SKKN Một số biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm nhằm hạn chế tình trạng nữ sinh bỏ học lấy chồng ở Trường THPT Bắc Sơn

SKKN Một số biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm nhằm hạn chế tình trạng nữ sinh bỏ học lấy chồng ở Trường THPT Bắc Sơn

Tôi sinh ra và lớn lên ở miền núi – vùng đặc biệt khó khăn. Từ khi còn học cấp 2, đã nhiều lần tôi chứng kiến bạn của mình bỏ học lấy chồng khi mới học lớp 8, lớp 9, thậm chí là lớp 7. Tôi còn nhớ hồi học lớp 7. Hôm đó, lớp tôi đang học tiết Thể Dục, tự nhiên một bạn trong lớp nói: “Các bạn ơi! Hôm nay bạn Nga cưới chồng”. Khi đó vì còn nhỏ, chưa hiểu chuyện nên tôi không để ý. Thời gian trôi qua, tôi tốt nghiệp đại học và trở về công tác ngay trên chính quê hương của mình thì tôi đã hiểu. Đã 14 năm đứng trên bục giảng và 10 năm làm công tác chủ nhiệm, không năm nào tôi không phải chứng kiến cảnh học sinh nữ trong trường bỏ học dở chừng để lấy chồng. Không lớp này thì lớp khác. Khi đó tôi đã rất trăn trở, xót xa.

 Hiện nay ở nhiều vùng trên cả nước, đặc biệt là vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như quê tôi đã, đang sảy ra tình trạng tảo hôn. Ở các trường THPT, thậm chí là cả THCS, học sinh bỏ học rất nhiều. Trong đó có không ít học sinh nữ bỏ học lấy chồng. Ví dụ như ở huyện miền núi Tương Dương, Con Cuông. của tỉnh Nghệ An; huyện Tây Trà của tỉnh Qảng Ngãi, huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam Và tỉnh Thanh Hóa nói chung, trường THPT Bắc Sơn – Ngọc Lặc nói riêng cũng không ngoại lệ. Hàng năm hiện tượng học sinh bỏ học vẫn cứ diễn ra, trong số đó có một số không ít nữ sinh bỏ học lấy chồng. Thực trạng đó đã làm cho số lượng học sinh trong trường giảm xuống đáng kể, công tác quản lí, dạy và học gặp nhiều khó khăn Nhà trường cũng như giáo viên chủ nhiệm các lớp đã có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ tình trạng trên như: động viên, tuyên truyền, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần (trao học bổng, miễn giảm các khoản đóng góp ) Nhưng học sinh bỏ học, đặc biệt là nữ sinh bỏ học lấy chồng vẫn chưa được hạn chế.

 

doc 12 trang thuychi01 6141
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm nhằm hạn chế tình trạng nữ sinh bỏ học lấy chồng ở Trường THPT Bắc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
	Tôi sinh ra và lớn lên ở miền núi – vùng đặc biệt khó khăn. Từ khi còn học cấp 2, đã nhiều lần tôi chứng kiến bạn của mình bỏ học lấy chồng khi mới học lớp 8, lớp 9, thậm chí là lớp 7. Tôi còn nhớ hồi học lớp 7. Hôm đó, lớp tôi đang học tiết Thể Dục, tự nhiên một bạn trong lớp nói: “Các bạn ơi! Hôm nay bạn Nga cưới chồng”. Khi đó vì còn nhỏ, chưa hiểu chuyện nên tôi không để ý. Thời gian trôi qua, tôi tốt nghiệp đại học và trở về công tác ngay trên chính quê hương của mình thì tôi đã hiểu. Đã 14 năm đứng trên bục giảng và 10 năm làm công tác chủ nhiệm, không năm nào tôi không phải chứng kiến cảnh học sinh nữ trong trường bỏ học dở chừng để lấy chồng. Không lớp này thì lớp khác. Khi đó tôi đã rất trăn trở, xót xa.
	Hiện nay ở nhiều vùng trên cả nước, đặc biệt là vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như quê tôi đã, đang sảy ra tình trạng tảo hôn. Ở các trường THPT, thậm chí là cả THCS, học sinh bỏ học rất nhiều. Trong đó có không ít học sinh nữ bỏ học lấy chồng. Ví dụ như ở huyện miền núi Tương Dương, Con Cuông.. của tỉnh Nghệ An; huyện Tây Trà của tỉnh Qảng Ngãi, huyện Đông Giang của tỉnh Quảng NamVà tỉnh Thanh Hóa nói chung, trường THPT Bắc Sơn – Ngọc Lặc nói riêng cũng không ngoại lệ. Hàng năm hiện tượng học sinh bỏ học vẫn cứ diễn ra, trong số đó có một số không ít nữ sinh bỏ học lấy chồng. Thực trạng đó đã làm cho số lượng học sinh trong trường giảm xuống đáng kể, công tác quản lí, dạy và học gặp nhiều khó khăn Nhà trường cũng như giáo viên chủ nhiệm các lớp đã có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ tình trạng trên như: động viên, tuyên truyền, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần (trao học bổng, miễn giảm các khoản đóng góp) Nhưng học sinh bỏ học, đặc biệt là nữ sinh bỏ học lấy chồng vẫn chưa được hạn chế. 
	Vì vậy những sáng kiến kinh nghiệm nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, (đặc biệt là nữ sinh bỏ lấy chồng khi còn chưa đủ tuổi cho phép) thực sự rất cần thiết trong các trường học hiện nay, đặc biệt là ở một trường ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng có chủ yếu người dân tộc thiểu số như trường THPT Bắc Sơn. Và người làm được việc đó không phải ai khác mà chính là giáo viên chủ nhiệm. Hay nói cách khác, giáo viên chủ nhiệm có vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác này. Ý thức được điều đó, trong năm học này tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Một số biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm nhằm hạn chế tình trạng nữ sinh bỏ học lấy chồng ở trường THPT Bắc Sơn”.
II. Mục đích nghiên cứu
Từ những lí do đã nêu trên, bản thân tôi bắt tay vào nghiên cứu vấn đề với mong muốn:
 - Giúp các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh nâng cao hiểu biết về luật hôn nhân gia đinh, sức khỏe sinh sản vị thành niên, những hệ lụy của việc lấy chồng khi còn nhỏ tuổi. 
- Từ đó giúp các em có định hướng đúng đắn cho tương lai của bản thân, cố gắng học tập hết bậc phổ thông, kiếm công việc làm phù hợp để nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình; giúp các bậc phụ huynh phát hiện và ngăn chặn kịp thời, tránh tình trạng tặc lưỡi “việc đã rồi”. 
- Đồng thời giáo viên chủ nhiệm, nhà trường cũng duy trì được sĩ sỗ học sinh, ổn định công tác dạy và học.
III. Đối tượng nghiên cứu
 	Đề tài sẽ nghiên cứu, tổng kết số nữ sinh bỏ học lấy chồng ở các lớp thuộc khóa học 2013 – 2016 (trong 3 năm), chủ yếu là lớp 12A6- lớp tôi chủ nhiệm.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
Thu thập những văn bản về luật hôn nhân gia đình, các bài viết về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên trong các bộ luật, trên các tạp chí, phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet.
- Phương pháp quan sát:
Quan sát những biểu hiện của HS.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế:
+ Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh, cha mẹ, bạn bè và hàng xóm của học sinh.
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
+ Thống kê số lượng học sinh bỏ học lấy chồng ở các lớp khóa 2013 – 2016, chủ yếu là lớp 12A6 – lớp chủ nhiệm.
+ Thống kê số vụ li hôn trẻ (hệ lụy của việc kết hôn khi chưa đủ tuổi)
- Phương pháp thử nghiệm:
Thử áp dụng các biện pháp giáo dục nhằm hạn chế tình trạng nữ sinh bỏ học lấy chồng ở lớp 12A6 ( năm học 2015 - 2016).
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Kết hôn là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, đặc biệt là người phụ nữ. Từ đây, mỗi người phụ nữ phải gánh thêm những trọng trách mới: làm vợ, làm mẹ, làm dâu. Để làm tròn những trọng trách lớn lao đó, mỗi người phụ nữ cần phải có đầy đủ những yếu tố: sức khỏe, hiểu biết, sự trưởng thành cả về thể chất lẫn tâm sinh lí.
Theo quy định của pháp luật, tuổi trưởng thành của mỗi người là đủ 18 tuổi trở lên. Đó là tuổi mà mỗi người được hưởng những quyền công dân như: được đi bỏ phiếu, được đăng kí kết hôn, được cấp gấy phép lái xe; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và chịu trách nhiệm hình sự khi vi phạm pháp luật
Các cụ xưa có câu: “Nữ thập tam, nam thập lục”, nghĩa là con gái dậy thì, phát triển sớm hơn con trai. Cùng lứa tuổi nhưng các bạn trai bao giờ cũng lớn chậm hơn các bạn gái, các bạn gái bao giờ trông cũng già dặn hơn các bạn trai.
Có lẽ vì thế mà Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về độ tuổi kết hôn như sau: nữ từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, khi Luật hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực thi hành, theo quy định của Luật mới: nam giới phải đủ 20 tuổi và nữ giới phải đủ 18 tuổi trở lên. Nghĩa là nam nữ phải đủ tuổi để được công nhận là “người lớn” chứ không phải là vị thành niên. (Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nâng độ tuổi kết hôn nhằm thống nhất với những quy định của Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật tố tụng dân sự 2004: người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên). Còn đoàn thanh niên lại khuyên: độ tuổi kết hôn phù hợp với nữ là từ 20 tuổi và nam là 22 tuổi trở lên. Đó là những quy định phù hợp và lời khuyên đúng đắn dựa trên những cơ sở khoa học. Vì ở độ tuổi đó con người mới hoàn thiện về mọi mặt: thể chất, hiểu biết và nhất là tâm sinh lí; các bạn nữ mới có thể làm tốt vai trò của người mẹ, người vợ, người con dâu trong gia đình. 
II. Cơ sở thực tiễn
Thực trạng
Luật quy định là như vậy nhưng nhiều năm qua ở khắp các địa phương trên cả nước, tình trạng tảo hôn, tình trạng nữ sinh bỏ học lấy chồng vẫn cứ diễn ra. Đặc biệt ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Báo chí đã nhiều lần phản ánh tình trạng này ở miền núi cao phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Sau đây là đoạn trích từ một bài trên báo Dân trí:
 “ ngay từ đầu năm học mới 2011 - 2012, số lượng học sinh ở các xã thuộc huyện vùng cao Đông Giang, Tây Giang (Quảng Nam) bỏ học lên đến hàng trăm học sinh. Khi giáo viên đi tìm hiểu mới hay, học sinh nữ bỏ học để theo chồng và sinh con khi mới 14, 15 tuổi. Chỉ tính riêng tại trường THPT Âu Cơ (Đông Giang) có gần chục học sinh nghỉ học lấy chồng”. 
Còn theo thông tin từ Sở GD&ĐT Quảng Ngãi, vấn nạn tảo hôn khá phổ biến ở cả 6 huyện miền núi của tỉnh. Ước tính trong vòng 3 năm học có hơn 500 trường hợp học sinh miền núi bỏ học lập gia đình. Hầu hết các gia đình đều tổ chức “cưới chui” và chờ các em đủ tuổi để làm giấy đăng ký kết hôn. Cô giáo Lê Thị Bình ở xã Đắk Som, huyện Đắk Glong (Kon Tum) cho biết: .trên địa bàn chủ yếu là đồng bào Mông nên nhiều học sinh chỉ học đến lớp 5, lớp 6 đã tự ý bỏ học để lấy chồng( Dẫn theo báo Dân trí)
Thanh Hóa là tỉnh có 11 huyện miền núi. Hàng năm ở các huyện vùng núi trong tỉnh vẫn diễn ra tình trạng học sinh bỏ học vì nhiều lí do. Trong đó có lí do bỏ học lấy chồng, đặc biệt là ở các huyện vùng cao, vùng khó khăn như Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát.... Huyện Ngọc Lặc và Trường THPT Bắc Sơn cũng ở trong tình trạng đó. Năm nào nhà trường cũng có học sinh nữ bỏ học lấy chồng. Dưới đây là con số thống kê được ở các lớp thuộc khóa học 2013 – 2016 như sau:
Năm học 2013 – 2014
Năm học 2014 - 2015
Năm học 2015 - 2016
Lớp
Số lượng
Lớp
Số lượng
Lớp
Số lượng
10A1
0
11A1
1
12A1
0
10A2
1
11A2
1
12A2
2
10A3
0
11A3
2
12A3
1
10A4
0
11A4
2
12A4
Chia lớp
10A5
0
11A5
2
12A5
1
10A6
2
11A6
2
12A6
0
2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Đối với các địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tumphần lớn là do tập tục lạc hậu. Còn riêng với trường THPT Bắc Sơn thì thuộc về một số nguyên nhân sau:
- Học sinh có học lực yếu, không theo kịp bạn bè 
- Học sinh chán học, không có định hướng rõ ràng (không biết học để làm gì?)
- Sự buông lỏng quản lí, chiều con thái quá của một số bậc phụ huynh: mua cho con điện thoại di động động đắt tiền, cho con đi học bằng xe máy (các em gửi ở ngoài trường). Giáo viên chủ nhiệm hỏi thì phụ huynh trả lời: “muốn cho nó bằng bạn bằng bè, thương con đi học trời nắng, nó bảo đi xe đạp mệt”. Cha mẹ các em đâu có hiểu rằng chính họ đã góp phần làm cho con cái hư hỏng. Các em dùng điện thoại thông minh để lên mạng kết bạn, xem phim rồi sẵn xe máy chở nhau đi chơi, thậm chí là vào cả nhà nghỉ Thực tế cho thấy, ở địa phương có nhiều phụ huynh đi làm ăn xa nên gửi con cái cho ông bà. Ông bà thì đã già, cháu nói gì tin nấy. Khi học sinh nghỉ học nhiều ngày, giáo viên đến nhà thì nhận được câu trả lời: “Tôi có biết gì đâu cô, sáng nào cháu cũng đi học mà!”. Có nhiều phụ huynh để con cái ở nhà một mình hoặc hai, ba chị em ở với nhau không có người lớn. Việc làm mạo hiểm đó đã gây ra hậu quả khôn lường. Ví dụ như khóa học 2012 – 2015 có em Phạm Thị Y là một nữ sinh đứng đầu khóa về thành tích học tập nhưng lại bỏ dở khi đang học lớp 12 để lấy chồng vì có thai. Nguyên nhân là do bố mẹ đi làm ăn xa, em ở nhà một mìnhKhi giáo viên chủ nhiệm phát hiện và báo tin phụ huynh mới té ngửa nhưng đành chấp nhận để con nghỉ học vì thai đã lớn. Hay gần đây nhất là em Quách Vân A ở lớp 10A6 - lớp tôi dạy bộ môn. Đây là một học sinh có vẻ ngoài ưa nhìn. Sau tết thấy em nghỉ học nhiều, tôi hỏi các bạn trong lớp thì biết em đã có thai nên nghỉ học để lấy chồng
- Sự thiếu hiểu biết của các bậc phụ huynh. Nhiều phụ huynh cũng lấy chồng khi mới 16, 17 tuổi cho nên họ cho rằng con cái lấy chồng ở tuổi đó cũng là chuyện bình thường. Có phụ huynh khi giáo viên chủ nhiệm gặp gỡ, trao đổi về việc con em họ có quan hệ nam nữ, họ đã trả lời thản nhiên: “Tôi cấm cũng chẳng được cô ạ!” 
- Học sinh ăn chơi, đua đòi, yêu đương quá sớm, quan hệ tình dục không an toàn dẫn tới có thai ngoài ý muốn. Nhiều em học sinh nữ thích mặc đẹp, sử dụng điện thoại đắt tiền nhưng bố mẹ làm nông không có khả năng đáp ứng. Đánh đúng tâm lí đó, các chàng trai, nhất là các anh lớn tuổi hơn chỉ cần đưa các em đi chơi vài lần, mua cho vài bộ quần áo hợp thời trang, một chiếc điện thoại đẹp là có thể đưa các em đến chỗ sa ngã, mắc sai lầm đáng tiếc (có bầu). 
- Mặt trái của internet, phim ảnh, mạng xã hội facebookKhông phủ nhận rằng internet, mạng xã hội facebook có nhiều lợi ích, giúp chúng ta tìm kiếm thông tin, kết nối bạn bè. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách nó sẽ mạng lại những cái hại khôn lường. Học sinh là tuổi mới lớn, hay tò mò, thích khám phá. Các em thường lên mạng không phải để học mà để tìm những tin gây sốc, thậm chí là đọc truyện, xem phim người lớn; lên facebook kết bạn với những người lạBáo chí đã nhiều lần đưa tin về việc kết bạn trên facebook dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
- Sự phát triển sớm về mặt thể chất (lớn trước tuổi) ở một số nữ sinh. Do chế độ ăn uống, hoạt động,mà nữ sinh ngày nay phát triển nhanh hơn trước kia. Nhiều em mới chỉ 14, 15 tuổi mà đã phổng phao như thiếu nữ, ăn mặc lại như người lớn khiến cho nhiều chàng trai theo đuổi, tán tỉnh. Các em chỉ lớn người nhưng nhận thức lại chưa đủ lớn bởi vậy rất dễ bị dụ dỗ, mua chuộc.
- Sự buông lỏng quản lí của chính quyền địa phương. Nhiều thôn, xã có nữ sinh lấy chồng khi chưa đủ tuôi, cán bộ biết nhưng họ làm lơ, không xử lí vì nhiều lí do. 
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng nữ sinh bỏ học lấy chồng ở Trường THPT Bắc Sơn. Phần lớn các em khi cưới đều ở trong hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, phụ huynh thì bị đặt vào tình thế “chuyện đã rồi”.
3. Hậu quả
Việc nữ sinh bỏ học lấy chồng khi tuổi còn nhỏ sẽ dẫn tới một số hậu quả như sau: 
- Trước hết, việc kết hôn sớm ảnh hưởng đến thể chất của các em. Khi chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể chưa phát triển hết, việc quan hệ tình dục sớm, mang bầu, rồi nuôi con khiến sự phát triển đầy đủ của người phụ nữ bị chậm lại, thoái hoá, nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, thậm chí có nhiều trường hợp tử vong. Nhiều lần đi chợ, gặp học sinh cũ, các em chào mà tôi không nhận ra vì trông các em già thậm chí là tiều tụy, nhếch nhác quá.
- Bên cạnh đó, việc phải nuôi con thiếu hiểu biết cũng như ý thức trách nhiệm chưa có, khiến đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc, dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến thế hệ sau 
- Không những thế, sau các đám cưới tảo hôn nhiều khi cũng khiến bố mẹ và các gia đình “trẻ con” phải còng lưng trả nợ. Để có tiền trả nợ và lo cho cuộc sống, các cặp vợ chồng trẻ phải gửi con cho ông bà nuôi để đi làm ăn xa. Vậy là có gia đình, ông bà phải nuôi cả cháu lẫn chắt. 
- Hầu hết cuộc sống của những gia đình trẻ này lâm vào cảnh khó khăn do chưa có kiến thức và hiểu biết để tự lo cho cuộc sống gia đình. Có cặp vợ chồng sau vài năm chung sống đã phát hiện ra không có tình yêu. Nhiều trường hợp mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí đánh đập nhau rồi ai đi đường nấy, bỏ lại con cái nheo nhóc cho ông bà. Theo thống kê của Tòa án nhân dân huyện Ngọc Lặc, trong mấy năm trở lại đây, số vụ li hôn trẻ tăng đột biến. Chỉ tính số vụ li hôn mà trong đó nữ có tuổi đời từ 20 đến 26 (sinh từ năm 1990 đến 1996) là: 
 Năm 2011: 02 vụ
	Năm 2012: 05 vụ
	Năm 2013: 07 vụ
	Năm 2014: 13 vụ
	Năm 2015: 16 vụ
	Khi được hỏi về lí do li hôn, các em trả lời rất hồn nhiên: “Không thích nữa thì bỏ thôi ạ!”. Có em tâm sự: “Cháu lấy chồng không phải vì yêu mà chỉ vì bồng bột, ngộ nhận, cảm tính. Giờ đây nhìn thấy bạn bè được đi học, được đi đây đi đó còn mình thì suốt ngày phải hầu hạ lại còn bị đánh đập. Cháu muốn làm lại cuộc đời”
III. Biện pháp 
	Để khắc phục tình trạng trên không phải một sớm một chiều. Báo chí đã đưa tin, các nhà trường đã tìm nhiều cách nhưng cũng đành bất lực vì vượt quá quyền hạn của mình (chỉ khuyên bảo, giảng giải cho các em cái được, cái mất chứ không thể can thiệp sâu). Tình trạng nữ sinh bỏ học lấy chồng vẫn cứ diễn ra. Nhận thức được điều đó, bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện một số biện pháp sau đây:
	1. Tuyên truyền, giáo dục
	 - Lớp tôi chủ nhiệm có gần 80% là nữ, nhiều em không nỗ lực học tập, thích chơi, yêu sớm; nhiều em bố mẹ đi làm ăn xa, các em phải tự lập. Vì vậy mà nguy cơ yêu sớm, có thai ngoài ý muốn và bỏ học lấy chồng là rất cao. Bởi vậy mà công tác tuyên truyền, giáo dục luật hôn nhân gia đình, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thanh niên cho học sinh, đặc biệt là học sinh nữ là vô cùng cần thiết.
	- Công tác tuyên truyền giáo dục được tiến hành trong các tiết sinh hoạt 15 phút và sinh hoạt cuối tuần.
	- Tôi cung cấp cho các em những kiến thức về giới tính, luật hôn nhân và gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên; giúp các em nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Từ đó có thể tránh bị xâm hại, tránh việc có thai ngoài ý muốn, có định hướng đúng đắn cho tương lai của mình.
- Tôi thường đưa ra một số tình huống giả định để các em xử lí, từ đó rút ra bài học cho bản thân: 
Ví dụ:
Tình huống 1: Bạn trai đến nhà chơi vào ban đêm nhưng do trời mưa không thể về được. Trong khi đó em ở nhà một mình. Vậy em sẽ làm thế nào?
Tình huống 2: Bạn trai rủ đi chơi xa qua đêm. Em có đi không?
Tình huống 3: Bạn trai chở đi sinh nhật. Trên đường về qua khu rừng vắng, bạn trai rủ vào rừng chơi em sẽ xử lí ra sao?
Tình huống 4: Nếu lỡ có quan hệ tình dục với bạn trai, em sẽ làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn?
Tình huốn: Nếu lỡ có thai, em sẽ làm gì?
	- Học sinh tự do đưa ra ý kiến của mình, từ đó tôi đưa ra một số lời khuyên với các em như sau:
+ Không tiếp bạn trai khi không có người lớn ở nhà, đặc biệt không cho ở lại nhà mình qua đêm
+ Tuyệt đối không đi chơi xa qua đêm khi chỉ có hai người
+ Không đến những nơi vắng người, chỗ tối cùng bạn khác giới
+ Phải đặt việc học lên trên hết, không để chuyện tình cảm nam nữ làm ảnh hưởng đến việc học tập
+ Chỉ giữ mối quan hệ bạn bè đúng mực, không yêu sớm
+ Phải có những kiến thức về các biện pháp tránh thai và quan hệ tình dục an toàn
+ Nếu có chuyện sảy ra phải nói cho người lớn biết, không tự ý đi phá thai chui vì như vậy sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng
	- Ban đầu học sinh cò rụt rè, e ngại không dám nói nhưng sau đó các em đã mạnh dạn bộc lộ quan điểm của mình, những tiết sinh hoạt như vậy thường rất sôi nổi và bước đầu có những hiệu quả nhất định. Cụ thể là các em có được những kiến thức cơ bản về hôn nhân, sức khỏe sinh sản vị thành niên; biết được cách phòng tránh bị xâm hại, tác hại của quan hệ tình dục, mang thai khi chưa đến tuổi trưởng thành, biết cách phòng tránh mang thai ngoài ý muốn
	2. Khảo sát và phân loại 
- Học sinh sẽ được phân loại theo từng nhóm (nhóm có nguy cơ cao và nhóm có nguy cơ thấp)
	- Sự phân loại này dựa trên sự quan sát, theo dõi của bản thân tôi và phản ánh của giáo viên bộ môn, ban cán sự và các thành viên trong lớp.
	- Nhóm có nguy cơ cao sẽ được theo dõi sát sao hơn về: số ngày nghỉ, số buổi đi học chậm, số buổi bỏ tiết, điểm các bài kiểm tra... Khi phát hiện các em nghỉ học, nói dối bố mẹ đi học để đi chơi, tôi phải điều tra, tìm hiểu ngay qua các kênh thông tin mà mình có được để có biện pháp kịp thời.
	3. Nắm hoàn cảnh và đặc điểm gia đình từng học sinh:
- Tôi thường tranh thủ thăm gia đình học sinh vào những ngày cuối tuần để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh bởi nền tảng gia đình là vô cùng quan trọng, đặc biệt là những học sinh có dấu hiệu xao nhãng việc học, yêu đương, đua đòi.
	- Như đã nói, nhiều bậc phụ huynh thường không để ý đến hành động, thái độ và sự thay đổi của con em mình. Việc các em có bạn trai và thường xuyên nghỉ học phụ huynh cũng không hề hay biết. Có phụ huynh biết nhưng cũng không can ngăn, thậm chí còn cho rằng đó là chuyện bình thường. Ban đầu tôi cũng nản lòng nhưng sau đó lương tâm đã bắt tôi phải kiên trì, nhẫn nại. Có những phụ huynh đi làm ăn xa, tôi phải xin số điện thoại để liên lạc thường xuyên, thông báo cho phụ huynh biết những thay đổi của con em họ để tìm cách uốn nắn kịp thời. 
- Kết quả là nhiều phụ huynh đã nhận ra vấn đề và phối hợp tốt hơn với tôi trong việc theo dõi và giáo dục con em mình.
	4. Phối hợp với các tổ chức và cá nhân
- Tôi thường xuyên trao đổi, nắm thông tin từ phía giáo viên bộ môn, cán bộ lớp và các thành viên khác trong lớp để phát hiện sớm những dấu hiệu, ngăn chặn việc đáng tiếc sảy ra. 
- Tôi chỉ lên lớp trong thời gian 15 phút, sinh hoạt cuối tuần và tiết dạy của mình vì vậy mà không thể theo dõi sát được mọi hoạt động của học sinh. Giáo viên bộ môn sẽ là những cộng sự tốt nhất để tôi nắm bắt kịp thời về học sinh lớp mình chủ nhiệm. Ban cán sự lớp cũng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho tôi trong các hoạt động của lớp. Đặc biệt là những hành động, việc làm của một số học sinh có nguy cơ cao (đã phân loại). 
- Ban đầu các em còn che giấu hoặc ngại vì sợ bạn ghét nhưng sau đó các em đã hiểu được làm như vậy không có nghĩa là nói xấu bạn mà là đang giúp bạn nên các em đã hỗ trợ rất nhiều cho tôi trong công việc.
	5. Gặp gỡ, tâm sự 
- Tôi thường gặp gỡ và tâm sự riêng với những học sinh có biểu hiện yêu sớm, sa đà trong quan hệ nam nữ, có ý định bỏ học lấy chồng. 
- Tôi tuyệt đối không mắng chửi, xỉ nhục, miệt thị học sinh mà tìm cách khuyên bảo để các em nhận ra cái đúng - cái sai, cái nên - không nên
- Hơn ai hết tôi hiểu rằng nếu nói trước lớp các em sẽ cảm thấy xấu hổ với bạn bè nên tôi thường chủ động gặp riêng các em vào giờ ra chơi, cuối buổi học. 
- Ban đầu học sinh luôn lảng tránh, phủ nhận hoặc im lặng không nói. C

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_cua_giao_vien_chu_nhiem_nham.doc