SKKN Một số biện pháp học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực cho Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Ninh, huyện Đông Sơn, Thanh Hoa

SKKN Một số biện pháp học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực cho Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Ninh, huyện Đông Sơn, Thanh Hoa

Là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí của Đảng, đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục ở các trường Tiểu học có trọng trách vinh dự nhưng cũng rất nặng nề. Họ chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lí cả tập thể các nhà giáo dục để giáo dục, đào tạo thế hệ măng non của đất nước. Do đó người cán bộ quản lí giáo dục trong nhà trường Tiểu học (đặc biệt là người hiệu trưởng nhà trường ) có một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Vị trí, vai trò của người hiệu trưởng nhà trường, đòi hỏi họ phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, là nhà giáo có chuyên môn vững vàng. Là nhà quản lý có phong cách làm việc khoa học, biết phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo, biết vận động quần chúng đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường và cao nhất là phải đạt mục tiêu giáo dục. Muốn vậy người hiệu trưởng phải luôn tự giác rèn luyện (đặc biệt là phải rèn luyện phong cách lãnh đạo), chống chủ nghĩa cá nhân, giữ mình trong sạch trước mọi cám dỗ, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm cao. Phải là tấm gương sáng cho giáo viên, nhân viên, học sinh noi theo. Tuy nhiên trong thời gian gần đây có một số hiệu trưởng của các trường nói chung, trường Tiểu học nói riêng không chịu khó rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chỉnh đốn phong cách, tác phong lãnh đạo, dẫn đến có những sai phạm đáng tiếc trong quá trình quản lý. Gây nên những hậu quả và dư luận xấu không chỉ đối với trường, ngành mà còn đối với xã hội. Thực tiễn đó khẳng định việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”do Bộ chính trị phát động trong toàn xã hội nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng là một nhiệm vụ hết sức đúng đắn và cấp thiết hiện nay. Theo tôi, riêng đối với hiệu trưởng- người lãnh đạo nhà trường, để làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình thì điều đặc biệt quan trọng là bản thân người hiệu trưởng: Cần phải tự rèn luyện phong cách lãnh đạo của mình theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

doc 19 trang thuychi01 11662
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực cho Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Ninh, huyện Đông Sơn, Thanh Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 më ®Çu
	I. LÝ DO CHỌ ĐỀ TÀI
	Là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí của Đảng, đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục ở các trường Tiểu học có trọng trách vinh dự nhưng cũng rất nặng nề. Họ chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lí cả tập thể các nhà giáo dục để giáo dục, đào tạo thế hệ măng non của đất nước. Do đó người cán bộ quản lí giáo dục trong nhà trường Tiểu học (đặc biệt là người hiệu trưởng nhà trường ) có một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp trồng người. Vị trí, vai trò của người hiệu trưởng nhà trường, đòi hỏi họ phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, là nhà giáo có chuyên môn vững vàng. Là nhà quản lý có phong cách làm việc khoa học, biết phát huy tinh thần dân chủ, sáng tạo, biết vận động quần chúng đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường và cao nhất là phải đạt mục tiêu giáo dục. Muốn vậy người hiệu trưởng phải luôn tự giác rèn luyện (đặc biệt là phải rèn luyện phong cách lãnh đạo), chống chủ nghĩa cá nhân, giữ mình trong sạch trước mọi cám dỗ, có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm cao. Phải là tấm gương sáng cho giáo viên, nhân viên, học sinh noi theo. Tuy nhiên trong thời gian gần đây có một số hiệu trưởng của các trường nói chung, trường Tiểu học nói riêng không chịu khó rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chỉnh đốn phong cách, tác phong lãnh đạo, dẫn đến có những sai phạm đáng tiếc trong quá trình quản lý. Gây nên những hậu quả và dư luận xấu không chỉ đối với trường, ngành mà còn đối với xã hội. Thực tiễn đó khẳng định việc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”do Bộ chính trị phát động trong toàn xã hội nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng là một nhiệm vụ hết sức đúng đắn và cấp thiết hiện nay. Theo tôi, riêng đối với hiệu trưởng- người lãnh đạo nhà trường, để làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình thì điều đặc biệt quan trọng là bản thân người hiệu trưởng: Cần phải tự rèn luyện phong cách lãnh đạo của mình theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
 Là hiệu trưởng một trường Tiểu học ở huyện Đông Sơn (làm việc ở cương vị hiệu trưởng cho đến nay đã hơn 15 năm). Bản thân tôi đã không ngừng tu dưỡng, chịu khó học hỏi, rèn luyện bản thân, đặc biệt với tinh thần hưởng ứng tích cực cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” bản thân tôi cùng với đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường đã lãnh đạo trường đạt được một số thành tích nhất định và được ngành giáo dục Đông Sơn, ngành giáo dục Tỉnh nhà ghi nhận. Từ kinh nghiệm, thực tiễn của bản thân và nhà trường, tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm của mình về : '' Một số biện pháp học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực cho Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Ninh, huyện Đông Sơn, Thanh Hoa”. Với mong muốn để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo, nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản trị nhà trường của người hiệu trưởng nói chung, hiệu trưởng trường Tiểu học nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
	II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này nhằm bước đầu xây dựng các biện pháp tự rèn luyện về Phẩm chất, năng lực của người hiệu trưởng trường Tiểu học, theo tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo của hiệu trưởng trường Tiểu học, trên cơ sở đó giúp cho việc quản lí, quản trị nhà trường đạt hiệu quả cao nhất. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh.
Các phong cách lãnh đạo hiện nay của CBQL trong ngành giáo dục
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Đọc và nghiên cứu các tài liệu viết về Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Phân tích, so sánh, để vận dụng, thực hành các phong cách đã nghiên cứu vào thực tiễn quản lý.
Tổng kết rút kinh nghiệm. 
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận về phong cách lãnh đạo của người hiệu trưởng trường Tiểu học. 
Phong cách lãnh đạo của người cán bộ được hiểu là một tổng thể các biện pháp, cách thức, quy trình tiêu biểu mà người lãnh đạo sử dụng trong hoạt động hàng ngày để hoàn thành các nhiệm vụ của họ.Mỗi người có một phong cách riêng, phong cách là lề lối, cung cách tiêu biểu trong sinh hoạt, làm việc, hoạt động, cách xử sự trong cuộc sống, tạo nên cái riêng của mỗi con người, hoặc của một kiểu người nào đó.
Phong cách của mỗi người không những biểu hiện bằng cử chỉ, hành vi cụ thể của từng người mà còn phản ánh cả quan điểm, tư tưởng, lập trường, đạo đức, phẩm chất, nhân sinh quan, thế giới quan của người đó.
Phong cách lãnh đạo là một hệ thống các cách thức tác động đặc trưng của người lãnh đạo đối với những người thừa hành. Những người lãnh đạo (quản lý) là những người chỉ huy, đứng đầu một tập thể đơn vị, có quyền lực, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đơn vị.
Hay phong cách lãnh đạo là “ Trang phục tư duy ” của người lãnh đạo, nghĩa là nó mang dấu ấn cá nhân của người lãnh đạo, những đặc điểm của tập thể mà anh ta là người đứng đầu.
Người hiệu trưởng các trường học nói chung, trường Tiểu học nói riêng phải là nhà giáo và đóng vai trò vừa lãnh đạo, vừa quản lí. Lãnh đạo là làm cho nhà trường thay đổi, phát triển. Quản lí là giữ cho nhà trường vận hành đúng trật tự, hướng đến hiệu quả. Bởi vậy phong cách lãnh đạo của người hiệu trưởng có ảnh hưởng rất quan trọng đến hiệu quả lãnh đạo, quản lí của người hiệu trưởng trong nhà trường.
Như vậy người hiệu trưởng bằng phong cách lãnh đạo của mình, phải quản lí tốt đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường, lãnh đạo họ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của nhà trường
 	II. Thực trạng về vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, diện mạo đất nước có những thay đổi lớn lao, khó ai có thể phủ nhận được những đóng góp to lớn của ngành giáo dục và tất yếu có cả thành tích không nhỏ của đội ngũ những người làm công tác quản lí trong các nhà trường, mà tiêu biểu là các hiệu trưởng nói chung, hiệu trưởng trường Tiểu học nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đáng tự hào thì ngành giáo dục nói chung, giáo dục Đông Sơn nói riêng vẫn còn tồn tại một số yếu kém bất cập mà xã hội đang quan tâm lo ngại.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục trong các trường học ở huyện Đông Sơn đã phát huy được vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tích cực tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức cách mạng của nhà giáo, của người làm công tác giáo dục, đã lãnh đạo các trường liên tục phát triển, đáp ứng được được yêu cầu của xã hội trong thời kỳ phát triển mới. Song bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ quản lí giáo dục trong các trường học chưa chịu khó học hỏi, tự rèn luyện bản thân, nâng cao phong cách, phẩm chất đạo đức của nhà giáo. Họ có những biểu hiện sai trái như chuyên quyền, độc đoán, tự kiêu, tự đại, trịch thượng, kiêu căng, lạnh lùng xa lánh cấp dưới, đòi hỏi người dưới quyền làm việc quá sức, không quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần họ. Không chịu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giáo viên, không chịu lắng nghe tiếp thu ý kiến phê bình của đồng nghiệp. Bị mặt trái của cơ chế thị trường làm biến chất, tha hoá, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc, xúc phạm nhân cách người học, vi phạm phẩm chất phong cách nhà giáo, quản lý lỏng lẻo, buông lỏng kỷ cương, kỉ luật. Cá biệt còn có những hiệu trưởng bị cách chức, bị khai trừ ra khỏi đảng, bị truy tố trước pháp luật làm hoen ố, bôi nhọ đến danh dự, uy tín của nhà giáo trước công luận xã hội. 
 Là một hiệu trưởng trường Tiểu học tôi thiết nghĩ “ Mọi cuộc cải cách giáo dục đều bắt đầu từ người giáo viên và người CBQL giáo dục ”, cho nên người CBQL giáo dục và người giáo viên phải liên tục đổi mới chính mình. Trong quá trình đổi mới, hoàn thiện bản thân thì việc giữ gìn uy tín nghề nghiệp của người hiệu trưởng và người giáo viên là hết sức quan trọng, người hiệu trưởng phải thực sự gương mẫu thì mới lãnh đạo, quản lí được cán bộ, giáo viên và học sinh.
Uy tín, phong cách lãnh đạo của người hiệu trưởng, không tự nhiên mà có. Bản thân mỗi người hiệu trưởng phải nghiêm túc, kiên trì tự rèn luyện, tự điều chỉnh trong quá trình làm công tác lãnh đạo, quản lý mới có, chỉ cần người hiệu trưởng có một chút chủ quan, buông lỏng, đề cao vai trò của bản thân, đặt lợi ích của cá nhân lên trên quyền lợi của tập thể sẽ dẫn đến sai lầm nghiêm trọng. Rất khó lấy lại được sự tin tưởng của đồng nghiệp, học sinh, xã hội. Cho nên việc nghiêm túc học tập và rèn luyện theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là vô cùng cần thiết đối với người cán bộ nói chung, người hiệu trưởng nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
III. Các biện pháp học tập và rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 
Để xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực cho bản thân, giúp cho việc lãnh đạo, quản lý, quản trị nhà trường thực sự có hiệu quả. Tôi xin được trình bày một số biện pháp tự học tập, tự rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách lãnh đạo Hồ chí Minh từ kinh nghiệm thực tiễn của bản thân như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng, rèn luyện phong cách lãnh đạo dân chủ, quần chúng và quyết đoán.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, phong cách dân chủ hay “cách làm việc dân chủ” là phong cách hàng đầu mà người cán bộ cần phải có. Phong cách dân chủ của người cán bộ không chỉ khơi nguồn sáng tạo, phát huy tinh thần cống hiến của cấp dưới và quần chúng nhân dân mà còn làm cho tổ chức cơ quan, đoàn thể thêm gắn bó. Người có phong cách dân chủ là thực hành tốt nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, đó cũng là cách “để phát huy trí tuệ và kinh nghiệm của nhiều người”.
Thực tế cho thấy: Người hiệu trưởng có phong cách lãnh đạo dân chủ, nhưng phải quyết đoán, thì sẽ phát huy được tối đa các nguồn lực của tập thể, bởi nó tạo ra cho người dưới quyền tính độc lập, chủ động, tinh thần hăng hái, nhiệt tình giúp họ thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình. Đặc biệt sử dụng tốt phong cách này sẽ đem lại bầu không khí thoải mái, dễ chịu, có tình người. Góp phần tạo ra sự gắn kết, bền chặt giữa các thành viên trong tập thể, góp phần nâng cao hiệu quả lao động. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo đơn vị tôi luôn tự rèn luyện xây dựng cho mình phong cách này bằng cách: .
 Luôn công khai bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình với một động cơ trong sáng vì lợi ích chung trước tập thể, đồng thời thường xuyên trao đổi, bàn bạc cùng với ban lãnh đạo nhà trường về việc tổ chức, xây dựng, thực hiện các kế hoạch của nhà trường trước khi trưng cầu ý kiến của tập thể.
Ví dụ: Trước khi ban hành tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên , nội quy nhà trường, quy chế chi tiêu nội bộ trường học... Tôi đã cùng với ban lãnh đạo nhà trường thảo luận, xây dựng đề cương sau đó tổ chức cho cán bộ giáo viên thảo luận, đóng góp ý kiến về nội dung chi, và các mức chi cụ thể để đi đến thống nhất. Bản thân tôi cùng với Ban lãnh đạo nhà trường tiếp tục dựa trên các ý kiến đóng góp, tiếp tục chỉnh sửa bổ sung, sao cho phù hợp với thực tế của nhà trường. Như vậy phong cách lãnh đạo dân chủ đã được tôi vận dụng và nó đã mang lại hiệu quả rất cao trong việc xây dựng và thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường.
Phong cách lãnh đạo dân chủ được rèn luyện thực sự khi người hiệu trưởng phải biết luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của những người dưới quyền, chú ý tìm hiểu những nhân tố mới, những kinh nghiệm sáng tạo của các thành viên trong tập thể. Trước những vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, cần phải thảo luận dân chủ, công khai thẳng thắn để tìm ra chân lý, để đi đến kết luận rõ ràng, dứt khoát và khoa học. Tránh tìm cách lẩn tránh sự bất đồng ý kiến bằng cách đưa ra những kết luận chung chung, lựa chiều nhiều người rồi cuối cùng đi đến kết luận chứa đựng những yếu tố dung hòa thỏa hiệp, nửa vời, không có tác dụng thưc tế, thậm chí có thể gây ra hậu quả xấu. Đồng thời người hiệu trưởng phải biết phê bình đúng đắn, không né tránh hạn chế, khuyết điểm của mình và bỏ qua những khuyết điểm của những người dưới quyền. Làm được như vậy thì hiệu trưởng và giáo viên càng thêm hiểu nhau, hiểu được những gì mà cán bộ, giáo viên của mình đang mong chờ để hai bên đều cùng có biện pháp tương trợ, giúp nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
Phong cách lãnh đạo dân chủ của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đúng 
đắn là phải kết hợp thống nhất giữa cách làm việc dân chủ, phát huy tính tập thể với việc đề cao vai trò cá nhân. Vai trò cá nhân của người hiệu trưởng được thể hiện ở tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, kịp thời đưa ra những quyết định đúng. Trong những thời điểm quyết định, người hiệu trưởng phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết định trên nguyên tắc: “ Tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách”, để khắc phục những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc dựa dẫm, ỷ lại tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm cá nhân, làm trì trệ, suy yếu năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý của người cán bộ quản lý.
 Những điều cần lưu ý khi thực hiện biện pháp này: 
Người hiệu trưởng khi thực hiện biện pháp này phải luôn nắm vững
 nguyên tắc. Dân chủ phải đi đôi với tập trung, nếu không sẽ bị một số phần tử chây lười, cá nhân chủ nghĩa nấp dưới danh nghĩa dân chủ để phá rối hoặc chống đối. Để tránh điều này trong khi thực hiện phong cách dân chủ, tôi luôn bám chặt trên các nguyên tắc mà Bác Hồ đã dạy.
 Việc gì cũng phải học hỏi, bàn bạc và giải thích cho quần chúng. Tức là “phụ trách trước quần chúng ”.
 Tin vào quần chúng. Đưa mọi vấn đề cho quần chúng thảo luận và tìm cách giải quyết.
	 Không theo đuôi quần chúng, nhưng phải biết tập hợp ý kiến của quần chúng, biến nó thành “ đường lối cách mạng ”.
 	 Hồ Chủ Tịch còn dạy cán bộ lãnh đạo rèn luyện phong cách lãnh đạo dân chủ, tức là:	“Phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng ”, “ Phải tổ chức thi hành cho đúng”, “ Phải sâu sát, thực tế, phải hiểu những công việc của những người cán bộ thừa hành ”.
 Phải biết dựa vào những “ người hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo”
Phải từ “quần chúng mà trở lại nơi quần chúng”.
Phải tập trung thống nhất và phân công phối hợp chặt chẽ trên nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách ”.
 	Phải biết tìm ra những việc trọng tâm, những việc chính, việc gấp để tập trung vào chỉ đạo trước, phải có kế hoạch không được luộn thuộm. “ khi đã quyết định thì phải thực hiện triệt để, cho đạt kết quả đã định.”
Phải giữ nguyên tắc, nhưng lại linh hoạt trong cách giải quyết “ dĩ bất biến, ứng vạn biến ”
Tóm lại : Xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ là xu thế tất yếu trong thời đại hiện nay. Nó gắn với những gía trị nhân văn của xã hội hiện đại. Rèn luyện và thực hiện tốt phong cách lãnh đạo dân chủ, quần chúng và quyết đoán là người hiệu trưởng đã xây dựng, phát triển được khối đoàn kết, khơi dậy được sức mạnh của cả một tập thể, được tập thể ủng hộ hiệu trưởng trong mọi công việc thì không có khó khăn nào không vượt qua. Đúng như lời nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng đinh: “Xây dựng tác phong sâu sát cuộc sống, gần gũi với nhân dân theo phong cách Hồ Chí Minh là tinh thần toát lên trong chế độ làm việc và phương pháp công tác của Đảng”
Biện pháp 2: Rèn luyện phong cách làm việc khoa học
Hồ Chí Minh tự mình và yêu cầu cán bộ, đảng viên phải xây dựng một phong cách làm việc khoa học trong công tác, trong lãnh đạo. Bởi vì, đội ngũ cán bộ đảng viên đều xuất thân từ một đất nước với các tàn dư của một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, làm việc theo lối “ Thủ công nghiệp ”, với hàng loạt thói quen thiếu khoa học như: Tự do, tuỳ tiện, gặp chăng hay chớ, thiếu kế hoạch, thiếu điều tra, nghiên cứu, thiếu ngăn nắp, bảo thủ, trì trệ, thiếu nhìn xa trông rộng.
 Cho nên người hiệu trưởng muốn rèn luyện cho mình phong cách làm việc khoa học, tôi đã vận dụng và tập trung chủ yếu vào những điểm mà Bác Hồ đã dạy như sau: 
 Làm việc phải có kế hoạch “ Sắp xếp kỹ lưỡng.” Không được gặp sao hay vậy phải dám đổi mới.
Kế hoạch phải phù hợp với hoàn cảnh khách quan, với trình độ, năng lực của giáo viên, của cán bộ dưới quyền mới có tính khả thi.
 Phong cách làm việc khoa học còn có nghĩa là phải tỉ mỉ, cụ thể, thiết thực tránh “ lối làm việc không thiết thực ” báo cáo không thật thà, việc dở cho là hay, rồi che đậy cho nhau.
 Phải “luôn luôn giữ gìn kỷ luật, tuyệt đối phục tùng tổ chức, nhưng phải biết phát huy sáng kiến trong công việc, phải biết tổng kết rút kinh nghiệm để giải quyết, sữa chữa kịp thời, để đặt ra khuôn phép cho công việc mới, có thế mới tiến bộ được.
Để rèn được phong cách làm việc khoa học, tôi luôn yêu cầu cao đối với bản thân, tự lên lịch công tác, bố trí, sắp xếp, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, biết việc nào bản thân phải làm, việc nào có thể uỷ thác cho cấp dưới, việc nào phải làm thay, việc nào có thể trì hoãn lại, biết nghỉ ngơi trong quá trình làm việc để óc minh mẫn và có sức làm việc lâu dài, tránh sai lầm, im việc, sót việc, biết lường trước sự việc có thể xảy ra trong chức trách của mình, biết ước lượng thời gian để giải quyết các công việc đó.
Ví dụ: Các công việc người hiệu trưởng cần phải giành thời gian như:
 	- Đi họp, chuẩn bị cho cuộc họp, tổ chức cuộc họp.
- Nghiên cứu văn bản chuẩn bị các báo cáo, xây dựng các kế hoạch.
- Phê duyệt và ký công văn.
 - Giao tiếp và tiếp khách
 - Kiểm tra các công việc, dự giờ thăm lớp.
 - Tự học tự bồi dưỡng.
Người hiệu trưởng phải biết xác lập được kế hoạch sử dụng thời gian hợp lí, tức là người hiệu trưởng phải biết phân tích thời gian, để xác lập kế hoạch sử dụng thời gian làm việc của bản thân ứng với ( ngày, tuần, tháng, năm ). Việc phân tích này nhằm tìm cách loại trừ mọi lãng phí thời gian, việc sử dụng chưa hiệu qủa các phương tịện kỹ thuật- thông tin cho quản lý,
 Đồng thời người hiệu trưởng phải phân loại được công việc thường xuyên làm và loại công việc thỉnh thoảng mới làm. Trên cơ sở phân tích việc sử dụng thời gian làm việc theo tỉ lệ hợp lý, người hiệu trưởng sẽ phân bố thời gian cho mỗi công việc trong hoạch định công việc làm việc của bản thân.
Việc xác lập kế hoạch sử dụng thời gian làm việc, sẽ làm tăng thêm hiệu quả công tác vì người hiệu trưởng sẽ chủ động, chuẩn bị tốt hơn, không bỏ sót, bỏ lỡ công việc chính yếu, từ đó người hiệu trưởng có thể bố trí thời gian nghỉ ngơi, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
Về nghiệp vụ chuyên môn, khoa học- kỹ thuật, yêu cầu người hiệu trưởng phải tìm hiểu, am hiểu tường tận chuyên môn nghiệp vụ của ngành mình, để biết tổ chức lao động chuyên môn, luôn cải tiến, chỉ đạo mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ của từng cán bộ, giáo viên của trường mình mà phân công nhiệm vụ, bố trí công tác hợp với năng lực từng người, nhằm mục đích thực hiện một cách có chất lượng quá trình dạy học - giáo dục. Đồng thời trong quá trình lãnh đạo người hiệu trưởng phải không dấu dốt, khiêm tốn, không sợ học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, và học hỏi ngay những điểm mạnh trong giáo viên của mình, đi sâu đi sát quần chúng, phải chống bệnh quan liêu. Thực hiện theo lời khuyên của Bác “ Việc gì cũng phải hỏi ý kiến dân chúng, cùng dân chúng bàn bạc, giải thích cho dân chúng rõ. Được dân chúng đồng ý, do đó dân chúng vui lòng ra sức làm.” Nhưng ý kiến dân chúng có nhiều loại, nên phải phân tích “ xem rõ cái nào đúng, cái nào sai ” “ So sánh, phân tích rõ ràng là cách làm việc khoa học.
Từ phong cách làm việc khoa học của bản thân, người hiệu trưởng mới hướng dẫn, điều chỉnh được cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh của trường mình chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường. Nói phải đi đôi với làm. Đúng như lời Bác Hồ dạy: " Lí thuyết phải đi đôi với thực hành, lí luận phải đi đôi với thực tiễn " 
Biện pháp 3: Rèn luyện phong cách tư duy, phong cách nói và viết. a) Rèn luyện phong cách tư duy.
Phong cách tư duy là gì? Tại sao người hiệu trưởng phải rèn luyện phong cách tư duy ?
Trước hết chúng ta cần hiểu : Phong cách tư duy là cách nghĩ, nếp nghĩ được chỉ đạo theo một quan điểm nhất định để có được ứng xử nhất định cho từng trường hợp.
Muốn rèn luyện được phong cách này, người hiệu trưởng phải loại bỏ được căn bệnh chủ quan do kém lí luận hoặc lí luận suông ngay trong bản thân mình. “ Vì ké

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_hoc_tap_va_ren_luyen_theo_tu_tuong_dao.doc