua phân môn Luyện từ và câu

SKKN Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 A trường Tiểu học Nga Điền 1 thông qua phân môn Luyện từ và câu

Môn Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như giao tiếp của các em. Môn Tiếng Việt giúp các em có các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phục vụ cho việc học và giao tiếp; ngoài ra môn Tiếng Việt cung cấp cho các em vốn từ ngữ phong phú để các em sử dụng trong quá trình giao tiếp. Phân môn Luyện từ và câu là phân môn đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của học sinh nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng, là chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Hơn nữa, phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hóa, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên. Để dạy học luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi người thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề nhằm bổ sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ. Ngoài ra người giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.

doc 22 trang thuychi01 10673
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 A trường Tiểu học Nga Điền 1 thông qua phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
 Trang
 1.Mở đầu1
 1.1 Lí do viết sáng kinh nghệm.. . 1
 1.2 Mục đích nghiên cứu.. 2
 1.3 Đối tượng nghiên cứu. 2
 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2
 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2
 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2
 2.3 Một số biện pháp thực hiện 5
 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục. 18
 3. Kết luận và kiến nghị 18
 3.1 Kết luận18
 3.2 Kiến nghị.19
 TÀI LIỆU THAM KHẢO.20
 DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI21
1. Mở đầu
. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như giao tiếp của các em. Môn Tiếng Việt giúp các em có các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phục vụ cho việc học và giao tiếp; ngoài ra môn Tiếng Việt cung cấp cho các em vốn từ ngữ phong phú để các em sử dụng trong quá trình giao tiếp. Phân môn Luyện từ và câu là phân môn đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của học sinh nói chung và đối với học sinh lớp 2 nói riêng, là chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con người. Hơn nữa, phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng Việt, văn hóa, là công cụ giao tiếp tư duy và học tập. Đối với học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử dụng từ còn lúng túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập và giao tiếp. Muốn nói hay viết giỏi đều phải dùng từ. Từ là vật liệu để cấu thành ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào cho hợp văn cảnh, đúng ngữ pháp còn khó hơn. Cho nên, việc dạy cho học sinh nắm vững Tiếng Việt không thể không coi trọng việc dạy phân môn luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học khác ở các lớp học trên. Để dạy học luyện từ và câu ở lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi người thầy phải biết cách khai thác từ ngữ qua vốn sống của trẻ nhằm xây dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề nhằm bổ sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ. Ngoài ra người giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng của môn học như phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi đáp theo cặp, tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia xử lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả.
 Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy dạy học sinh nói được một câu  hay, giàu cảm xúc là một kĩ năng khó của phân môn Luyện từ và câu. Bởi vậy, hiệu quả giờ dạy Luyện từ và câu còn  hạn chế. Một phần người dạy còn chưa tìm ra quy trình và phương pháp dạy thích hợp. Hơn nữa đây là phân môn hoàn toàn khó đối với học sinh lớp1, 2.. Với đối tượng này vốn từ ít, kỹ năng diễn đạt còn hạn chế, các em đọc còn chưa lưu loát vì vậy ít nhiều hạn chế đến khả năng đặt câu đúng, câu hay, diễn đạt bằng lời nói, lời kể và cách diễn xuất của mình qua từng đoạn chuyện, câu chuyện. Vì vậy, các em thiếu tính mạnh dạn, tính tự tin trong học tập. Mặt khác, với học sinh tiểu học, vốn từ mà các em có được chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sống và cách hiểu tự nhiên còn hạn chế. Đa số các em chỉ mới hiểu được một số nét nghĩa một cách chung chung chứ chưa đầy đủ và chưa chính xác. Đặc biệt, khả năng vận dụng các từ đã học vào giao tiếp và học tập còn nhiều hạn chế, học sinh còn gặp khó khăn và bị lúng túng trong việc tìm từ và sử dụng từ. Làm giàu vốn từ cho học sinh ngoài việc cung cấp thêm các từ mới, giúp học sinh hiểu nghĩa của từ còn tạo tính thường trực của từ nhằm nâng cao khả năng lựa chọn và sử dụng từ của học sinh khi học các môn học nói riêng và trong cuộc sống nói chung [6]. 
Với mong muốn giúp học sinh tăng thêm vốn từ, tăng khả năng sử dụng từ, câu trong học tập và giao tiếp, tôi đó lựa chọn viết đề tài: “Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 A trường Tiểu học Nga Điền 1 thông qua phân môn Luyện từ và câu”. để cùng các bạn đồng nghiệp trao đổi thảo luận. Từ đó, giúp học sinh học Phân môn Luyện từ và câu một cách hiệu quả nhất
. Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng một số biện pháp dạy – học cho Phân môn Luyện từ và câu nhằm làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò trường Tiểu học Nga Điền 1 – Nga Sơn – Thanh Hóa trong giờ học Luyện từ và câu giúp học sinh biết sử dụng từ ngữ trong đời sống hàng ngày.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Luyện từ và câu.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 + Phương pháp thống kê.
 + Phương pháp đọc sách và tài liệu. 
 + Phương pháp trò chuyện 
 + Phương pháp thực nghiệm. 
 + Phương pháp phân tích, tổng hợp.
 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm:
 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong những năm gần đây, phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong trường  Tiểu học được quan tâm và đẩy mạnh không ngừng để ngay từ cấp Tiểu học, mỗi học sinh đều cần và có thể đạt được trình độ học vấn toàn diện, đồng thời phát triển được khả năng của mình về một môn học, nhằm chuẩn bị ngay từ bậc Tiểu học những con người chủ động, sáng tạo đáp ứng được mục tiêu chung của cấp học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.
Giáo dục Tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông. Vì vậy phương pháp dạy học ở bậc tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần hình thành cho học sinh phương pháp học tập đúng đắn, hình thành nếp tư duy sáng tạo ngay từ khi các em bắt đầu đến trường phổ thông.
Trong các môn học ở tiểu học môn Tiếng Việt là môn có vị trí hết sức quan trọng. Nó cung cấp vốn ngôn ngữ, xây dựng nền tảng kiến thức ban đầu còn là công cụ giúp cho học sinh học các môn khác. Đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu là phân môn đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển ngôn ngữ của học sinh nói chung và của học sinh lớp Hai nói riêng. Trong thực tế môn Luyện từ và câu có vị trí rất quan trọng là chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của con người.Hơn nữa phân môn Luyện từ và câu giúp học sinh lĩnh hội Tiếng việt, văn hóa là công cụ giúp học sinh sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả tốt mà còn học tốt các môn học khác, rèn cho học sinh bốn kỹ năng nghe, đọc, nói, viết thành thạo.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy dạy học sinh biết cách giao tiếp tốt, viết được đoạn văn ngắn thì phải làm giàu vốn ngôn ngữ cho học sinh. Làm giàu vốn ngôn ngữ cho học sinh lớp Hai là một việc làm quan trọng trong  phân môn Luyện từ và câu.Việc phát triển và làm giàu vốn ngôn ngữ cho học sinh góp phần giúp học sinh có kĩ năng dùng từ để đặt câu và  giao tiếp tốt.  Hơn nữa, phân môn Luyện từ và câu hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 2. Vì các em từ lớp 1 lên, các em mới làm quen với thể loại này. Với đối tượng này vốn từ ít, kỹ năng nói và viết diễn đạt còn hạn chế. Học sinh chưa hiểu sâu về nghĩa các từ ngữ và bản chất của câu nên khi nói và viết một đoạn văn các em thường bộc lộ các yếu điểm về diễn đạt như : từ lặp lại nhiều, câu không rõ nghĩa, các câu trong đoạn văn còn lộn xộn, viết đoạn văn mang tính chất trả lời câu hỏi. Học sinh thường dập khuôn theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 Với mục tiêu chung của môn Tiếng Việt thì mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là một bộ phận nhỏ của môn Tiếng Việt hết sức cần thiết để giúp học sinh mở rộng và phát triển vốn từ làm cho vốn ngôn ngữ của các em càng phong phú; việc giúp học sinh nắm ý nghĩa của từ, tích cực hóa vốn từ để bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ chính xác, nói – viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt có văn hóa trong học tập và giao tiếp.
 Thông qua mục tiêu chương trình cũng như cụ thể hóa được vai trò của nhân tố từ ngữ trong việc sử dụng Tiếng Việt. Bên cạnh đó, phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 còn góp phần quan trọng giúp học sinh mở rộng và phát triển vốn từ. Từ đó, học sinh sẽ có một vốn từ nhất định để hình thành thói quen dùng từ, nói và viết thành câu: có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hóa trong học tập, giao tiếp và thích học Tiếng Việt. Do đó, người giáo viên dạy lớp 2 ( hay dạy bậc Tiểu học ) cần phải hội đủ các yếu tố như: Có kiến thức sâu rộng và chính xác của phân môn này, nắm vững mục tiêu chung cũng như mục tiêu của từng bài dạy; có những hiểu biết cơ bản về nội dung bài học, về ý đồ của sách giáo khoa và về cấu trúc của từng bài theo các thông tin thể hiện ở sách giáo khoa; có năng lực giảng dạy nhất định, biết sử lí và linh hoạt sáng tạo trong quá trình dạy- học. Đây chính là cơ sở vững chắc để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất, các em biết vận dụng thành công vốn từ trong học tập và giao tiếp.[6]
 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Bước vào đầu năm học, nhà trường phân công cho tôi chủ nhiệm lớp 2A. trong quá trình trực tiếp giảng dạy các em tôi cảm thấy hầu hết các em chưa biết nói thành câu. Các em giao tiếp với nhau lời lẽ cụt ngủn, đôi khi nói năng cộc lốc không lịch sự.  Ngôn ngữ của các em rất hạn chế, vốn sống còn ít, vốn hiều biết về Tiếng Việt chưa nhiều, việc nói và viết thành câu, thành một đoạn văn gặp nhiều khó khăn
Việc dạy từ ngữ cho học sinh  chính là quá trình giáo viên khơi dậy sự hiểu biết và cảm nhận của các em về người, vật và cuộc sống xung quanh. Điều đó đòi hỏi giáo viên  có phương pháp mở rộng vốn từ giúp các em tìm được nhiều từ ngữ và biết sử dụng từ ngữ một cách thích hợp, sử dụng từ chính xác và hay khi  nói và viết. Song thực tế chỉ ra rằng một số học sinh lớp 2 vốn sống của các em còn hạn chế do đó khi diễn đạt nói và viết học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
 a. Thuận lợi:
 - Nhà trường:
 + Nhà trường thường mở các chuyên đề để giáo viên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn trường đều tạo điều kiện cho giáo viên trao đổi, tháo gỡ những vướng mắc trong chuyên môn.
 + Một số tranh ảnh trực quan để phục vụ cho các bài Luyện từ và câu ở lớp 2 đã có sẵn ở thư viện: Tranh các chim, loài cá, thú 
 - Học sinh:
 + Các em học sinh có dủ SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập phục vụ cho môn học.
+ Phần lớn phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
b. Khó khăn:
- Giáo viên:
 + Phân môn Luyện từ và câu là phân môn mà học sinh lớp 2 vừa được làm quen, nên giáo viên gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp với các em.
 + Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng đôi khi cũng ngại không dám thoát li các gợi ý của sách giáo khoa, sách hướng dẫn vì sợ sai.
 + Đối với một số giáo viên do sử dụng đồ dùng dạy học nói chung và đồ dùng trực quan nói riêng chưa được thường xuyên, nên việc sử dụng còn nhiều lúng túng.
 - Học sinh:
 + Quan sát học sinh khi học phân môn Luyện từ và câu. Tôi yêu cầu các em tìm từ ngữ thuộc các chủ đề, chủ điểm đang học. Đa số các em tìm được rất ít từ hoặc không tìm được từ, chỉ khi cô giáo gợi mở sát vào từng ngữ cảnh học sinh mới tìm được từ mà giáo viên yêu cầu.
 + Qua tiết học phân môn Tập làm văn, tôi thường quan sát các em trong việc trả lời câu hỏi, đặt câu, viết đoạn văn ngắn tờ 3- 5 câu. Tôi thấy các em đa số chưa biết đặt câu, sử dụng từ chưa chính xác, chỉ hơn1/4 số học sinh trong lớp biết dùng một số mẫu câu đơn giản.
 + Một số em chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia vào giờ học Luyện từ và câu.
 Kết quả khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt đầu năm của lớp 2A ( lớp thực nghiệm ) và lớp 2B ( lớp đối chứng )
TT
Tổng số 
HS
HTT
HT
CHT
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2A
30
5
16,5
12
40,6
13
42,9
2B
30
6
19,8
13
42,9
11
37,3
 Từ thực trạng trên tôi thấy nếu không có biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh thì chất lượng dạy học môn Tiếng Việt sẽ không cao. Trong năm học trước, khi đánh giá chất lượng bài thi các giáo viên đều có chung một nhận định: Vốn từ của các em còn nghèo nàn, nhiều em còn tìm từ không đúng yêu cầu và có rất nhiều em không tìm được từ. Những hạn chế trên một phần là giáo viên chưa chú ý đúng mức đến dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh.Trong quá trình dạy giáo viên ít tạo điều kiệncho học sinh được hoạt động nhiều với từ nên khả năng thường trực từ ở học sinh và sử dụng khi cần thiết chưa cao. Có bài tập cần sử phải sử dụng hoạt động thảo luận nhóm, thì giáo viên lại tổ chức làm việc chung cả lớp, có bài tập đề bài cần tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân thì giáo viên lại tổ chức trò chơi học tập tập trung đối tượng học sinh năng khiêu. Thời gian bố trí cho từng hoạt động chưa phù hợp, hệ thống câu hỏi và hình thức thực hành bài tập chưa đảm bảo yêu cầu, chưa phân loại đối tượng học sinh để dạy học cho phù hợp.
 Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu và vận dụng: “Một số biện pháp làm giàu vốn từ cho học sinh lớp 2 thông qua phân môn Luyện từ và câu”
 2.3. Một số biện pháp thực hiện:
Biện pháp 1: Cung cấp, mở rộng và nhân vốn từ ngữ cho học sinh: 
 Cung cấp vốn từ giúp học sinh có vốn từ phong phú, để học sinh tự tin trong giao tiếp, biết dùng từ để đặt câu trong mọi tình huống giao tiếp, biết nói và viết những câu văn hay giàu cảm xúc,  các em có khả năng diễn đạt được trí tưởng tượng của mình trong từng câu truyện kể         
Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, vốn từ của các em còn nghèo nàn, việc sử dụng từ ngữ trong giao tiếp còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sinh sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác. Vì vậy, tôi đã cung cấp vốn từ cho học sinh giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Khi dạy Luyện từ và câu tôi đã chú trọng mở rộng vốn từ cho học sinh, bằng cách cho các em thi nhau tìm những từ ngữ thuộc chủ đề, chủ điểm các em đang học, khuyến khích học sinh tìm càng nhiều từ càng tốt. Khi học sinh không tìm được từ nhiều, tôi đã nêu câu hỏi gợi mở để các em hiểu và dễ dàng tìm được.
Bên cạnh đó, tôi đã giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa phù hợp với chủ đề các em học.
*Về từ cùng nghĩa:
Học sinh lớp hai  chưa học khái niệm về từ cùng nghĩa, nên học sinh rất khó khăn tìm được những từ cùng nghĩa,  vì thế tôi cho học sinh mở rộng các từ cùng nghĩa theo một số trường hợp sau:
Những cặp từ cùng nghĩa có cấu tạo nghich đảo:
Ví dụ: Dạy bài 1 tuần 12 Mở rộng vốn từ ngữ về tình cảm[1].
Bài tập  yêu cầu ghép tiếng theo mẫu để tạo thành các từ chỉ tình cảm gia đình.
Để dạy bài tập này tôi cho các em dùng những cặp từ cùng nghĩa có cấu tạo nghịch đảo: yêu thương –  thương yêu, yêu quý – quý yêu, yêu mến - mến yêu, thương mến - mến thương.
Dựa vào cấu tạo nghich đảo ấy học sinh dễ dàng tìm được nhiều cặp từ cùng nghĩa khác theo yêu cầu cô ra.
Từ cùng nghĩa theo địa phương:
Khi dạy mở rộng vốn từ về con vật, tôi cho học sinh mở rộng vốn từ bằng cách khai thác vốn từ cùng nghĩa theo vùng, miền.
Ví dụ: Giáo viên treo tranh vẽ con ngan và hỏi học sinh: miền bắc gọi con vật này là con gì? (con ngan), còn miền Nam gọi con vật này là con gì? (con vịt xiêm). Dùng cách hỏi như vậy vơí các con vật khác:
con ngan- vịt xiêm, con heo - con lợn, con hổ- con cọp
Với cách khai thác từ địa phương giáo viên khuyến khích học sinh phân vùng để tìm từ.
Ví dụ: mẹ, má, mế, u , bu, bầm, bủcái tẩy – cái gôm, bút- cây viết, bông - hoa 
bát ăn cơm - chén ăn cơm, thìa – muỗng
* Từ gần nghĩa
Ở lớp hai, học sinh cũng chưa học về khái niệm từ gần nghĩa, nên việc học sinh tìm được những từ gần nghĩa cũng rất khó khăn, do đó tôi đã dựa vào từng chủ đề, chủ điểm mà tôi cho học sinh phân định rõ từng kiểu từ gần nghĩa.
- Từ chỉ sự vật
Ví dụ: dạy về từ chỉ sự vật, tôi đặt câu hỏi gợi ‎mở cho học sinh tìm các từ gần nghĩa. Chẳng hạn: 
Tổ quốc còn gọi là gì? ( non sông, đất nước, giang sơn, quốc gia,)
Tương tự cách hỏi như vậy với:
- Từ chỉ tinh chất : dũng cảm, can đảm, anh dũng, gan dạ.. hiền lành, hiền hậu, nhân hậu, vv
- Từ chỉ hoạt động: ăn, xơi, .., bưng, bê, cắp, ôm
 * Từ trái nghĩa: giáo viên cần phân biệt cụ thể nghĩa các từ mà cho học sinh xét từ trái nghĩa theo các trường hợp sau:
- Những cặp từ trái nghĩa chỉ hoạt động: làm - chơi, lên - xuống, bay- đậu, đi -dừng, đứng - ngồi
- Những cặp từ trái nghĩa chỉ tính chất: đẹp - xấu, hiền- dữ, đen - trắng, nóng- lạnh
- Những cặp từ trái nghĩa có cùng một tiếng gốc:
Ví dụ: bền lòng / nản chí,  tốt bụng/ xấu bụng,  đẹp mã/ xấu mã.
- Những cặp từ trái nghĩa không cùng  một gốc
Ví dụ: ấm áp/ lạnh lẽo, cứng rắn/ mềm dẻo, dũng cảm/ hèn nhát.
 *Chú trọng nhân vốn từ của học sinh
Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng  thành từ  có nghĩa, để học sinh tìm được nhiều từ, tôi hướng dẫn các em tìm các từ ghép, từ láy cùng gốc:
Ví dụ: Cho học sinh tìm  một số từ chỉ màu đỏ khác nhau. Tôi cho học sinh quan sát nhiều màu đỏ, yêu cầu học sinh  nhận xét mức độ đỏ của từng màu mà phân biệt được tên của màu đỏ đó.
- Từ ghép: đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ hoe, đỏ chót, đỏ rực.
- Từ láy: đo đỏ, đỏ đắn
Ngoài ra, tôi cho học sinh tìm từ dựa vào tiếng cho trước.
Ví dụ dạy bài 1 tuần 25 luyện từ và câu lớp 2. 
Bài tập yêu cầu tìm từ có tiếng biển[2]
Tôi cho học sinh dựa vào tiếng cho trước tìm từ có tiếng biển đứng trước hoặc tiếng biển đứng sau: biển cả, biển rộng, biển đông, sóng biển, nước biển, cá biển.
Hoặc dạy bài 3 tuần 33Luyện từ và câu lớp hai về chủ đề nhân dân: Tìm  từ ngữ chỉ nghề nghiệp. tôi cho học sinh một tiếng cho trước ghép lại thành từ có nghĩa: thợ:
Học sinh dễ dàng tìm được các từ có tiếng thợ: thợ điện, thợ cơ khí, thợ mỏ, thợ hàn, thợ may, thợ mộc
 *Hướng dẫn học sinh phát hiện các từ ngữ xoay quanh một đề tài:
Để các em phân biệt được các từ ngữ, giáo viên thường xuyên luyện cho các em theo các bài tập từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ: Tìm các từ có hai tiếng trở lên chỉ các kiểu mưa khác nhau: mưa dầm, mưa phùn, mưa rào, mưa ngâu, mưa bóng mây, mưa rả rích, mưa đá, mưa rươi.. .
Tương tự kiểu bài đó, giáo viên cho học sinh tìm từ có từ “gió”: gió lốc, gió nhè nhẹ, gió mơn man, gió hây hẩy, gió lồng lộng
Đặc biệt tôi rất quan tâm đến dạy cho học sinh một số thành ngữ, quán ngữ và tục ngữ thông dụng. theo từng chủ đề tôi dạy cho học sinh tìm và biết sử dụng một số thành ngữ, tục ngữ khi diễn đạt nói và viết.
Ví dụ : Khi dạy về chủ đề thầy cô giáo tôi cho các em tìm những câu thành ngữ nói về công ơn của thầy cô giáo chẳng hạn: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Hoặc: Muốn sang phải bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy. ..
Dạy về chủ đề gia đình cho học sinh tìm những câu thành ngữ nói về công ơn cha mẹ: công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, hoặc: Con có cha như nhà có nóc, con có mẹ như măng ấp bẹ
Dạy về chủ đề các loài chim cho học sinh tìm những câu thành ngữ nói về các loài chim: nói như vẹt, hót như khướu, đen như quạ, hôi như cú.
Trong quá trình giảng dạy, tôi thường liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn: Tập đọc, chính tả và phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài mới chưa được luyện tập trên lớp. Giúp học sinh có hiểu biết về đề tài, vận dụng kỹ năng thực hành để học sinh có vốn kiến thức và vốn từ phong phú, đa dạng. Khi học sinh đã có vốn từ phong phú thì chắc chắn các em sẽ tự tin trong giao tiếp, học sinh trình bày lời nói của mình sẽ lưu loát hơn. Các em đứng trước đám đông sẽ tự nhiên mà không ngại ngùng e sợ.
Khi sử dụng phương pháp trên vào dạy học sinh mở rộng vốn từ ngữ, tôi thấy kích thích sự sáng tạo của học sinh trong quá trình tìm từ ngữ, rèn luyện tư duy cho học sinh   Học sinh tìm được nhiều từ mới hơn khi kết hợp với phương pháp gợi mở của giáo viên.
 Biện pháp 2: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để mở rộng vốn từ và tạo môi trường giao tiếp cho học sinh luyện tập và sử dụng từ.
 Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên mà các thành viên trong nhóm thực hiện việc trao đổi, thảo luận, chất vấn và chia sẻ lẫn nhau.
 Quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy r

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_lam_giau_von_tu_cho_hoc_sinh_lop_2_a_t.doc