SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 hiểu và phân biệt nhanh từ loại Tiếng Việt
Mục tiêu giáo dục Tiểu học là giáo dục toàn diện cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi có những hiểu biết cơ bản về: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Thực hiện chủ trương dạy đủ môn ở trường Tiểu học, ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học trong tất cả các môn học nói chung. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao.
Môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học nói chung, ở lớp tôi nói riêng. Nếu học tốt phân môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của phân môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho môn Tập làm văn, câu sẽ trau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho phân môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn. Trong phân môn kể chuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn. Học tốt phân môn này nó còn giúp cho việc học và nắm bắt kiến thức các môn học khác một cách dể dàng hơn.
Được phân công dạy lớp 4, qua một thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt. Nhưng trong thực tế khi học đến từ loại Tiếng Việt thì nhiều em còn lúng túng. Với suy nghĩ "Làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức này và tự tin trong học tập?" nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 hiểu và phân biệt nhanh từ loại Tiếng Việt ”.
MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Mục tiêu giáo dục Tiểu học là giáo dục toàn diện cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi có những hiểu biết cơ bản về: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Thực hiện chủ trương dạy đủ môn ở trường Tiểu học, ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học trong tất cả các môn học nói chung. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học nói chung, ở lớp tôi nói riêng. Nếu học tốt phân môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của phân môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho môn Tập làm văn, câu sẽ trau chuốt hơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vào trong bài. Nó còn giúp cho phân môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn. Trong phân môn kể chuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn. Học tốt phân môn này nó còn giúp cho việc học và nắm bắt kiến thức các môn học khác một cách dể dàng hơn. Được phân công dạy lớp 4, qua một thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mình rất cố gắng học tập tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt. Nhưng trong thực tế khi học đến từ loại Tiếng Việt thì nhiều em còn lúng túng. Với suy nghĩ "Làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức này và tự tin trong học tập?" nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 hiểu và phân biệt nhanh từ loại Tiếng Việt ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích sau: - Để giúp cho chúng ta thấy rõ vị trí quan trọng của từ loại Tiếng Việt. - Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức về từ loại. - Phân loại được từng đối tượng học sinh để có biện pháp dạy học phù hợp, giúp học sinh xác định đúng từ loại Tiếng Việt. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh lớp 4A trường Tiểu học Hoằng Anh. - Biện pháp giúp học sinh lớp 4 hiểu và phân biệt nhanh từ loại Tiếng Việt. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Đọc và tra cứu tài liệu. 2. Điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin. 3. Mô tả, phân loại và so sánh tư liệu 4. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. 5. Phương pháp thống kê xử lý số liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý luận. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn ho¸, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong xã hội chủ nghĩa. Các kiến thức về từ loại trong phân môn Luyện từ và câu ®ãng vai trß rÊt lín trong viÖc thùc hiÖn c¸c môc tiªu ®ã. Theo tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung thì “Danh từ, động từ, tính từ, là ba từ loại cơ bản, chiếm số lượng lớn nhất và thể hiện tương đối đầy đủ và rõ rệt nhất các tiêu chuẩn phân loại.” (Ngữ pháp Tiếng Việt – trang 77). Đặc trưng ngữ pháp của danh từ là ý nghĩa thực thể (ý nghĩa chỉ sự vật, chỉ khái niệm về sự vật và những gì được “sự vật hóa”), nó tồn tại trong thực tại, được nhận thức và được phản ánh trong tư duy của người bản ngữ như là những sự vật. Danh từ có khả năng kết hợp với đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, v.vDanh từ còn có khả năng kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ. Trong mối quan hệ với động từ, tính từ danh từ thường làm chủ ngữ và nếu làm vị ngữ thì danh từ phải kết hợp với từ “là” đứng trước nó. Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình. Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể. Đó là ý nghĩa hành động. Ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và không gian. Về khả năng kết hợp, động từ thường có các phụ từ đi kèm như: hãy, đừng, chớ và với lắm, quá; không kết hợp được với rất, hơi. Tính từ là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình). Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có tính chất đối lập phân cực (thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ). Tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ, nhưng không kết hợp được với hãy, đừng, chớ (đối lập với động từ). Tính từ cũng có thể kết hợp với thực từ đi kèm (để bổ nghĩa cho tính từ). Chức năng chính của tính từ là làm vị ngữ trong câu, nhưng tính từ cũng được dùng kèm với danh từ hoặc động từ để bổ nghĩa cho danh từ hay động từ. Trên cơ sở lí luận về ba từ loại cơ bản mà tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung cung cấp, tôi nhận thấy khi dạy cho các em cần chú trọng cả nội dung, ý nghĩa và các dấu hiệu hình thức của từng từ loại, đồng thời rút cho được “mẹo” nhỏ giúp học sinh dễ dàng nhận ra danh từ, động từ, tính từ. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Ở trong trường Tiểu học môn Tiếng Việt giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở Tiểu học theo đặc trưng bộ môn của mình. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt, nhà trường rèn luyện cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng lành mạnh, trong sáng, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học bao gồm nhiều phân môn. Mỗi phân môn đều có nhiệm vụ riêng song mục đích cuối cùng của chúng ta là cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngôn ngữ. Trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm giúp học sinh vận dụng các từ đã học vào phân môn tập làm văn vốn rất hạn chế bởi việc hiểu nghĩa từ loại chưa chính xác. Trong quá trình thực tế trực tiếp giảng dạy tôi thấy học sinh trường tiểu học nói chung, học sinh lớp 4A nói riêng, việc xác định từ loại Tiếng Việt và vận dụng từ loại Tiếng Việt vào các kỹ năng nói, viết vẫn con nhiều hạn chế do một số nguyên nhân sau: - Do không phân định đúng ranh giới của từ mà học sinh xác định từ loại sai. - Nhiều em không nắm vững khái niệm "từ loại" nên không hiểu đúng yêu cầu của bài tập. - Khi xác định từ loại học sinh còn gặp khó khăn trong những trường hợp mà nghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng. - Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về từ loại Tiếng Việt ở chương trình lớp 4 còn chưa nhiều. Sau đây là bảng thống kê kết quả của học sinh lớp 4A năm học 2016 – 2017 (tháng 9/2016) làm một số bài tập về thực hành từ loại Tiếng việt có trong chương trình hiện hành khi chưa thực hiện đề tài này. KÕt qu¶ T.S HS 9 -10 ®iÓm 7-8 ®iÓm 5 - 6 ®iÓm Điểm dưới 5 S.L % S.L % S.L % S.L % 25 1 4 4 16 13 52 7 28 2.2.1. Thuận lợi: - Phòng giáo dục, Đảng ủy, Ủy ban xã Hoằng Anh và đặc biệt là Ban giám hiệu trường Tiểu học Hoằng Anh đã và đang quan tâm đầu tư để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh Tiểu học nói chung và việc nâng cao kỹ năng phân môn Tiếng Việt của học sinh Tiểu học nói riêng. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư đồng bộ, đầy đủ. - Phần lớn phụ huynh đã quan tâm đến việc học tập của con cái. - Đa phần học sinh có trí nhớ tốt, có khả năng tiếp thu nhanh và tích cực, chịu khó trong học tập. 2.2.2. Khó khăn: - Do trình độ dân trí còn chưa cao, đặc biệt là kiến thức về từ loại của các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế. - Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về từ loại Tiếng Việt ở chương trình lớp 4 còn chưa nhiều.. - Đa số học sinh hiểu nghĩa từ loại chưa chính xác dẫn đến các kỹ năng nói, viết vẫn con nhiều hạn chế. 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Biện pháp 1. Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về từ loại Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu. (Đinh Văn Đức - Ngữ pháp Tiếng Việt - Từ loại). Từ loại là khái niệm chỉ sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp,theo bản chất ngữ pháp của từ. (Lê Biên - Từ loại Tiếng Việt hiện đại). Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt - 2008 (trang 1327) định nghĩa “Từ loại là phạm trù ngữ pháp bao gồm các từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát như: danh từ, động từ, tính từ,” Các từ loại cơ bản Quan hệ từ Đại từ Tính từ Động từ Danh từ ĐT chỉ hoạt động ĐT chỉ trạng thái Chỉ t/c chung không kèm mức độ Chỉ t/c ở mức độ cao nhất Đại từ chỉ ngôi DT chung DT riêng Ghi nhớ : - Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từng loại, gọi là từ loại. - Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát. - Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm : Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, Quan hệ từ . (Ở chương trình lớp 4 học sinh chưa học đại từ, quan hệ từ) 3.3.1.1. Danh từ: a.1. Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị. Ví dụ: - Chỉ người: ông, bà, bố, me, thầy giáo , cô giáo, học sinh... - Chỉ vật: nhà, bàn, ghế, cây, sách, vở, sông ... - Chỉ hiện tượng: gió, bão, nắng, mưa ... - Chỉ đơn vị: cơn, cân, mét, mẫu, lít, a.2. Muốn biết một từ có phải là danh từ không thì cần phải thử xem: - Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng (một, hai, vài, những,các...) xem có được không, nếu được thì đó là một danh từ. Ví dụ: + Hai học sinh; vài cái ghế, những cái bàn, chiếc xe đạp ( học sinh, cái ghế, cái bàn, xe đạp là danh từ) - Thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ (này, ấy, kia, đó, nọ..) xem có được không nếu được thì đó là một danh từ. Ví dụ: Học sinh ấy;cái ghế đó; cái bàn kia; xe đạp đó ( học sinh, cái ghế, cái bàn, xe đạp là danh từ). a.3. Danh từ có nhiều loại: Phân biệt danh từ chung với danh từ riêng:. * Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật. VD: công nhân, thành phố, cây cối, bàn ghế, bút chì.. a.3.1. Nhóm danh chung. Thường chỉ nhiều sự vật gần nhau hoặc giống nhau một số đặc điểm nào đó. Gần nhau: Sách vở, nhà cửa, chim chuột Giống nhau: Phố xá, làng xóm, chim chóc, chùa chiền, thuyền bè. * Khả năng kết hợp. - Có khả năng kết hợp với với từ tất cả, tất thảy, cả. VD: Tất cả bàn ghế đã kê ngay ngắn. - Có khả năng kết hợp với danh từ chỉ đơn vị. VD: Một / đàn / cò trắng đang bay lượn trên cánh đồng. - Có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng . VD: Ba bà cháu rất yêu thương nhau. a.3.2. Nhóm danh từ chỉ loại - danh từ chỉ đơn vị. Danh từ chỉ loại. Mang ý nghĩa mờ nhạt không biểu thị sự vật hiện tượng nào: con, cây, cục, cái, bức, chiếc, hòn, tấm.chúng thương đứng trước danh từ chungđể có tác dụng loại biệt hóa, cá thể hóa cho danh từ chung đó. Chẳng hạn: + Cái, chiếc - danh từ chỉ sự vật. - Khi chiếc lá xa cành Lá không còn màu xanh. - Cái bàn ba chân. + Con - danh từ chỉ động vật. Con cò bay lả bay la Bay từ ngọn cỏ bay ra cánh đồng. Ca dao + Tấm : - Danh từ chỉ sự vật có bề mặt mỏng, trọn vẹn. Tấm ảnh, tấm lịch, tấm thảm, tấm ván. Tấm lòng, tấm áo, tấm thân + Bức: - Danh từ chỉ vật có bề mặt, thường mỏng. VD: Bức tranh, bức ảnh, bức thư, bức mành, bức tường. + Cuốn, quyển : - Danh từ chỉ vật có bề mặt mỏng, liên quan đến tri thức. VD: Cuốn sách, cuốn vở, cuốn truyện, cuốn lịch, cuốn từ điển. Danh từ chỉ đơn vị. Thường dùng để xác định ý nghĩa đo lường, tính toán của sự vật như: cân, mét, mẫu, lít. * Khả năng kết hợp. - Khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng Không có khả năng kết hợp với danh từ chỉ loại vì nó đứng ở vị trí của danh từ chỉ loại. Nếu có kết hợp được thì nó chuyển sang danh từ chỉ sự vật. VD: Cái cân thịt ( - ) Một cái cân ( + ) cân là danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị được chia làm 2 nhóm: + Danh từ chỉ đơn vị chính xác. VD : Mét, xăngtimet, mẫu, sào, đồng, xu, yến, tạ, tấn + Danh từ chỉ đơn vị không chính xác. VD: Bầy, đoàn, toán, lũ, bọn. Danh từ chỉ chất liệu. Thường dùng để biểu thị chất liệu: dầu, mỡ, thịt, xăng, nước mắm, xì dầu * Khả năng kết hợp: - Khả năng kết hợp với những từ như tất cả, tất thảy VD: Tất cả xì dầu được mua hôm nay là 3 chai. - Có khả năng kết hợp với cái chỉ xuất. VD : Đem cái bình ấy đến phòng học lớp 4A. - Không có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng VD: Hai vàng này ( - ) Ba thịt ( - ) Danh từ chỉ người. Ý nghĩa: Chỉ quan hệ thân thuộc, nghề nghiệp, chức vụ của người trong xã hội: ông, bà, cha, mẹ, bác sĩ, công nhân, giáo viên, thủ trưởng. * Khả năng kết hợp: - Có khả năng kết hợp với tất cả VD: Tất cả các bạn học sinh đều có mặt đầy đủ. - Có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng. VD : Lớp ta có 25 học sinh. - Có khả năng kết hợp với cái chỉ xuất VD: Cái con người ấy, ai cầu mà chi. Danh từ chỉ động, thực vật. * Ý nghĩa: Thường chỉ loài vật hoặc thực vật. * Khả năng kết hợp: - Có khả năng kết hợp với từ tất cả VD: Tất cả chú chim chích bông đã bay đi mất. - Có khả năng kết hợp với từ chỉ số lượng: VD: Ba con lợn rừng Tám cây chanh - Có khả năng kết hợp với cái chỉ xuất. VD: Cái cây cam này ít quả quá. Cái con chim này không chịu hót. Danh từ chỉ khái niệm. Ý nghĩa: Chỉ những sự vật mà ta nhận ra được bằng suy nghĩ chứ không phải bằng các giác quan. VD: Niềm vui, đạo đức, thái độ, nhiệm vụ.. * Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một loại sự vật. VD: Bác Hồ, Kim Đồng, núi Trường Sơn, Thanh Hóa,. Trong câu, danh từ (đứng một mình hoặc kèm theo các từ phụ thuộc) có thể làm nhiều chức vụ khác nhau: Làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. 3.3.1.2. Động từ: a.1. Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. VD: - Chỉ hoạt động của người: ngồi, vẽ, ngủ, chạy, đi, viết - Chỉ trạng thái của sự vật: lượn, đổ, bay, phi, - Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là: nếu như động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,...) thì động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, ...). a.2. Trong Tiếng Việt có một số loại động từ chỉ trạng thái sau: + Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có,... + Động từ chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá,... + Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,... + Động từ chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,... - Một số động từ sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau: + Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại). VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu ) Bác ấy đứng tuổi rồi. + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ (kết hợp được với các từ chỉ mức độ ) + Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là động từ chỉ trạng thái. - Các động từ sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái (trạng thái tâm lí ) : yêu, ghét, kính trọng, chán, thèm, hiểu,...Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của tính từ, có tính chất trung gian giữa động từ và tính từ. - Có một số động từ chỉ hành động được sử dụng như một động từ chỉ trạng thái. VD: Trên tường treo một bức tranh rất đẹp. - Động từ chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như tính từ. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào ? 3.3.1.3. Tính từ: c.1. Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. Ví dụ: - xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm (chỉ màu sắc) - vuông, tròn, thon (chỉ hình thể) - to, nhỏ,dài, ngắn...(chỉ kích thước) - nặng, nhẹ, nhiều, ít...(chỉ khối lượng, dung lượng) - tốt, xấu, thông minh...(chỉ phẩm chất) c.2 . Có hai loại tính từ: * Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ. Ví dụ: xanh, đỏ, dài, tốt... * Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảm xúc. Ví dụ: xanh biếc, gầy nhom, chi chít... c.3. Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái : - Từ chỉ đặc điểm : VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài: cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,... + Từ chỉ đặc điểm bên trong: tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,... - Từ chỉ tính chất: VD: tốt, xấu, ngoan, hư, nặng, nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,... Như vậy, đối với học sinh Tiểu học, khi phân biệt (một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, giáo viên có thể tạm thời cho rằng: Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài, còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp học sinh tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập. 2.3.2. Biện pháp 2. Cách phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn: Để phân biệt các danh từ, động từ, tính từ dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết (kết hợp) với các phụ từ. *Danh từ : - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như: mọi, một, hai, ba, những, các,... ở phía trước (những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,...) - Danh từ kết hợp được với các từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ, đó,... ở phía sau (hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... ) - Danh từ có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “nào” đi sau (lợi ích nào? chỗ nào? khi nào?...) - Các động từ và tính từ đi kèm: sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạo thành một danh từ mới (sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...) - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: VD: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (tính từ đã trở thành danh từ) * Động từ: - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh: hãy, đừng, chớ,... ở phía trước (hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...) - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (tính từ không có khả năng này) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...) *Tính từ: - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...) * Lưu ý: Các động từ chỉ cảm xúc (trạng thái) như: yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ: rất, hơi, lắm,.... Vì vậy, khi còn băn khoăn một từ nào đó là động từ hay tính từ thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng, chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là động từ. 2.3.3. Biện pháp 3. Thực hành các dạng bài tập về từ loại. 2.3.3.1. Dạng bài tập khắc sâu khái niệm “từ loại”: Ví dụ: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo hai cách: a, Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy) b, Dựa vào từ loại ( danh từ, động từ, tính từ) - Ở bài tập này học sinh phải củng cố về kiến thức thế nào là chia từ theo cấu tạo và thế nào là chia từ theo từ loại. Các em sẽ dễ dàng làm được. - Nếu xếp theo cấu tạo từ, ta sẽ xếp như sau: + Từ đơn: vườn, ăn, ngọt + Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập + Từ láy: rực rỡ, dịu dàng, chen chúc - Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau: + Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn + Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn + Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt. 2.3.3.2. Dạng bài tập xác định từ loại cho sẵn từ. Dạng này thường có 2 kiểu bài tập sau. Kiểu 1: Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ đó. Kiều 2: Xác định từ loại trong đoạn thơ văn có sẵn: VD kiểu 1. Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu, yêu thương, đáng yêu. Để xác định từ loại của những từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ đối tượng, chỉ hành động hay chỉ tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp của chúng. Có thể nói : - những niềm vui - rất yêu thương - hãy yêu thương - hãy vui chơi - tình yêu ấy - rất đáng y
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_hieu_va_phan_biet.doc