SKKN Một số biện pháp giáo dục học sinh bằng hình thức “kỉ luật tích cực” ở Trường Tiểu học Anh Sơn
Trong bối cảnh xã hội hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ, việc nuôi dạy, giáo dục trẻ em ở nhà và ở trường ngày càng trở nên thách thức hơn. Đa số người lớn đều mong muốn con em, học sinh của mình có ý thức kỷ luật, giữ gìn nề nếp tốt, chủ động, tự tin, là “con ngoan trò giỏi”.
Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được điều đó luôn là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh, giáo viên trăn trở, đặc biệt là đối với những trẻ em thường bị coi là bướng bỉnh, hay quậy phá, mắc lỗi. Trong rất nhiều trường hợp khi trẻ mắc lỗi, người lớn thường dùng các hình phạt hà khắc như đánh đập, mắng chửi để mong muốn trẻ thay đổi, sửa sai và không phạm lại lỗi đó nữa. Song kết quả thường không được như họ mong muốn. Thay vì làm theo ý người lớn, nhiều trẻ em trở nên khó bảo hơn, lì lợm và chống đối; cũng có nhiều trẻ trở nên khép mình hơn, trầm cảm và thiếu tự tin. Hậu quả là trẻ thường học tập kém, phát triển không toàn diện về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với người lớn ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Mặc dù nhiều người biết việc trừng phạt, đánh đập, mắng chửi không làm trẻ tốt hơn, nhưng họ không biết nên làm cách nào khác. Bởi thế, đổi mới phương pháp giáo dục học sinh bằng các biện pháp giáo dục “kỷ luật tích cực” thực sự là mong mỏi và thu hút được sự quan tâm của xã hội và đặc biệt là của những người đang đứng trên bục giảng [3].
Cùng với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phương pháp giáo dục “kỷ luật tích cực” sẽ tạo điều kiện để học sinh có cơ hội chia sẻ, bầy tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến; được khích lệ, động viên, khiến trẻ tự tin và yêu thích học tập, yêu trường lớp, từ đó các em có ý thức tự giác, tự nhận ra khuyết điểm và tự sửa chữa khuyết điểm, được phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách, trở thành công dân tốt cho tương lai, chính vì vậy giáo dục kỷ luật tích cực đang được các nhà trường quan tâm, chỉ đạo đổi mới thực hiện trong các hoạt động dạy và học đặc biệt trong công tác chủ nhiệm lớp.
Để đổi mới phương pháp giáo dục học sinh bằng các hình thức giáo dục “kỷ luật tích cực”, Ban giám hiệu nhà trường cần chủ động trong tất cả các khâu của quá trình quản lí, từ việc lập kế hoạch thực hiện sự đổi mới, bồi dưỡng năng lực và kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổ chức các nội dung triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới, đảm bảo sự thành công đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TĨNH GIA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH BẰNG HÌNH THỨC “KỈ LUẬT TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ANH SƠN Người thực hiện: Lê Ngọc Ba Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiêủ học Anh Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí Giáo dục THANH HOÁ NĂM 2018 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TĨNH GIA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH BẰNG HÌNH THỨC “KỈ LUẬT TÍCH CỰC” Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ANH SƠN MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Những điểm mới của SKKN 2 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề 3 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 4 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6 2.3.1. Biện pháp1: Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường. 6 2.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhà trường về vấn đề đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực 7 2.3.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo nội dung đổi mới cụ thể bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực 8 2.3.4. Biện pháp 4: Tổ chức, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động thực tiễn đổi mới phương pháp giáo dục bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực 11 2.3.5. Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá các hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực 12 2.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường xây dựng hệ điều kiện cho quá trình đổi mới phương pháp giáo dục bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực. 13 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục 14 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17 3.1. Kết luận 17 3.2. Kiến nghị 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI I. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh xã hội hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ, việc nuôi dạy, giáo dục trẻ em ở nhà và ở trường ngày càng trở nên thách thức hơn. Đa số người lớn đều mong muốn con em, học sinh của mình có ý thức kỷ luật, giữ gìn nề nếp tốt, chủ động, tự tin, là “con ngoan trò giỏi”. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được điều đó luôn là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh, giáo viên trăn trở, đặc biệt là đối với những trẻ em thường bị coi là bướng bỉnh, hay quậy phá, mắc lỗi. Trong rất nhiều trường hợp khi trẻ mắc lỗi, người lớn thường dùng các hình phạt hà khắc như đánh đập, mắng chửi để mong muốn trẻ thay đổi, sửa sai và không phạm lại lỗi đó nữa. Song kết quả thường không được như họ mong muốn. Thay vì làm theo ý người lớn, nhiều trẻ em trở nên khó bảo hơn, lì lợm và chống đối; cũng có nhiều trẻ trở nên khép mình hơn, trầm cảm và thiếu tự tin. Hậu quả là trẻ thường học tập kém, phát triển không toàn diện về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với người lớn ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Mặc dù nhiều người biết việc trừng phạt, đánh đập, mắng chửi không làm trẻ tốt hơn, nhưng họ không biết nên làm cách nào khác. Bởi thế, đổi mới phương pháp giáo dục học sinh bằng các biện pháp giáo dục “kỷ luật tích cực” thực sự là mong mỏi và thu hút được sự quan tâm của xã hội và đặc biệt là của những người đang đứng trên bục giảng [3]. Cùng với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phương pháp giáo dục “kỷ luật tích cực” sẽ tạo điều kiện để học sinh có cơ hội chia sẻ, bầy tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến; được khích lệ, động viên, khiến trẻ tự tin và yêu thích học tập, yêu trường lớp, từ đó các em có ý thức tự giác, tự nhận ra khuyết điểm và tự sửa chữa khuyết điểm, được phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách, trở thành công dân tốt cho tương lai, chính vì vậy giáo dục kỷ luật tích cực đang được các nhà trường quan tâm, chỉ đạo đổi mới thực hiện trong các hoạt động dạy và học đặc biệt trong công tác chủ nhiệm lớp. Để đổi mới phương pháp giáo dục học sinh bằng các hình thức giáo dục “kỷ luật tích cực”, Ban giám hiệu nhà trường cần chủ động trong tất cả các khâu của quá trình quản lí, từ việc lập kế hoạch thực hiện sự đổi mới, bồi dưỡng năng lực và kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, tổ chức các nội dung triển khai, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới, đảm bảo sự thành công đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung Qua nhiều năm giảng dạy và tham gia công tác quản lí nhà trường, tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, trước tiên cần có nhiều biện pháp để thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lòng nhiệt tình, sự tâm huyết của đội ngũ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp giáo dục học sinh bằng hình thức “kỉ luật tích cực” ở Trường Tiểu học Anh Sơn 1.2. Mục đích nghiên cứu * Hỗ trợ giáo viên thực hiện các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong dạy học và giáo dục HS. Đồng thời giúp giáo viên chủ nhiệm đổi mới cách quản lý học sinh một cách chủ động, khoa học và không gò bó. Theo đó sẽ thay đổi cách xử lý sai phạm của học sinh bằng các biện pháp giáo dục tích cực; xử lý với thái độ động viên, khuyến khích giúp học sinh có hành vi và thái độ ứng xử đúng đắn. * Giúp học sinh tự do phát triển khả năng, chủ động trong hành vi và sáng tạo trong các hoạt động tập thể, cá nhân nhưng vẫn đảm bảo được kỷ luật của nhà trường. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này tập trung nghiên cứu các biện pháp giáo dục học sinh bằng hình thức “kỉ luật tích cực” ở Trường Tiểu học Anh Sơn, huyện Tĩnh Gia. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài tôi sử dụng một số phương pháp sau: * Phương pháp điều tra, thống kê: Qua phiếu điều tra tôi đánh giá thái độ của học sinh về một số hình thức kỷ luật, thăm dò khả năng kỷ luật, tự giác trong lớp. * Phương pháp pháp vấn: Qua trò chuyện với học sinh để tìm hiểu thái độ, phản ứng của học sinh đối với các hoạt động của lớp trước các hình thức quản lý lớp. * Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dùng để phân tích , xử lý những số liệu đã điều tra và rút ra biện pháp quản lý lớp cho phù hợp. * Phương pháp quan sát, so sánh và đối chiếu: Dùng để so sánh, đối chiếu kết quả thực hiện đề tài. 1.5. Những điểm mới của SKKN Đề tài này là dựa trên cơ sở của đề tài cùng tên mà tôi đã trình bày ở những năm học trước và trong năm học này tôi có điều chỉnh, bổ sung thêm một số luận cứ, luận điểm, biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề 2.1.1.Kỷ luật tích cực là gì? - Là động viên, khuyến khích - Hỗ trợ trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh - Nuôi dưỡng lòng ham học - Ý thức kỷ luật tự giác. - Tự nhận hình thức kỷ luật, cam kết không tái phạm. * Kỷ luật tích cực không phải là luôn chú ý kỷ luật học sinh, hoặc hình phạt nặng hơn trước mà cần có những quan niệm giáo dục như: - Việc mắc lỗi của học sinh được coi là lẽ tự nhiên của quá trình học tập, rèn luyện và phát triển trong nhà trường. - Việc quan trọng của ngành giáo dục là làm thế nào học sinh nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các qui định, nội qui - Như vậy người giáo viên là người phân tích đúng sai, đối chiếu các qui định của những hành vi không đúng để học sinh nhận ra lỗi của mình để điều chỉnh sữa đổi, tiến bộ không mắc lỗi lần sau [2]. 2.1.2. “Phương pháp kỷ luật tích cực” là gì? Phương pháp kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng những hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách môt cách tốt đẹp, bền vững. Như vậy, giáo dục học sinh bằng biện pháp kỷ luật tích cực là giáo dục học sinh theo nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần, giáo dục phù hợp với tâm sinh lí của học sinh [2]. 2.1.3. Lí do cần đưa Phương pháp kỉ luật tích cực vào trường Tiểu học: a) Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực là phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ và luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục học sinh của Việt Nam b) Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, thẩm mỹ và nghề nghiệp” [4]. c) Thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay trong nhà trường phổ thông. d) Thực hiện phương pháp kỉ luật tích cực mang lại lợi ích cho học sinh, giáo viên, nhà trường, gia đình và xã hội. - Lợi ích đối với học sinh: + Có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, luôn cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến từ thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh + Học sinh nhận ra được lỗi lầm, hạn chế của họ để khắc phục, sữa chữa, phát triển toàn diện bản thân + Học sinh sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập và rèn luyện bản thân + Học sinh tự tin trước đám đông, không mặc cảm tự ti về những khuyết điểm, hạn chế của bản thân + Học sinh phát huy được những tiềm năng, những mặt tích cực, điểm mạnh của cá nhân. - Lợi ích đối với giáo viên: + Giảm được áp lực quản lý lớp vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Giáo viên không phải nhắc nhở, mất nhiều thời gian theo dõi, giám sát việc thực hiện kỷ luật của học sinh; đỡ mệt mỏi căng thẳng vì phải xử lý nhiều vụ vi phạm kỷ luật, giải quyết nhiều vấn đề khúc mắc trong quan hệ với học sinh, gia đình và nhà trường. + Xây dựng được mối quan hệ thân thiện thầy – trò. Trò kính trọng, tin tưởng và yêu quý thầy cô;thầy cô hiểu, thông cảm với khó khăn của trò, yêu thương và hết lòng vì học sinh + Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. - Lợi ích đối với nhà trường: Thực hiện được mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn tạo được niềm tin đối với gia đình học sinh và xã hội. - Lợi ích đối với gia đình: Học sinh trở thành những người có đủ phẩm chất và năng lực cho tương lai. Điều này làm cha mẹ học sinh yên tâm lao động và công tác, gia đình hòa thuận, hạnh phúc. - Lợi ích đối với xã hội: Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo hành, bạo lực ; tiết kiệm kinh phí quốc gia trong việc chăm sóc, điều trị và trợ giúp giải quyết các tệ nạn trên góp phần nâng cao đời sống cộng đồng, xây dựng xã hội phồn vinh [3]. 2.1.4. Nguyên tắc thực hiện Phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực - Nguyên tắc 1: Vì lợi ích thực tế nhất của học sinh - Nguyên tắc 2: Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần - Nguyên tắc 3: Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau - Nguyên tắc 4: Phù hợp với đặc điểm và sự phát triển của lứa tuổi học sinh 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 2.2.1. Thực trạng về các biện pháp kỷ luật được giáo viên áp dụng hiện nay. Các biện pháp kỷ luật đang áp dụng trong trường học hiện nay là nhắc nhở, phê bình, thông báo với gia đình, cảnh cáo ghi học bạ, buộc thôi học có thời hạnđược các trường thực hiện nghiêm túc và công khai, đảm bảo công bằng cho học sinh trong việc khen thưởng và kỷ luật. Tuy nhiên, các biện pháp kỷ luật này còn khá “khô cứng” đối với một số học sinh có biểu hiện chậm tiến về đạo đức. Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt. Điều này do hai nguyên nhân: giáo viên chưa hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh “trong xã hội mở” hiện nay và coi nhẹ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ. Việc trừng phạt thân thể (đánh, véo, kéo tai, giật tóc, quì, úp mặt vào tường...) và trừng phạt về tinh thần (la mắng, nhiếc móc, hạ nhục, bỏ rơi, làm cho xấu hổ...) - đó là những biện pháp đã, đang diễn ra khá phổ biến. Điều đó gây ra những hệ quả nghiêm trọng, làm các em mất đi sự tự tin, giảm ý thức kỷ luật, căm ghét trường học, để lại những 'vết sẹo' trong tâm hồn, khiến các em luôn có thái độ thù địch [2]. Cách xử phạt hiện nay của giáo viên đa phần chưa thuyết phục được học sinh. Bởi nó xuất phát từ cách suy nghĩ áp đặt, đôi khi hơi bảo thủ, không đặt mình vào hoàn cảnh của người phạm lỗi, đó chưa kể những biện pháp xử lý quá nặng, có tính chất xúc phạm, khiến người bị phạt bị tổn thương, không tâm phục, tạo ra tâm lý chống đối, càng phạt thì càng vi phạm [1]. 2.2.2. Thực trạng việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong các trường tiểu học hiện nay. Kỉ luật tích cực là một biện pháp giáo dục hoàn toàn khác với lối giáo dục truyền thống theo kiểu 'trừng phạt'. Kỷ luật tích cực là động viên, khuyến khích, hỗ trợ, nuôi dưỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác, nâng cao năng lực và lòng tin của học sinh vào giáo viên. Hình thức giáo dục bằng kỷ luật tích cực đã được các nhà trường quan tâm chỉ đạo thay thế bằng các hình thức kỷ luật trừng phạt, song thói quen sử dụng trừng phạt đã in sâu trong nếp nghĩ cách làm của giáo viên, mặt khác, giáo viên luôn chịu áp lực từ nhiều phía như yêu cầu về chất lượng dạy và học, đánh giá thi đua của nhà trường, những khúc mắc trong quan hệ thầy - trò, đồng nghiệp hay những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày...tức giận, căng thẳng có thể làm giáo viên có những hành vi nóng giận nhất thời và gây hậu quả tai hại, không phải ai cũng có khả năng kiềm chế những phút nóng giận, căng thẳng như thế. Công tác quản lí, chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực đã được các nhà trường triển khai trong thời gian 3 năm học gần đây song cũng chưa thật sự có hiệu quả, chưa có những biện pháp quản lí cụ thể để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đội ngũ giáo viên và có những tác động tích cực đến học sinh. Chính vì vậy, kỷ luật trừng phạt học sinh vẫn xảy ra đâu đó trong một số trường học và xã hội rất quan tâm mong chờ vào các hình thức kỷ luật tích cực trong học đường để xây dựng môi trường học đường thực sự trở thành môi trường thân thiện [1]. 2.2.3. Thực trạng việc chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực ở trường Tiểu học Anh Sơn. Nhà trường đã quan tâm chú trọng đổi mới, trước tiên từ đội ngũ giáo viên, đã chú trọng tập huấn nâng cao trình độ nhận thức cho đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. Tổ chức hội thảo về các phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để giáo viên chủ nhiệm lớp được học hỏi và được trang bị các phương pháp mới từ đó chủ động xây dựng kế hoạch, áp dụng các giải pháp mới trong công tác tác quản lý lớp của mình. Tuy nhiên nhiều gia đình học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, để con cái tự ở một mình hoặc gửi người thân, vì thế các em thiếu sự quan tâm giáo dục từ gia đình, dẫn đến các em có biểu hiện chậm tiến về học tập và rèn luyện đạo đức. Học sinh nhà trường đặc tính nhút nhát e dè khi tham gia hoạt động của trường lớp, ngại chia sẻ với giáo viên, hành động tự phát dẫn đến các em mắc khuyết điểm. Đội ngũ giáo viên nhà trường đa phần là nhiệt tình trách nhiệm, tích cực áp dụng các phương pháp mới trong quản lí lớp học, nhưng cũng có một số giáo viên, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng sống còn hạn chế, bế tắc, bất lực với học sinh chưa ngoan, thường xử lý theo lối truyền thống chủ yếu là trừng phạt học sinh từ đó làm cho mối quan hệ ứng xử giữa thầy và trò chưa được thân thiện, chưa thu được hiệu quả giáo dục. Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục học sinh bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực, song cũng chưa có kế hoạch, nội dung đổi mới cụ thể, chưa có nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức, năng lực, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, dẫn đến hiệu quả đổi mới còn nhiều hạn chế bất cập. 2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1.Biện pháp1: Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực phù hợp điều kiện thực tế của nhà trường [1]. a. Mục tiêu: Xây dựng kế hoạch giúp cho Ban giám hiệu nhà trường hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức thực hiện sự đổi mới, đồng thời cũng hạn chế đến mức thấp nhất những hoạt động mang tính tự phát, ảnh hưởng đến kế hoạch chung. Giúp giáo viên và học sinh xác định được mục tiêu cần đạt, biện pháp tiến hành, thời gian và phương thức thực hiện . b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp Bước 1: Trang bị cho cán bộ giáo viên nhà trường những kiến thức cơ bản về đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp và đội nguc cán bộ tổ khối chuyên môn nghiên cứu đặc điểm của từng khối lớp để xây dựng kế hoạch cho từng khối, lớp. Thảo luận, đóng góp ý kiến, xây dựng kế hoạch, thống nhất thực hiện kế hoạch đề ra. Tập huấn cho giáo viên, cán bộ chỉ đạo, chuẩn bị điều kiện để thực hiện kế hoạch. Bước 2: Chỉ đạo làm điểm, rút kinh nghiệm (có thể chỉ đạo ở một lớp của một khối) Bước 3: Chỉ đạo triển khai đại trà việc thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong toàn trường. Trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực cần phải bám sát kế hoạch đã xây dựng, cần phải giám sát xem trong quá trình thực hiện, giáo viên và học sinh có cần hỗ trợ gì không để kịp thời hỗ trợ và bảo đảm hiệu quả của sự đổi mới, phát hiện những bất cập cần có sự ghi chép lại để có thể điều chỉnh kế hoạch trong những năm tiếp theo. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Đây là bước quan trọng nhất, vì nó giúp nhà quản lí tổ chức nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được theo kế hoạch đã đã đặt ra, đồng thời xem xét những nguyên nhân dẫn đến thành công hoặc tồn tại hạn chế. 2.3.2. Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm nhà trường về vấn đề đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp bằng các hình thức giáo dục kỷ luật tích cực [1]. a. Mục tiêu Giúp cho giáo viên chủ nhiệm nhận thức được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục, thấy rõ được những hậu quả từ việc sử dụng các hình thức trừng phạt học sinh và lợi ích từ các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, từ đó thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỷ luật tích cực. b. Nội dung và cách thực hiện Tổ chức hội thảo, tập huấn để giáo viên nhận thấy được lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, cung cấp tài liệu, sách báo tham khảo cho giáo viên. Xây dựng các cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực từ đó giáo viên chủ động thay đổi nếp nghĩ, cách làm và chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi . Tổ chức hội nghị tập huấn đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, thông qua hội nghị tập huấn chúng tôi đã truyền tải đến đội ngũ giáo viên những điều căn bản của “Luật giáo dục”, “Điều lệ trường tiểu học”, “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học” và các văn bản hướng dẫn của ngành, về nhiệm vụ năm học, về định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của Đảng, để mọi thành viên trong trường đều nắm được trách nhiệm của mình có nhận thức đầy đủ trong việc xác định trách nhiệm của từng cá nhân để đạt mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm lớp nắm rõ sự cần thiết phải đổi mới công tác giáo dục học sinh bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực. Cụ thể là: * Cần chấm dứt trừng phạt thân thể học sinh vì: Biện pháp kỷ luật trừng phạt thân thể là hình thức kỷ luật mang tính bạo lực khiến cho học sinh bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần. Trừng phạt thân thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và nhân cách của các em, tạo ra khoảng cách giữa các em và giáo viên, các em chủ động xa lánh thậm chí thù hận giáo viên, từ đó kết quả học
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_bang_hinh_thuc_ki_lu.doc