SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở trường Tiểu học

Trong sự nghiệp xây dựng phát triển và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã coi trọng rất nhiều mặt, trong đó, sự nghiệp giáo dục đã, đang và sẽ mãi mãi được coi là quốc sách hàng đầu. Vì giáo dục là sự nghiệp trồng người tạo ra những thiên tài về tri thức cho đất nước.

Những năm qua giáo dục tiểu học đang có những đổi mới đồng bộ và toàn diện, nhằm góp phần đào tạo những con người toàn diện, lao động tự chủ, năng động sáng tạo trên tất cả các mặt: đức, trí, thế, mỹ.

Bộ môn Âm nhạc cũng góp phần không nhỏ trong sự nghiệp cải cách giáo dục, môn Âm nhạc là một phần nội dung trong chương trình giáo dục bậc tiểu học và quan trọng hơn nó là “Phương tiện giáo dục” hấp dẫn mang tính đặc thù.

 Vì vậy mục tiêu giáo dục môn âm nhạc ở Tiểu học là: “Hình thành cho học sinh những cơ bản ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động”. Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Do đó, từ việc nghe hát, tập hát và biết được một số kiến thức về âm nhạc sẽ góp phần giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc.[1]

Hơn nữa, khi lớn lên các em sẽ càng hiểu biết hơn về những nét đặc sắc trong văn hoá Âm nhạc của dân tộc và của loài người. Từ đó các em biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những di sản văn hoá âm nhạc mà cha ông ta đã để lại, góp phần hỗ trợ cho việc học các môn học khác.

Xuất phát từ những lí do trên, để giúp các em học tốt môn âm nhạc, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở trường Tiểu học ” tôi mong muốn đề tài này tiếp tục được hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi.

 

doc 20 trang thuychi01 28483
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong sự nghiệp xây dựng phát triển và đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước đã coi trọng rất nhiều mặt, trong đó, sự nghiệp giáo dục đã, đang và sẽ mãi mãi được coi là quốc sách hàng đầu. Vì giáo dục là sự nghiệp trồng người tạo ra những thiên tài về tri thức cho đất nước.
Những năm qua giáo dục tiểu học đang có những đổi mới đồng bộ và toàn diện, nhằm góp phần đào tạo những con người toàn diện, lao động tự chủ, năng động sáng tạo trên tất cả các mặt: đức, trí, thế, mỹ.
Bộ môn Âm nhạc cũng góp phần không nhỏ trong sự nghiệp cải cách giáo dục, môn Âm nhạc là một phần nội dung trong chương trình giáo dục bậc tiểu học và quan trọng hơn nó là “Phương tiện giáo dục” hấp dẫn mang tính đặc thù.
 Vì vậy mục tiêu giáo dục môn âm nhạc ở Tiểu học là: “Hình thành cho học sinh những cơ bản ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực, phẩm chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động”. Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Do đó, từ việc nghe hát, tập hát và biết được một số kiến thức về âm nhạc sẽ góp phần giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc.[1]
Hơn nữa, khi lớn lên các em sẽ càng hiểu biết hơn về những nét đặc sắc trong văn hoá Âm nhạc của dân tộc và của loài người. Từ đó các em biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những di sản văn hoá âm nhạc mà cha ông ta đã để lại, góp phần hỗ trợ cho việc học các môn học khác.
Xuất phát từ những lí do trên, để giúp các em học tốt môn âm nhạc, tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở trường Tiểu học ” tôi mong muốn đề tài này tiếp tục được hoàn thiện và được áp dụng rộng rãi. 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Tôi nhận thấy đại đa số các em rất thích bộ môn này. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây, đặc biệt là những năm gần đây các em được học chương trình sách giáo khoa Âm nhạc mới. Tôi nhận thấy rằng trước một bài hát, một bài tập đọc, ghi chép nhạc, hoặc khi nghe các bản nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài học cũng như nêu được những cảm nhận ban đầu của mình về giai điệu các bản nhạc, người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn trình bày Đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở trường Tiểu học” nhằm giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến 
thức bài học của bộ môn âm nhạc.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Vì đề tài nêu ra một số biện pháp giúp các em học tốt môn Âm nhạc trong trường Tiểu học nên đối tượng nghiên cứu của đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở trường Tiểu học” trước hết là các phương pháp dạy học truyền thống cũng như hiện đại, các hình thức tổ chức dạy học, nội dung chương trình của môn Âm nhạc ở các khối lớp, hệ thống câu hỏi, việc chuẩn bị đồ dùng, cũng như nghiên cứu về cách đánh giá thường xuyên tiết dạy theo TT22.
1.4. Phạm vi nghiên cứu: 
Để nghiên cứu đề tài trên, tôi chọn phạm vi nghiên cứu là học sinh trường Tiểu học Quảng Ninh..
1.5. Phương pháp nghiên cứu.	 [2] 
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp giảng giải. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. [1]
Trong nhà trường, những học sinh có năng khiếu âm nhạc chiếm tỉ lệ rất thấp. Tuy nhiên, dạy Âm nhạc ở Tiểu học là việc dạy cho tất cả học sinh, mà đa số là các em không có năng khiếu âm nhạc, vì vậy môn học này không đặt mục tiêu giúp các em trở thành diễn viên, ca sĩ hay nhạc sĩ chuyên nghiệp. Mục tiêu của môn học này giúp các em phát triển toàn diện, tự nhiên và cân bằng trí tuệ, sáng tạo và cảm xúc thẩm mĩ.
Dạy Âm nhạc nhằm phát triển nhận thức và các năng lực âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.
Xuất phát từ công tác giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em, cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
Âm nhạc là môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, đam mê và có một chút gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua giai điệu, lời ca, cử chỉ, điệu bộ, giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu đẹp qua từng bài hát, từng câu nhạc.
Ở độ tuổi 6, 7, 8 hoạt động học tập chưa có đối tượng cụ thể, các em lĩnh hội kiến thức chủ yếu dựa vào trực quan và thực hành. Học sinh rất hiếu động, dễ nhớ nhưng đồng thời cũng rất mau quên. Sang độ tuổi 9, 10 hoạt động học tập là có đối tượng, có chủ đề, đối tượng là hoạt động khoa học, là trí thức, là mối quan hệ xã hội và các kĩ năng kĩ xảo...
Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học đang phát triển. Hành vi và thói quen đạo đức đang hình thành. Các em giàu cảm xúc, sống bằng tình cảm, thích sinh hoạt tập thể và múa hát. Xét về mặt tình cảm, các em rất dễ xúc động trước những cái hay, cái đẹp biểu hiện trong cuộc sống. Nhưng lên đến lứa tuổi cao hơn- độ tuổi 9-10, các em đã hình thành các phẩm chất cũng như các năng lực ở mức độ cao hơn, các em có những nhạy cảm riêng và đòi hỏi nhu cầu tiếp thu kiến thức một cách hoàn hảo hơn. Chính vì vậy người giáo viên cần phải có năng lực trong giao tiếp, trong sự truyền tải kiến thức cho các em. Muốn các em hiểu bài một cách tốt nhất, người giáo viên phải bỏ thời gian công sức, trí tuệ của mình để nghiên cứu tài liệu cũng như tìm tòi ra những phương pháp, những hình thức dạy học để giúp các em tiếp thu bài một cách trọn vẹn . . .
Giáo viên Tiểu học là người hình thành ở các em những cơ sở ban đầu cho sự tiếp thu nghệ thuật âm nhạc và phát hiện những mầm non có năng khiếu âm nhạc để sớm có điều kiện bồi dưỡng các em thành nhân tài của đất nước. Muốn vậy, GV dạy môn Âm nhạc phải có hiểu biết cơ bản về lý thuyết âm nhạc, phải rèn luyện để có kĩ năng thực hành giúp các em hát kết hợp gõ đệm đúng với tất cả sắc thái biểu cảm và hình thành ở các em cảm xúc và thị hiếu lành mạnh. Chính vì vậy, không còn cách nào khác, người giáo viên cần phải tự học hỏi, trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia các chuyên đề đổi mới phương pháp; học hỏi cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè, gần gũi, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. Biết nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi để gây cảm hứng cho các em trong học tập. Ngoài ra không ngừng luyện tập về chuyên môn như luyện giọng hát, luyện tập đàn, tập múa, biểu diễn và một vài thủ thuật khác để giúp các em học tốt nhằm nâng cao chất lượng môn Âm nhạc trong nhà trường, giúp các em phát triển một cách toàn diện về: Đức- Trí- Thể- Mĩ. Từ đó các em sẽ góp phần học tốt các môn học khác trong nhà trường.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trường Tiểu học Quảng Ninh là một trường nằm ở gần trung tâm của huyện Quảng Xương, điều kiện cơ sở vật chất cũng không còn nhiều khó khăn như trước nữa, phần nào nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá văn nghệ thuật của nhà trường nói riêng và của địa phương nói chung. Mặt khác việc tiếp cận các thông tin âm nhạc và việc được tham gia các hoạt động âm nhạc của các em học sinh đang còn rất hạn chế. Do vậy để các em học tốt và có hứng thú học tập bộ môn này, đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp truyền đạt, phương pháp thu hút, tạo sự hứng thú cho các em với môn học. Đại bộ phận các em do ít được tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật nên còn nhược điểm rất phổ biến là hát theo thói quen, hát tự do theo cảm tính... Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản của ca hát từ đó giúp các em có được sự tự tin, phát triển tai nghe và khả năng thể hiện các tính chất Âm nhạc. Những năm trước đây, do trang thiết bị cho môn học còn hạn chế, giáo viên còn dạy truyền khẩu nhiều nên việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các bài hát chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây 
hứng thú học tập cho các em. Những năm gần đây các em đã được tiếp xúc với nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng được nghe nhiều loại hình âm nhạc nên đam mê về âm nhạc càng cao, thích thú càng lớn. Vì vậy, trong năm học qua, với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, bản thân tôi đã cố gắng hết sức mình trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc. Sau đây là tình hình thực tế của trường tôi:
2.2.1. Những việc đã làm được.
 Nhìn chung, SGK đã xác lập được một hệ thống tri thức âm nhạc nhẹ nhàng, phong phú. Trong chương trình từng lớp và toàn cấp học các nội dung được sắp xếp đan xen một cách hài hoà hợp lí. Tạo cơ sở để học sinh rèn luyện kĩ năng hát đúng, hát hay, giúp phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh tạo 
điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc, hướng tới chân, thiện, mĩ góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở Tiểu học.
	Mặt khác, sau khi Hội nghị công chức- viên chức đầu năm xong, tôi đã nắm bắt được kế hoạch của nhà trường trong việc dạy học môn Âm nhạc. Bản thân đã tự lên kế hoạch cho từng khối lớp. Từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn Âm nhạc của mình phụ trách. Là một người giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, với khả năng của mình, bản thân đã không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tham gia các buổi chuyên đề của nhà trường và của PGD&ĐT tổ chức. Thực hành nghiên cứu tài liệu, soạn giảng các kế hoạch bài học, tìm tòi các phương pháp đổi mới, các hình thức dạy học để giúp học sinh tiếp thu bài tốt. Kết quả chất lượng môn Âm nhạc ngày một đi lên. Đầu năm các em còn hát sai nhạc, gõ tiết tấu chưa đúng, gõ phách còn lẫn lộn, nhất là các em học sinh lớp Một, mới vào cấp Tiểu học còn nhiều bỡ ngỡ. Nhưng đến bây giờ, chất lượng học tập của các em đã chuyển biến rõ rệt. Các em say mê học hát hơn, yêu thích môn Âm nhạc hơn, hát đúng và còn hát hay nữa. Những động tác phụ hoạ cùng với lời hát có phần điêu luyện hơn, gõ phách và gõ tiết tấu đã chính xác với lời của bài hát. Vì vậy, tính đến thời điểm cuối tháng tư, toàn trường có 388 em đều đạt mức độ hoàn thành và hoàn thành tốt, Đó cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho chất lượng dạy học môn Âm nhạc ở trường chúng tôi.
2.2.2. Những mặt còn hạn chế.
* Về phía nhà trường.
Nhìn chung, nhà trường cũng đã rất quan tâm trong việc chỉ đạo dạy và học môn Âm nhạc, tuy nhiên khi tổ chức các tiết chuyên đề, thường là ở các môn như Toán; Tiếng Việt; TNXH; Khoa học; Địa lý; Đạo đức. Môn Âm nhạc ít được đề cập đến. 
* Về phía đồng nghiệp.
	Hầu như giáo viên chủ nhiệm chưa coi trọng môn học âm nhạc và thường đánh giá môn học âm nhạc là môn phụ nên nhiều lúc họ cho rằng học cũng được và không học cũng chẳng sao, cái chính là phải học Toán và Tiếng Việt nên sự tương tác giữa giáo viên dạy môn Âm nhạc và học sinh chưa được coi trọng.
* Về phía phụ huynh.
Đa phần phụ huynh học sinh thường cho con em mình tập trung học ở các môn nhiều giờ như Toán; Tiếng Việt, TNXH hay Đạo đức. Phụ huynh thường quan niệm rằng, môn Âm nhạc là một môn học phụ, học nhiều cũng được, học ít cũng xong. Họ đâu có biết đấy là một môn bắt buộc trong tám môn học ở trường Tiểu học. Có học tốt môn Âm nhạc, tinh thần của các em mới phấn chấn để tiếp tục học các môn học khác, hoặc chính nhờ thông qua việc học môn Âm nhạc các em đang được học kỹ năng biểu diễn, kỹ năng tự tin trước đám đông, kỹ năng thuyết trình Học tốt môn Âm nhạc sẽ phục vụ cho cuộc sống sau này của các em rất nhiều.
* Về phía giáo viên.
Bản thân giáo viên phụ trách môn Âm nhạc cũng đã rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy, xong với tuổi đời đã có nhưng kinh nghiệm cũng chưa nhiều, nhà trường có 2 giáo viên nhạc, bản thân thường làm giáo viên tổng phụ trách đội, Chưa có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, băng hình cũng như các tập san, tạp chí để tìm ra các phương pháp hữu hiệu trong mỗi tiết dạy nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Âm nhạc cho học sinh. Chưa tham gia được nhiều về việc dạy các tiết chuyên đề cũng như tham gia sinh hoạt chuyên môn cụm. Chưa tìm hiểu nhiều được tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh ở từng khối lớp. 
* Về phía học sinh.
Nhất là học sinh lớp 1 bước đầu mới làm quen môn âm nhạc, nhiều em còn chưa biết đọc, hát còn ngọng chưa chính xác, rụt rè nhút nhát trong giờ học. Các 
em chưa làm quen hát kết hợp gõ đệm theo các cách, chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo phách, theo nhịp khác nhau như thế nào trong một bài hát. Vì thế, các em hát còn tùy tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát. 
Đối với học sinh các khối lớp 2; 3; 4; 5, tuy các em có lớn hơn chút ít nhưng kĩ năng hát hay, hát đúng nhạc chưa được nhiều. Có chăng các em cũng hát được phần cơ bản. Vì vậy, về kĩ thuật các em chưa thẩm thấu dẫn đến các em hát sai nhạc, gõ phách và tiết tấu sai Cụ thể như sau:
- Khả năng thuộc lời bài hát còn kém.
- Khả năng nghe nhạc chưa chuẩn.
- Tập đọc nhạc còn sai.
- Hát chưa đúng giai điệu.
- Hát kết hợp gõ đệm, gõ tiết tấu chưa tốt.
- Hát kết hợp vận động chưa nhịp nhàng. 
Sau một tháng giảng dạy ở các lớp, kết quả khảo sát chất lượng môn Âm nhạc của học sinh các khối lớp trong toàn trường đã thu được như sau: 
Khối
Sĩ số
Hoàn thành tốt
%
Hoàn thành
%
Chưa hoàn thành
%
1
93
38
40.8
49
52,7
6
6,5
2
55
19
34.5
33
60
3
5.5
3
94
45
47.9
47
50
2
2,1
4
63
24
38.1
37
58.7
2
3.2
5
83
30
36.1
51
61.5
2
2.4
Tổng số
388
156
40.2
217
55.9
15
3.9
	Từ kết quả khảo sát cho thấy, việc tiếp thu các kiến thức âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn của các em chưa cao lắm. Vì thế bản thân tôi cảm thấy rất trăn trở, tôi tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, bổ sung một số giải pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở trường tiểu học. 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp giúp học sinh yêu thích môn Âm nhạc.
Như chúng ta đã biết, giáo dục âm nhạc cho HS tiểu học phải bằng mọi hình thức và nhiều biện pháp vì thế tổ chức giờ học dưới nhiều hình thức như tổ chức trò chơi âm nhạc, Tập vận động phụ hoạ - biểu diễn - trình bày bài hát, Lồng ghép hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp vào hoạt động dạy học Âm nhạc, Tổ chức trò chơi âm nhạc rất được HS thích thú và là biện pháp mang lại hiệu quả rất cao trong dạy và học Âm nhạc. Các biện pháp này thu hút sự chú ý và say sưa học tập, đồng thời tạo sân chơi, giúp các em HS gắn bó, hòa đồng với nhau, yêu thích và mong chờ được học môn Âm nhạc. GV tổ chức cho HS thực hiện bằng nhiều hình thức: cho HS lên biểu diễn trước lớp, trình bày bài hát bằng hình thức hát xô và hát xướng, kể các bài hát dân ca mà em biết  
Giúp HS được học mà chơi, chơi mà học, làm thư giãn tinh thần qua những tiết học văn hóa, làm giờ học âm nhạc phong phú, hấp dẫn. Góp phần giúp HS phát triển trí tuệ.     
2.3.2. Giải pháp giúp học sinh học hát, phát triển khả năng nghe nhạc, tập đọc nhạc. 
Âm nhạc ở Tiểu học gồm các mạch nội dung như: Học hát, phát triển khả năng nghe nhạc, Tập đọc nhạc. Ở lớp 1, 2, 3 Học hát và Phát triển khả năng nghe nhạc. Qua học hát, HS được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ âm nhạc, phát triển nhạc cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác về độ cao, trường độ. Học kì II lớp 3 HS được tiếp cận bước đầu với một vài kí hiệu ghi chép nhạc. Đến lớp 4, 5 bổ sung thêm nội dung Tập đọc nhạc. Âm nhạc được tách riêng thành một môn học có SGK cho HS và sách hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên.
- Học hát:
Học sinh Tiểu học được học từ 10 đến 12 bài hát trong một năm học. HS cần hát đúng cao độ, trường độ và phát âm rõ lời, chính xác. Tiếng hát phải có sức biểu cảm với những trạng thái khác nhau như: vui vẻ, hồn nhiên, nhí nhảnh ...
Dạy hát gồm các bước sau: giới thiệu bài, hát mẫu, đọc lời ca, khởi động giọng, dạy hát từng câu, hát cả bài, hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ, hát kết hợp vận động phụ hoạ. 
- Phát triển khả năng nghe nhạc:
Học sinh được nghe Quốc ca, dân ca, bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc nhạc 
 không lời. Nghe kể chuyện Âm nhạc. Được nghe, xem giới thiệu hình dáng một vài nhạc cụ trong và ngoài nước. Nghe âm sắc qua băng đĩa các trích đoạn nhạc được diễn tấu bằng các loại hình nhạc cụ này.
- Tập đọc nhạc:
Ở lớp 4, 5 các em được làm quen với 8 bài TĐN, giọng Đô trưởng, nhịp 2/4, 
3/4 gồm 5 âm Đô-Rê-Mi-Son-La hoặc 7 âm: Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si với hình nốt đen, nốt trắng, móc đơn, trắng chấm dôi, đen chấm dôi, dấu lặng đen và dấu lặng đơn.
Khi dạy TĐN, giáo viên cho các em nhận biết tên nốt, hình nốt và từ nốt thấp đến nốt cao trong bài. Tập lần lượt cao độ, tiết tấu riêng. Sau đó đàn giai điệu vài lần cho các em đọc theo từng câu ngắn. Khi đã đọc đúng giai điệu thì cho HS ghép lời. Trong khi đọc GV nhắc các em gõ phách đều đặn, nhịp nhàng.
2.3. 3. Biện pháp luyện hát đúng giai điệu, hát kết hợp gõ đệm, gõ tiết tấu. 
Giáo viên phải xây dựng nền nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên như: xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc, tư thế ngồi hát, kỹ năng phát âm, nhả tiếng, quan sát, lắng nghe và cảm nhận âm sắc, giai điệu.
* Biện pháp: Luyện hát đúng giai điệu. 
Giới thiệu bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh. Các em nghe hát mẫu và đọc lời ca.
Ví dụ: Trong bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (Nhạc và lời của Mộng Lân). 
Khi đọc lời ca phải hướng dẫn các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cụm từ như sau:
Lớp chúng mình/ rất rất vui,/ anh em ta chan hoà tình thân./...
Để các em đọc đúng tiết tấu, giáo viên chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc câu theo mẫu. Sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca giáo viên phải hướng dẫn các em khởi động giọng.
Ví dụ :
 Mề ê ế ê mà a á a à 
Khi tập cần sự đồng đều hoà giọng chính xác và diễn cảm với những trạng thái khác nhau. Để các em cảm nhận giai điệu của từng câu hát, giáo viên đàn, hát mẫu. Việc tập hát từng câu và tập hát theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu hơn. Việc củng cố luyện tập từng đoạn của bài hát giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca, tự tin. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán nản khi chưa thực hiện được bài học. 
* Biện pháp: Hát kết hợp gõ đệm. 
Việc sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo khi hát làm cho bài hát sinh động, gây hứng thú, giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh. 
Thông thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát đó là: Hát gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tuy nhiên tuỳ theo từng bài hát cụ thể mà vận dụng cho phù hợp.
Ví dụ: Bài “ Bầu trời xanh ” Nhạc và lời: Nguyễn Văn Quỳ ( lớp 1) 
Sử dụng cách gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu đã được viết sẵn vào bảng phụ trên khuông nhạc chia làm 2 cách gõ đệm khác nhau.
Gõ đệm theo phách:
Gõ theo tiết tấu:
Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu “x” tương ứng với tiếng được gõ theo ô nhịp. Không giải thích vì sao chỉ nhận xét về hai cách gõ. Sau đó hướng dẫn học sinh cách tự xác định tiết tấu, phách ở những câu còn lại trong bài hát.
Để phân biệt h

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_am_nhac_o_tr.doc