SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 11A9 Trường THPT Ngọc Lặc

SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 11A9 Trường THPT Ngọc Lặc

Khi những chùm phượng vĩ đỏ rực sân trường cũng là lúc kỳ nghỉ hè sắp đến, học trò lớp 12 lưu luyến chia tay nhau trong buổi lễ tổng kết năm học. Các em học sinh lớp 12A9 do tôi chủ nhiệm đã có một buổi liên hoan chia tay thật ý nghĩa và cảm động. Cô, trò chúng tôi cùng ngồi ôn lại những kỷ niểm đã qua. Nhìn 40 gương mặt thân quen tôi không thể nào quên được ngày đầu tiên bước vào lớp, ngày đầu tiên được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 11A9. Khi đó lớp 11A9 đứng cuối trong bảng thi đua của nhà trường, một lớp được đánh giá là có khá nhiều học sinh cá biệt, học sinh đánh nhau, học sinh bỏ học, học sinh vô lễ với giáo viên Thú thực lúc đó tôi có chút nản lỏng nhưng vì nhiệm vụ và vì trách nhiệm của người giáo viên đã mang trong mình “sứ mệnh trồng người” nên tôi quyết tâm tìm hiểu cho bằng được nguyên nhân vì sao lớp lại có thành tích “đáng nể” như vậy.

Đối tượng học sinh cấp THPT ở những độ tuổi khác nhau cũng có nhiều hs khác nhau: có nhiều em rất ngoan, hiền và biết vâng lời thầy cô giáo. Nhưng cũng có một số em thì ngang bướng, ngỗ nghịch Trong đối tượng học sinh này có những HS gọi là “học sinh cá biệt”. Đó là những học sinh luôn tạo ra nhiều sự phiền hà và bận rộn hơn cho giáo viên. Để đưa các em học sinh cá biệt này vào khuôn khổ không phải giáo viên nào cũng thành công trong việc giáo dục và giảng dạy [ 3 ]. Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm gần như trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm [ 3 ]. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội, để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.

 

doc 15 trang thuychi01 22522
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 11A9 Trường THPT Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN
MỤC LỤC
TRANG
1
MỞ ĐẦU
2
1.1 Lý do chọn đề tài.
2
1.2. Mục đích nghiên cứu.
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
3
3
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lí luận.
3
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Giải pháp đã sử dụng.
2.4. Hiệu quả.
2.4.1. Hiệu quả chung.
2.4.2. Một số học sinh tiêu biểu
4
5
10
10
11
2.4.3. Bài học kinh nghiệm.
12
3
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
12
3.1. Kết luận
12
3.2. Kiến nghị
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Khi những chùm phượng vĩ đỏ rực sân trường cũng là lúc kỳ nghỉ hè sắp đến, học trò lớp 12 lưu luyến chia tay nhau trong buổi lễ tổng kết năm học. Các em học sinh lớp 12A9 do tôi chủ nhiệm đã có một buổi liên hoan chia tay thật ý nghĩa và cảm động. Cô, trò chúng tôi cùng ngồi ôn lại những kỷ niểm đã qua. Nhìn 40 gương mặt thân quen tôi không thể nào quên được ngày đầu tiên bước vào lớp, ngày đầu tiên được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 11A9. Khi đó lớp 11A9 đứng cuối trong bảng thi đua của nhà trường, một lớp được đánh giá là có khá nhiều học sinh cá biệt, học sinh đánh nhau, học sinh bỏ học, học sinh vô lễ với giáo viênThú thực lúc đó tôi có chút nản lỏng nhưng vì nhiệm vụ và vì trách nhiệm của người giáo viên đã mang trong mình “sứ mệnh trồng người” nên tôi quyết tâm tìm hiểu cho bằng được nguyên nhân vì sao lớp lại có thành tích “đáng nể” như vậy. 
Đối tượng học sinh cấp THPT ở những độ tuổi khác nhau cũng có nhiều hs khác nhau: có nhiều em rất ngoan, hiền và biết vâng lời thầy cô giáo. Nhưng  cũng có một số em thì ngang bướng, ngỗ nghịch Trong đối tượng học sinh này có những HS gọi là “học sinh cá biệt”. Đó là những học sinh luôn tạo ra nhiều sự phiền hà và bận rộn hơn cho giáo viên. Để đưa các em học sinh cá biệt này vào khuôn khổ không phải giáo viên nào cũng thành công trong việc giáo dục và giảng dạy [ 3 ]. Như chúng ta đã biết, việc giáo dục phát triển nhân cách học sinh là một nhu cầu cần thiết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi tối ưu để tiềm năng của học sinh được phát triển dưới sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm gần như trồng cây, chăm sóc vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm [ 3 ]. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn tâm niệm dạy dỗ giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội, để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. 
Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của Giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh.[ 3 ] Trong trường THPT, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường trực tiếp quản lý học sinh, quản lý lớp học, trực tiếp giáo dục học sinh để các em có ý thức, trách nhiệm trong học tập, trong cuộc sống để các em trở thành người có ích cho xã hội. Tôi đã trăn trở, tìm hiểu và áp dụng nhiều biện pháp để quyết tâm giáo dục những “học sinh cá biệt lớp 11a9”. Và không phụ công tôi giờ đây các em đều trở thành những học sinh ngoan, chăm chỉ học tập. Thật hạnh phúc khi chính những học sinh đó đã xin phép gọi tôi bằng “Mẹ”, bởi các em tâm sự nếu không có cô em sẽ không có được ngày hôm nay, không có cô em đã nghiện game và bỏ học lâu rồi.
Có được những ân tình của thế hệ học trò như vậy tôi đã phải nỗ lực rất nhiều. Chính vì lẽ đó, tôi xin được trình bày những kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt trong chính lớp tôi chủ nhiệm thông qua sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở lớp 11A9 Trường THPT Ngọc Lặc”. Kính mong được sự quan tâm, góp ý của đồng nghiệp để sáng kiến của tôi thêm hoàn thiện và vận dụng cho những năm học tiếp theo.
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Giáo dục, uốn nắn, bồi dưỡng, giáo dục các em từ  những học sinh cá biệt, quậy phá, lười học trở thành người có ích cho xã hội sau này.
Xác định các nguyên nhân chính đã dẫn đến một số em có hành vi chưa đúng, chưa có động cơ học tập,  có đạo đức phẩm chất chưa tốt. Qua đó, giúp cho các em  định hướng được ý nghĩa của cuộc sống, định hướng được hành vi và có động cơ học tập tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Các em học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp chủ nhiệm 11A9, có hành vi xấu, hay gây gỗ, chửi thề, nói tục, ý thức học tập không có, kết quả học tập yếu kém, lười học tập và không biết vâng lời thầy cô, bố, mẹ .[ 2 ]
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Tìm hiểu nguyên nhân và lí do chính để trả lời cho câu hỏi: Vì sao các em học sinh đó trở thành học sinh cá biệt ?
Quan sát, theo dõi quá trình học tập và hoạt động của các em học sinh cá biệt trong lớp( trước, trong và sau áp dụng các biện pháp giáo dục). [ 2 ]
Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh cá biệt. 
Trao đổi trực tiếp với gia đình, phụ huynh của các em học sinh thuộc dạng cá biệt trong lớp 11A9, đề xuất những biện pháp áp dụng cho từng em học sinh. Tùy  điều kiện thực tế mà xây dựng các phương án khác nhau để thực hiện.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
Bài viết này tôi đã tìm ra một số nguyên nhân khiến các em học sinh cá biệt của lớp 11A9 trở nên “khó dạy”, bất an, dễ nóng nảy, kích động, mệt mỏi, thiếu năng lượng, hay buồn vô cớ, khó tập trung, hay đánh nhau, vô lễ với thầy, cô giáo. Đồng thời phát hiện ra một số phương pháp đặc thù khác biệt để giáo dục, hỗ trợ những học sinh “ cá biệt “.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận: 
Ở lứa tuổi 16 - 17 (học sinh vào lớp 11) là lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về tâm sinh lí, muốn khẳng định mình coi mình là người lớn, muốn được đối xử như người lớn, muốn được độc lập trong suy nghĩ và hành động, muốn thử sức mình và độc lập khám phá những cái mới để khẳng định mình là người lớn. [ 4 ] Lứa tuổi 17, lứa tuổi có nhiều thay đổi về cơ thể và nhân cách, nhiều hoóc môn mới trong cơ thể bắt đầu xuất hiện, “lứa tuổi khủng hoảng” hay là “thời kỳ quá độ” chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn, lứa tuổi với nhiều khó khăn, phức tạp trong cuộc đời của mỗi con người, lứa tuổi học tập và trưởng thành, hoàn thiện và phát triển. Ở giai đoạn này có rất nhiều sự thay đổi về thể chất và tinh thần khiến cho nhận thức và thể trạng của các em khác hẳn. Hiểu được sự thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này sẽ là một cơ sở lí luận quan trọng để chúng ta giáo dục trẻ một cách hiệu quả.. Chính vì thế, nếu môi trường tác động tốt thì các em sẽ có những hành vi và đạo đức tốt, còn ngược lại thì sẽ rất tồi tệ, có thể các em sẽ hư hỏng, dối trá, mất tư cách, đạo đức kém.Các em vẫn chưa có sự hiểu biết cuộc sống cộng với hoàn cảnh sống của mỗi em khác nhau nên việc chuẩn bị kiến thức làm hành trang cho cuộc đời mình sau này thường bị xem nhẹ. Các em rất dễ bị lôi kéo và không làm chủ được bản thân mình hoặc nhiều lí do khác dẫn đến sao nhãng việc học tập.. Tất cả đều do các em chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc học tập và thiếu sự quan tâm, sát sao của gia đình. Nếu để chờ đến khi các em ý thức được điều đó thì có lẽ đã quá muộn. Chính vì vậy mà vai trò của gia đình, nhà trường và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng trong việc giúp các em nhận thức được vai trò của việc học tập: Học để lập thân, lập nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống. [ 5 ]
Tuy nhiên ở lứa tuổi này, các em cũng rất thích được tán dương, khen  ngợi. Vì vậy chúng ta cần những giải pháp thích hợp để giáo dục và định hướng đúng  đắn cho các em học sinh trong các hoạt động giáo dục, học tập và vui chơi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của các em. [ 4 ]
Đối với từng học sinh cá biệt, cần có những biện pháp riêng, phù hợp với hoàn cảnh của từng em, mà từ đó mới hướng các em đi vào nề nếp. Muốn làm điều đó  giáo viên cần phải có những hiểu biết nhất định về  từng hoàn cảnh, từng nguyên nhân tạo nên những học sinh cá biệt đó và từ đó xây dựng các biện pháp  riêng cụ thể áp dụng cho từng em học sinh cá biệt. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học 2017 – 2018 khi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 11A9. Lớp có tổng số 40 hs gồm 17 nữ và 23 nam, các em chủ yếu sinh năm 2001, có 3 em sinh năm 2000. Đa số các em là người dân tộc thiểu số sống ở khu vực 135(Khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn) hoặc vùng cao, chỉ có vài em sống cùng cha mẹ tại thị trấn Ngọc Lặc và một số xã lân cận trường học như xã Ngọc Khê, xã Minh Sơn[ 2 ]
[ 2 ]Tôi đã tìm hiểu sơ qua tình hình lớp và biết được: Năm lớp 10 các em xếp cuối trong bảng thi đua của nhà trường (Trường có 18 lớp cơ bản và 12 lớp chọn). Sau khi 1 tuần tìm hiểu nguyên nhân vì sao lớp lại xếp cuối tôi nắm được: chủ yếu là lớp vi phạm nội quy nhà trường ở các lỗi trừ điểm nhiều như: đánh nhau, sử dụng điện thoại, vô lễ với Giáo viên, nghỉ học vô lý dođiều đặc biệt là các lỗi này đều chủ yếu do một số em vi phạm nhiều lần, các em luôn chống đối, không tuân thủ có xu hướng gây hấn bằng lời nói. Đó là các em:
STT
Họ và tên
Ghi chú
1
Vũ Đình Nam
Nghỉ học nhiều, hay ngủ trong giờ, không ghi bài, đánh nhau. 
2
Đàm Thị Thảo
Sử dụng điện thoại, hay đánh nhau, mất trật tự, vô lễ với giáo viên.
3
Lê Tuấn Phương
Thường xuyên nghỉ học, đánh nhau, không ghi bài, ngủ trong lớp, trang phục không đúng quy định. 
4
Trịnh Đình Kiên
Sử dụng điện thoại, đánh nhau, vô lễ với giáo viên, vi phạm luật an toàn giao thông.
* Nguyên nhân. 
[ 3 ] Thông qua điều tra nguyên nhân từ phía nhóm bạn mà hs hay chơi, bạn thân của học sinh; gặp trực tiếp gia đình, đến từng thăm gia đình hs, tâm sự trực tiếp với bản thân học sinh, nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của các em năm lớp 10, và qua theo dõi để ý, tôi biết được một số nguyên nhân khiến các em trở thành học sinh cá biệt trong lớp là:
- Thứ nhất: Gia đình không hòa thuận dẫn đến bố mẹ ly hôn, phải sống cùng ông, bà. Con cái tự do, sống theo ý muốn. Như em Vũ Đình Nam ở Làng Chù - Cao Ngọc, em Lê Tuấn Phương ở làng Khén Ngoại – Vân Am.
- Thứ hai: Gia đình khá giả, bố, mẹ mãi lo việc làm ăn, không dành thời gian lo cho con cái, khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường. Em Trịnh Đình Kiên ở Ngọc Sơn, em Đàm Thị Thảo ở Hưng Sơn - Ngọc Khê.
- Thứ ba: Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải là lao động chính, trụ cột, đẫn đến các em mặc cảm, tự ti.
- Thứ tư: Ảnh hưởng của phim ảnh không lành mạnh, vì tò mò, bị rủ rê từ những thanh niên ham chơi, lêu lỏng trong thôn/ xóm.
- Thứ năm: Được gia đình chiều mua cho điện thoại thông minh dẫn đến các em ham chơi game(nghiện game), chơi facebook(nghiện Facebook). Các em bị lôi cuốn bởi những phương tiện thông tin đại chúng, những tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến học sinh trở thành “ học sinh cá biệt” ở lớp 11A9. Các em không muốn học, ham chơi và trở nên khác biệt vì nhiều lí do, hơn thế lại không được sự quan tâm, sát sao đúng mực của gia đình nên hay bỏ học để đi chơi. Một số em khác không làm chủ được bản thân bị một số đối tượng đã bỏ học lôi kéo dụ dỗ khiến các em không quan tâm đến việc học chỉ ham chơi lâu dần thành quen. Mặt khác, do các em trong độ tuổi tập làm người lớn, đây là lứa tuổi dễ dao động nhất nếu như có biện pháp uốn nắn kịp thời các em sẽ đi theo hướng tích cực và ngược lại có thể trở nên hư hỏng. Vì vậy nếu không giáo dục, không uốn nắn các em ngay từ đầu thì rất dễ để cho các em không nắm vững kiến thức, không làm chủ được bản thân và cũng sẽ khó trở thành người có tài, có đức phục vụ cho đất nước sau này.
2.3. Các giải pháp đã áp dụng. 
	Với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm nhiều năm trong nghề được tiếp xúc với nhiều em và cũng đã được nghe nhiều tâm sự của các em, tôi không thể không trăn trở khi đứng trước hiện tượng nhiều em “hoc sinh cá biệt” trong lớp mình chủ nhiệm. 
Xuất phát từ những nguyên nhân trên tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
	Biện pháp thứ nhất: [ 3 ] Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để hiểu rõ từng hoàn cảnh cụ thế từ đó có biện pháp cụ thể, thích hợp với từng em. Trước tiên là tôi sử dụng phiếu thăm dò(phụ lục), trao đổi với bạn bè thân thiết của các em. Sau đó tôi đến thăm gia đình từng em một để nắm rõ, hiêu rõ hoàn cảnh, môi trường mà các em đang sống bởi muốn giáo dục con người phải hiểu một con người, đó là một trong những nguyên tắc giáo dục hiện đại đầu tiên mà tôi sử dụng.
	Khi đến nơi thì tôi đã phần nào lý giải được nguyên nhân vì sao các em lại trở nên “ cá biệt” như vậy. Gia đình em Vũ Đình Nam thì bố, mẹ đã ly hôn. Em sống cùng bà nội đã già yếu. Còn bố và mẹ đều đã có gia đình mới nên không có thời gian dành cho em. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao em rất ít khi cười, ánh mắt luôn buồn rười rượi. Lên lớp, em toàn ngủ và hầu như không tham gia một hoạt động nào do lớp, trường tổ chức. Bởi một phần do mặc cảm, tự ti nên em luôn thu mình lại và chỉ cần 1 bạn nào đó vô tình chọc, ghẹo là em sẵn sàng nổi nóng và đánh bạn. Ở nhà làm nông vất vả nên em không có thời gian để nghỉ ngơi, không có thời gian để học bài dẫn đến em không thuộc bài và luôn buồn ngủ. Đến nhà em, nhìn cảnh 2 bà cháu nương nhờ nhau trong ngôi nhà cũ, tôi hiểu rằng mình cần phải có trách nhiệm và nhất định sẽ giúp em vươn lên hoàn cảnh khóa khăn này.
	- Gia đình em Đàm Thị Thảo, Trịnh Đình Kiên thì rất khá giả. Bố, mẹ bận buôn bán, làm ăn và vắng nhà suốt nên hầu như không có thời gian cho con, không quan tâm đến việc học của con mà phó mặc hoàn toàn cho nhà trường.
	- Gia đình em Lê Tuấn Phương thì bố, mẹ luôn mâu thuẫn, bất hòa. Bố em rất hay đánh mẹ em nên em chán chường bỏ bê việc học. Hay tụ tập cùng đám thanh niên hư hỏng trong làng.
	Biện pháp thứ hai: Tìm hiểu tâm tư tình cảm, tính cách, sở thích của từng em thông qua PĐT(phụ lục). Qua đó biết được những điểm mạnh của từng em để phát huy, điểm yếu của từng em để khắc phục, hạn chế.[ 3 ], [ 1 ].	
 	Biện pháp thứ ba: Đối với học sinh học kém, nhà trường cũng đã tổ chức học phụ đạo thêm tôi cũng động viên các em nên theo, nếu học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhà trường sẽ không thu học phí. Đồng thời trên lớp cũng bố trí chỗ ngồi cho các em sao cho hợp lí (em học tốt ngồi xen kẽ với em còn yếu để hỗ trợ). Các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ đều có nhóm học sinh có học lực khá được phân công để chữa bài tập hoặc giải đáp thắc mắc của học sinh. [ 3 ]
Biện pháp thứ tư: Đối với trường hợp học sinh hay đánh nhau, bản thân tôi thông báo và kết hợp với gia đình học sinh gặp gỡ học sinh cố ý đánh bạn và đến nhà trao đổi với gia đình cam kết. Trước khi gặp gia đình tôi đã tiến hành gặp riêng 2 em đánh nhau tìm hiểu nguyên nhân vì sao lại xảy ra như vậy. Tôi muốn các em tự nhận ra vì sao mình sai? Nguyên nhân nào dẫn đến hành động không kìm chế được bản thân như vậy? Bài học kinh nghiệm rút ra sau mỗi lần đânhs nhau đó? [ 4 ], [ 5 ].
Đồng thời, Nhà trường đã phối kết hợp với các cơ quan an ninh trên địa bàn để quản lý học sinh và xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm pháp luật đặc biệt là những trường hợp xâm phạm đến thân thể của công dân, học sinh (đánh người, đặc biệt là đánh người gây thương tích), để răn đe những người chuyên gây rối trật tự xã hội, bắt nạt người khác...
Biện pháp thứ năm: Đối với học sinh có gia đình không hòa thuận hoặc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như em Vũ Đình Nam, em Lê Tuấn Phương tôi thường hỏi han, tâm sự, quan tâm đến em nhiều hơn tạo mối quan hệ gần gũi để hiểu được tâm tư nguyện vọng của em, để động viên khích lệ kịp thời. Tạo cho các em có chỗ dựa vững chắc để em thấy được sự quan tâm của người thầy như cha như mẹ của các em luôn dìu dắt em khi em vấp phải những khó khăn trong học tập cũng như cuộc sống.
	Khi các em mắc lỗi vì cứ lí do gì nhưng sau những buổi học sau tôi thường gặp trao đổi riêng với từng em, hỏi thăm lí do không trách phạt ngay lúc đó và lựa lời khuyên nhủ, động viên. Bởi tôi biết nguyên nhân dẫn đến các em mắc lỗi là thiếu sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, các em thiếu thốn tình cảm. Các em cũng cảm thấy vui khi cô giáo quan tâm đến mình và cũng chia sẻ lí do. [1 ], [3].
	Tạo mối quan hệ thân thiện giữa các học sinh trong lớp để các em cảm thấy vui vẻ khi đến lớp. Đôi khi có những mâu thuẫn giữa một số em trong lớp thường là các em dấu GVCN. Tôi thường có một “điệp viên” thông báo tình hình của lớp mà vẫn hoàn toàn bí mật đối với các em. Nên thường giải quyết kịp thời những mâu thuẫn khi bắt đầu mới nảy sinh. 
Biện pháp thứ sáu: Giao cho các em một số nhiệm vụ cụ thể trong lớp. Từ những nhiệm vụ  được giao đó, tạo cho các em có ý thức hơn trong học tập, tư cách đạo đức của mình với tập thể , dần dần các em sẽ nhận ra những sai phạm của mình với bàn bè xung quanh để mà sửa đổi thành những người tốt với bản thân và với tập thể lớp.[ 3 ]
 	Phát hiện năng khiếu của học sinh để động viên khích lệ kịp thời đồng thời giới thiệu vào các hoạt động phù hợp. nhiều em đánh bóng chuyền, đá bóng rất tốt, hát hay, khéo tay...Giúp các em tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của Đoàn trường tổ chức. Tôi đã tìm hiểu năng khiếu, sở trường của từng em để phân công nhiệm vụ cụ thể. Em Đàm Thị Thảo có năng khiếu văn nghệ nhưng lâu nay em bất hợp tác, do em không hòa đồng với các bạn và luôn cho rằng mình không cần phải tham gia hoạt động tập thể. Tôi đã tìm hiểu lý do và biết được em có xích mích với một bạn nữ trong đội văn nghệ của lớp. Sau đó tôi đã động viên khuyến khích em tham gia và em đã rất năng nổ, nhiệt tình, hòa đồng với các bạn.
	Giáo viên phải tôn trọng học sinh, đồng thời phải có lòng tin với các em, tin tưởng các em để giao một số công việc phù hợp của lớp cho các em phụ trách.
GVCN và Đội văn nghệ lớp 11A9
Đoàn trường THPT Ngọc Lặc tổ chức giải bóng chuyền cho học sinh để chào mừng ngày 26 tháng 3 – ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Nam rất đam mê và thích thú vậy nên tôi đã mạnh dạn giao chức đội trưởng đội bóng của lớp cho em và em có trách nhiệm hình thành và tập luyện cho đội bóng. Như được cởi trói, lúc đầu em còn ngại ngùng nhưng dần dần em rất trách nhiệm và vui vẻ, tích cực hướng dẫn các bạn trong lớp về chiến thuật và cách thức thi đấu. 
Đội tuyển bóng chuyền nam lớp 11A9( áo Xám)
(Đội trưởng Nam đang đập bóng).
Giao nhiệm vụ cho học sinh trong các giờ ngoại khóa hoặc hoạt động của nhà trường tạo cho các em cơ hội để các em thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong tập thể. Đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Các em không còn cảm giác “cô đơn” trong tập thể.
Biện pháp thứ bảy: Một biện pháp cũng không kém phần quan trọng đó là việc biểu dương, khen thưởng, kịp thời. [ 1 ]
Từ những nhiệm vụ được giao, biểu dương, khen thưởng, động viên các em khi thực hiện tốt nhiệm vụ. Từ đó giúp cho các em hiểu được mình vẫn còn có giá trị trong lớp, có khả năng thực hiện tốt các việc khác.
Biện pháp thứ tám: Tạo điều kiện để các em tham gia hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện, hoạt động từ thiện nhân đạo.
Nhân nghĩa là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, hãy cho đi tình yêu thương để nhận lại gấp trăm ngàn sự yêu thương đó. Đó là tính nhân văn trong mối quan hệ giữa con người và con người. Hãy tổ chức để các em tham gia nhiều các hoạt động xã hội, giúp đỡ mọi người trong xã hội để các em nhận thấy mình thật giá trị và cuộc sống thật sự ý nghĩa. [ 4 ]
Thật vậy, khi một người không thực sự cảm nhận được giá trị của mình trong cuộc sống thì hãy giúp họ tham gia các hoạt động xã hội, hãy giúp đỡ những người khác khó khăn hơn mình, tôi nghĩ sẽ có tác động tích cực. [ 5 ]
Trường THPT Ngọc Lặc đóng trên địa bàn huyện miền núi nên ở đây còn có rất nhiều hoàn cảnh đáng thương. Tôi đã liên hệ với địa phương và vận động các em tham gia thăm hỏi, động viên những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để giúp đỡ. Phối hợp với Đoàn thanh niên thôn Quang Thắng - xã Q

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_o_lop_11a9_t.doc