SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh nghiện điện tử tại trường THPT Ngọc Lặc

SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh nghiện điện tử tại trường THPT Ngọc Lặc

 Chính sách mở cửa của nhà nước ta hiện nay cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đưa con người đến gần hơn cuộc sống văn minh hiện đại. Nền giáo dục nước nhà vì thế cũng được thừa hưởng thành tựu của khoa học công nghệ bằng việc đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy trong các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Nhưng chính một trong những mặt trái của nền khoa học công nghệ (văn hoá mạng, cơn bão mạng) đã ảnh hưởng xấu đến lứa tuổi thanh thiếu niên đặc biệt là lứa tuổi 15 - 18 (học sinh THPT) nói riêng và toàn xã hội nói chung. Một số em đã ham, “nghiện” [6] điện tử, bỏ bê học tập, gây ảnh hưởng rất lớn đến các học sinh khác, đến chất lượng giáo dục chung, để lại nhiều hệ luỵ cho gia đình và xã hội.

 Phần nhiều, những học sinh đã “nghiện” điện tử thường có xu hướng bỏ học. Đó chính là những con người chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản, kĩ năng và còn khiếm khuyết về nhân cách đạo đức. Do đó, theo xu thế phát triển của xã hội hiện đại ngày nay thì những con người này sẽ không đáp ứng được yêu cầu về xây dựng và bảo vệ xã hội. Vậy, giáo dục để các em học tập nghiêm túc, hoàn thiện nhân, cách đạo đức đáp ứng được xu thế xã hội là trách nhiệm, nghĩa vụ của người Thầy nói riêng, của gia đình và toàn xã hội nói chung.

 

doc 22 trang thuychi01 6941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh nghiện điện tử tại trường THPT Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài: 
       Chính sách mở cửa của nhà nước ta hiện nay cũng như sự phát triển của khoa học công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đưa con người đến gần hơn cuộc sống văn minh hiện đại. Nền giáo dục nước nhà vì thế cũng được thừa hưởng thành tựu của khoa học công nghệ bằng việc đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy trong các nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Nhưng chính một trong những mặt trái của nền khoa học công nghệ (văn hoá mạng, cơn bão mạng) đã ảnh hưởng xấu đến lứa tuổi thanh thiếu niên đặc biệt là lứa tuổi 15 - 18 (học sinh THPT) nói riêng và toàn xã hội nói chung. Một số em đã ham, “nghiện” [6] điện tử, bỏ bê học tập, gây ảnh hưởng rất lớn đến các học sinh khác, đến chất lượng giáo dục chung, để lại nhiều hệ luỵ cho gia đình và xã hội.  
        Phần nhiều, những học sinh đã “nghiện” điện tử thường có xu hướng bỏ học. Đó chính là những con người chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản, kĩ năng và còn khiếm khuyết về nhân cách đạo đức. Do đó, theo xu thế phát triển của xã hội hiện đại ngày nay thì những con người này sẽ không đáp ứng được yêu cầu về xây dựng và bảo vệ xã hội. Vậy, giáo dục để các em học tập nghiêm túc, hoàn thiện nhân, cách đạo đức đáp ứng được xu thế xã hội là trách nhiệm, nghĩa vụ của người Thầy nói riêng, của gia đình và toàn xã hội nói chung.
 Ưu tiên phát triển giáo dục là tính ưu việt của xã hội ta ngày nay. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, tẩm mỹ và nghề nghiệp ... những con người như vậy sẽ là một công dân có ích cho xã hội. Do vậy, đổi mới nội dung chương trình,phương pháp dạy học cũng theo đó đổi mới. Gần đây có tích hợp liên môn nhằm cung cấp đầy đủ nhất kiến thức cho học sinh. [1] Các nhà trường cũng khuyến khích viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Trong rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm tôi được tham khảo thì phần nhiều tập trung vào hoạt động dạy học chỉ một số chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động giáo dục (công tác chủ nhiệm). Đề tài giáo dục học sinh “nghiện” điện tử đang mang tính thời sự còn nghèo nàn. Tôi thiết nghĩ, hoạt động dạy học
- Ở mục 1.1. Đoạn: “Chính sách mở cửaxã hội ta ngày nay” do tác giả viêt ra.Từ “nghiện” tác giả tham khảo và trích từ TLTK số [6]. Đoạn “ Mục tiêu của giáo dục  kiến thức cho học sinh” tác giả tham khảo từ TLTK số [1]. Đoạn cò lại do tác giả viết
là hoạt động chính, hoạt động trọng tâm nhưng bên cạnh đó hoạt động giáo dục học sinh cũng là một hoạt động không kém phần quan trọng của một nhà giáo dục, của các nhà trường.
 Do vậy, chúng ta nên mạnh dạn, cởi mở chia sẻ kinh nghiệm cho nhau bởi hầu hết các giáo viên đều làm công tác kiêm nhiệm. Hơn thế nữa, hiện nay đa phần trường nào, lớp nào cũng có tình trạng học sinh “nghiện” điện tử. Rất nhiều người đã tìm ra biện pháp giáo dục hiệu quả song lại chưa chủ động chia sẻ kinh nghiệm cho đồng nghiệp. Vì những lẽ trên mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục học sinh nghiện điện tử tại trường THPT Ngọc Lặc”.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
       Tôi nghiên cứu đề tài này thứ nhất là giáo dục học sinh của mình (học sinh nghiện điện tử). Thứ hai là mong muốn chia sẻ kinh nghiệm đến với các đồng nghiệp, nhận được sự bổ sung, góp ý của đồng nghiệp. Thứ ba là để tôi và chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm công tác giáo dục, cùng nhau hoàn thành tốt sự nghiệp “ trồng người” vô cùng gian nan trong giai đoạn hiện nay.   
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
        Học sinh “nghiện” điện tử có ở nhiều bậc học, nhiều trường học (trong huyện, trong tỉnh, trong cả nước). Ở bài viết này, tôi tập trung vào nghiên cứu đối tượng: học sinh lớp 10A5, trường THPT Ngọc Lặc “nghiện” điện tử. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
 Trong quá trình làm công tác kiệm nhiệm nhiều năm, bản thân gặp rất nhiều trường hợp học sinh khó giáo dục mà chúng ta vẫn thường gọi là học sinh cá biệt. Tôi đã rất trăn trở, vất vả để tìm biện pháp giáo dục, uốn nắn các em. Thời gian gần đây lại xuất hiện tình trạng học sinh “nghiện” điện tử. Phải nói rằng đây là hiện tượng rất khó giáo dục. Bằng những kinh nghiệm của bản thân, kết hợp trao đổi với Ban Giám Hiệu, đồng nghiệp trong và ngoài trường tôi cũng giáo dục được học sinh của mình. Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài, trước hết tôi dựa trên sự định hướng của Sở GD - ĐT Thanh Hóa, của BGH, trao đổi với đồng nghiệp đặc biệt là kinh nghiệm của mình, tôi chọn phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
        Trên cơ sở kiến thức về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi vị thành niên (14 - 18), lứa tuổi đang có nhiều thay đổi về cơ thể và tính cách (thể chất và tinh thần). Giai đoạn này xuất hiện trong cơ thể các em nhiều hóoc môn mới, khiến các em có những biểu hiện bất thường: “khủng hoảng về tâm lí”, vui buồn thất thường, dễ cảm xúc, hoặc dễ sa vào những cám dỗ đời thường. Đây chính là “thời kì quá độ” chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, tuổi muốn được khẳng định mình. Mặt khác, đây cũng là lứa tuổi hoàn thiện và trưởng thành, rất cần sự giáo dục, uốn nắn của gia đình, nhà trường và xã hội  [2] Do đó giáo dục các em trong thời kì này hết sức khó khăn nhưng nếu chúng ta nắm chắc kiến thức về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi vị thành niên sẽ là cơ sở lí luận quan trọng thứ nhất để giáo dục học sinh một cách hiệu quả.
       * Cơ sở lí luận thứ hai, tôi lấy ngay kinh nghiệm của cha ông qua câu tục ngữ: “có công mài sắt, có ngày nên kim”. 
 Thấm nhuần ý nghĩa câu tục ngữ, áp dụng vào thực tế tôi nhận thấy rằng: giáo dục một học sinh “nghiện” điện tử không phải là vấn đề đơn giản, ngày một ngày hai. Trước hết, đòi hỏi bản thân người thầy phải kiên trì, nhẫn nại. Đồng thời phải có đạo đức nghề nghiệp, phải thực lòng muốn giáo dục để học sinh nên người, phải sẵn sàng tâm thế đối diện với tất cả những khó khăn, vất vả thì cây sắt kia mới trở thành chiếc kim sắc nhọn, hữu dụng trong cuộc sống. Do vậy, sinh thời Thủ tướng Phạm Văn Đồng mới tôn vinh: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.     
*Cơ sở lí luận thứ ba của tôi chính là niềm tin. 
 Qua những tác phẩm văn học nước nhà, [4] những cuốn phim nói về hai cuộc kháng chiến (chống Pháp, mĩ) của dân tộc, ta thấy rằng chỉ một lời hứa, một chiếc khăn tay hay một cái kẹp tóc mà con người ta tin tưởng chờ đợi nhau năm năm, mười năm, hai mươi năm và lâu hơn thế nữa. [5] Còn tôi, tôi tin rằng là con người ai cũng muốn trở thành người tốt, người giỏi, người toàn diện, người có ích cho xã hội, không ai muốn mình là con người vô ích, vô dụng trong xã hội. Do đó, tôi cũng tin chắc chắn rằng mỗi học sinh của chúng ta đều mang trong mình mong muốn được trở thành người con ngoan, trò giỏi sau này có ích cho xã hội. Cho nên, tôi tin với mong muốn thực lòng và phương pháp giáo dục đúng đắn của mình tôi sẽ giáo dục được những học sinh từ “nghiện” chơi điện tử trở về với việc học tập một cách nghiêm túc.
 Cơ sở lí luận thứ tư là theo nguyên lí giáo dục hiện đại: Trong quá trình hình thành nhân cách, hoàn thiện bản thân của con người thì những yếu tố như: môi trường, gia đình, xã hộichỉ có tác động, ảnh hưởng chứ không phải là yếu tố quyết định mà yếu tố quyết định cho sự hình thành ấy chính là 
sự tự thân trong mỗi con người. Và một trong những phương pháp giáo dục 
- Ở mục 2.1. Đoạn “ Trên cơ sở  và xã hội ” tác giả tham khảo từ TLTK số [2]. Câu: “ Qua những tác phẩm nước nhà ” tác giả tham khảo từ TLTK số [4]. Đoạn: “ Những cuốn phim  hơn thế nữa ” tác giả tham khảo từ TLTK số [5].
của Việt Nam là giáo dục tư tưởng, giáo dục ý chí vươn lên phù hợp với 
 lứa tuổi người học. [1] Áp dụng nguyên lí này trong giáo dục chắc chắn chúng ta sẽ thành công.
   Thực tế cho thấy những học sinh “nghiện” điện tử một khi đã tỉnh ngộ, quay trở về với việc học tập thì kết quả học tập vẫn tốt. Hơn thế, các em còn có sự cố gắng không ngừng, biết đặt ra mục tiêu phấn đấu rõ ràng cho tương lai, chỉ cần người thân, gia đình, nhà trường biết tác động ngoại lực tích cực thì “con chim non sẽ sớm trưởng thành và vững vàng rời xa miệng tổ”!
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
            Từ năm học 2001 - 2017, hầu như năm nào tôi cũng làm công tác kiêm nhiệm. Thực ra làm công tác kiêm nhiệm, tôi cũng như nhiều đồng nghiệp khác đã gặp phải muôn vàn những khó khăn, vất vả nhưng cũng được hưởng không ít những niềm vui. Tôi còn nhớ rất rõ lời nói vừa vui đùa, vừa động viên chúng tôi - những người làm công tác kiêm nhiệm: “Là thầy giáo mà không được làm công tác kiêm nhiệm thì phí nửa cuộc đời” của Thầy Hiệu trưởng Lương Hữu Hồng, hiện Thầy là Hiệu trưởng Trường THPT Đông Sơn I (khi tôi còn công tác tại trường THPT Lang Chánh). Và thực, trong ngần ấy năm được làm công tác kiêm nhiệm tôi thấy cuộc đời của “người thầy” thật có ý nghĩa. Mười sáu năm công tác và kiêm nhiệm tôi đã gặp nhiều trường hợp học sinh khó giáo dục (cá biệt): như ngang bướng với cha mẹ, vô lễ với thầy cô, đánh nhau, uống rượu, hút thuốc lá khi đến trường. Khoảng từ năm học 2007 - 2008 trở lại đây, xuất hiện tình trạng học sinh ham, “nghiện” điện tử, đây chính là một căn bệnh nan y đối với nhà giáo dục. 
“Internet tốc độ cao”, “Internet cáp quang”, “Chát siêu tốc độ” là những biển hiệu quảng cáo vô cùng hấp dẫn giới trẻ, độ tuổi khoảng từ 11 - 18 là đối tượng  học sinh THCS và học sinh THPT, đặc biệt là học sinh THPT. Điều đáng nói là xung quanh khu vực trường học những quán Game mọc lên như nấm. Vì sao lại có tình trạng báo động đó, có thể liệt kê một số nguyên nhân cơ bản sau:  
Thứ nhất vì mặt trái của khoa học công nghệ hiện đại.
Thứ hai vì nhiều gia đình cho con sử dụng điện thoại di động, máy tính rất tự do.
 Thứ ba vì cha mẹ quá bận rộn với công việc, không sát sao, quản lí sinh hoạt của con. 
 Thứ tư vì nhiều gia đình còn thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con 
- Ở mục 2.1. Đoạn: “Trong quá trình hình thànhlứa tuổi người học” tác giả tham khảo từ tài liệu số [1].. 
 Thứ năm vì một số gia đình quá nuông chiều con nên xuất hiện ở các em
lối sống ưa hưởng thụ, thiếu lí tưởng, chơi bời đua nhau theo bạn bè, không có nghị lực vượt qua những cám dỗ đời thường... Do vậy, đã xuất hiện tình trạng học sinh bỏ tiết, nghỉ học, bỏ học đánh điện tử, đặc biệt là học sinh bậc THPT. Học sinh trường THPT Ngọc Lặc không ngoại lệ. Trong tương lai gần, số lượng học sinh nghiện điện tử tăng lên rất nhiều và rất nhanh nếu chúng ta không có động thái gì.
        Nếu lưu tâm đến vấn đề này ta sẽ thấy phần lớn các em “nghiện” chơi điện tử là từ những nguyên nhân nêu trên. Một khi các em đã ham chơi điện tử thì sẽ dẫn đến tình trạng sao nhãng việc học tập, biếng lười trong mọi hoạt động, kết quả học tập sa sút, trong đầu chỉ còn lại duy nhất hình ảnh của những trò chơi, những phân định thắng thua! Kéo theo là các em sẽ tìm đủ mọi lí do để không phải đến trường, để bỏ tiết ra ngoài, để xin đủ mọi khoản tiền đóng góp, tệ hơn là các em còn rủ bạn khác cùng chơi Cuối cùng “nghiện” rồi thì hậu quả khôn lường.
        Năm học 2009 - 2010, tôi được Ban Giám Hiệu tin tưởng phân công chủ nhiệm lớp 10A5. Do đặc thù trường miền núi nên học sinh chủ yếu là con em các dân tộc thiểu số, sống ở các xã vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, nói tiếng phổ thông còn chưa rõ, có đến 2/3 thuộc đối tượng chính sách: nghèo, cận nghèo, vùng 135 (vùng kinh tế đặc biệt khó khăn). Đặc biệt, trong lớp có đến 4 em ham chơi điện tử: Phạm Văn Niên, Phạm Văn Tuấn, Bàn Văn Thành, Phạm Quang Tùng, riêng em Phạm Văn Niên thì đã “nghiện” nặng.
        Do áp lực từ những phiên họp Chi bộ, họp Hội đồng giáo dục, họp Tổ chủ nhiệm với những thao tác đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm rồi điểm trừ thi đua Tổ chủ nhiệm chúng tôi nói chung, bản thân tôi nói riêng phải trăn trở tìm phương pháp giáo dục học sinh để đưa thành tích lớp chủ nhiệm đi lên. Trong các biện pháp mà trước nay giáo viên chủ nhiệm đã sử dụng: phạt trực nhật, cảnh cáo trước cờ, xáo cỏ khuôn viên nhà trường, dọn vệ sinh, mời phụ huynh Tôi đều đã áp dụng nhưng hiệu quả mang lại không cao. Nhà trường xét xuống, phụ huynh tin tưởng gửi gắm lên, trăm sự nhờ thầy cô... “Trên búa, dưới đe” có những lúc tâm trạng tôi căng như dây đàn, thành ra nóng nảy, nặng lời với học sinh. Cô, trò dần có khoảng cách, giao tiếp trong những hoàn cảnh bắt buộc, theo đó không khí lớp cũng căng thẳng nặng nề. 
 Tôi nghĩ rằng phương pháp giáo dục của mình chưa phù hợp chăng? Tôi đã chủ động gặp và trao đổi với BGH, đồng nghiệp đặc biệt những người có kinh nghiệm và thành công trong công tác chủ nhiệm, thêm nữa là các bạn bè công tác ở trường khác. Tôi không thể bất lực trước tình trạng học sinh “nghiện” điện tử được. Cuối cùng, tôi sâu chuỗi biện pháp giáo dục của mình, của đồng nghiệp đặc biệt của BGH rồi suy ngẫm và quyết định sử dụng những phương pháp: xử lí nghiêm, xử lí mạnh; kiên trì giáo dục; giáo dục học sinh trưởng thành từ lao động; tin tưởng con người, cảm hóa con người bằng tấm lòng - đức trị. Và tôi đã thành công!
2.3. Giải pháp đã sử dụng.
        Giải pháp thứ nhất: Xử lí nghiêm,  xử lí mạnh với học sinh cá biệt.
     Qua thực tế chúng ta thấy rằng những người được kinh qua quân ngũ hoặc được đào tạo qua các trường quân sự, an ninhthường là những người có bản lĩnh thép và tư cách đạo đức rất chuẩn mực. Tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp này ngay ở lần xử lí đầu tiên: cảnh cáo dưới cờ, phạt xáo cỏ sân trường, mời phụ huynh trao đổi, nêu gương tiết sinh hoạt cuối tuần, hạ hạnh kiểm, dọa phê vào học bạ. Các em đều phải chấp hành đầy đủ nhưng chuyển biến thì chưa đồng nhất. Qua theo dõi sát sao cho thấy trong 4 em học sinh ham chơi điện tử thì riêng em Phạm Văn Tuấn có sự chuyển biến. Em có thái độ học tập nghiêm túc hơn, đi học chuyên cần hơn và rồi bỏ hẳn chơi điện tử quay trở với việc học tập. Ba em còn lại vẫn “chứng nào tật ấy” như  “đá ném ao bèo”! [3].      
  Dù chỉ một học sinh thay đổi tôi cũng cảm thấy được an ủi, động viên và kiên trì hơn trong quá trình giáo dục học sinh thân yêu của mình. Tôi tiếp tục tìm biện pháp để giáo dục các em. Tôi suy nghĩ vì sao cùng những biện pháp trên mà chỉ có một học sinh thay đổi? Tôi tìm hiểu thêm các nguồn thông tin khác liên quan đến các em. Tuấn sinh ra trong gia đình công chức, bố là bộ đội biên phòng, mẹ là nhân viên y tế của Trung tâm y tế dự phòng huyện. Bố công tác xa, mẹ bận công việc, đi sớm về muộn, ít có điều kiện, thời gian gần gũi, sát sao giáo dục Tuấn nên em đã theo bạn bè chơi Game và rất ham. Sau buổi làm việc, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, gia đình đã tác động mạnh mẽ, tích cực đến Tuấn, sát sao việc học tập của em hơn. 
Cùng với những hình phạt của giáo viên chủ nhiệm, Tuấn đã sớm có được nhận thức đúng đắn và nhanh chóng quay trở về với quyền lợi và nghĩa vụ chính của một học sinh: học tập. Ba học sinh còn lại: Thành, Tùng xuất thân trong gia đình tiểu thương (cha mẹ cũng tất bật với công việc hàng quán, không quản lí sát sao sinh hoạt của con, không quản lí được tài chính, sẵn tiền bán hàng, cháu lấy chơi và còn cho bạn cùng chơi). Niên xuất thân trong gia đình nông dân (cha mẹ bận rộn công việc đồng áng, trình độ nhận thức có phần hạn chế, phương pháp giáo dục chưa đúng cách). Do vậy, các em chưa được quan tâm sát sao việc học tập, chưa được phân tích, định hướng kịp thời và đúng cách. Các em chưa có chuyển biến ngay và việc giáo dục 
- Ở mục 2.3. Hai thành ngữ: “Chứng nào tật ấy”, “Đá ném ao bèo” tác giả trích nguyên văn từ TLTK số [3].
các em có phần khó khăn, vất vả hơn.
       Như vậy, xử lí nghiêm, xử lí mạnh là một trong những biện pháp giáo dục học sinh “nghiện” điện tử. Tôi đã sử dụng có hiệu quả và chúng ta - những người làm công tác chủ nhiệm - cũng có thể sử dụng.
       Giải pháp thứ hai: Áp dụng câu nói của Bác Hồ : “ giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.[1] Tôi chủ động phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục học sinh.
       Sau khi áp dụng những biện pháp thứ nhất chưa hữu hiệu với tất cả học sinh “nghiện” điện tử tôi tiếp tục mời phụ huynh của những học sinh còn ham chơi điện tử đến văn phòng nhà trường trao đổi. Tôi thẳng thắn đề nghị các bậc phụ huynh: con cái là vốn tài sản quý giá nhất đối với người làm cha, làm mẹ. Các bậc phụ huynh có thể làm tất cả vì con mình không? Có, vậy thì xin các bác giành cho các con của mình sự quan tâm hơn nữa, sát sao hơn nữa, động viên hơn nữa, phân tích, định hướng cho các cháu để các cháu học tập nghiêm túc. Các phụ huynh bỏ ra 30 phút mỗi sáng để theo sau chân các cháu đến trường như những vị mật thám chuyên nghiệp. Nếu các cháu bỏ học vào quán điện tử các bác có thể xử lí ngay. Tôi tin rằng bị cha mẹ bắt quả tang như vậy cùng với sự phân tích, định hướng chắc chắn các cháu sẽ không giám tái phạm, bỏ chơi, chú tâm vào học tập. 
        Còn tôi, tôi chủ động gặp Trưởng ban nền nếp trao đổi về tình hình lớp, đề nghị Ban nền nếp phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, xử lí nghiêm nếu các em trốn ra ngoài. Mặt khác tôi lại chủ động tìm gặp các bà, các chị hàng
nước gần các quán điện tử đề nghị giúp đỡ. Tôi trích quỹ lớp mua một vài thẻ điện thoại nhờ họ thông tin nếu thấy có học sinh vào quán chơi điện tử. Nhờ vậy, tôi bắt gặp được các em đang chơi Game tại quán. Tôi cho các em về trường trao đổi, viết bản kiểm điểm, bản cam kết và thông báo cho phụ huynh được biết
 Với sự phối kết hợp chặt chẽ trên, một thời gian các em đã đi đúng đường ray mà tôi mong muốn. Các em đã quay trở về là một học sinh chăm chỉ, chuyên tâm học tập, thực hiện tốt nội quy trường lớp. Các bậc phụ huynh cũng phấn khởi, không ngớt lời cảm ơn nhà trường, cô giáo. Tuy nhiên, trong số đó Phạm Văn Niên là học sinh duy nhất chưa thể cai nghiện.
Sau một vài tuần học bình thường Niên lại “ngựa theo đường cũ”, [3] vẫn 
- Ở mục 2.3. Câu nói của Bác Hồ “ giáo dục trong nhà trường không hoàn toàn” tác giả trích nguyên văn từ TLTK số [1]. Thành ngữ: “Ngựa theo đường cũ” tác giả trích nguyên văn từ TLTK số [3].
trốn tiết, nghỉ học để chơi. Tôi phải tiếp tục tìm ra loại kháng sinh điều trị căn bệnh nan y này.
      Tuy nhiên biện pháp giáo dục trên chưa phải là hữu hiệu với tất cả học sinh “nghiện” điện tử nhưng nó cũng là một trong những biện pháp giáo dục đúng, mang lại hiệu quả, tôi đã sử dụng và cũng đã giáo dục được một số học sinh “nghiện” điện tử. Vì vậy các đồng chí cũng có thể áp dụng nếu trong lớp mình cũng có học sinh như học sinh của lớp tôi. 
       Giải pháp thứ ba: Áp dụng từ thực tiễncuộc sống vào trong giáo dục: giáo dục con người trưởng thành từ lao động.
          Từ thực tiễn cuộc sống tôi thấy, một trong những biện pháp giáo dục con người đúng đắn là đi lên từ lao động. Tôi lại mời phụ huynh Niên ra văn phòng nhà trường bàn biện pháp để giáo dục em. Gặp phụ huynh, tôi chưa kịp nói gì mẹ Niên đã nghẹn ngào: “Tôi xật số khổ cô giáo à, người ta mười đứa xì nên, tôi một đứa mà khơng nên, khổ cả cho cô giáo, tôi xật là chả biết nên làm răng cô giáo à”. Tôi mời chị vào văn phòng trao đổi, thống nhất biện pháp giáo dục Niên. Các bạn kia đã bỏ chơi điện tử, chú tâm học tập chỉ còn Niên là vẫn tìm mọi cách để được chơi nghĩa là cháu đã quá ham - “nghiện”. Vậy gia đình và nhà trường phải làm quyết liệt hơn: Phải cho Niên lao động. Gia đình cho cháu tạm nghỉ học khoảng một tuần để cháu tham gia lao động. Trong quá trình lao động làm cho con người tavui hơn, có được nhiều sự sáng tạo, đồng thời giúp con người quên đi niềm ham mê đời thường theo hướng tiêu cực. Mặt khác, lao động thấm mệt cháu sẽ nhận ra được giá trị của việc học .
         Cha mẹ nào chẳng xót con nhưng thương con là phải giáo dục, định hướng đúng đắn cho con. Chị theo dõi biểu hiện của cháu, gần gũi phân tích việc đến trường học tập là cần thiết, đây là tuổi con được học tập, sau này quá tuổi muốn được đến trường cũng không được nữa. Lao động nào theo hình thức nào cũng quý nhưng lao động chân tay rất vất vả. Con lao động giỏi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_nghien_dien_tu_tai_t.doc