SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học so sánh phân số ở lớp 4

SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học so sánh phân số ở lớp 4

Môn Toán cùng với các môn học khác ở Tiểu học, có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Nó cần cho mọi người và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Qua học toán góp phần hình thành và giáo dục con người về nhiều mặt như rèn luyện phương pháp luận, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, tính cần cù chịu khó trong mỗi con người.

Trong môn Toán lớp 4, mảng kiến thức về phân số chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nội dung phân số được trình bày trọn vẹn trong chương trình lớp 4. Ở phần 1 chỉ giới thiệu sơ qua về phân số mà chưa cụ thể, sang phần 2 mới đi sâu hơn.

Thực tế khi dạy chương phân số các em gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt khi tiếp thu phần “so sánh phân số”. So sánh phân số cần có nhiều cách so sánh khác nhau. Song sách giáo khoa lại không đưa hết các cách so sánh phân số mà chỉ đưa hai cách so sánh phân số là cùng mẫu số và khác mẫu số. Khi so sánh phân số với một và so sánh phân số cùng tử số lại không cụ thể thành tiết học, thành bài học mà đưa vào các chú ý ở phần bài tập. Lượng kiến thức thì rất nhiều mà thời gian thì hạn hẹp chỉ trong 2 tiết. Với học sinh tiểu học việc hiểu cặn kẽ và giải thích thành thạo các bài toán lại là một việc không dễ làm, mỗi bài toán có đặc điểm riêng. Bên cạnh đó trong thực tế làm bài tập mà chỉ sử dụng hai phương pháp sách giáo khoa đưa ra thì không làm hết được. Trong khi đó với học trò cần phải có hình ảnh trước. Hơn nữa các bài toán về so sánh phân số là các bài toán có nhiều cách để giải. Song chọn cách giải nào để vừa chính xác, khoa học vừa nhanh và đáp ứng được yêu cầu của bài tập thì học sinh còn lúng túng nhiều. Khi giải các bài toán có liên quan đến nội dung so sánh phân số thì có những học sinh có năng khiếu vẫn làm những cách giải rườm rà không mang tính đặc trưng, điển hình của bài toán.

 

doc 20 trang thuychi01 11532
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học so sánh phân số ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I . MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn Toán cùng với các môn học khác ở Tiểu học, có một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Nó cần cho mọi người và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Qua học toán góp phần hình thành và giáo dục con người về nhiều mặt như rèn luyện phương pháp luận, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, tính cần cù chịu khó trong mỗi con người.
Trong môn Toán lớp 4, mảng kiến thức về phân số chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nội dung phân số được trình bày trọn vẹn trong chương trình lớp 4. Ở phần 1 chỉ giới thiệu sơ qua về phân số mà chưa cụ thể, sang phần 2 mới đi sâu hơn. 
Thực tế khi dạy chương phân số các em gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt khi tiếp thu phần “so sánh phân số”. So sánh phân số cần có nhiều cách so sánh khác nhau. Song sách giáo khoa lại không đưa hết các cách so sánh phân số mà chỉ đưa hai cách so sánh phân số là cùng mẫu số và khác mẫu số. Khi so sánh phân số với một và so sánh phân số cùng tử số lại không cụ thể thành tiết học, thành bài học mà đưa vào các chú ý ở phần bài tập. Lượng kiến thức thì rất nhiều mà thời gian thì hạn hẹp chỉ trong 2 tiết. Với học sinh tiểu học việc hiểu cặn kẽ và giải thích thành thạo các bài toán lại là một việc không dễ làm, mỗi bài toán có đặc điểm riêng. Bên cạnh đó trong thực tế làm bài tập mà chỉ sử dụng hai phương pháp sách giáo khoa đưa ra thì không làm hết được. Trong khi đó với học trò cần phải có hình ảnh trước. Hơn nữa các bài toán về so sánh phân số là các bài toán có nhiều cách để giải. Song chọn cách giải nào để vừa chính xác, khoa học vừa nhanh và đáp ứng được yêu cầu của bài tập thì học sinh còn lúng túng nhiều. Khi giải các bài toán có liên quan đến nội dung so sánh phân số thì có những học sinh có năng khiếu vẫn làm những cách giải rườm rà không mang tính đặc trưng, điển hình của bài toán.
	 Có những bài toán rất đơn giản nhưng học sinh lại mang quy đồng tất cả các phân số đó lên, làm như vậy hiệu quả sẽ không cao và không nắm được ý đồ của bài tập sách giáo khoa đưa ra.
Vậy để khắc phục khó khăn phần nào cho học sinh, trong quá giảng dạy tôi luôn rèn cho học sinh khả năng định hướng và tìm tòi, phát hiện cách giải bài toán, đồng thời giúp học sinh nhận dạng, phân loại bài tập. Trong mỗi dạng, mỗi bài toán, tôi hướng dẫn cho các em một số phương pháp, cách thức nhất định để giải .
Thông qua dạy so sánh phân số cho học sinh lớp 4 tôi đưa thêm một số dạng bài ngoài sách giáo khoa để phát hiện học sinh có năng khiếu và giúp các em có cách giải nhanh, chính xác.
Xuất phát từ lí do trên nên tôi chọn đề tài "một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học so sánh phân số ở lớp 4" mà bản thân đã áp dụng thành công trong quá trình dạy học. 
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về “Dạy so sánh phân số cho học sinh lớp 4” từ đó đưa ra những cách so sánh cụ thể nhằm giúp việc giảng dạy học sinh trong lớp đạt kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu
 	- Học sinh lớp 4
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
 - Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng về phần so sánh phân số ở lớp 4.
	 - Phương pháp trực quan
- Phương pháp gợi mở – vấn đáp
- Phương pháp giảng giải minh họa
- Phương pháp thực hành luyện tập
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
	Nội dung phân số được đưa vào môn Toán ở Tiểu học tương đối hoàn chỉnh bao gồm: Hình thành khái niệm, quan hệ so sánh, bốn phép tính cơ bản và tính chất của 4 phép tính trên phân số.
	1.1 - Khỏi niệm:
	Phân số ; trong đó b gọi là mẫu số, được hiểu là số phần bằng nhau mà đơn vị được chia ra, a là tử số được hiểu là số phần bằng nhau đó lấy đi (Với a là số N, b là số N 0).
	Mặt khác phân số cũng có thể hiểu là kết quả của phép chia, a chia cho b.
	Ví dụ:	Thay số:	
	Mọi số a có thể coi là 1 phân số có mẫu số bằng 1.
	Ví dụ:	Thay số:	
1. 2 - Quan hệ so sánh:
	- Phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số đó bé hơn 1. Phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số đó lớn hơn 1. Phân số có tử số bằng mẫu số thì phân số đó bằng 1.
	Ví dụ: 	()
	- Nếu ta chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng một số m ¹ 0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.
	Ví dụ:	()
	- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số đó:	 và 
	- Nếu d chia hết cho b thì ta quy đồng phân số bằng cách lấy d: b được thương nhân với phân số . 
Ví dụ:	 và 
- Nếu d chia hết b; d và c cùng chia hết cho 1 số tự nhiên khác 0 thì ta rút gọn để có mẫu số là b và so sánh:
	Ví dụ:	 và 
	- Nếu a chia hết c thì ta so sánh bằng cách quy đồng tử số phân số để hai phân số có cùng tử số:
	Ví dụ:	 và ; 	() trong đó c m = q
	Ví dụ:	 và 
	- Nếu phân số và cú a m = k () và c i = k (). Thì ta quy đồng bằng cách. Cả tử số và mẫu số của phân số cùng nhân với m; nhân với i để hai phân số có cùng tử số và so sánh.
	Ví dụ:	 và 
	- So sánh với 1 (1 làm số trung gian)
	Ví dụ:	 và 	 Vì > 1 > Nên > 
	 * So sánh qua một phân số trung gian:
	 < < thì < 
	* So sánh bằng phần bù (trường hợp 2 phân số đều bé hơn 1).
	 	thì 	 > 
* So sánh "Phần hơn" với 1 của mỗi phân số ( Tách số)
 	thỡ 	 < 
- Nếu 2 phân số có cùng tử số thì phân số nào có mẫu số lớn hơn thì số đó bé hơn. Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.1 Đặc điểm tình hình lớp
 - Trong năm học 2015-2016 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4C. 
2.1.1 Thuận lợi:
* Về học sinh
- Phần đa các em có đủ sách, đồ dùng học tập.
- Lớp có tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ bạn trong học tập.
2. 1.2 Khó khăn: 
*Về học sinh: 
	Năm học: 2015 – 2016 lớp tôi có 28 học sinh, qua khảo sát đầu năm cho thấy: Một số em ý thức học chưa tốt, chất lượng học chưa đồng đều. Vì vậy khả năng diễn đạt còn có nhiều hạn chế như: Viết câu lời giải chưa đúng, chưa rõ ý, lủng củng. Có em chưa hiểu đề bài còn dẫn đến hiểu sai và làm lạc đề.
* Về phụ huynh: 
- 100% gia đình là công giáo, sinh đẻ nhiều, nhiều gia đình kinh tế đang còn quá khó khăn. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự quan tâm về học tập của phụ huynh đối với con cái chưa cao, nhiều gia đình cũng phó mặc cho giáo viên và nhà trường.
2. 2. Thực trạng về so sánh các phân số
Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 4 tôi nhận thấy các em gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp thu phần so sánh phân số. Nhiều học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, chưa hiểu rõ kiến thức một cách vững chắc. Các em chỉ biết vận dụng những quy tắc có sẵn để làm bài tập một cách máy móc, chưa chịu suy nghĩ tư duy sáng tạo khi làm bài. Vì vậy có những bài so sánh rất đơn giản mà nhiều em vẫn làm sai.
	Khi so sánh hai phân số 
 và học sinh làm sai < 
b. va học sinh thường quy dồng nên rất lâu.
Trong năm học 2014 - 2015 sau khi học sinh học về so sánh phân số tôi đã tiến hành khảo sát kết quả thu được lớp 4 như sau:
Tổng số bài kiểm tra
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
28 bài
2
7,2
7
25
10
35,7
9
32,1
Nguyên nhân của sự tồn tại trên: 
- Do các em cứ thấy phân số nào có các chữ số lớn hơn thì các em cho là phân đó lớn hơn.
- Các em máy móc không chú ý đến tử số và mẫu số của phân số (phân số có tử số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1 và ngược lại).
- Đối với các hỗn số các em chỉ nhìn thấy được phần nguyên chưa chú ý đến phần phân số nên các em làm dễ sai.
- Các em chưa nắm được những phân số có tử số bằng nhau thì so sánh mẫu số. 
3. Các dạng bài
1. So sánh phân số cùng mẫu số 
 2. So sánh phân số với 1
 3. So sánh phân số khác mẫu số
4. So sánh phân số cùng tử số 
5. So sánh phân số “bằng phần bù của đơn vị”
6. So sánh phân số bằng phần hơn với đơn vị
7. So sánh phân số với một số trung gian.
8. So sánh hai phân số bằng cách chia hai phân số.
4 . Các biện pháp thực hiện
4.1. So sánh phân số cùng mẫu số.
Đây là dạng toán mới đối với học sinh tầm hiểu biết rộng của các em là chưa cụ thể nên khi dạy đòi hỏi giáo viên phải có hình ảnh trực quan trước để học sinh nắm bắt. Nhờ phương tiện trực quan việc so sánh hai phân số được quy về việc so sánh hai tử số như cách so sánh hai số tự nhiên.
Ví dụ: So sánh hai phân số và 
Cách 1: Cho đoạn thẳng AB. Chia đoạn thẳng đó thành 5 phần bằng nhau điền tên một đoạn thẳng như hình vẽ.
A C D B
·	 ·	 ·	 · · ·
Bước 1: Cho học sinh so sánh độ dài đoạn thẳng AC và độ dài đoạn thẳng AD.
Học sinh nhận ra ngay độ dài đoạn thẳng AC có hai phần còn độ dài đoạn thẳng AD có 3 phần nên độ dài đoạn thẳng AD lớn hơn độ dài đoạn thẳng AC.
Bước 2: Giáo viên cho học sinh lên đưa phân số vào phần tương ứng trên hình vẽ.
·	 ·	 ·	 · · ·
Học sinh nhận ra độ dài của phân số dài hơn độ dài phân số 
Học sinh rút ra kết luận: < 
Giáo viên cho học sinh nhận xét chung đặc điểm tử số của hai phân số, mẫu số của hai phân số.
Cả hai phân số đều có mẫu số bằng 5. Còn tử số thì khác nhau.
Giáo viên: Vậy khi so sánh hai phân số cùng mẫu số thì ta so sánh phần nào?
Học sinh: Ta so sánh tử số 
2 < 3 nên < 
Giáo viên: Khi hai phân số có mẫu số bằng nhau thì tử số của phân số nào bé hơn thì phân số đó bé hơn phân số kia.
Giáo viên đưa ví dụ: So sánh hai phân số và 
Học sinh so sánh và nói < 
Giáo viên hỏi: Vì sao em biết < 
Học sinh: Vì có 2 < 3
Giáo viên nhận xét và nêu quy tắc:
Trong hai phân số cùng mẫu số:
- Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn.
- Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn
Dạng tổng quát. Cho hai phân số và (b ¹ 0)
- Nếu a > c thì > 
- Nếu a < c thì < 
Bài tập (Bài 1 trang 119)
So sánh hai phân số cùng mẫu số
 và , theo quy tắc thì 3 < 5 nên < ,
 và vì 4 > 2 nên > 
GV Nêu tiếp: 
- Nếu thì vì 7 < 9
- Nếu thì vì 10 > 7
Thì vì 1 < 2 < 4
- Nếu 
 Và 
Sử dụng tính chất bắc cầu hoặc phân số trung gian
4. 2. So sánh phân số với 1.
4.2.1 - Phân số nhỏ hơn 1
Ví dụ: So sánh và 1
Biểu diễn bài toán trên 1 đoạn thẳng sau:
Cho độ dài đoạn thẳng AB là 1 đơn vị. Chia độ dài đoạn thẳng đó thành 3 phần bằng nhau như hình vẽ.
 Trên đoạn thẳng AB lấy 2 phần là AC
 C
 Al 	 l 	 l lB
Cho học sinh so sánh độ dài đoạn thẳng AC và AB
Học sinh nhận ra ngay đoạn thẳng AC ngắn hơn đoạn thẳng AB.
Giải thích:
- Chọn đoạn thẳng AC có 2 phần nên có độ dài tương ứng là 
- Đoạn thẳng AB được chia làm 3 phần nên ta có thể viết AB = và AB là một đơn vị nên = 1. Vậy < 1
Bài tập 1: Tìm các phân số nhỏ hơn 1
Ví dụ: < 1; 	 < 1 ; 	 < 1;
Qua các ví dụ trên giáo viên cho học sinh nhận xét các phân số nhỏ hơn 1.
Cho học sinh so sánh: 	- Các phân số đó có tử số so với mẫu số thì như thế nào? (tử số bé hơn mẫu số).
- Những phân số như thế nào thì bé hơn 1?
Gv cho học sinh rút ra nhận xét và nhắc lại.
Giáo viên chốt lại: Các phân số có tử số bé hơn mẫu số thì phân số bé hơn 1.
Bài tập 2: Cho 3 số tự nhiên 5; 4; 7. Hãy viết phân số bé hơn 1
Ta có các phân số bé hơn 1.
Ví dụ: < 1; 	 < 1 ; 	 < 1;
Vì sao các phân số trên là những phân số bé hơn 1? (vì tử số bé hơn mẫu số).
4.2.2. Phân số bằng 1: (Phân số này học sinh đã học qua)
Cho học sinh nhắc lại phần nhận xét trang 109- SGK Toán 4.
Số 1 có thể viết dưới dạng phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0.
Cho học sinh viết thương dưới dạng phân số và tìm kết quả.
Ví dụ: ;	;
Cho học sinh nhận xét tử số và mẫu số từ đó rút ra kết luận.
- Tử số và mẫu số bằng nhau.
- Khi tử số và mẫu số của phân số bằng nhau thì phân số đó bằng 1.
Cho học sinh lấy ví dụ:
;	;	
Cho học sinh làm theo mẫu:
 và 1: vì 1 = nên =1
 và 1: vì 1 = nên =1
Giải thích bằng hình vẽ cho học sinh quan sát.
Cho đoạn thẳng AB là một đơn vị. Chia đoạn thẳng đó làm 3 phần bằng nhau.
 Al 	 l 	 l 	 lB
Lấy cả 3 phần của đoạn thẳng AB ta được . Mà đoạn thẳng AB = 1 nên ta có = 1
4.2.3 - Phân số lớn hơn 1
Ví dụ: So sánh hai phân số và 1
Cách 1: Vì 1 = nên ta so sánh và 
Học sinh so sánh hai phân số cùng mẫu số.
 và vì 4 > 3 nên > 
Cách 2: Cho hình vuông ABCD làm đơn vị. Chia hình vuông đó thành 3 phần bằng nhau như hình vẽ. 
 A B 
 D C 
Vì số phần được chia làm 3 phần mà số lần lấy là 4 lần nên ta phải lấy sang đơn vị thứ hai thêm 1 phần.
Học sinh quan sát trên hình và rút ra > 
Cách 3: Minh hoạ trên tia số
Giáo viên đưa tia số:
1
 2
 0·	·	·	·	·	·	·
Chia đoạn từ 0 đến 2 thành 6 phần bằng nhau. Đoạn từ 0 đến 1 được biểu diễn dưới dạng phân số là (Vì = 1)
Học sinh nhận thấy độ dài của đoạn ngắn hơn độ dài của đoạn 
Từ đó rút ra > nên > 1
Cách 4: Có 4 kg thịt chia đều cho 3 người và 3 kg thịt chia đều cho 3 người. Hỏi mỗi phần của bên nào nhiều hơn.
Qua các cách làm trên cho học sinh nhận xét phân số như thế nào là lớn hơn 1. (Dựa vào đặc điểm mẫu số và tử số).
Giáo viên chốt lại: Phân số có số lớn hơn mẫu số thì phân số lớn hơn 1
Giáo viên tóm tắt lại cách so sánh phân số với 1
Phân số với tử nhỏ hơn mẫu thì phân số nhỏ hơn 1
Phân số có tử số lớn hơn mẫu thì phân số nhỏ hơn 1
Phân số có tử bằng mẫu thì phân số bằng 1
Dạng tổng quát: Cho phân số 
- Nếu a < b thì <1
- Nếu a> b thì >1
- Nếu a = b thì = 1
4. 3. So sánh phân số khác mẫu số
Ví dụ: So sánh hai phân số và 
Cách 1: bằng trực quan
Cho hai đoạn thẳng như nhau. Chia đoạn thẳng thứ nhất thành 4 phần bằng nhau lấy 3 phần, tức đoạn thẳng. Chia đoạn thẳng thứ hai làm 5 phần bằng nhau lấy 4 phần tức đoạn thẳng.
·	 ·	 ·	 ·	 ·
 ·	 ·	 ·	 ·	 · ·
Học sinh so sánh các phần mới lấy trên hai đoạn thẳng xem phần nào dài hơn phần nào ngắn hơn.
Căn cứ vào hình vẽ học sinh chỉ ra đoạn biểu thị phân số ngắn hơn đoạn biểu thị phân số .
Giáo viên kết luận < 
Cách 2: Quy đồng mẫu số: Cho học sinh tự quy đồng mẫu số hai phân số (học sinh đã học)
; 	
Cho học sinh so sánh hai phân số mới quy đồng và là những phân số cùng mẫu số. 
và vì 16 > 15 nên > nên 
Kết luận 
So sánh hai phân số: và 
; 	
Vì nên 
Ví dụ: So sánh hai phân số và 
Ở dạng bài toán này không nên để học sinh làm như ví dụ trên mà cho các em thấy cả hai mẫu số (6 và 8) đều có mẫu số chung là 24: Vì 24:6 = 4;
24 : 8 = 3
Cách làm: Lấy mẫu số chung chia cho từng mẫu số của hai phân số lấy kết quả đó nhân với cả tử và mẫu của phân số vừa chia.
Cụ thể: 	
Vì nên ;
Bài tập: So sánh hai phân số: và 
; 	
(Vì 12 chia hết cho 6 và 4)
Vì nên 
Chú ý: Tìm số bị chia nhỏ nhất của hai mẫu số đó và cũng là hai mẫu số chung của hai phân số đó.
Lấy mẫu số chung đó đem chia cho mẫu số của từng phân số được bao nhiêu đem nhân với cả tử số và mẫu số của phân số đó.
Ví dụ 3: So sánh hai phân số và 
Mẫu số của phân số này chia hết cho mẫu số của phân số kia khi đó ta chỉ cần quy đồng một phân số có mẫu số bé hơn mẫu số kia.
Cụ thể: và có mẫu số chung là 10 vì 10: 5 = 2. Lấy hai nhân với cả tử số và mẫu số của phân số .
; Vì nên 
Tóm lại: Ở hai ví dụ trên học sinh dễ nhầm với ví dụ 1 là lấy hai mẫu số nhân với nhau để tránh điều đó giáo viên cần khắc sâu cho học sinh.
- Tìm ra mối quan hệ mẫu số của hai phân số.
- Mẫu số của phân số nào chia hết cho mẫu số của phân số kia.
4. 4. So sánh hai phân số cùng tử số:
Đây là dạng bài toán ít gặp trong khi học sinh làm bài. Đặc biệt học sinh hay nhầm với dạng bài toán khi phân số có cùng mẫu số.
Ví dụ: và ; 	và 
Các em thấy tử số bằng nhau cho là hai phân số bằng nhau mà không hề để ý đến mẫu số. Sau đây là một số cách so sánh hai phân số cùng tử số.
Ví dụ: So sánh hai phân số (bài tập 3 trang 122).
 và 
Cách 1: Cho học sinh quy đồng mẫu số hai phân số.
; 	
Vì nên > 
Cách 2: Trực quan
Cho hai đoạn thẳng như nhau. Đoạn thẳng thứ nhất chia làm 7 phần bằng nhau lấy 4 phần tức là đoạn thẳng. Chia đoạn thứ hai thành 5 phần bằng nhau, lấy 4 phần tức là đoạn thẳng.
Giáo viên vẽ hình và học sinh tự so sánh độ dài hai đoạn thẳng biểu thị hai phân số và . Giáo viên kẻ hình và biểu thị. Học sinh rút ra kết luận:
 ·	 ·	 ·	 ·	 ·	 ·	 ·	 ·
 · ·	 ·	 ·	 ·	 ·	 
 Vậy < 
Cách 3: Có 4 kg thịt chia đều cho 7 phần bằng nhau. Cũng 4 kg thịt như vậy đem chia thành 5 phần bằng nhau. Hỏi số lượng thịt ở phần nào nhiều hơn.
- Học sinh phát hiện ra giá trị mỗi phần ở số thịt đem chia cho 5 phần nhiều hơn số thịt đem chia cho 7 phần.
Giáo viên chốt lại: 
Qua ba cách làm trên giáo viên hướng dẫn học sinh tìm đặc điểm của phân số và . Cả hai phân số có cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
Bài tập 1 trang 123: So sánh hai phân số.
và vì 25 > 23 nên < 
Dạng tổng quát
- Cho hai phân số: và (b; c ¹ 0)
Nếu b > c thì < 
Nếu b 
5. So sánh phân số bằng “phần bù” của đơn vị
Sau khi học sinh học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia về phân số. 
Thông qua các tiết học tăng giờ tôi đưa thêm một số dạng bài tập ngoài sách giáo khoa để bồi dưỡng học sinh năng khiếu trong lớp.
Ví dụ 1: So sánh hai phân số sau bằng cách nhanh nhất:
   và                                
* Cách nhận diện: Phát hiện và chỉ ra điểm chung giữa tử và mẫu của hai phân số.
(dạng phân số < 1, có hiệu giữa mẫu số và tử số của 2 phân số bằng nhau).
+) 12 < 13; 13 < 14.
+) 13 - 12 = 1 (hiệu 1); 14 - 13 = 1 (hiệu 2) => Hiệu 1 = Hiệu 2.
Cách trình bày:
Bước 1: Tìm “phần bù” của đơn vị.
Ta có: 1-= ; 1- = 
Bước 2: So sánh hai phân số vừa tìm được và kết luận hai phân số đã cho.
vì > nên  <                                
Ví dụ 2: So sánh hai phân số sau bằng cách hợp lí nhất: 
 và 
* Cách nhận diện: Phát hiện và chỉ ra điểm chung giữa tử và mẫu của hai phân số (dạng phân số < 1, có hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số này chia hết cho hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số kia).
+) 2006 < 2007; 2013 < 2015
+) 2007 – 2006 = 1; 2015 – 2013 = 2 
suy ra hiệu của phép tính thứ hai = 2 lần hiệu của phép tính thứ nhất (vì 2: 1 = 2)
Để thực hiện được cách so sánh như ví dụ 1 thì ta phải có thêm một bước phụ: Biến đổi phân số sao cho hiệu giữa phép tính thứ nhất bằng hiệu của phép tính thứ hai.
Ta thấy: = = 
Bước 1: Tìm “phần bù” của hai phân số.
1-= ; 1- = 
Bước 2: So sánh hai phân số vừa tìm được và kết luận hai phân số đã cho.
vì > nên  <                                
 Hoặc có thể tìm làm theo cách sau:
 Bước 1: Tìm “phần bù” của hai phân số sao cho chúng có tử số bằng nhau
 Ta có: 1- = = ; 1- = 
Bước 2: So sánh hai phân số vừa tìm được và kết luận hai phân số đã cho
vì > nên  <  
Để học sinh hiểu sâu hơn tôi cho học sinh nhắc đi nhắc lại các bước giải nhiều lần sau đó cho học sinh làm bài tập để khắc sâu kiến thức.       
Lưu ý: Khi so sánh hai phân số, phân số nào có “phần bù” lớn hơn thì bé hơn; phân số nào có “phần bù” bé hơn thì lớn hơn.                      
 Bài tập: So sánh các phân số sau bằng cách hợp lí nhất.
a) và b) và 
Để học sinh làm được bài tập này ở từng câu, tôi hướng dẫn các em tìm hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số thứ nhất và hiệu giữa mẫu số và tử số của phân số thứ hai xem có điểm gì giống nhau hoặc khác nhau. Từ đó các em định hướng được cách giải.
a) và 
Ta có: 1- = ; 1 - = 
vì > nên < 
 b) và 
 1- = = ; 1 - = 
vì 
Với bài tập này giáo viên cho học sinh tìm ra cách giải hợp lí nhất. Sau khi tôi hướng dẫn học sinh so sánh hai phân số bằng cách tìm phần bù thì học sinh dễ dàng làm được các bài tập trên.
4. 6- So sánh phân số bằng cách so sánh phần hơn với đơn vị của các phân số:
- Phần hơn với đơn vị của phân số là hiệu của phân số và 1.
- Trong 2 phân số, phân số nào có phần hơn lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
a. Ví dụ: So sánh : và 
Bước 1: Ta có : 
Bước 2: So sánh phần hơn của đơn vị, kết luận về 2 phân số cần so sánh
 Vì nên 
 Sau khi hướng dẫn học sinh làm ví dụ trên . Để khắc sâu kiến thức cho học sinh tôi cho các em nêu. Khi nào ta so sánh các phân số bằng phần hơn với đơn vị? học sinh nêu: Khi tử số lớn hơn mẫu số và hiệu giữa tử số và mẫu số của các phân số đó bằng nhau. Nhiều học sinh nhắc lại.
b. Trong trường hợp hiệu giữa tử số và mẫu số của hai phân số không bằng nhau ta có thể sử dụng tính chất cơ bản của phân số để biến đổi đưa về 2 phân số mới có hiệu giữa tử và mẫu của 2 phân số bằng nhau.
Ví dụ: 	
Bước 1: Ta 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_gop_phan_nang_cao_chat_luong_day_va_ho.doc