SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả

SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả

 Yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định vị trí của một quốc gia chính là con người. Trong điều kiện các cường quốc thế giới đang phát triển như vũ bão thì con rồng nhỏ của châu Á - Việt Nam chúng ta cần phải nỗ lực không ngừng. Giáo dục, đặc biệt là giáo dục trung học phổ thông đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ấy.

 Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay là“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2015 của Bộ giáo dục và đào tạo nêu rõ giáo dục cấp THPT hiện hành ngoài mục tiêu củng cố và phát huy kết quả của giáo dục THCS, còn giúp học sinh“có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân". Mục tiêu chương trình mới còn cụ thể hóa định hướng giáo dục:“giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với tổ quốc ; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân ”.

 Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: vừa gảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa vừa có nhân cách làm người.

 Gần đây, các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt. Vấn đề này đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mối lo ngại của xã hội, nhất là với gia đình và nhà trường. Học sinh cá biệt trường nào cũng có. Học sinh cá biệt không nhiều, song lại là “lực cản” rất lớn cho sự phát triển của nhà trường.

 Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Vấn đề học sinh cá biệt ngày một gia tăng đặt ra nhiều câu hỏi : Làm thế nào để giảm thiểu số lượng học sinh cá biệt? Làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt? Làm thế nào để giúp các em hòa nhập với tập thể? Làm thế nào để hình thành ở các em những năng lực và phẩm chất của một công dân tốt? . Vấn đề này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà trường.

 

doc 17 trang thuychi01 7641
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG II
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT HIỆU QUẢ "
Người thực hiện : Nguyễn Thị Phương
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực : Công tác chủ nhiệm
THANH HÓA NĂM 2016
MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
A. Mở đầu 2
B. Nội dung
1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 4 
2. Thực trạng của vấn đề .................................................................................... 5 
3. Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả.................................... 6 
 3.1. Xây dựng quy chế thi đua và quy định về xếp loại hạnh kiểm riêng của
 lớp theo nội quy của nhà trường, quy định của ban nề nếp ...................... 6
 3.2. Nhanh chóng nắm bắt thông tin, kịp thời tìm hiểu nguyên nhân các biểu
 hiện của học sinh cá biệt ................................................................................... 7 
 3.3. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh................................................................. 9 
 3.4. Sát sao, gần gũi và yêu thương.................................................................... 9 
 3.5.Kiên trì và tin tưởng.....................................................................................10 
 3.6. Tạo điều kiện để các em phát huy sở trường, đam mê............................... 11 
 3.7.Giáo viên không ngừng trau dồi chuyên môn, làm mới tiết dạy của mình...11
 3.8. Tận dụng hiệu quả các tiết sinh hoạt, các buổi họp phụ huynh..................12 
 3.9. Phối hợp tốt với gia đình, giáo viên bộ môn, ban nề nếp và nhà trường....13
4. Kết quả đạt được ............................................................................................ 13 
C. Kết luận, kiến nghị 15 
A. MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
 Yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định vị trí của một quốc gia chính là con người. Trong điều kiện các cường quốc thế giới đang phát triển như vũ bão thì con rồng nhỏ của châu Á - Việt Nam chúng ta cần phải nỗ lực không ngừng. Giáo dục, đặc biệt là giáo dục trung học phổ thông đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển ấy. 
 Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay là“Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2015 của Bộ giáo dục và đào tạo nêu rõ giáo dục cấp THPT hiện hành ngoài mục tiêu củng cố và phát huy kết quả của giáo dục THCS, còn giúp học sinh“có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân". Mục tiêu chương trình mới còn cụ thể hóa định hướng giáo dục:“giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với tổ quốc; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân”. 
 Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: vừa gảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa vừa có nhân cách làm người.
 Gần đây, các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình đã lên tiếng khá nhiều về tình hình học sinh cá biệt. Vấn đề này đã trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mối lo ngại của xã hội, nhất là với gia đình và nhà trường. Học sinh cá biệt trường nào cũng có. Học sinh cá biệt không nhiều, song lại là “lực cản” rất lớn cho sự phát triển của nhà trường. 
 Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Vấn đề học sinh cá biệt ngày một gia tăng đặt ra nhiều câu hỏi : Làm thế nào để giảm thiểu số lượng học sinh cá biệt? Làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt? Làm thế nào để giúp các em hòa nhập với tập thể? Làm thế nào để hình thành ở các em những năng lực và phẩm chất của một công dân tốt? ... Vấn đề này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà trường.
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Từ thực tế làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, qua học hỏi ở đồng nghiệp, tham khảo phương pháp giáo dục trên các tạp chí giáo dục, trên truyền hình, bản thân tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh cá biệt. Với đề tài "Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả", tôi mong muốn thêm một tiếng nói góp phần ngăn chặn, giảm thiểu số lượng học sinh cá biệt, nâng cao chất lượng nguồn lao động tương lai cho đất nước trước hết về tư cách đạo đức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 Các học sinh cá biệt lớp 11A6 :
 1. Em Nguyễn Hữu Cường
 2. Em Hồ Chí Cường
 3. Em Lê Văn Dương
 4. Em Lê Công Nam
  5. Em Lê Thị Lan Anh
4. Phương pháp nghiên cứu
 - PP nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
 - PP điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
 - PP thống kê, xử lý số liệu
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
 Mục tiêu cải cách giáo dục của nước ta là "làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho tới lúc trưởng thành, nhằm tạo cơ sở ban đầu của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể và phát triển toàn diện" (Nghị quyết số 14-NQ/TW). "Nền giáo dục của chúng ta có trách nhiệm rất to lớn và nặng nề là góp phần đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những chiến sĩ kiên cường bảo vệ những giá trị và thành quả của cách mạng, trung thành với Đảng và sự nghiệp của Tổ quốc và dân tộc, có khả năng biến kiến thức thành niềm tin chỉ đạo cho hành động, có sức đề kháng mạnh mẽ trước mọi ảnh hưởng của những tư tưởng độc hại đang xâm nhập, thẩm thấu, làm biến chất thế hệ trẻ của chúng ta" (Một số vấn đề về nền giáo dục nước ta trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, GS.TSKH Nguyễn Hoa Thịnh, Đại học quốc gia Hà Nội).
 Quan điểm giáo dục hiện đại đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ "dạy người" song song với mục tiêu "dạy chữ". Tuy nhiên, trong thực tế, "việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp; giáo dục phổ thông mới quan tâm nhiều đến "dạy chữ", chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng sống, đến "dạy người" cho thanh niên" (PGS, TS. Nghiêm Đình Vỳ, Báo điện tử ĐCSVN).
 Thực trạng học sinh cá biệt đang ngày một gia tăng đang gióng lên hồi chuông báo động về sự xuống cấp lí tưởng, đạo đức, lối sống trong thanh thiếu niên, đòi hỏi sự quan tâm, vào cuộc của toàn xã hội. 
 Trước hết, chúng ta cần hiểu đúng khái niệm học sinh cá biệt. Học sinh cá biệt là một khái niệm để chỉ những học sinh có cá tính khác biệt so với số đông học sinh bình thường, có sự bất thường về tính cách, không có động cơ học tập, tâm lí dễ bị kích động, thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường...Thực tế, có học sinh cá biệt về học tập và những học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống. Thông thường, học sinh cá biệt về đạo đức, lối sống sẽ dẫn đến yếu kém về học tập.
 Biểu hiện của học sinh cá biệt cũng vô cùng phức tạp. Có khi các em trốn học đi chơi, lừa dối bố mẹ thầy cô, lảng tránh các hoạt động tập thể, dọa nạt bạn bè, đánh nhau; thường xuyên giở những trò tinh nghịch để trêu chọc thầy cô, bạn bè; nói năng, ăn mặc khác thường để gây sự chú ý; thích yêu đương, phân tán tư tưởng; thậm chí xin tiền của bố mẹ nhưng không đóng góp cho thầy cô mà sử dụng vào mục đích riêng; ăn cắp , ăn trộm, "cắm quán" tài sản không chỉ của mình mà còn của bạn... 
 Học sinh cá biệt là mầm mống tội phạm của xã hội. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nhà trường nói riêng và đất nước nói chung.
 Vì vậy, chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh cá biệt là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của công tác giáo dục hiện nay.
2. Thực trạng của vấn đề
2.1. Thuận lợi 
 THPT Nông Cống 2 là ngôi trường có bề dày truyền thống hơn 40 năm. Hằng năm, công tác giảng dạy và giáo dục của nhà trường đều đạt được những thành tích đáng mừng. Giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường, hạn chế được những đối tượng học sinh yếu về mặt đạo đức là góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Vì vậy, công tác này luôn được sự quan tâm của cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường.
 Lớp 11A6 của tôi là một lớp có đầu vào ở mức độ trung bình. Nhiều học sinh trong lớp ngoan, có ý thức học tập. Địa bàn sinh sống đa số ở gần trường, gia đình thuần nông là chủ yếu nhưng nhiều phụ huynh khá quan tâm đến việc học của các em. 
 Công tác trong ngành giáo dục 13 năm, bản thân tôi đã từng trải qua công tác chủ nhiệm hơn 10 năm, tôi nhận thấy rằng không có học sinh nào xấu. Nếu gần gũi các em, ta sẽ thấy rằng các em hoàn toàn có thể thay đổi theo chiều hướng tích cực. Thậm chí, có thể là những đứa trẻ rất thông minh và một khi được lắng nghe, vị tha và yêu thương, các em sẽ trở thành những đứa trẻ tốt.
2.2. Khó khăn
 Biểu hiện của học sinh cá biệt thường rất phức tạp. Mỗi học sinh cá biệt có những hành vi, biểu hiện không dễ nắm bắt. Vì vậy, việc tìm giải pháp thích hợp với từng em để giáo dục cũng không hề đơn giản.
 Mặt khác, theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: "Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội", như vậy những hiện tượng học sinh cá biệt được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất định. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt thường rất khác nhau.
 Nguyên nhân thứ nhất phải kể đến xuất phát từ gia đình. Gia đình thiếu sự quan tâm hay quá tin tưởng, chiều chuộng các em; những éo le trong cuộc sống gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức học sinh.
 Nguyên nhân thứ hai là từ xã hội : Sự phát triển của công nghệ thông tin, mặt trái của cơ chế thị trường đã đem đến nhiều cám dỗ, ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh.
 Mặt khác, nhà trường chưa tạo được nhiều sân chơi, chưa tổ chức được đa dạng các hoạt động ngoại khóa để các em tham gia mà chủ yếu là chú trọng giáo dục tri thức. 
 Hơn thế nữa, bản thân học sinh lại ở giai đoạn tâm sinh lý có nhiều biến đổi, từ tuổi thiếu niên chuyển sang tuổi thanh niên, học sinh muốn khẳng định mình nhưng hiểu biết chưa hoàn thiện, đôi khi do bản năng hoặc a dua. Khi đạo đức yếu kém thì học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em bị hổng kiến thức căn bản; điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm các
em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học và cuối cùng nảy sinh bỏ học.
 Những yếu tố trên tạo nên những khó khăn không nhỏ trong quá trình giáo dục học sinh cá biệt.
3. Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả
 Như trên đã nói, giáo dục không chỉ là khoa học mà là một nghệ thuật, người giáo viên không chỉ truyền dạy tri thức mà quan trọng hơn hết là giúp học sinh hình thành những phẩm chất, những năng lực, những kỹ năng cần thiết. Bởi người thầy là "kỹ sư tâm hồn" và " Mỗi đứa trẻ sinh ra như một chiếc hộp bí ẩn. Có những mảnh ghép bên trong, một số mảnh bị vỡ, một số bị mất hoặc còn bị giấu kín. Nhưng trái tim người thầy có thể sắp xếp lại chúng thành bức tranh, tìm ra những mảnh ghép còn thiếu, chỉ ra cho đứa trẻ thấy nó tuyệt vời như thế nào. Công việc của người thầy không chỉ truyền dạy tri thức như cách làm đầy chiếc hộp bằng những mảnh ghép, mà là, ghép chúng lại với nhau thành một tác phẩm nghệ thuật". Hơn hết, giáo dục học sinh cá biệt đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, phải kiên trì, phải thực sự có tấm lòng bao dung, yêu thương và biết cảm thông. Trong quá trình làm công tác giáo dục học sinh cá biệt, tôi luôn đảm bảo sự mềm dẻo, linh hoạt giữa nghiêm khắc và mềm mỏng, giữa nguyên tắc và linh động trong nguyên tắc. Sau đây, tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm mang lại thành công cho tôi trong việc cảm hóa các học sinh cá biệt.
3.1. Xây dựng quy chế thi đua và quy định về xếp loại hạnh kiểm riêng của lớp theo nội quy của nhà trường, quy định của ban nề nếp 
 Tôi cho rằng để đánh giá chính xác học sinh, cần phải có các quy chế, tiêu chí xếp loại rõ ràng. Vì thế, ngay từ khi nhận học sinh vào lớp 10, tôi đã đưa ra các quy chế riêng cho lớp phù hợp với các quy chế xếp loại hạnh kiểm học sinh tring học phổ thông của ngành, các quy định, nội quy của nhà trường. Tôi thông qua học sinh lớp chủ nhiệm trong buổi sinh hoạt đầu tiên, đồng thời in và dán ngay trên bảng tin của lớp, yêu cầu học sinh ghi nhớ. Việc uốn nắn các em ngay từ khi mới vào lớp có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nề nếp lớp học. Tôi xem đó như một cách để "gò" các học sinh , nhất là học sinh cá biệt vào "khuôn khổ". Tôi xây dựng các quy định như sau :
a. Quỹ điểm 
 Mỗi học sinh có 10 điểm/tuần. Thời gian tính điểm là 19 tuần thực học của mỗi học kì. Quỹ điểm dành cho mỗi học sinh là 190 điểm/học kì.
b. Quy định về điểm thưởng 
 Học sinh có đóng góp cho lớp sẽ được cộng điểm(10 điểm/đóng góp), có tiến bộ rõ rệt sẽ được cân nhắc khi xếp loại cuối kì, cuối năm. 
c. Quy định về điểm trừ cho các lỗi vi phạm 
 Trừ 40 điểm/lượt vi phạm đối với trường hợp học sinh tham gia đánh nhau hoặc trộm cắp tài sản của người khác.
 Trừ 30 điểm/lượt vi phạm đối với trường hợp học sinh : vô lễ hoặc lừa dối giáo viên, CBCNV nhà trường, hút thuốc, sử dụng rượu bia khi tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường, tham gia các tệ nạn xã hội khác.
 Trừ 20 điểm/lượt vi phạm đối với trường hợp học sinh mắc một trong các lỗi sau: bỏ giờ, nghỉ học vô lí do (cả sáng và chiều), sử dụng điện thoại di động, máy nghe nhạc trong giờ, gian lận trong kiểm tra, thi cử, không nộp bản tự kiểm (khi bị phạt), không nộp các thông báo gửi về gia đình theo yêu cầu (sau khi có chữ kí xác nhận của phụ huynh)
 Trừ 10 điểm/lượt vi phạm đối với trường hợp học sinh vi phạm một trong các lỗi sau: nộp bản tự kiểm, các thông báo gửi về gia đình chậm (tối đa là 2 ngày so với yêu cầu), bị ban nề nếp nhắc nhở khi tham gia các hoạt động chung.
 Trừ 5 điểm/lượt vi phạm đối với trường hợp học sinh mắc một trong các lỗi sau : đi học chậm, dẫn người lạ vào lớp hoặc vào trường, nhuộm hoặc cắt tóc không đúng quy định, không học bài cũ, không đeo phù hiệu hoặc vẽ bậy lên phù hiệu, không thực hiện các quy định về trang phục, bị ghi vào sổ đầu bài, vệ sinh chưa tốt làm lớp bị trừ điểm, tập trung chậm, đổi chỗ
c. Công thức tính điểm 
 Điểm thi đua = 190 + điểm thưởng - điểm trừ
d. Các hình thức xếp loại ( theo học kì )
 - Từ 170 - 190 điểm : loại Tốt
 - Từ 160 - 165 điểm : loại Khá
 - Từ 150 - 155 điểm : loại Trung bình
 - Còn lại : loại Yếu
 4 tổ trưởng trực tiếp theo dõi, tính điểm và nộp lại cho tôi sau mỗi tuần. Tôi trực tiếp kiểm tra và kí xác nhận vào cuối mỗi trang. Cuối học kì, tôi cho mỗi học sinh tự nhận số điểm mình đạt được. Sau đó, đối chiếu với kết quả theo dõi của tổ trưởng, cân nhắc sự tiến bộ, tôi xếp loại hạnh kiểm cụ thể cho từng em.
3.2. Nhanh chóng nắm bắt thông tin và kịp thời tìm hiểu nguyên nhân các biểu hiện của học sinh cá biệt
 Không phải tự nhiên mà trẻ trở thành cá biệt, đó là hậu quả của các vết thương tâm lý mà vô tình người lớn gieo vào đầu óc non nớt của trẻ lúc sống trong môi trường gia đình như bố mẹ bỏ nhau, bố hay uống rượu đánh đập. Bên cạnh đó, cũng có thể do gia đình khó khăn, do bố mẹ đi làm ăn xa hoặc quá chú tâm vào việc kiếm tiền hay trẻ bị lôi kéo bởi những kẻ xấu, lông bông... Nắm rõ hoàn cảnh gia đình của từng học sinh, nhất là học sinh cá biệt giúp chúng ta nhanh chóng tìm ra giải pháp có hiệu quả hơn.
 Tôi luôn tự nhắc mình rằng, thành công của người giáo viên chủ nhiệm là tìm được những học sinh tin cậy để giao nhiệm vụ cán sự lớp. Chính cán sự lớp sẽ là người cung cấp thông tin về các học sinh khác trong lớp, đặc biệt là học sinh cá biệt cho giáo viên chủ nhiệm. Tất nhiên giáo viên chủ nhiệm cũng phải thật khéo léo, tế nhị để học sinh cung cấp thông tin được "an toàn" trước những ánh mắt hoài nghi của bạn bè.
 Bên cạnh đó, giáo viên bộ môn đóng một vai trò cực kì quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh.Việc nắm bắt thông tin kịp thời từ giáo viên bộ môn là vô cùng cần thiết. Khi học sinh có các biểu hiện cá bệt, tôi trực tiếp gặp giáo viên bộ môn để trao đổi, tìm hiểu.
 Ngoài ra, tôi dành thời gian nhất định theo dõi mạng xã hội mà học sinh sử dụng. Có một thực tế là học sinh cá biệt rất thích mạng xã hội. Các em xem đó cũng chính là nơi để thể hiện mình qua những trạng thái được đăng và chia sẻ công khai. Đôi khi mầm mống của những mâu thuẫn, những kế hoạch hay dự định " nổi loạn" được thông báo mà không hề giấu giếm. Những thông tin này giúp chúng ta có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành động sai trái, tránh được những hậu quả đáng tiếc.
 Tôi ghi vào sổ chủ nhiệm của mình hoàn cảnh và thường xuyên cập nhật các biểu hiện của từng em. Ví dụ :
STT
Họ và tên
Biểu hiện cá biệt
Hoàn cảnh
Ghi chú
1
Nguyễn Hữu Cường
Hay bỏ học, xin tiền học rồi chi dùng vào các mục đích riêng, cắm đồ, thậm chí mượn đồ của bạn để cắm...
Bố mẹ đi làm xa, ở với bà, lực học kém
Cắm đồ ngày 30/9/2014
...
2
Hồ Chí Cường
Hay bỏ học, nhất là các buổi chiều, mê chơi điện tử...
Gia đình buôn bán, bố mẹ ít có thời gian quan tâm, nhà xa...
Bỏ học ngày 15/9
...
3
Lê Văn Dương
Hay bỏ học, không chịu học bài, thường xuyên sử dụng điện thoại, gây gổ đánh nhau...
Là học sinh lưu ban, bố hay uống rượu, mẹ bận công việc nên ít có thời gian quan tâm, kinh tế khó khăn...
Đánh nhau ngày 3/10
...
4
Lê Công Nam
Chuyển sang từ lớp 11A1, lầm lì, ít hòa đồng, bỏ học đi chơi điện tử, vô lễ với thầy cô
Bố mẹ quan tâm nhưng bố quá cứng nhắc, thường phạt e bằng những trận đòn rất đau
Vô lễ với Gv dạy môn tiếng Anh ngày 5/10
...
5
Lê Thị Lan Anh
Hay nói chuyện, hay sử dụng điện thoại, trang điểm lòe loẹt, bỏ học đi chơi với người yêu (ngoài trường)
Bố mẹ li dị, ở với bố và mẹ kế
Sử dụng điện thoại trong giừo học ngày 4/11
...
 Nắm vững đặc điểm này, tôi có các biện pháp phù hợp để giáo dục đối với từng học sinh.
3.3. Xây dựng tập thể lớp vững mạnh
 Trong các biện pháp giáo dục học sinh, tôi luôn đề cao sức mạnh của tập thể. Kinh nghiệm cho thấy, khi tập thể có tinh thần đoàn kết cao, có ý thức xây dựng thì chắc chắn yếu tố "cá biệt" của học sinh sẽ bị "khống chế". Môi trường nề nếp tốt sẽ có vai trò tích cực trong giáo dục học sinh cá biệt. Vì vậy, ngay từ khi mới nhận các em vào lớp 10, tôi đặc biệt chú ý tới việc lựa chọn học sinh làm cán sự lớp, đặc biệt là lớp trưởng. Tôi luôn xem đó là cánh tay đắc lực của mình.
 Bên cạnh đó, tôi cũng quan tâm đến việc sắp xếp chỗ ngồi, có sơ đồ chỗ ngồi để giáo viên bộ môn theo dõi. Khi xếp chỗ ngồi cho các em, tôi luôn để mỗi cán sự lớp ngồi cạnh và chịu trách nhiệm kèm cặp một học sinh cá biệt (tôi đặc biệt chú ý đến sự phù hợp tính cách của các em). Ví dụ: tôi xếp Nguyễn Hữu Cường ngồi cạnh lớp phó học tập là Nguyễn Thị Diệu Linh vì Linh học giỏi, có khả năng thuyết phục người khác; tôi xếp Lê Thị Lan Anh ngồi cạnh tổ trưởng tổ 1 Lê Thị Minh Ánh vì Ánh điềm đạm, biết lắng nghe, chia sẻ; Lê Công Nam ngồi cạnh Lê Thị Hồng - lớp trưởng - vì các em từng là bạn học cũ ở cấp 2, lại gần nhà nhau ...
 Với các hoạt động bề nổi của nhà trường, tôi luôn tạo điều kiện và khích lệ các em tích cực tham gia. Cá nhân tôi cũng là người luôn quan tâm, tư vấn, giúp đỡ các em trong các cuộc thi : Sáng tác báo tường chào mừng ngày 20/11, Kỹ năng sống chào mừng 8/3, thi văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng 26/3...Vì thế, lớp tôi luôn đạt các giải cao trong các hoạt động này. Nề nếp cũng được xếp ở tốp đầu của nhà trường.
 Ngoài việc thưởng điểm để xếp loại hạnh kiểm, tôi còn đề xuất với phụ huynh trích một phần quỹ lớp để mua quà thưởng cho học sinh đạt điểm cao trong các đợt thi khảo sát, đạt giải trong các cuộc thi cấp trường, cấp tỉnh. Điều này, có ý nghĩa khuyến khích học sinh rất lớn. Nhờ vậy, trong các 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_hieu_qua.doc