SKKN Một số biện pháp để phát triển bóng rổ tại trường THPT Cẩm Thủy 3

SKKN Một số biện pháp để phát triển bóng rổ tại trường THPT Cẩm Thủy 3

Giáo dục thể chất trong trường THPT giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao trình độ thể chất của một dân tộc. Mục đích của giáo dục thể chất cho học sinh phổ thông là nhằm hoàn thiện cấu trúc và chức năng cơ thể, thông qua đó giáo dục đạo đức, trí tuệ, tinh thần, óc thẩm mỹ . Bồi dưỡng tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc có khoa học, tạo cho các em sự ham thích và thói quen luyện tập TDTT .

- Phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống giáo dục con người mới phát triển toàn diện của đất nước ta hiện nay. Vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh cần được quan tâm, cần được xem như một vấn đề mang tính chiến lược, đặc biệt trong công tác đào tạo thế hệ trẻ tương lai, cần phải làm cho công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp có chất lượng ngày càng cao, hoàn thiện chương trình giảng dạy nội khóa trong nhà trường ngày càng phù hợp, làm cho việc luyện tập TDTT, rèn luyện thể chất trở thành thói quen hàng ngày của mỗi học sinh.

- Bóng rổ là môn thể thao có lịch sử hình thành khá lâu đời từ năm 1891 và người đã có công sáng tạo ra môn thể thao tuyệt vời này là một giáo viên thể chất. Tiến sĩ James Naismith giáo viên học viên Springfield thuộc Hoa Kỳ. Xuất phát từ mong muốn tạo ra môn thể thao cho sinh viên có thể thi đấu vào mùa đông (vì lúc đó các môn thể thao của Mỹ chủ yếu diễn ra ngoài trời). Với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tới năm 1932 thì liên đoàn bóng rổ quốc tế đã được thành lập với tên Fesdération Internationale de Basket-ball và thường được kí hiệu FIDB, và cho tới nay môn bóng rổ đã phát triển rất nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam chúng ta.

- Bóng rổ là một môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể: nhanh,

mạnh, bền, dẻo, khéo léo và đặc biệt là phát triển tích cực tính linh hoạt và trí thông minh.

- Luyện tập môn bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần dũng cảm, ý chí quyết thắng, khắc phục khó khăn.

- Trong thi đấu bóng rổ, sự phối hợp giữa các vận động viên rất chặt chẽ thành một hệ thống liên hoàn. Nếu một vị trí yếu hoặc thiếu ý thức phối hợp toàn đội sẽ dẫn đến thất bại, vì vậy cá nhân phải luôn gắn kết với tập thể và chính điều này có tác dụng lớn cho việc giáo dục đạo đức và tính cách con người.

- Luyện tập môn bóng rổ sẽ giúp cho các giác quan phát triển ở mức cao, giúp người tập mở rộng tầm quan sát, xử lý nhanh và đúng lúc.

 Vì vậy luyện tập môn bóng rổ là cơ sở để phát triển và hoàn thiện nhân cách con người mới phát triển toàn diện.

 

doc 17 trang thuychi01 29985
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp để phát triển bóng rổ tại trường THPT Cẩm Thủy 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích sáng kiến
2
1.3. Đối tượng, thời gian
2
1.4. Mục đích sáng kiến
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1.Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Những cơ sở cần thiết để tập luyện Bóng rổ
4
2.3.2. Tổ chức giờ học nghiêm túc, khoa học – Trang bị cho học sinh những kĩ thuật cơ bản nhất của nội dung Bóng rổ
5
2.3.3. Sử dụng phương pháp “Trò chơi’’ nhiều trong giảng dạy Bóng rổ
6
2.3.4. Sử dụng phương pháp “Thi đấu’’ nhiều trong giảng dạy Bóng rổ
8
2.3.5. Tổ chức và duy trì phong trào tập luyện Bóng rổ vào thời gian nghỉ (cuối các buổi chiều)
9
2.3.6. Thành lập đội bóng rổ ở mỗi lớp
11
2.3.7. Thường xuyên tổ chức giải Bóng rổ
12
2.3.8. Thành lập đội Bóng rổ (nam, nữ) trong nhà trường
13
2.4. Kết quả của thực nghiệm và rút ra những kinh nghiệm
13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
13
3.2. Kiến nghị
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
15
1. MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn đề tài:
- Giáo dục thể chất trong trường THPT giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao trình độ thể chất của một dân tộc. Mục đích của giáo dục thể chất cho học sinh phổ thông là nhằm hoàn thiện cấu trúc và chức năng cơ thể, thông qua đó giáo dục đạo đức, trí tuệ, tinh thần, óc thẩm mỹ ... Bồi dưỡng tinh thần tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc có khoa học, tạo cho các em sự ham thích và thói quen luyện tập TDTT .
- Phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất là một nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống giáo dục con người mới phát triển toàn diện của đất nước ta hiện nay. Vấn đề giáo dục thể chất cho học sinh cần được quan tâm, cần được xem như một vấn đề mang tính chiến lược, đặc biệt trong công tác đào tạo thế hệ trẻ tương lai, cần phải làm cho công tác giáo dục thể chất trong trường học các cấp có chất lượng ngày càng cao, hoàn thiện chương trình giảng dạy nội khóa trong nhà trường ngày càng phù hợp, làm cho việc luyện tập TDTT, rèn luyện thể chất trở thành thói quen hàng ngày của mỗi học sinh.
- Bóng rổ là môn thể thao có lịch sử hình thành khá lâu đời từ năm 1891 và người đã có công sáng tạo ra môn thể thao tuyệt vời này là một giáo viên thể chất. Tiến sĩ James Naismith giáo viên học viên Springfield thuộc Hoa Kỳ. Xuất phát từ mong muốn tạo ra môn thể thao cho sinh viên có thể thi đấu vào mùa đông (vì lúc đó các môn thể thao của Mỹ chủ yếu diễn ra ngoài trời). Với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tới năm 1932 thì liên đoàn bóng rổ quốc tế đã được thành lập với tên Fesdération Internationale de Basket-ball và thường được kí hiệu FIDB, và cho tới nay môn bóng rổ đã phát triển rất nhanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam chúng ta.
- Bóng rổ là một môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể: nhanh,
mạnh, bền, dẻo, khéo léo và đặc biệt là phát triển tích cực tính linh hoạt và trí thông minh.
- Luyện tập môn bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần dũng cảm, ý chí quyết thắng, khắc phục khó khăn.
- Trong thi đấu bóng rổ, sự phối hợp giữa các vận động viên rất chặt chẽ thành một hệ thống liên hoàn. Nếu một vị trí yếu hoặc thiếu ý thức phối hợp toàn đội sẽ dẫn đến thất bại, vì vậy cá nhân phải luôn gắn kết với tập thể và chính điều này có tác dụng lớn cho việc giáo dục đạo đức và tính cách con người.
- Luyện tập môn bóng rổ sẽ giúp cho các giác quan phát triển ở mức cao, giúp người tập mở rộng tầm quan sát, xử lý nhanh và đúng lúc.
 Vì vậy luyện tập môn bóng rổ là cơ sở để phát triển và hoàn thiện nhân cách con người mới phát triển toàn diện.
- Cẩm Thủy là một Huyện miền núi phía tây của tỉnh, mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ngành giáo dục của huyện, phong trào thể dục thể thao (TDTT) trường học của Cẩm Thủy luôn đạt thành tích cao trong các kỳ thi HSG TDTT và các kỳ hội khỏe phù đổng toàn tỉnh. Trong đó nội dung Bóng rổ đã đóng góp một phần không nhỏ vào bảng thành tích chung của Trường THPT Cẩm Thủy 3 cũng như của Huyện Cẩm Thủy.
 Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ được giao, từ những cơ sở thực tiễn trên tôi đã rút ra được một số biện pháp để phát triển bóng rổ và mạnh dạn trình bày đề tài: “Một số biện pháp để phát triển bóng rổ tại trường THPT Cẩm Thủy 3”
1.2. Mục đích sáng kiến:
 Đưa ra được một số biện pháp để vận dụng vào giảng dạy cũng như phát triển Bóng rổ học đường tại trường THPT Cẩm Thủy 3
1.3. Đối tượng, thời gian:
- Đối tượng: Học sinh khối 10 
- Thời gian: Năm học 2018-2019
1.4. Mục đích sáng kiến:
Để tiến hành kinh nghiệm này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra cơ bản
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá
- Phương pháp trò chơi, thi đấu
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp kiểm tra so sánh
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cơ sở lý luận:
 Giáo dục thể chất là một phần không thể thiếu trong hoạt động giáo dục toàn diên con người. Giúp nâng cao thể lực, thẩm mỹ, tinh thầngiúp chúng ta học tập và làm việc hiệu quả hơn.
 Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển thể thao, đặc biệt là môn Bóng rổ đang được Đảng, Nhà nước và ngành TDTT, ngành giáo dục rất quan tâm.
 Hiện nay Việt Nam đã có giải Bóng rổ chuyên nghiệp (VBA), và có CLB Sài Gòn Heat tham gia giải bóng rổ nhà nghề Đông Nam Á. Đây là bước tiến lớn để phát triển bóng rổ và là động lực cho nhiều người tham gia tập luyện và thi đấu bóng rổ.
 Ở Thanh Hóa, phong trào tập luyện bóng rổ cũng đang rất phát triển, nhất là luôn được sự quan tâm của các cấp, các nghành liên quan.
 Bóng rổ thường được đưa và chương trình thi Học sinh giỏi, Hội khẻo phù đổngnên tập luyện bóng rổ cũng được nhiều giáo viên và học sinh quan tâm.
 Trường THPT Cẩm Thủy 3, tuy là trường miền núi, mọi điều kiện còn khó khăn, nhưng có rất nhiều học sinh ham thích môn bóng rổ.
 Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đi sâu, nghiên cứu tìm ra một số biện pháp để phát triển Bóng rổ học đường tại trường THPT Cẩm Thủy 3. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
a. Thuận lợi:
- Môn Thể dục luôn Chi bộ, Ban giám hiệu trường THPT Cẩm Thủy 3 rất quan tâm. Phong trào rèn luyện thân thể trong giáo viên và học sinh và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động này phát triển.
- Điều kiện sân bãi, dụng cụ học tập môn bóng rổ đã được nhà trường đáp ứng đầy đủ.
- Nhà trường có bề dày thành tích về lĩnh vực thể dục thể thao.
- Nhiều học sinh có thể lực tốt và thích tập luyện TDTT đặc biệt là Bóng rổ nên thuận lợi cho môn Bóng Rổ phát triển tốt.
- Giáo viên Giáo dục thể chất của nhà trường có chuyên môn về môn bóng rổ.
b. Khó khăn:
- Môn bóng rổ là môn thể thao tương đối mới đối với học sinh miền núi (Khi mới vào trường các em còn chưa biết bóng rổ là gì? Vì tất cả các trường cấp 1,2 trên địa bàn truyển sinh của nhà trường chưa dạy môn bóng rổ trong chương trình thể dục). Nên nhiều học sinh rất bỡ ngỡ khi luyện tập với môn này.
- Thời gian học chính khóa (trong PPCT) ít.
- Một số học sinh còn ngại luyện tập với môn bóng rổ (nhất là học sinh nữ).
- Đa số học sinh ở rất xa trường, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tự luyện tập bóng rổ.
- Quan niệm của không ít phụ huynh không muốn con em tham gia tập luyện TDTT .
c. Thực trạng:
- Tìm hiểu Thực trạng về Bóng của học sinh khối 10 trường THPT Cẩm Thủy 3 năm học 2018-2019.
- Tiến hành điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến học sinh theo 2 tiêu chí: 
 *Biết chơi * Không biết chơi
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH ( Mẫu )
Lớp 10A
Họ và tên
Biết chơi
Không biết chơi
Ghi chú
1
2
3
4
5
6
Đánh dấu X vào ô tương ứng
Qua điều tra thăm dò tôi đã thu được kết quả như sau:
Lớp
Tổng sĩ số học sinh
Số học sinh biết chơi
Số HS chưa biết chơi
Nữ
Nam
Tổng số
Tỷ lệ %
Nữ
Nam
Tổng số
Tỷ lệ %
10A1
47
1
2
3
6.4%
25
19
44
93.6%
10A2
49
0
0
0
0%
24
25
49
100%
10A3
46
0
0
0
0%
39
7
46
100%
10A4
52
0
0
0
0%
22
30
52
100%
10A5
50
0
0
0
0%
15
35
50
100%
Tổng
244
1
2
3
1.23%
125
116
241
98,77%
Từ những kết quả trên tôi nhận thấy:
 Gần như các học sinh khối lớp 10 chưa biết chơi bóng rổ.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Những cơ sở cần thiết để tập luyện Bóng rổ:
- Cơ sở vật chất: + Sân bãi
 + Bóng rổ
- Giáo viên.
- Học sinh.
* Cơ sở vật chất:
+ Sân bãi: để tập luyện và thi đấu có kết quả cao thì sân bãi phải đảm bảo yêu cầu.
 Những ngày đầu trường THPT chuyển địa điểm mới (năm 2009) trường chưa có sân tập bóng rổ, thầy trò chúng tôi dựng cột và tập luyện trên nền sân đất. Nhưng với quyết tâm phát triển môn Bóng rổ Tôi và các giáo viên trong tổ bộ môn vẫn cố gắng dạy – huấn luyện môn bóng rổ và kết quả thi HSG cấp tỉnh năm 2011 đội Bóng rổ nữ nhà trường đạt giải Nhì toàn tỉnh. Sau đó lãnh đạo nhà trường quyết định đổ bê tông làm sân bóng rổ, từ đó trường THPT Cẩm Thủy 3 chúng tôi đã có được 1 sân bóng rổ cơ bản đảm bảo cho dạy và học môn Bóng rổ. Bên cạnh đó thầy trò luôn quan tâm chăm chút cho sân như: Thường xuyên quét sơn trên sân, quét sơn trên bảng rổ, sữa chữa những chỗ hư hỏng để đảm bảo điều kiện cơ bản cho tập luyện và thi đấu Bóng rổ.
Hình ảnh sân Bóng rổ trường THPT Cẩm Thủy 3
+ Bóng rổ: Nhà trường luôn có từ 8 - 10 quả bóng rổ để phục vụ giảng dạy, huấn luyện và tự tập luyện cho giáo viên và học sinh. Nhà trường luôn để số bóng trên trong phòng để dụng cụ môn Thể dục (nhưng không khóa cửa) để các em học sinh có thể lấy và tự tập ngoài giờ. Đây là điểm ít trường làm, nhưng chúng tôi đã làm được vì chúng tôi đã rèn cho học sinh ý thức bảo quản và sử dụng dụng cụ học tập, các em tập xong thì đem vào kho cất nên việc mất mát ít.
* Giáo viên:
 Để giảng dạy được môn Bóng rổ yêu cầu giáo viên không chỉ thực hiện đúng các kĩ thuật cơ bản mà còn phải đẹp, phải nắm chắc Luật. Vì vậy bản thân Tôi và các giáo viên dạy môn Thể dục luôn phải trau rồi kĩ năng thực hiện các kỹ thuật, luôn phải tìm hiểu Luật Bóng rổ. Tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn do ngành tổ chức. Luôn học hỏi đồng nghiệp, tra cứu mạng internet để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng công tác giảng dạy.
Hình ảnh tự tập luyện của các giáo viên Thể dục
* Học sinh:
- Cần tạo không khí hứng khởi, không sợ hải khi tập luyện và thi đấu bóng rổ, tích cực học tập, ham muốn thi đấu.
- Trang phục cơ bản đảm bảo cho học Bóng rổ (Học sinh cần đi giày thể thao)
2.3.2. Tổ chức giờ học nghiêm túc, khoa học – Trang bị cho học sinh những kĩ thuật cơ bản nhất của nội dung Bóng rổ:
 Đây là một trong những nội dung mới và khó đối với các em học sinh, nhất là học sinh Khối lớp 10 (Các em gần như chưa biết gì về Bóng rổ) nên giáo viên cần tổ chức giờ học nghiêm túc, khoa học để các em tập trung tập luyện, từ đó năm được yếu lĩnh các kĩ thuật động tác, thực hiện được, vận dụng được vào tập luyện hàng ngày và thi đấu.
Một số hình ảnh tiết học Thể dục (nội dung Bóng rổ)
2.3.3. Sử dụng phương pháp “Trò chơi’’ nhiều trong giảng dạy Bóng rổ
 Môn bóng rổ là một môn mới, Luật và kỹ thuật khá phức tạp nên việc giảng dạy
đơn thuần không làm cho học sinh ham thích học tâp. Chính vì vậy, trong các tiết dạy nội dung bóng rổ thì sau khi ôn và học kỹ thuật mới, giáo viên luôn phải dành một khoảng thời gian cho hoạt động trò chơi định hướng chuyên môn. 
 Dưới đây là một số trò chơi tôi thường áp dụng
* Trò chơi 1: “Dẫn bóng nhanh”
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành 3- 4 đội có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau sau đó tiến hành tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Học sinh đứng đầu mỗi đội cầm bóng, khi nghe tín hiệu xuất phát của trọng tài thì dẫn bóng rích rắc qua các chướng ngại vật rồi quay về chuyển bóng cho học sinh tiếp theo, cứ như vậy người cuối cùng của đội nào về trước thì đội đó
giành chiến thắng.
Thông qua trò chơi này tác động đến tính tự giác tích cực và phát huy khả năng vận động của các em học sinh.
Hình ảnh trò chơi “Dẫn bóng nhanh”
* Trò chơi 2: “Ném rổ chính xác” 
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành 3 – 4 đội có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau ( chia ngẫu nhiên ) sau đó tiến hành cho tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Học sinh đứng đầu mỗi đội cầm bóng, khi nghe tín hiệu ném của trọng tài thì lần lượt ném bóng vào rổ (Mỗi học sinh ném 1 quả) sau khi ném hết lượt đội nào có nhiều quả vào rổ hơn thì đội đó giành chiến thắng.
*Lưu ý: Khoảng cách vạch xuất phát xa hay gần tùy thuộc vào trình độ của hs.
 Hình ảnh trò chơi “ném rổ chính xác”
* Trò chơi 3: “Phối hợp bắt bóng - Ném rổ nhanh, chính xác” 
+ Tổ chức: giáo viên chia lớp thành 3 -4 đội có số lượng học sinh nam nữ tương
ứng nhau ( chia ngẫu nhiên ) sau đó tiến hành cho tham gia trò chơi.
+ Cách chơi: Một học sinh cầm bóng (Bóng được để chỗ học sinh này) đứng cách học sinh đầu hàng 3 - 5m, Khi nghe tín hiệu thì học sinh này chuyền bóng cho học sinh đứng đầu mỗi đội, Hs này bắt bóng và ném vào rổ (Ném 1 lần) xong quay về cuối hàng, lần lượt quay vòng. Mỗi đội thực hiện trong 1 phút đội nào có nhiều quả vào rổ hơn thì đội đó giành chiến thắng.
Hình ảnh trò chơi” Phối hợp bắt bóng - Ném rổ nhanh, chính xác”
 Tùy thuộc vào thực tế của nhà trường như: Sân bãi, dụng cụ, trình độ học sinh, khả năng tổ chức của giáo viên có thể sử dụng nhiều trò chơi khác
2.3.4. Sử dụng phương pháp “Thi đấu’’ nhiều trong giảng dạy Bóng rổ
 Theo tôi đây là phương pháp rất quan trọng trong giảng dạy bóng rổ vì đây chính là cơ sở đánh giá quá trình học tập, vận dụng các kĩ thuật, điều Luật đã học được vào thực tế.
 Trên cơ sở các học sinh đã nắm tương đối được kĩ thuật, Luật, giáo viên cần chia lớp thành nhiều đội để thi đấu nội bộ. 
 Trong quá trình tổ chức cho học sinh thi đấu nội bộ giáo viên cần vừa quan sát (làm trọng tài) vừa nhắc nhở, thông báo lỗi và dạy các điều luật cơ bản cho học sinh thậm chí chơi cùng các em. Như vậy học sinh sẽ vận dụng ngay vào thực tế, dẫn đến hứng thú, tích cực hơn trong học tập, thi đấu, từ đó dần yêu thích môn Bóng rổ.
Một số hình ảnh tổ chức cho học sinh thi đấu nội bộ
2.3.5. Tổ chức và duy trì phong trào tập luyện Bóng rổ vào thời gian nghỉ (cuối các buổi chiều)
 Mỗi tuần có 2 tiết học thể dục, trong đó thời gian học Bóng rổ có hạn; Như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện thường xuyên, liên tục cho các học sinh yêu thích môn Bóng rổ. Vì vậy việc tổ chức và duy trì tập luyện (Sử dụng Bóng rổ làm môn thể thao tập luyện thường xuyên) là rất quan trọng.
 Để làm được việc này giáo viên đóng vai trò quan trọng. Tôi thường xuyên tập luyện và thi đấu cùng học sinh vào các buổi chiều. Trong tập luyện, thi đấu thầy trò thường xuyên trao đổi về Luật, cách thực hiện các kĩ thuật khótạo tinh thần phấn khởi, đoàn kết dẫn đến các em yêu thích môn bóng rổ hơn.
 Tập luyện thường xuyên giúp kỹ năng thực hiện kĩ thuật cũng như thi đấu của học sinh được nâng lên rất nhiều
 Trong tập luyện các em được giao lưu với nhau (Giữa các học sinh các khối lớp, với những học sinh khóa trước (một số học sinh đã ra trường nhưng những ngày nghỉ lễ, tết các em cũng về chơi bóng rổ trong trường) từ đó các em mạnh dạn hơn trong thi đấu, nhất là tâm lý thi đấu
 Và hiện nay vào các buổi chiều trên sân bóng rổ nhà trường thường có trên 20 học sinh tự tập luyện (cả nam và nữ)
Một số hình ảnh học sinh tự tập luyện thi đấu vào các buổi chiều
2.3.6. Thành lập đội bóng rổ ở mỗi lớp: 
 Trên cơ sở các em học sinh đã nắm được cơ bản các kĩ thuật, Luật, thi đấu nội bộ, tập luyện thường xuyên tôi đã định hướng và thành lập ở mỗi lớp 2 đội bóng rổ (1 đội nam và 1 đội nữ).
 Khi mỗi lớp đã có đội bóng riêng, chúng tôi thường tổ chức cho các lớp giao lưu vào các ngày nghỉ. 
 Việc này giúp các em rất nổ lực trong tập luyện bóng rổ để được vào đội tuyển của lớp.
Đội Bóng rổ nam lớp 10A1
Đội Bóng rổ nữ lớp 12A1
Đội Bóng rổ nam lớp 11A2
Cùng giáo viên chủ nhiệm
Đội Bóng rổ nữ lớp 12A3
Cùng giáo viên chủ nhiệm
Hình ảnh một số đội bóng rổ của lớp trong trường THPT Cẩm Thủy 3
2.3.7. Thường xuyên tổ chức giải Bóng rổ:
 Chúng tôi thường xuyên tham mưu với Chuyên môn, Đoàn trường tổ chức giải Bóng rổ chào mừng các ngày lễ trong năm học như: Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03
 Đây cũng là một cách giúp học sinh đam mê bóng rổ hơn. Nó giúp các em muốn khẳng định mình hơn trong mắt thầy cô, bạn bè và cả với Bố mẹ các em.
 Khi tổ chức giải đấu cấp trường các em thi đấu dưới màu cờ sắc áo của lớp nên các em tập luyện và thi đấu rất hăng say, các em thể hiện được khả năng của bản thân.
 Khi tham gia giải đấu giúp các học sinh trong lớp đoàn kết hơn.
 Ở trường THPT Cẩm Thủy 3 các giáo viên bộ môn, đặc biệt là GVCN cũng rất quan tân tới hoạt động TDTT. Các thầy cô thường có mặt động viên tinh thần cũng như vật chất cho các em khi thi đấu, từ đó thầy cô và học sinh gần gũi, hiểu nhau hơn, giúp công tác chủ nhiệm cũng như giảng dạy được tốt hơn
 Giải đấu được tổ chức ngày càng tốt hơn, thu hút được nhiều học sinh, giáo viên và cả phụ huynh quan tâm hơn (rất nhiều phụ huynh đã đến cổ vũ cho con em thi đấu). Đây là điều rất quan trọng, vì phụ huynh biết và hiểu hơn về Bóng rổ, hiểu hơn về tác dụng của tập luyện và thi đấu thể thao, đặc biệt là Bóng rổ.
Một số hình ảnh các em học sinh thi đấu trong giải bóng rổ chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03/2019
2.3.8. Thành lập đội Bóng rổ (nam, nữ) trong nhà trường:
 Từ những biện pháp trên tôi đã thành lập đội tuyển bóng rổ (nam, nữ) trong nhà trường. Tôi chọn 12 – 15 học sinh xuất sắc nhất để thành lập đội Bóng của nhà trường. Đều đặn mỗi tuần 1 buổi các em tập trung để tập luyện. Trong đội tuyển hiện tại có rất nhiều học sinh khối 10. 
 Thường xuyên giao lưu với các trường bạn như: THPT Cẩm Thủy 1, THPT Vĩnh Lộc
 Như vậy, lúc nào chúng tôi cũng có đội tuyển Bóng rổ chuẩn bị cho các giải đấu cũng như thi học sinh giỏi hay HKPĐ
 Với những cách làm trên đội tuyển bóng rổ trường THPT Cẩm Thủy 3 đã đạt được kết quả đáng kích lệ khi tham gia thi HSG cũng như HKPĐ:
Đội nam: Giải nhất: Thi HSG năm học 2014-2015
 Giải nhất: HKPĐ năm 2015
Đội nữ: Giải nhì: Thi HSG năm học 2010-2011
 Giải nhì: HKPĐ năm 2011
 Giải ba: Thi HSG năm học 2014-2015
 Giải KK: HKPĐ năm 2015
2.4. Kết quả của thực nghiệm và rút ra những kinh nghiệm
Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp trên so sánh với thành tích ban đầu:
Lớp
Tổng sĩ số học sinh
Số học sinh biết chơi
Số HS chưa biết chơi
Nữ
Nam
Tổng số
Tỷ lệ %
Nữ
Nam
Tổng số
Tỷ lệ %
10A1
47
18
17
35
74.46%
9
3
12
25,45%
10A2
49
15
21
36
73,46%
9
4
13
26,54%
10A3
46
27
7
34
73.9%
5
7
12
26,1%
10A4
52
15
22
37
71,1%
7
8
15
28,9%
10A5
50
12
24
36
72%
3
11
14
28%
Tổng
244
87
91
178
73%
33
33
66
27%
 Từ kết quả trên ta nhận thấy số học sinh khối lớp 10 biết chơi bóng rổ đã tăng hơn rất nhiều so với ban đầu.
 Từ những kết quả thực tế trên có thể khẳng định việc áp dụng các biện pháp trên cho học sinh trường THPT Cẩm Thủy 3 đã đạt kết quả cao, đa số học sinh nắm và thực hiện đúng các kĩ thuật cơ bản của Bóng rổ, số học sinh biết chơi và thường xuyên chơi Bóng rổ tăng rõ rệt.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
 Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đề ra, qua một thời gian nghiên cứu căn cứ vào những kết đã đạt được, qua quá trình kiểm tra, đánh giá, so sánh trong thực hiện nghiên cứu. Đề tài đã đạt được kết quả cụ thể như sau:
 Tiết học thể dục với môn bóng rổ sinh động hơn, học sinh hăng say tích cực luyện tập hơn, ý thức tự giác luyện tập của học sinh được nâng lên, khắc phục được tình trạng lười luyện tập, lượng vận động trong tiết học được nâng lên, thể lực của học sinh được cải thiện, ý thức tổ chức kỷ luật của học sinh tốt hơn.
 Số học sinh nắm được các kĩ thuật cơ bản, biết thi đấu, tập luyện thường xuyên môn Bóng rổ trong nhà trường tăng lên đáng kể.
3.2. Kiến nghị
- Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian, chế độ khuyến khích cho học sinh và giáo viên.
- Sự tạo điều kiện của phụ huynh gia đình học sinh, sự quan tâm của chính quyền địa phương, các ngành, các cấp có liên quan.
- Sở GD& ĐT tổ chức thường xuyên các cuộc thi đấu Bóng rổ cho học sinh.
- Cần có nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_de_phat_trien_bong_ro_tai_truong_thpt.doc