SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn góp phần phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học Nga Yên

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn góp phần phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học Nga Yên

 Ở Việt Nam hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và của toàn xã hội. Hiện tượng giáo viên đối xử

thiếu thân thiện với học sinh, có hành vi ngược đãi, thiếu công bằng trong giáo dục hay hiện tượng học sinh gây gổ, đánh nhau, dùng những ngôn ngữ xúc phạm của học sinh gây mất đoàn kết đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp mọi nơi, từ thành thị cho đến nông thôn. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Việc giáo viên ngược đãi học sinh, đối xử thiếu thân thiện, không công bằng với học sinh không còn là chuyện hiếm. Số học sinh chưa ngoan ngày càng nhiều, đặc biệt tình trạng sử dụng bạo lực để giải quyết mối quan hệ giữa các học sinh với nhau ngày càng gia tăng. Trong khi đó môi trường gia đình, nhà trường và xã hội trong thời kỳ hội nhập cùng với sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin, bên cạnh những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của mọi đối tượng trong xã hội mà đặc biệt là các em học sinh tiểu học. Nhiều gia đình cha mẹ thường xuyên cãi nhau, thậm chí còn đánh nhau và dùng vũ lực đối với con cái. Đâu đó ở một số nhà trường chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng ngừa bạo lực học đường dẫn đến việc thực hiện các qui định về đạo đức nhà giáo, đạo đức của học sinh chưa nghiêm. Ngoài xã hội thì hàng ngày vẫn xảy ra các vụ xô xát, đánh nhau hội đồng của học sinh.Tất cả những mặt tiêu cực ấy lại được truyền đi nhanh chóng thông qua các trang mạng xã hội. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh, sẽ hình thành cho các em tính cách hung hãn, không kiềm chế được cảm xúc, rất dễ nổi nóng dẫn đến hay đánh nhau, chửi bậy.

 

docx 21 trang thuychi01 19668
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn góp phần phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học Nga Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Ở Việt Nam hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành mối lo của phụ huynh, ngành giáo dục và của toàn xã hội. Hiện tượng giáo viên đối xử 
thiếu thân thiện với học sinh, có hành vi ngược đãi, thiếu công bằng trong giáo dục hay hiện tượng học sinh gây gổ, đánh nhau, dùng những ngôn ngữ xúc phạm của học sinh gây mất đoàn kết đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp mọi nơi, từ thành thị cho đến nông thôn. Nó không những gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy với trò mà còn gây hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự giảng dạy của thầy cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Việc giáo viên ngược đãi học sinh, đối xử thiếu thân thiện, không công bằng với học sinh không còn là chuyện hiếm. Số học sinh chưa ngoan ngày càng nhiều, đặc biệt tình trạng sử dụng bạo lực để giải quyết mối quan hệ giữa các học sinh với nhau ngày càng gia tăng. Trong khi đó môi trường gia đình, nhà trường và xã hội trong thời kỳ hội nhập cùng với sự phát triển nhanh như vũ bão của công nghệ thông tin, bên cạnh những mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của mọi đối tượng trong xã hội mà đặc biệt là các em học sinh tiểu học. Nhiều gia đình cha mẹ thường xuyên cãi nhau, thậm chí còn đánh nhau và dùng vũ lực đối với con cái. Đâu đó ở một số nhà trường chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng ngừa bạo lực học đường dẫn đến việc thực hiện các qui định về đạo đức nhà giáo, đạo đức của học sinh chưa nghiêm. Ngoài xã hội thì hàng ngày vẫn xảy ra các vụ xô xát, đánh nhau hội đồng của học sinh...Tất cả những mặt tiêu cực ấy lại được truyền đi nhanh chóng thông qua các trang mạng xã hội. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh, sẽ hình thành cho các em tính cách hung hãn, không kiềm chế được cảm xúc, rất dễ nổi nóng dẫn đến hay đánh nhau, chửi bậy... 
 Vậy làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng bạo lực học đường, hình thành lối ứng xử có văn hoá cho giáo viên và học sinh là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhiều nhà quản lý nhà giáo dục cũng như của toàn xã hội. Là một người làm công tác quản lý giáo dục ở trường tiểu học, bản thân tôi nhận thức rất rõ ảnh hưởng của môi trường xung quanh đối với việc ngăn ngừa bạo lực học đường, chính vì vậy tôi đã lựa chọn và tập trung nghiên cứu đưa ra “ Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn góp phần phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học Nga Yên”
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của môi trường giáo dục và tình trạng bạo lực học đường để đưa ra các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn góp phần phòng chống bạo lực học đường ở trường tiểu học Nga Yên.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Lý luận về môi trường giáo dục và các nội dung về bạo lực học đường.
	- Thực tiễn về xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn ở trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Nga Yên nói riêng.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Đọc, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến môi trường giáo dục và bạo lực học đường. 
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra thực trạng, thu thập các thông tin về môi trường giáo dục và bạo lực học đường ở trường tiểu học. 
+ Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, các cấp lãnh đạo để tìm hiểu về xây dựng môi trường thân thiện, an toàn, phòng chống bạo lực. 
+ Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của giáo viên học sinh và các thành viên khác có liên quan để đánh giá môi trường giáo dục và bạo lực học đường. 
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích các tài liệu, số liệu thu thập được, tìm nguyên nhân và giải pháp để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn. Tổng hợp kết quả đạt được để khẳng định hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận.
“Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp mọi công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác ( Có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí...) gây nên những tổn thương về mặt tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học. Tình trạng bạo lực học đường bao gồm những hành vi bạo lực về thể chất như đánh nhau giữa các học sinh, hay là những hình phạt về thế chất của các thầy cô giáo trong học đường, bạo lực tinh thần như tấn công lời nói, thái độ...”. [1] 
“Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học. Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa; người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực”. [2] .
Như vậy để có một môi trường giáo dục tốt không có bạo lực học đường vừa cần phải quan tâm đến điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đầy đủ, an toàn và đảm bảo thẩm mỹ vừa phải xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong trường, ở gia đình và ngoài xã hội, hình thành được hành vi ứng xử đúng mực của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh....
 Thế nên, việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp, của toàn xã hội và phải đáp ứng theo các yêu cầu đã được quy định tại Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 Chính phủ (có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2017). Tuy nhiên nhà trường vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường .
2.2. Thực trạng của môi trường giáo dục và bạo lực học đường
Thời gian gần đây, trong nhà trường liên tiếp rộ lên những chuyện làm dư luận đau xót và lo ngại. Giáo viên, bảo mẫu bạo hành học sinh bằng những cách xâm hại thể chất và tinh thần, vi phạm pháp luật về quyền trẻ em nhưng không ý thức rằng đó là hành vi phạm pháp.Có nơi đã từng xảy ra giáo viên bị phụ huynh học sinh vào trường chửi mắng, hành hung gây thương tích, xúc phạm danh dự, hay chuyện học sinh đánh bạn học vẫn cứ diễn ra. Những vụ việc đó không chỉ gây bất an trong nhà trường mà còn kéo theo sự xuống cấp đạo đức học đường và đạo đức xã hội. Đã có tình trạng nhiều học sinh ham chơi, lười học, hỗn láo, nói tục, quậy phá, hay đánh nhau, lưu manh nhưng nhà trường không có biện pháp để uốn nắn, giáo dục. Tình trạng đó cũng gây ức chế cho giáo viên, dẫn đến những trường hợp bạo hành học sinh như là một cách phản ứng tiêu cực, hành xử thiếu sáng suốt.  
Ở trường Tiểu học Nga Yên mặc dù chưa xảy ra các vi phạm nhân quyền của giáo viên đối học sinh nhưng vẫn còn có hiện tượng học sinh lười học, không chịu làm bài tập cô giao, có học sinh thiếu lễ phép với thầy cô, không vâng lời cha mẹ, có thái độ hỗn láo với người lớn, nhiều em còn nói tục, chửi bậy và cãi nhau với bạn bè, cá biệt còn có em đánh bạn cùng lớp, cùng trường.Theo quan sát và tìm hiểu của bản thân thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tôi thấy có tới khoảng 1/10 số học sinh của trường có một hoặc một số biểu hiện nêu trên.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên. Có nguyên nhân nguyên nhân xuất phát từ ngay nội tại bản thân các em, có nguyên nhân từ gia đình, có nguyên nhân tác động của nhà trường và cuối cùng là ảnh hưởng từ xã hội. 
Về phía học sinh: Học sinh tiểu học đang ở lứa tuổi hình thành nhân cách, tư duy trực quan đang chiếm ưu thế, dễ xúc động, hay thay đổi, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc và khả năng ứng xử hợp tình hợp lý với những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Vì thế các em dễ có những thái độ, hành vi không đúng mang tính bạo lực.
Về phía gia đình: Trong thời buổi hiện nay, các bậc phụ huynh đều lao đầu vào công việc và cả những mối quan hệ khác bên ngoài mà lơ là việc chăm sóc và giáo dục, định hướng cho con cái. Nhiều gia đình, chỉ biết chu cấp đầy đủ cho con, sẵn sàng trang bị đầy đủ các thiết bị điện tử để con có thể vào mạng internet, mua cho con các loại đồ chơi trong đó có đồ chơi mang tính bạo lực... như súng, kiếm, đaonhưng thiếu quan tâm đến con cái, không thường xuyên theo dõi, nắm bắt tâm tư và những diễn biến tâm sinh lý, tình cảm của con cái để kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc. Đồng thời, nhiều hộ gia đình lại xuất hiện tình trạng bạo lực ngay trong nhà mình. Ví dụ chồng đánh vợ, cha đánh con vô hình chung đã gieo rắc vào đầu trẻ sự tổn thương tâm hồn cũng như mầm mống bạo lực.
Đối với nhà trường: Trong xu thế phát triển như hiện nay, khi mà các trường học tập trung giảng dạy về kiến thức văn hóa, chạy theo căn bệnh thành tích là chủ yếu mà thiếu sự theo dõi sát sao, khuyên răn và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện bạo lực học đường. Mặc khác là sự tha hóa đạo đức, nhân cách cũng như công cuộc mải mê chạy đua kiếm tiền của một bộ phận nhỏ giáo viên đã làm mờ đi vẻ đẹp giáo dục. Cùng với đó, vai trò của các tổ chức Đoàn, Hội, Đội có phần giảm sút, chưa tạo ra được những sân chơi bổ ích cho học sinh tham gia, cơ sở vật chất không đảm bảo để phục vụ cho giáo dục. 
Đối với xã hội: Còn một nguyên nhân mà chúng ta không thể không nói đến là do tác động của mặt trái xã hội đến các em học sinh. Hằng ngày, trẻ thường xuyên chứng kiến những vụ ẩu đả, đánh nhau tại nơi mình sinh sống hoặc trên phim ảnh, game bạo lực đẫm máu. Chính những điều này đã in dấu trong đầu các em  khiến nhiều em học sinh bị tiêm nhiễm và làm theo.
Tất cả các nguyên nhân trên đều bắt nguồn từ nhận thức của con người. Chính vì chưa nhận thức đầy đủ được vai trò của môi trường giáo dục đối với việc phòng chống bạo lực học đường nên cả gia đình, nhà trường và xã hội chưa tạo ra cho học sinh một môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, giúp các em có điều kiện tốt nhất để phát triển một cách toàn diện cả về Đức -Trí - Thể - Mỹ.
Đầu năm học 2018-2019, tôi đã thực hiện một cuộc điều tra nho nhỏ về nhận thức của giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh khối 4, khối 5 trong trường đối với vấn đề môi trường giáo dục với phòng chống bạo lực học đường bằng phiếu điều tra thông qua việc trả lời một số câu hỏi:
* Đối với giáo viên và phụ huynh học sinh:
Câu hỏi 1: Anh ( Chị) hiểu như thế nào là một môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn?
Câu hỏi 2: Trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn phòng chống bạo lực học đường thuộc ai?
Câu hỏi 3: Anh (Chị) đã làm gì để góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn, phòng chống bạo lực học đường?
 * Đối với học sinh:Hãy khoanh vào trước ý trả lời đúng:
Câu hỏi 1: Môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn là:
1. Môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có tệ nạn xã hội, không bạo lực.
2. Người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa.
3. Người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.
4. Cả ba ý trên
Câu hỏi 2: Bạo lực học đường bao gồm những hành vi:
1.Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với học sinh; 
2.Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em. 
3. Đánh đập, giam hãm, không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm...
4. Cả ba ý trên.
Câu hỏi 3: Trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn, phòng chống bạo lực học đường thuộc về:
Các thầy cô giáo và của học sinh.
Cha mẹ học sinh.
Các quan chức năng.
Toàn xã hội.
Kết quả điều tra:
Đối tượng tham gia khảo sát
Số lượng người tham gia
Số người nhận thức đầy đủ
Số người nhận thức chưa đầy đủ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Giáo viên
21
12
57,1
9
42,9
Phụ huynh
30
13
43,3
17
56,7
Học sinh
50
23
46
27
54
 Kết quả điều tra cho thấy số giáo viên, phụ huynh học sinh nhận thức đúng và đầy đủ ít hơn số nhận thức chưa đầy đủ về môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn, các hành vi bạo lực học đường. Việc xác định bản thân cần làm gì để góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn, phòng chống bạo lực học đường thì cả giáo viên, phụ huynh và học sinh đều nêu sơ sài. Phần lớn chỉ nêu: không nên dánh chửi nhau, xúc phạm đến bạn bè, đồng nghiệp.
2.3. Những giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn phòng chống bạo lực học đường. 
 2.3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh đối với việc xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, phòng chống bạo lực học đường. 
Đây là một giải pháp không mới nhưng là giải pháp mà tôi cho là rất quan trọng có tính chiến lược, vì nếu tư tưởng thông suốt thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết tận gốc. Chính vì thế, khi thực hiện chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn, phòng chống bạo lực học đường điều đầu tiên người cán bộ quản lí cần quan tâm đó là nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh đối với vấn đề này. 
Trước tiên cần giúp giáo viên, học sinh trong trường hiểu được: Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa; người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.
Tiếp đến là phải giúp mọi người hiểu rõ: Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. 
Đặc biệt cần phải giúp mọi thành viên trong trường nắm được: Trách nhiệm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện không phải của riêng một cá nhân hay tập thể nào mà là của toàn xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò nòng cốt vì các thành viên trong trường là những người trực tiếp tạo dựng môi trường giáo dục trong trường học và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường đó. 
Thực hiện nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh, nhà trường đã triển khai và cung cấp đầy đủ các Chỉ thị của Bộ Giáo dục, các văn bản hướng dẫn của các ngành, các cấp có liên quan môi trường giáo dục và bạo lực học đường đến mọi thành viên trong trường như: Luật Giáo dục Tiểu học, Luật Trẻ em, Nghị định 80/2017/NĐ-CP... Tổ chức cho cán bộ giáo viên nghiên cứu các văn bản của các cấp có liên quan đến nội dung trên.
Biện pháp tiếp theo nhà trường lựa chọn để nâng cao nhận thức cho giáo viên và học sinh đó là tuyên truyền. Hình thức tuyên truyền được thực hiện thông qua hội nghị, các buổi chào cờ, các buổi sinh hoạt lớp, thông qua hệ thống khẩu hiệu được treo quanh trường như: “Điều gì mà mình không muốn thì đừng làm với người khác”; “Là một công dân văn minh thì không nói tục, chửi bậy”, “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Nhà trường thân thiện, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan”, “Bạo lực là vi phạm pháp luật”, “ Đừng vung tay, hãy cầm tay”...
 Hình ảnh một số khẩu hiệu được treo trong trường
Qua tuyên truyền, giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh hiểu được thế nào là môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh, những hành vi nào được coi là hành vi bạo lực học đường, bản thân mỗi người phải làm gì để góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh. 
2.3.2. Xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát việc thực hiện bộ qui tắc ứng xử văn hóa trong trường học và các nội qui, qui định của nhà trường.
Để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh, không có bạo lực học đường nhất thiết phải xây dựng được bộ qui tắc ứng xử văn hóa trong trường học và triển khai thực hiện một cách nghiêm túc. Khi xây dựng bộ quy tắc ứng xử cần đảm bảo các nguyên tắc định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách giáo viên và học sinh, phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận, phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường, đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi. Đồng thời, nội dung các qui tắc ứng xử phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa con người với con người (thầy - thầy, thầy - trò, thầy - phụ huynh, trò - trò, trò - phụ huynh...) và quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cảnh quan.
Ví dụ: 
- Qui tắc ứng xử của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường đối với người học ghi rõ: Thương yêu, dịu dàng, nghiêm khắc với học sinh; sẵn sàng bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của các em. Trong mọi tình huống, mỗi cán bộ giáo viên luôn đặt tình thương và trách nhiệm đối với học sinh lên hàng đầu. Luôn ý thức có trách nhiệm đối với tương lai của mỗi học sinh, với tiền đồ của dân tộc. Tôn trọng ý kiến của từng cá nhân học sinh; luôn lắng nghe và cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của học sinh. Ứng xử thân thiện, gần gũi, không xúc phạm danh dự, thân thể, không phân biệt đối xử đối với học sinh. Thấu hiểu hoàn cảnh riêng của mỗi học sinh; quan tâm, giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt; học sinh chậm tiến bộ; luôn tạo cơ hội cho học sinh sửa chữa lỗi lầm, tạo điều kiện cho học sinh phấn đấu vươn lên. Tôn trọng nhân cách của học sinh, mềm mỏng nhưng kiên quyết, nghiêm khắc khi xử lý vi phạm của học sinh; không có thái độ trù dập học sinh. Luôn là tấm gương sáng, mẫu mực về đạo đức, tác phong cho học sinh noi theo.
- Qui tắc ứng xử của người học đối với bạn bè cũng chỉ rõ: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo, vu khống, nói xấu bạn bè, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác. Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện. Không được bao che khuyết điểm cho bạn; không được có những hành động phân biệt đối xử, gây gổ đánh nhau; giữ gìn mối quan hệ bình đẳng.
Đặc biệt khi xây dựng bộ qui tắc ứng xử nội dung phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường. Khi đã thống nhất phải triển khai tới mọi thành viên của trường để thực hiện. Trong quá trình thực hiện phải được kiểm tra, giám sát thường xuyên để tránh hình thức, giáo điều không mang lại hiệu quả. Hàng tháng trong phiên họp Hội đồng Sư phạm cần đưa nội dung thực hiện qui tắc ứng xử và các nội qui của nhà trường vào để đánh giá cùng với đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy và học. Qua đó phát hiện những hành vi chưa chuẩn mực để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. Đặc biệt những hiện tượng, hành vi vi phạm các qui tắc ứng xử phải được xử lý nghiêm minh để nhắc nhở mọi thành viên phải ghi nhớ mà thực hiện.
Bên cạnh bộ qui tắc ứng xử, nhà trường cũng phải xây dựng một số nội qui trưng bày ở những nơi dễ nhìn, dễ thấy. Những nội qui này qui định cụ thể chỉ ra những việc nên làm, không nên làm để học sinh nhìn vào đó thực hiện dần dần hình thành cho các em những thói quen tốt, những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày vì lứa tuổi học sinh tiểu học thiên về tư duy trực quan, nặng về nhận thức cảm tính, dễ quên. 
* Chẳng hạn: ở nội quy lớp học qui định: 
- Không vẽ bậy, vẩy mực lên bàn ghế, tủ, tường, và các đồ dùng có trong phòng.
- Sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp sách vở và các đồ dùng học tập. 
- Thực hiện vệ sinh lớp học đảm bảo sạch sẽ.
- Không tự ý di chuyển đồ dùng trong phòng, nghịch những thiết bị liên quan đến điện.
* Trong nội quy học sinh ghi rõ: 
- Đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải xin 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_moi_truong_giao_duc_t.docx