SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học thị trấn Bến Sung

SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học thị trấn Bến Sung

 Trong công cuộc dạy học và giáo dục học sinh ở các cấp học nói chung và ở cấp Tiểu học nói riêng, giáo viên chủ nhiệm có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học các bậc học cao hơn. Bên cạnh việc giảng dạy kiến thức văn hóa cho các em, giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là người gần gũi với học sinh, hiểu các em hơn ai hết. Một lớp học có thành tích học tập tốt, phong trào thi đua mạnh thì không thể không kể đến công lao của giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì trong tập thể đó giáo viên chủ nhiệm chính là “người dẫn đường”, định hướng cho các em thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện đạo đức để các em có sự hình thành và phát triển nhân cách tốt.

 Giáo viên Tiểu học là người dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.

 

doc 17 trang thuychi01 12362
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học thị trấn Bến Sung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIÁO VIÊN LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN BẾN SUNG
 Người thực hiện: Võ Thanh Trà
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học thị trấn Bến Sung 	 SKKN thuộc lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp
NHƯ THANH NĂM 2016
Mục lục:
STT
Đề mục
Trang
Mục lục
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung
2.1
Cơ sở lí luận
2
2.2
Thực trạng
2
2.3
Các giải pháp
3
2.4
Kết quả
12
3
Kết luận
13
Tài liệu tham khảo
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
 Trong công cuộc dạy học và giáo dục học sinh ở các cấp học nói chung và ở cấp Tiểu học nói riêng, giáo viên chủ nhiệm có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học các bậc học cao hơn. Bên cạnh việc giảng dạy kiến thức văn hóa cho các em, giáo viên chủ nhiệm lớp vừa là người gần gũi với học sinh, hiểu các em hơn ai hết. Một lớp học có thành tích học tập tốt, phong trào thi đua mạnh thì không thể không kể đến công lao của giáo viên chủ nhiệm. Bởi vì trong tập thể đó giáo viên chủ nhiệm chính là “người dẫn đường”, định hướng cho các em thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện đạo đức để các em có sự hình thành và phát triển nhân cách tốt. 
 Giáo viên Tiểu học là người dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên.
 Bản thân tôi từ khi được đứng trên bục giảng, năm nào tôi cũng vinh dự được làm công tác chủ nhiệm lớp. Có năm công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì giáo viên lớp dưới đã làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tôi chỉ việc phát huy và sáng tạo thêm theo mục tiêu phấn đấu của mình. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm đầu năm. Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách bọc bao bìa, dán nhãn, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của lớp,và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. 
 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
 Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Liên tục trong nhiều năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số 100%, chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh luôn dẫn đầu trong khối và trong nhà trường. Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này : “Một số biện pháp giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở Trường tiểu học thị trấn Bến Sung”. Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Nhằm hướng tới việc rèn luyện học sinh theo một chuẩn mực đạo đức, giúp các em hình thành nhân cách ngay từ khi các em biết nhận thức về hành vi đạo đức trong cuộc sống để trở thành những người vừa có đức, có tài.
 - Giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác chủ nhiệm của mình.
 - Ghi lại những việc mình đã làm được để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là học sinh lớp 4 ở hai năm học. Năm học: 2014 – 2015 và Năm học: 2015 – 2016.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp thu thập thông tin, phân tích dữ liệu
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp đàm thoại
 - Phương pháp giảng giải, phân tích
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
 - Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học ở những cấp học cao hơn.
 - Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục học sinh là đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh và góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh ở bậc Tiểu học .
 - Từ đó đề ra những giải pháp giáo dục thích hợp và cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong trường học.
2.2. Thực trạng:
 Học sinh lớp 4 là lớp học đầu tiên của giai đoạn 2 ở cấp Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống.
 Trong nhiều năm liền tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4. Năm học 2014 – 2015 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4C, với tổng số học sinh là 32 em.Năm học 2015 – 2016 tôi lại được phân công chủ nhiệm lớp 4D, với tổng số học sinh là 31 em. Học sinh trường tôi nói chung và học sinh ở lớp tôi nói riêng đa phần là các em rất hiếu động, hay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học, có những em phải ở nhờ nhà ông bà nội (ngoại) vì cha mẹ đi làm thuê ở Thái Lan hoặc làm thuê xa nhà ; nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên không có góc học tập ở nhà, đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên quên vở, quên bútBao nhiêu chuyện rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xử khiến tôi phải đau đầu.
 Ở trường tôi, hầu hết các lớp học 2 buổi / ngày. Ngoài việc quản lí học sinh trong mỗi giờ học, giờ chơi, giáo viên chủ nhiệm còn phải tham gia chăm sóc học sinh ăn trưa ở lại trường ( học sinh bán trú ). Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp phải khéo léo sắp xếp thời gian và chuẩn bị trước các đồ dùng dạy học thì mới có thể dạy đủ các môn học theo qui định. 
 Đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sốngcủa học sinh rồi sẽ ra sao? Hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp. 
2.3. Các giải pháp:
 Mặc dù công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn, không thể liệt kê hết được.Tuy nhiên, trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu 3 nội dung chính sau đây:
 1. Xây dựng nề nếp lớp học.
 2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
 Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành:
2.3.1. Xây dựng nề nếp lớp học: 
 * Tìm hiểu thông tin về học sinh
 Mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh. Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay công tác điều tra thông qua phiếu sau đây. Tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra sau đây và yêu cầu các em điền đầy đủ thông tin trong phiếu: 
Phiếu tìm hiểu thông tin học sinh
 1. Họ và Tên:..
 2 .Hoàn cảnh gia đình.................................................................................
 3. Kết quả học tập năm lớp 3: ...................................................................
 4. Môn học yêu thích:..................................................................................
 5. Môn học cảm thấy khó:...........................................................................
 6. Sở thích:..................................................................................................
 7. Địa chỉ gia đình: ................................................................................. 
 Số điện thoại của bố, mẹ:......................................................................
 Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ theo dõi. Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 
 * Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp: 
 Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm. Nhưng lên lớp 4, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau:
 - Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó.
 - Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu biểu để cả lớp bầu chọn.
 - Học sinh bầu chọn tán thành bằng hình thức giơ tay biểu quyết
 - 3 học sinh được các bạn bình chọn nhiều nhất sẽ giữ các “chức vụ” của lớp (lớp trưởng, lớp phó học tập, và lớp phó lao động).
 Lần đầu tiên các em được bầu chọn, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy các em rất vui, rất hào hứng, và 3em được bầu chọn cũng cảm thấy “oai”, thấy tự hào.
 * Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp:
 Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: 
 + Nhiệm vụ của lớp trưởng:
 - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
 - Điểm danh và báo sĩ số của lớp cho giáo viên trực ban ngay sau khi vào lớp.
 - Điều khiển các bạn xếp hàng chào cờ đầu tuần, sinh hoạt đầu giờ, xếp hàng tập thể dục.
 - Giữ trật tự lớp khi giáo viên làm việc, khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần và trong các buổi lễ quan trọng của nhà trường.
 - Tổ chức sinh hoạt lớp vào cuối tuần. Báo cáo giáo viên chủ nhiệm về kết quả học tập và rèn luyện của các tổ trong tuần qua.
 + Nhiệm vụ của lớp phó học tập: 
 - Tổ chức cho các bạn kiểm tra bài vào 15 phút đầu giờ ( theo quy định một số buổi nhất định ); giúp đỡ các bạn chưa nắm chắc bài ở những giờ học trước đó.
 - Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo viên yêu cầu.
 - Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết học đặc thù.
 - Làm mọi việc thay lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
 + Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
 - Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt đèn, quạt, đóng cửa lớp trước khi ra về.
 - Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động dọn vệ sinh do trường, lớp tổ chức.
 - Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp. 
 Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi cụ thể trong một cuốn sổ, sau đó phát cho các em. Tôi hướng dẫn từng em cách ghi chép trong sổ một cách khoa học, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. 
 Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục. 
2.3.2. Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
 Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua 7 năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Ngay từ năm đầu tiên Bộ phát động phong trào, tôi đã tích cực hưởng ứng. Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
 “Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
 Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau: 
 * Trang trí lớp học :
 Lớp học thân thiện phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây: 
 Trang trí lớp đẹp, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn ra những tác phẩm đẹp nhất để trưng bày. Tranh, ảnh các em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học (Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Mĩ thuật, Tiếng Việt...) và phải được trang trí xung quanh sao cho hấp dẫn người xem. Sau đó trưng bày theo góc các môn học theo quy định trang trí xung quanh lớp.
 *Tôi đề ra một số yêu cầu quy định học sinh thực hiện sao cho phù hợp với việc xây dựng “ lớp học thân thiện” mà tôi đang hướng tới. Cụ thể là:
 - Không nghỉ học không có lí do.
 - Lớp học phải được trang trí đẹp, phù hợp, có tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao.
 - Bảo quản tốt các thiết bị, đồ dùng dạy học; sử dụng tiết kiệm điện, nước.
 - Lớp học phải sạch sẽ , bàn ghế phải ngay ngắn, không có học sinh vứt rác bừa bãi. 
 - Không nói tục, chửi bậy; phải luôn hòa nhã với bạn bè và giúp đỡ nhau trong học tập.
 - Học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện kĩ năng sống, giữ gìn vệ sinh môi trường, cam kết không vi phạm luật giao thông.
 - Chăm chỉ học tập, phấn đấu hoàn thành ở tất cả các môn học.
 - Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện như: ủng hộ giúp đỡ người tàn tật, đồng bào bão lụt...
 - Lớp học bình đẳng nam nữ, đoàn kết không phân biệt giàu nghèo.
 Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện theo 5 nhiệm vụ của người học sinh và những yêu cầu của “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Khi có học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, tôi yêu cầu em đó đọc lại 5 nhiệm vụ của người học sinh và nêu rõ nhiệm vụ nào mình chưa làm được để sửa chữa, khắc phục. Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh vi phạm nội qui của nhà trường, của lớp ngày càng giảm dần.
 - Số học sinh của lớp, tôi chia thành 4 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng. Lớp phó lao động phân công theo dõi các tổ làm trực nhật hàng ngày. Tổ trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong tổ làm trực nhật. Nhưng một tuần đầu, tôi phải đi sớm để hướng dẫn các em làm vệ sinh lớp như: quét lớp từ trong ra ngoài, từ trên cửa sổ, trên bục giảng xuống dưới; cách cầm chổi và đưa chổi sao cho nhanh sạch nhưng không bụi; cách trải khăn bàn, cách lau bảng, cách sắp xếp bàn ghế,.... Sang tuần thứ hai, tôi mới giao cho lớp phó lao động kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày. Tổ nào làm chưa tốt, lớp phó lao động nhắc nhở để lần sau các bạn làm tốt hơn. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học. 
 * Xây dựng mối quan hệ thầy - trò và bạn bè trong lớp:
 + Xây dựng mối quan hệ thầy – trò:
 Mối quan hệ thầy – trò là mối quan hệ phân công - hợp tác. Thầy thiết kế- trò thi công. Thầy làm mẫu, giao việc - trò làm theo mẫu của thầy. Mỗi lời thầy nói ra phải là một “lệnh” (một lời giao việc). Do vậy, mọi yêu cầu tôi đưa ra, học trò phải thi hành thật nghiêm. Ngay từ đầu, tôi yêu cầu học trò phải cố gắng làm cho đúng. Nếu chưa đúng thì phải làm lại cho đúng mới thôi. Đúng là đúng từ việc làm, nghiêm là nghiêm trong việc làm chứ không phải ở thái độ khắt khe, gay gắt. Quan hệ cơ bản nhất của tôi và học trò là quan hệ hợp tác làm việc: tôi giao việc - học trò làm; tôi hướng dẫn - học trò thực hiện.
 - Khi giao việc, tôi chỉ nói một lần, nhưng chỉ nói khi lớp trật tự. Với cách làm này, tự nhiên thầy sẽ trở nên nói ít, học trò sẽ làm nhiều. Làm việc như thế nào thì đạo đức, ý thức sẽ kèm theo như thế ấy. Làm đến nơi đến chốn thì ý thức kỉ luật cũng đến nơi đến chốn.
 - Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú y đến cả cách đi đứng, nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo. Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xòa, qua loa trước mặt học sinh. 
 - Khi học sinh nào làm bài chưa đúng, có nghĩa học sinh đó chưa hiểu bài hoặc chưa thật sự chú ý học tập. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn học sinh làm lại ngay tại lớp, nhận xét các em làm lại vẫn có thể là những lời động viên khích lệ nhưng cũng nhắc nhở nhẹ nhàng để lần sau em sẽ chú ý hơn. Bởi tôi quan niệm rằng đối với học sinh tiểu học nhận xét ở bài làm không phải để bắt lỗi, để la mắng học sinh mà nhận xét để nhằm phát hiện những chỗ chưa đúng, giúp các em làm lại cho đúng, cho hoàn thiện hơn. Với cách nói đúng, làm đúng trong học tập, các em trở thành những con người tự tin, trung thực, không gian dối. 
 - Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng giữ thái độ nhẹ nhàng và tôn trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các em sửa chữa. Tôi không bao giờ có những lời nói, cử chỉ xúc phạm các em. Ở tuổi này, lòng tự trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm các em tự ti. Thậm chí có em sẽ oán hận, căm ghét thầy cô.
 Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi biết rằng có những em học còn chậm hoặc có hôm không học bài, làm bài nhưng lỗi không phải hoàn toàn là do các em. Có em ham chơi nên quên học bài, có em do bị mất kiến thức cơ bản từ các lớp dưới. Nhưng cũng có em học chậm, hoặc không học bài làm bài là do những điều kiện khách quan. Gia đình của các em đâu phải lúc nào cũng đầm ấm, hạnh phúc; đâu phải em nào cũng may mắn được bố mẹ, ông bà động viên trong mỗi bước học tập.Và có biết bao nhiêu bố mẹ phải lo làm thuê, làm mướn kiếm sống hoặc vì ăn chơi, cờ bạc hay ốm đau bệnh hoạn,...nên không ngó ngàng gì đến việc học của con cái, thậm chí các em còn bị mắng chửi, bị đánh đập ... Những sóng gió đó đã tác động đến tâm lí trẻ thơ, cản trở việc học tập của các em. Nếu như giáo viên không biết được những nguyên nhân đó thì rất dễ nổi giận , rồi la mắng, trừng phạt các em. Điều đó rất bất lợi cho quan hệ thầy- trò sau này. Vì vậy, đứng trước một học sinh quậy phá, hay lơ đãng không học bài, làm bài, tôi không quy kết tội lỗi ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi học gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. L

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_lam_tot_cong_tac_chu_nh.doc