SKKN Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học Quảng Thành

SKKN Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học Quảng Thành

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, quá trình phát triển giáo dục luôn gắn bó với sự phát triển Kinh tế - Xã hội. Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục và xã hội học đều khẳng định giáo dục là một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đồng thời sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển xã hội. Điều đó có nghĩa là không thể tách rời giáo dục ra khỏi đời sống xã hội, giáo dục có bản chất xã hội. Do bản chất xã hội vốn có đó của giáo dục mà giáo dục phải là sự nghiệp của toàn xã hội, chỉ có sự tham gia của toàn xã hội vào giáo dục mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả.

 Với quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”, trong nhiều thập niên qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng sự nghiệp giáo dục. Các chỉ thị và nghị quyết của Đảng thời gian qua đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục trong thời kì đổi mới. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã xác định: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước” (211). Tiếp đó Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Giáo dục – Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Phê phán thói lười học. Mọi người chăm lo cho giáo dục. Các cấp uỷ, các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục đào tạo, đóng góp trí tuệ nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục đào tạo. Kết hợp nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể”, đây chính là cách thực hiện sự nghiệp giáo dục theo tinh thần xã hội hoá. Trước tình hình Kinh tế - Xã hội và khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đòi hỏi giáo dục đáp ứng yêu cầu “Đặt hàng mới” của xã hội ngày càng cao. Vì vậy làm công tác giáo dục không thể “Đơn phương độc mã” trong phạm vi ngành mà phải của mọi người, mọi ngành nghề trong xã hội.

 

doc 23 trang thuychi01 6913
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học Quảng Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 	Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, quá trình phát triển giáo dục luôn gắn bó với sự phát triển Kinh tế - Xã hội. Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục và xã hội học đều khẳng định giáo dục là một nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Đồng thời sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển xã hội. Điều đó có nghĩa là không thể tách rời giáo dục ra khỏi đời sống xã hội, giáo dục có bản chất xã hội. Do bản chất xã hội vốn có đó của giáo dục mà giáo dục phải là sự nghiệp của toàn xã hội, chỉ có sự tham gia của toàn xã hội vào giáo dục mới đảm bảo cho giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả.
	Với quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”, trong nhiều thập niên qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng sự nghiệp giáo dục. Các chỉ thị và nghị quyết của Đảng thời gian qua đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt đến công tác giáo dục trong thời kì đổi mới. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII đã xác định: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước” (211). Tiếp đó Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Giáo dục – Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, nhà nước và của toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Phê phán thói lười học. Mọi người chăm lo cho giáo dục. Các cấp uỷ, các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp phần phát triển sự nghiệp Giáo dục đào tạo, đóng góp trí tuệ nhân lực, vật lực, tài lực cho Giáo dục đào tạo. Kết hợp nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể”, đây chính là cách thực hiện sự nghiệp giáo dục theo tinh thần xã hội hoá. Trước tình hình Kinh tế - Xã hội và khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đòi hỏi giáo dục đáp ứng yêu cầu “Đặt hàng mới” của xã hội ngày càng cao. Vì vậy làm công tác giáo dục không thể “Đơn phương độc mã” trong phạm vi ngành mà phải của mọi người, mọi ngành nghề trong xã hội.
	Việc xã hội hoá giáo dục có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay xã hội hoá giáo dục còn là một trong 5 tiêu chuẩn để công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra các biện pháp để phối hợp và huy động các lực lượng của cộng đồng tham gia xây dựng và quản lý giáo dục nhằm xây dựng và phát triển trường tiểu học Quảng Thành
3. Đối tượng nghiên cứu
- Lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp.
- Gia đình, cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường tiểu học Quảng Thành.
- Các cơ quan, ban ngành.
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các cá nhân trong và ngoài địa bàn phường
4. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực tế
- Phỏng vấn, điều tra;
- Thu thập thông tin
- Phân tích, tổng hợp
Với lí do trên tôi đã nghiên cứu: “Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học Quảng Thành” làm đề tài nghiên cứu để góp một phần nhỏ vào sự nghiệp giáo phát triển giáo dục của phường Quảng Thành nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC
1. Tìm hiểu bản chất mối quan hệ giữa giáo dục và cộng đồng xã hội
Theo quan điểm tiếp cận lịch sử thì giáo dục xuất hiện từ buổi đầu sơ khai loài người. Giáo dục là một nhân tố gắn kết với cộng đồng. Ngay từ đầu, hiện tượng giáo dục đã mang tính xã hội rõ ràng. Giáo dục là của chung, ai cũng có quyền tham gia, giáo dục bình đẳng với mọi người. Chức năng đầu tiên của giáo dục là chức năng xã hội hoá. Nhưng khi sản xuất phát triển, xã hội phân chia giai cấp lúc này giáo dục được chuyển từ hình thức tự phát sang tự giác. Nhà trường được tổ chức thành quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch nhằm tác động vào từng thành viên của cộng đồng, thức đẩy xã hội hoá cá nhân và góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Lúc này giáo dục trở thành phương tiện để cải biến xã hội. Qua các chế độ khác nhau, ta thấy giáo dục trở thành công cụ của nhà nước và nó được sử dụng như một phương tiện để cũng cố quyền lực của giai cấp thống trị thì giáo dục nhiều lúc nó bị tách rời khỏi xã hội, vì thế nó làm mất đi tính xã hội của giáo dục. Nói tóm lại, Giáo dục luôn gắn với cộng đồng xã hội, luôn mang trong mình tính xã hội hay bản chất xã hội.
Theo quan điểm tiếp cận hệ thống thì giáo dục (nhà trường) nó luôn là một bộ phận của hệ thống xã hội và nó là hệ thống mở, nên nó thường xuyên giao lưu với xã hội, nó chịu sự tác động của các yếu tố xã hội. Mối quan hệ giữa giáo dục (nhà trường) với các lĩnh vực trong xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, công nghệ) nó tác động qua lại hai chiều, hỗ trợ rất gắn bó mật thiết.
Như vậy, nếu xét theo hai quan điểm trên thì ta thấy vai trò của giáo dục (nhà trường) hết sức to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục là động lực phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục là đầu tư vốn con người, là chìa khoá mở cửa tiến vào tương lai. Giáo dục không bao giờ tách khỏi xã hội, nó luôn là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời sự tồn tại và phát triển giáo dục luôn chịu chi phối của trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là bản chất của giáo dục, lẽ tồn tại tự nhiên vĩnh hằng của giáo dục. Mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau :
 Tạo điều kiện cơ hội mới
 GD XH
 Hệ thống « Đặt hàng mới »	Xã hội 
 giáo dục phát triển 
 phải là hệ tự lên một 
 điều chỉnh mức mới 
 Phương tiện phát triển xã hội 
 GD XH
 Động lực phát triển kinh tế xã hội
 	Giáo dục Tiểu học là “Bậc học nền tảng của giáo dục quốc dân” nên nó cũng có mối quan hệ vòng tròn. Tuy nhiên đặc tính của giáo dục Tiểu học gắn liền với chính sách của Đảng và nhà nước về quyền trẻ em và luật phổ cập giáo dục Tiểu học. Có thể nói bậc Tiểu học giáo dục là bậc học nền móng cho sự hoàn thiện nhân cách cả cuộc đời đứa trẻ. Chính vì vậy, chúng ta cần xây dựng tốt mối quan hệ của giáo dục (nhà trường) với cộng đồng xã hội để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo dục phát triển. Đúng như đã có một hình tượng so sánh thú vị và chính xác: “Nhà trường là vầng trán của cộng đồng, cộng đồng là trái tim của nhà trường”. Như vậy, xét trong một giai đoạn lịch sử nhất định, mối quan hệ giữa giáo dục và xã hội có tính chất vòng tròn, nhưng trong toàn bộ quá trình phát triển đi lên của xã hội loài người, mối quan hệ này diễn ra theo đường xoắn ốc. Mối quan hệ này hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau tạo nên thế cân bằng. Hệ thống giáo dục muốn tồn tại và phát triển thì hệ thống giáo dục phải giữ được sự cân bằng động với môi trường xã hội. Mối quan hệ này tồn tại là do con người, vì con người và lấy con người làm điểm tựa.
2. Xã hội hoá công tác giáo dục là gì?
Xã hội hoá công tác giáo dục có thể hiểu là đưa công tác giáo dục trở thành trách nhiệm của toàn xã hội, thực sự trở thành sở hữu của toàn xã hội. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúngTrường học phải liên hệ chặt chẽ với gia đình, với xã hội các “Đoàn thể thanh niên, phụ nữ. Các cơ quan chính quyền và các cấp uỷ Đảng phải thật sự quan tâm đến nhà trường, đến việc học tập của con em mình hơn nữa”.
Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của chính phủ “Về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá” đã chỉ rõ: “Xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hoá và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân”.
Xã hội hoá là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. Ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế các doanh nghiệp đóng trên địa phương và của từng người dân phường Quảng Thành. Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội.
Theo nhận định của GS.TS. Phạm Minh Hạc thì: “Xã hội hoá công tác giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một con đường phát triển giáo dục ở nước ta”. Khái niệm xã hội hoá được dùng trong nhiều lĩnh vực với nhiều ý nghĩa, chúng ta hiểu khái niệm xã hội hoá công tác giáo dục với ý nghĩa phổ biến nhất là làm cho toàn xã hội làm giáo dục.
Từ nhận định trên về xã hội hoá công tác giáo dục, chúng ta cần hiểu “Xã hội hoá công tác giáo dục” một các toàn diện. Theo tôi mấu chốt của vấn đề xã hội hoá công tác giáo dục là phát động phong trào cách mạng của quần chúng làm giáo dục, là huy động toàn xã hội tham gia sự nghiệp giáo dục – đào tạo, hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Đồng thời giáo dục phải hướng mục tiêu vào phục vụ xã hội. Đây là truyền thống của nhân dân ta và cũng là cách làm giáo dục của nhiều nước trên thế giới.
3. Nội dung cơ bản của xã hội hoá công tác giáo dục
Tựu trung của Xã hội hoá công tác giáo dục gồm 5 nội dung cơ bản:
3.1. Phải tạo nên phong trào sâu rộng trong toàn xã hội, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập. Vận động toàn dân, trước hết là thế hệ trẻ và những người trong độ tuổi lao động tích cực học tập, học tập suốt đời để làm việc tốt hơn thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn.
3.2. Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân đối với giáo dục. Vận động toàn dân giáo dục thế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực và chủ động để giáo dục các thế hệ trẻ. Điều này hoàn toàn phù hợp với lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò. Bởi giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
 3.3. Thực hiện đa dạng hoá loại hình trường, đa dạng hoá phương thức đào tạo: Bên cạnh hệ thống trường công lập làm nòng cốt, phát triển mạnh các trường bán công, dân lập, tư thục. Tăng cường các hình thức giáo dục – đào tạo như các lớp linh hoạt học tập từ xa có hướng dẫn, học tập trên truyền hình, học tập bằng hình thức câu lạc bộ.
3.4. Đa phương hoá các nguồn lực: Huy động và tổ chức toàn thể xã hội đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho sự phát triển giáo dục. Nói chung lại, các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bao gồm nguồn vốn trong ngân sách và ngoài ngân sách, nguồn vay tài trợ của nước ngoài.
3.5. Cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước: Ngay từ năm 1981 đã có văn bản của Chính phủ là thành lập hội đồng giáo dục các cấp. Đảng xây dựng dự thảo Nghị định về xã hội hoá công tác giáo dục.
4. Điều kiện để tiến hành xã hội hoá công tác giáo dục
4.1. Tổ chức Đảng chính quyền đoàn thể ở địa phương: Phải thấy được vị trí vai trò của mình trong việc huy động các lực lượng xã hội hoá công tác giáo dục. Từ đó hỗ trợ cho công tác điều hành chỉ đạo, quản lý của nhà nước về công tác giáo dục ở đơn vị cơ sở của mình. Phải tập hợp tổ chức các lực lượng xã hội lại để xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục. Từ đó chỉ ra phương hướng kế hoạch, chương trình cho các đoàn thể, tổ chức và cá nhân cùng thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục. Cùng với việc đó, các đoàn thể địa phương cũng phải thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của mình trong sự phát triển văn hoá – giáo dục của địa phương và cụ thể của các trường trong đơn vị địa phương đó.
4.2. Có cơ chế chính sách trong cả tầm vĩ mô và vi mô: đó là việc Hiệu trưởng biết xây dựng tốt kế hoạch phát triển giáo dục của nhà trường, tham mưu cho chính quyền địa phương trong việc thực hiện các nghị quyết, các văn bản của nhà nước về phát triển giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng; các văn bản chỉ đạo phát triển giáo dục của Tỉnh, của Sở giáo dục đào tạo,...Cam kết trách nhiệm nhà trường và địa phương; nhà trường và Hội cha mẹ học sinh; giữa giáo viên và từng gia đình học sinh trong công tác giáo dục.
4.3. Tăng cường dân chủ hoá nhà trường: Chỉ thị liên tịch giữa Bộ giáo dục đào tạo và Công đoàn giáo dục Việt Nam số 21 ra ngày 4/10/1989, về vận động dân chủ hoá về nhà trường đã nêu ra hai nội dung cơ bản đó là: Dân chủ hoá quá trình đào tạo và dân chủ hoá quản lý trường học.
Dân chủ hoá quá trình đào tạo là dân chủ hoá từng thành tố của quá trình giáo dục. Đối với vấn đề dân chủ hoá quản lý trường học là tạo ra môi trường dân chủ để mọi người huy động tối đa mối liên hệ bên trong và bên ngoài nhà trường trong việc quản lý nhà trường, gồm có ba nội dung chính sau:
- Tăng cường quyền tự chủ của nhà trường về kế hoạch phát triển giáodục đào tạo, về tài chính cơ sở vật chất và tổ chức cán bộ.
- Đẩy mạnh việc tham gia của cán bộ, giáo viên và cộng đồng vào việc tổ chức quản lý công việc của nhà trường, tổ chức tốt công tác xã hội hoá công tác giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục thống nhất.
- Nâng cao năng lực quản lý của các tổ chức tự quản lý: Tổ chức tự quản cán bộ, giáo viên, học sinh. Phát huy vai trò của tổ chức Đảng, Công đoàn...trong nhà trường, tổ chức quần chúng tham gia quản lí nhà trường.
5. Đặc điểm của xã hội hoá công tác giáo dục Tiểu học 
Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì vậy, việc xã hội hoá công tác giáo dục ở bậc Tiểu học là một việc làm hết sức quan trọng. Xã hội hoá công tác giáo dục ở bậc Tiểu học đó là toàn dân chăm lo giáo dục, toàn dân đưa trẻ đến trường, nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học tạo tiền đề để “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Đặc điểm của bậc Tiểu học còn gắn liền với chính sách của Đảng và nhà nước về luật phổ cập giáo dục Tiểu học, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em cho nên việc xã hội hoá công tác giáo dục ở đây chính là huy động tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học đến trường, mọi trẻ em có quyền đi học, đều được hưởng mọi quyền lợi theo luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Đặc điểm của trường Tiểu học gắn chặt với cộng đồng địa phương ở từng địa bàn trường đóng và chịu trách nhiệm trước địa phương về thưc hiện luật Phổ cập giáo dục Tiểu học, góp phần quan trọng trong phát triển sự nghiệp văn hoá giáo dục của địa phương. Ngược lại, địa phương phải có trách nhiệm cùng nhà trường Tiểu học phát triển giáo dục của địa phương. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương thường xuyên đầu tư ngân sách cho trường Tiểu học để xây dựng trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường.
Trong chỉ đạo xã hội hoá công tác giáo dục ở trường tiểu học: Cha mẹ học sinh là lực lượng cơ bản của xã hội hoá công tác giáo dục. Vì vậy, khi tiến hành chỉ đạo xã hội hoá công tác giáo dục người cán bộ quản lý phải xác lập hai mối quan hệ: Quan hệ với giáo viên chủ nhiệm nhằm giúp đỡ họ thiết lập quan hệ thường xuyên với cha mẹ học sinh, quan hệ với các hội trưởng hội phụ huynh để họ trực tiếp tác động với cộng đồng xã hội. Chất lượng dạy học và giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện chỉ đạo xã hội hoá công tác giáo dục.
Chỉ đạo công tác xã hội hoá nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của trường Tiểu học. Chất lượng giáo dục của trường Tiểu học là một phương tiện hùng mạnh nhất để nhà trường thuyết phục, thiết lập quan hệ với các cộng đồng xã hội. Để chỉ đạo công tác xã hội hoá giáo dục, đòi hỏi người cán bộ quản lí phải nắm vững lí luận giáo dục Tiểu học, luật Phổ cập giáo dục Tiểu học, các văn bản có tính pháp quy của cấp trên, có hiểu biết về điều kiện cụ thể của từng địa phương, của trường mình để có tác động hợp lí.
6. Thực tiễn công tác xã hội hoá giáo dục hiện nay ở các trường Tiểu học
Thực trạng trong các nhà trường Tiểu học về công tác xã hội hoá hiện nay đã có nhiều kết quả; mang lại hiệu quả cao cho chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng.
- Nhiều nơi nhờ xã hội hoá giáo dục mà có phong trào học tập tốt như việc: thông báo trên hệ thống loa truyền thanh của xã, phường khi đến giờ học tập buổi tối của học sinh.
- Nhiều trường xây dựng được tủ sách dùng chung.
- Nhiều trường mua được máy chiếu đa năng ; lát được sân gạch, mua sắm được nhiều dụng cụ khác phục vụ tốt hơn quá trình giáo dục.
- Có trường nhờ xã hội hoá mà thành lập được phòng máy vi tính...
Tuy nhiên, công tác xã hội hoá giáo dục cũng còn không ít khó khăn:
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ giáo viên về công tác xã hội hoá giáo dục chưa đầy đủ dẫn đến chưa coi trọng công tác xã hội hoá giáo dục.
- Một bộ phận lãnh đạo địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác xã hội hoá giáo dục.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC 
GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG THÀNH.
1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong việc xã hội hoá công tác giáo dục
Quảng Thành nằm cách trung tâm thành phố 7 km, có tổng diện tích tự nhiên 843,7 ha, với 2375 hộ và 11120 nhân khẩu sống ở 9 phố: Thành Tân, Thành Bắc, Thành Tráng, Thành công, Thành trọng, Thành Yên, Thành Mai, Minh Trại, Thành Long.
Các phố của phường đều mang sắc thái yên bình của làng quê Việt Nam; kinh tế chủ yếu là nghề nông. Cuộc sống của nhân dân tương đối ổn định. Chính vì thế Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Quảng Thành có nhiều điều kiện thuận lợi trong công tác phát triển văn hoá giáo dục.
Do có sự lãnh đạo mạnh mẽ của hội đồng Giáo dục thành phố về các xây dựng kế hoạch chương trình cơ chế hoạt động, tới từng địa phương nên hội đồng giáo dục phường Quảng Thành đã làm tốt công tác phát triển giáo dục và có hiệu quả.
Vì lí do kể trên nên việc thực hiện công tác Xã hội hoá giáo dục đã được tiến hành rất tốt, nhiều năm nay đã thu được thành công đáng kể cả về nhân lực, tài lực, vật lực của địa phương ủng hộ các nhà trường trên địa bàn phường. Cho đến nay cả 3 trường đều đạt đạt chuẩn quốc. 
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó việc đẩy mạnh công tác Xã hội hoá giáo dục còn gặp nhiều khó khăn: Mặt bằng dân trí chưa đồng đều, trong phường vẫn còn nhiều hộ nghèo. Một số gia đình hạn chế trong việc chăm sóc, động viên, tạo điều kiện cho con em đến trường. Về phía nhà trường cũng gặp không ít khó khăn: Đội ngũ giáo viên thiếu, kinh nghiệm trong công tác vận động tuyên truyền để làm tốt công tác Xã hội hoá giáo dục còn hạn chế.
2. Đặc điểm trường Tiểu học Quảng Thành
Trường Tiểu học Quảng Thành được tách từ trường Trung học cơ sở Quảng Thành năm 1995. Trường được xây dựng trên khu đất rộng rãi thoáng mát của phố Thành Tân (trung tâm phường)
Trường có 24 phòng học. Trong đó phòng kiên cố: 21; phòng cấp 4: 03
Diện tích khuôn viên: trên 9000 m2 bình quân 22 m2/HS có sân chơi bãi tập.
Đến nay nhà trường đã huy động được sức dân đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường ngày một khang trang sạch đẹp. Sân chơi hệ thống đường đi lối lại được lát gạch và bê tông hoá. Các phòng học được trang trí đẹp, khoa học và mang tính giáo dục cao. Hệ thống cây xanh trong trường được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận, khuôn viên của trường thoáng đãng. Tương lai gần trường Tiểu học Quảng Thành sẽ trở thành ngôi trường Xanh – Sạch – Đẹp kiểu mẫu.
Năm học 2015 – 2016 trường TH Quảng Thành có 22 lớp với 675 học sinh.
Toàn trường có: 32 cán bộ giáo viên; Trong đó: BGH: 03; Hành chính: 03; Giáo viên văn hoá: 21; Giáo viên khác 05. 
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ: 01; Đại học: 28; Cao đẳng : 03
Nhà trường luôn được sự quan tâm, đặc biệt của chính qu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_cua_hieu_truong_nham_day_manh_xa_hoi_h.doc