SKKN Một số biện pháp để rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho học sinh khi dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông - Minh họa từ hệ thống bài tập lí thuyết thuộc chương trình nâng cao môn Hóa học lớp 11

SKKN Một số biện pháp để rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho học sinh khi dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông - Minh họa từ hệ thống bài tập lí thuyết thuộc chương trình nâng cao môn Hóa học lớp 11

Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với quốc tế của nước ta hiện nay thỡ việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là đặc biệt quan trọng, giỏo dục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp đổi mới nền giáo dục là trọng tâm của sự phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người. Công cuộc đổi mới này đũi hỏi nhà trường phải tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo làm chủ đất nước, tạo nguồn nhân lực cho sự phỏt triển.

 Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hỡnh thức học tập đa dạng;

 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khoá.Trong quỏ trỡnh dạy học ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là rèn luyện tư duy cho học sinh. Với môn Hoỏ học là mụn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, nờn bờn cạnh việc nắm vững lý thuyết, người học cần phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo mọi vấn đề thông qua hoạt động thớ nghiệm, thực hành, giải bài tập; trong đó sử dụng bài tập hoá học trong hoạt động dạy và học ở trường phổ thông đáp ứng được yêu cầu rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo của HS.

 Bài tập hoỏ học khụng chỉ củng cố nõng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà cũn là phương tiện để tỡm tũi, hỡnh thành kiến thức mới. Rốn luyện tớnh tớch cực, trớ thụng minh sỏng tạo cho HS, giỳp cỏc em cú hứng thỳ học tập, chớnh điều này đó làm cho bài tập hoỏ học ở phổ thụng giữ một vai trũ quan trọng trong việc dạy và học hoá học, đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập để rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho học sinh trong quá trỡnh dạy học.

 Bài tập hóa học có nhiều loại, tất cả các loại đều có nội dung lí thuyết, học sinh muốn tỡm được kết quả cuối cùng cần phải giải quyết tốt nội dung lí thuyết trong bài tập. Nội dung lí thuyết của bài tập bao gồm các học thuyết, định luật cơ bản của hóa học, các kiến thức về các nguyên tố và hợp chất hóa học kèm theo các thí nghiệm thực hành. Với mong muốn tỡm hiểu và sử dụng hiệu quả các bài lên lớp, trong đó có các bài tập hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở THPT, tôi đó lựa chọn đề tài: " Một số biện pháp để rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho học sinh khi dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông - minh họa từ hệ thống bài tập lí thuyết thuộc chương trình nâng cao môn hóa học lớp 11 " .

 

doc 53 trang thuychi01 7803
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp để rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho học sinh khi dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông - Minh họa từ hệ thống bài tập lí thuyết thuộc chương trình nâng cao môn Hóa học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
 " MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ RÈN LUYỆN 
NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CHO HỌC 
SINH KHI DẠY MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG 
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG- MINH HỌA TỪ 
HỆ THỐNG BÀI TẬP LÍ THUYẾT THUỘC 
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO 
MÔN HÓA HỌC LỚP 11".
Người thực hiện: Trần Như Chuyên
Chức vụ: Hiệu trưởng
SKKN thuộc môn: Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2016
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	3
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU	4
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	5
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	67
1
1
1
2
PHẦN 2 : NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN: ................................................................................................
I. NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH, NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ................................................
1.	Năng lực sáng tạo của học sinh	7
2.	Những biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh	11
3.	Cách kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh	
3
3
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN NAY	13
1. Phương pháp dạy học	13
2. Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ...........................................
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................................................................
4
8
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THPT 	35
I. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THPT	35
1. Lựa chọn một logic nội dung thích hợp và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp để chuyển kiến thức khoa học thành kiến thức HS, phù hợp với trình độ HS	36
2. Tìm những cách hình thành và phát triển năng lực sáng tạo phù hợp với bộ môn	37
3. Sử dụng bài tập hoá học như là một phương tiện để phát triển năng lực độc lập, sáng tạo cho HS .........................................................................
4. Kiểm tra, động viên kịp thời và biểu dương, đánh giá cao những biểu hiện sáng tạo của học sinh ...............................................................................
5. Cho HS làm các bài tập lớn, tập cho HS nghiên cứu khoa học ...................
9
9
9
9
11
12
12
II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP NHẰM RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH.........................................
1. PHÂN LOẠI CÁC DẠNG BÀI TẬP LÍ THUYẾT .............................................
2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP, BÀI KIỂM TRA ĐỂ RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP SÁNG TẠO CHO HỌC SINH. ...................
A. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP LÝ THUYẾT CHƯƠNG 8 LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO ...............................................................................
1. Hệ thống bài tập trắc nghiệm ...............................................................
2. Hệ thống bài tập tự luận .......................................................................
B. BÀI KIỂM TRA ....................................................................................................
III. MỘT SỐ GIÁO ÁN DẠY HỌC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC ĐỘC LẬP, SÁNG TẠO CHO HỌC SINH ..............................................................................................
12
13
18
18
18
18
18
PHẦN 3: KẾT LUẬN ..............................................................................................
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................
PHỤ LỤC I ..............................................................................................................
20
21
PHỤ LỤC II ..............................................................................................................
42
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập với quốc tế của nước ta hiện nay thì việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là đặc biệt quan trọng, giáo dục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp đổi mới nền giáo dục là trọng tâm của sự phát triển. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế là con người. Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà trường phải tạo ra những con người lao động năng động, sáng tạo làm chủ đất nước, tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển.
	Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng;
	Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thí nghiệm, ngoại khoá...Trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là rèn luyện tư duy cho học sinh. Với môn Hoá học là môn khoa học thực nghiệm và lý thuyết, nên bên cạnh việc nắm vững lý thuyết, người học cần phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo mọi vấn đề thông qua hoạt động thí nghiệm, thực hành, giải bài tập; trong đó sử dụng bài tập hoá học trong hoạt động dạy và học ở trường phổ thông đáp ứng được yêu cầu rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo của HS. 
 	Bài tập hoá học không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức mà còn là phương tiện để tìm tòi, hình thành kiến thức mới. Rèn luyện tính tích cực, trí thông minh sáng tạo cho HS, giúp các em có hứng thú học tập, chính điều này đã làm cho bài tập hoá học ở phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc dạy và học hoá học, đặc biệt là sử dụng hệ thống bài tập để rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy học.
	Bài tập hóa học có nhiều loại, tất cả các loại đều có nội dung lí thuyết, học sinh muốn tìm được kết quả cuối cùng cần phải giải quyết tốt nội dung lí thuyết trong bài tập. Nội dung lí thuyết của bài tập bao gồm các học thuyết, định luật cơ bản của hóa học, các kiến thức về các nguyên tố và hợp chất hóa học kèm theo các thí nghiệm thực hành. Với mong muốn tìm hiểu và sử dụng hiệu quả các bài lên lớp, trong đó có các bài tập hoá học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở THPT, tôi đã lựa chọn đề tài: " Mét sè biÖn ph¸p ®Ó rÌn luyÖn n¨ng lùc ®éc lËp, s¸ng t¹o cho häc sinh khi d¹y m«n Hãa häc ë tr­êng trung häc phæ th«ng - minh häa tõ hÖ thèng bµi tËp lÝ thuyÕt thuéc ch­¬ng tr×nh n©ng cao m«n hãa häc líp 11 " .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm các biện pháp sưu tầm, biên soạn bài tập và xây dựng thành hệ thống bài tập nhằm rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo và kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học hóa học phần hóa học hữu cơ lớp 11 chương trình nâng cao ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học trong trường THPT.
	Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn luyện năng lực độc lập, sáng tạo của học sinh , chú ý vào những vấn đề lí thuyết cơ sở hoá học hữu cơ, cụ thể là phần lớp 11, chú ý vào các bài học nghiên cứu tài liệu mới và hoàn thiện kiến thức.
	Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập tự luận và TNKQ phần hóa học hữu cơ lớp 11 theo chương trình nâng cao (chương 8).
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Các biện pháp rèn luyện năng lực độc lập sáng tạo và kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học hóa học phần hữu cơ (chương 8 lớp 11 nâng cao) ở trường THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hoá học trong trường THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các tài liệu về lý luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa và bài tập hoá học THPT, đặc biệt là chương trình hoá học lớp 11 phần hữu cơ.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thăm dò trao đổi ý kiến với các giáo viên dạy hoá học THPT về nội dung, hình thức diễn đạt, số lượng câu hỏi tự luận và TNKQ của mỗi bài học và sử dụng trong quá trình dạy học.
PHẦN 2 : NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
I. NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH, NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NĂNG LỰC SÁNG TẠO VÀ CÁCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Năng lực sáng tạo của học sinh
1.1. Khái niệm về năng lực
“Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt”
1.2. Khái niệm về sáng tạo
Theo từ điển tiếng Việt: "Sáng tạo là tạo ra giá trị mới, giá trị đó có ích hay có hại tùy theo quan điểm của người sử dụng và đối tượng nhận hiệu quả dùng".
Sáng tạo, nói một cách đơn giản là dám thách thức những ý kiến và phương cách đã được mọi người chấp nhận để tìm ra những giải pháp hoặc khái niệm mới.
1.3. Khái niệm về năng lực sáng tạo ở học sinh:
 Năng lực sáng tạo chính là khả năng thực hiện được những điều sáng tạo. Đó là biết làm thành thạo và luôn đổi mới, có những nét độc đáo riêng luôn phù hợp với thực tế. Luôn biết và đề ra những cái mới khi chưa được học, nghe giảng hay đọc tài liệu hay tham quan về việc đó nhưng vẫn đạt kết quả cao
Đối với HS phổ thông, tất cả những gì mà họ ‘tự nghĩ ra’ khi GV chưa dạy, HS chưa đọc sách, chưa biết được nhờ trao đổi với bạn đều coi như có mang tính sáng tạo. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của học sinh là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức.
Những biểu hiện của năng lực sáng tạo của học sinh
2.1. Biết trả lời nhanh chính xác câu hỏi của GV, biết phát hiện những vấn đề mấu chốt, tìm ra ẩn ý trong những câu hỏi, bài tập hoặc vấn đề mở nào đó. 
2.2. Dám mạnh dạn đề xuất những cái mới không theo đường mòn, không theo những quy tắc đã có và biết cách biện hộ và phản bác vấn đề đó. 
2.3. Biết tự tìm ra vấn đề, tự phân tích, tự giải quyết đúng với những bài tập mới, vấn đề mới.
2.4. Biết vận dụng tri thức thực tế để giải quyết vấn đề khoa học và ngược lại biết vận dụng tri thức khoa học để đưa ra những sáng kiến, những giải thích, áp dụng phù hợp.
2.5. Biết kết hợp các thao tác tư duy và các phương pháp phán đoán, đưa ra kết luận chính xác ngắn gọn nhất. 
2.6. Biết trình bày linh hoạt một vấn đề, dự kiến nhiều phương án giải quyết.
2.7. Luôn biết đánh giá và tự đánh giá công việc, bản thân và đề xuất biện pháp hoàn thiện.
2.8. Biết cách học thầy, học bạn, biết kết hợp các phương tiện thông tin, khoa học kĩ thuật hiện đại trong khi tự học. Biết vận dụng và cải tiến những điều học được.
2.9. Biết thường xuyên liên tưởng.
Cách kiểm tra đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh
3.1. Sử dụng phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau như viết, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, thí nghiệm,
3.2. Sử dụng các câu hỏi đòi hỏi HS phải suy luận, bài tập có yêu cầu tổng hợp, khái quát hóa, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
3.3. Chú ý kiểm tra tính linh hoạt, tháo vát trong thực hành, thí nghiệm (thí nghiệm hóa học, sử dụng các phương tiện trực quan).
3.4. Tăng cường sử dụng các bài tập nhận thức, các câu hỏi mở và tìm ra cách giải ngắn nhất, hay nhất.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆN NAY
1. Phương pháp dạy học
1.1. Định nghĩa phương pháp dạy học
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang thì: “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất và dưới sự chỉ đạo của thầy, nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt được mục đích dạy học”
Dạy học là một hoạt động, nó tuân theo những quy luật chung của mọi hoạt động. Nhưng nó là hoạt động đặc thù, trong đó HS vừa là đối tượng của dạy vừa là chủ thể sáng tạo của việc chiếm lĩnh nội dung dạy học. 
1.2. Phương pháp dạy học hoá học
PPDH hoá học có thể hiểu là cách thức hoạt động cộng tác có mục đích giữa thầy và trò, trong đó có sự thống nhất của hai quá trình (điều khiển của thầy và tự điều khiển của trò) nhằm làm cho trò chiếm lĩnh các khái niệm hoá học.
1.3. Cấu trúc và chức năng của phương pháp dạy học hoá học
1.3.1. Cấu trúc của phương pháp dạy học hoá học
PPDH hoá học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, với tư cách là hai phân hệ độc lập, nhưng thường xuyên tương tác chặt chẽ với nhau tạo ra hệ toàn vẹn PPDH hoá học.
1.3.2. Chức năng của phương pháp dạy học hoá học
 PP dạy có hai chức năng tương tác và thống nhất với nhau là truyền thụ và điều khiển, kết quả là nội dung trí dục được truyền đạt tới HS.
 PP học có hai chức năng tương tác và thống nhất với nhau là lĩnh hội nội dung trí dục do thầy truyền đạt và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm của bản thân, nó là sự thống nhất của PP lĩnh hội và PP tự điều khiển sự lĩnh hội của bản thân.
1.4. Tính chất đặc thù của phương pháp dạy học hoá học 
PPDH hoá học là sự kết hợp giữa tư duy lý thuyết với thực nghiệm khoa học. Từ các định luật hoá học, các học thuyết và các tiên đoán khoa học được vận dụng biện chứng với nhau giải quyết những vấn đề do môn học đặt ra. PPDH hoá học có một số đặc trưng sau:
1.4.1. Ở THCS; khi bắt đầu học hoá học, việc dạy học phải xuất phát từ trực quan sinh động tới những khái niệm trừu tượng của hoá học .
1.4.2. Ở THPT; khi vốn khái niệm đã phong phú thì HS có thể vận dụng những khái niệm như một công cụ để tư duy.
1.4.3. Trong PPDH hoá học việc sử dụng mối liên hệ nhân quả giữa cấu tạo và tính chất như một PPDH cơ bản trong môn hoá học .
2. Hướng đổi mới phương pháp dạy học hiên nay
	Đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới chương trình và SGK phổ thông mà trọng tâm là đổi mới PPDH. Chỉ có đổi mới căn bản PP dạy và học thì mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo.
	Tuy nhiên, đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các PPDH hiện có theo quan điểm DH tích cực kết hợp với PPDH hiện đại. 
2.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm 
2.2. Dạy học theo hướng hoạt động hoá người học 
	Tâm lí học và Lí luận dạy học hiện đại khẳng định: Con đường có hiệu quả nhất để làm cho HS nắm vững kiến thức và phát triển được năng lực sáng tạo là phải đưa HS vào vị trí của chủ thể hoạt động nhận thức, thông qua hoạt động tự lực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo và hình thành quan điểm đạo đức.
2.3. Dạy học tích cực 
2.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực 
 	 PPDH tích cực thực chất là các PPDH hướng tới việc giúp HS học tập chủ động, tích cực sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động. 
2.3.2 Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 
 	a. Tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành chủ thể hoạt động, tự khám phá những kiến thức mà mình chưa biết.
 	b. Chú trọng rèn luyện kĩ năng, PP và thói quen tự học, từ đó mà tạo cho HS sự hứng thú, lòng ham muốn, khao khát học tập, khơi dậy những tiềm năng vốn có trong mỗi HS để giúp họ dễ dàng thích ứng với cuộc sống của xã hội phát triển.
	c. Tổ chức các hoạt động học tập của từng HS, hoạt động học tập hợp tác trong tập thể nhóm, lớp học, thông qua tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS.	d. Phối hợp sử dụng rộng rãi các phương tiện trực quan nhất là các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn, máy vi tính, phần mềm dạy học... đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập theo năng lực và nhu cầu của mỗi HS, giúp các em tiếp cận được với các phương tiện hiện đại trong xã hội phát triển.
	e. Những PPDH có sử dụng các PP kiểm tra, đánh giá đa dạng, khách quan, tạo điều kiện để HS được tham gia tích cực vào hoạt động tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. 
2.3.3. Một số phương pháp dạy học tích cực.
+ Phương pháp dạy học tích cực là những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, là các phương pháp dạy học hướng tới việc giúp học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo chống lại thói quen học tập thụ động.
+ Nội dung cơ bản của đổi mới pháp dạy học là: 
 - Đổi mới hoạt động dạy của giáo viên
- Đổi mới hoạt động học tập của học sinh 
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học và sử dụng phương tiện dạy học
- Sử dụng phối hợp, linh hoạt các phương pháp đặc thù của hóa học
+ Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực :
	- Một số kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác: Khăn phủ bàn; Các mảnh ghép; Sơ đồ KWL và Sơ đồ tư duy
	- Vấn đáp tìm tòi.
	- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
	- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Nhóm từ 4 đến 6 người .
	- Dạy học theo dự án.
2.4. Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong dạy học hóa học
2.4.1. Tầm quan trọng của việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học vào dạy học hóa học
	Môn hóa học là môn khoa học tự nhiên. Lý thuyết của nó tương đối trừu tượng, vì vậy việc sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học là hết sức cần thiết.
 	Phương tiện kỹ thuật dạy học là công cụ giúp người GV đạt được mục đích giờ dạy, giúp thực hiện tính đặc thù bộ môn, phát triển kỹ năng quan sát, vận dụng kỹ năng thực hành, phát triển năng lực nhận thức, tư duy, năng lực so sánh, khái quát hoá, tổng hợp hoá của học sinh, giúp GV giới thiệu những phản ứng độc hại, nguy hiểm; hỗ trợ GV trong việc hướng dẫn sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, những thao tác thực hành mẫu để học sinh có thể tự làm thí nghiệm, giúp GV có thể kiểm tra, đánh giá với nhiều hình thức, độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian, giúp cho giờ dạy sinh động hơn, tăng tính tò mò, ham hiểu biết của HS, giúp HS hứng thú hơn đối với môn học và kết quả cao hơn trong học tập. 
 	Trong thực tế người ta khảo sát kết quả học tập của HS với nhiều PP khác nhau đã cho thấy: nếu HS chỉ đọc thì kết quả nhớ 10%, nghe thì nhớ 20% , nhìn thì nhớ 30% , được làm thì nhớ 50% và sử dụng đa phương tiện sẽ đạt 90% 
2.4.2. Một số phương tiện dạy học hiện đại dùng trong dạy học hoá học 
 	Có thể chia các phương tiện dạy học làm 2 nhóm:
- Nhóm truyền tin: gồm máy chiếu qua đầu , máy chiếu phim, máy ghi âm, máy vi tính 
- Nhóm mang tin: gồm băng đĩa âm thanh, tranh bản đồ, mô hình, phương tiện đa chức năng ...
 	 Muốn bài giảng thành công ngoài việc sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại còn phải biết kết hợp các phương tiện dạy học và phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc: đúng lúc, đúng chỗ và đủ cường độ.
2.5. Phương pháp học tập hóa học của học sinh 
2.5.1. Tầm quan trọng của phương pháp học tập 
	Con người muốn tồn tại đều phải học, học suốt đời. Năng lực của con người được nâng lên mạnh mẽ nhờ vào trước hết người học "biết cách học" và người dạy biết "dạy cách học". Việc đổi mới PPDH có ý nghĩa to lớn không chỉ cho giáo dục nhà trường mà còn cho giáo dục xã hội. Điều cốt lõi là mọi người phải biết cách tự học.
2.5.2. Vấn đề dạy cho học sinh phương pháp học tập
2.5.2.1. Mục đích
	Khi thực hiện mỗi tiết học bình thường trên lớp, HS được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn...
	Đối với môn hóa học- môn khoa học thực nghiệm có rất nhiều thực hành và thí nghiệm, đó là một lợi thế lớn để thực hiện phương pháp tích cực.
2.5.2.2. Thực hiện:
+ Hướng dẫn HS xác định mục tiêu học tập của mình là:
	Học để biết- Học để làm- Học để cùng sống với nhau- Học để làm người.
+ Mỗi GV phải hiểu mà tìm cách xác định được mục tiêu của các hoạt động, 
+ Thông qua các dạng hoạt động,
+ Bằng những hình thức tổ chức hoạt động ,
+ Học cách thu thập thông tin. Muốn thu thập tốt các thông tin, mỗi HS cần: 
* Học cách nghe giảng, ghi bài trên lớp 
- Tận dụng SGK, sách bài tập, đồng thời phải có vở ghi và vở làm bài. Kết hợp cao nhất đồng thời thính giác, thị giác. Cố gắng để hiểu rõ vấn đề mấu chốt, trọng tâm chi phối các vấn đề khác.
- Nhanh chóng xác định được 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_de_ren_luyen_nang_luc_doc_lap_sang_tao_cho.doc