SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp ở trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp ở trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân

Vấn đề về môi trường nói chung hay môi trường học tập nói riêng đang được các cấp các ngành và toàn xã hội rất quan tâm, môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập của con người. Một môi trường xanh, sạch, đẹp sẽ là một môi trường tốt cho học tập và vui chơi của trẻ. Chính vì vậy mà ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong những năm qua, nhiều đơn vị, nhiều nơi đã không ngừng phấn đấu xây dựng nhà trường theo những nội dung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động. Trong những nội dung phát động đó thì nội dung “xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” được đặt lên hàng đầu với mục tiêu nhằm xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hiệu quả và phù hợp với điều kiện ở mỗi địa phương.

 Xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch đẹp sẽ tạo cho học sinh thấy yêu trường, yêu lớp, hăng say hơn trong học tập và các em thực sự cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp không chỉ nhằm xây dựng môi trường học tập thân thiện mà qua đó còn giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên; tạo dựng thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.

 Điều này càng cho thấy vai trò của việc xây dựng cảnh quan nhà trường quan trọng như thế nào. Nếu như chúng ta không quan tâm đến việc xây dựng cảnh quan nhà trường hoặc có thực hiện nhưng chưa thực sự xanh, sạch, đẹp thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất chất lượng giáo dục của nhà trường.

 Với vai trò và ý nghĩa to lớn như vậy, việc xây dựng cảnh quan nhà trường ngày càng được các nhà trường quan tâm xây dựng và phát triển theo hướng “Xanh - sạch - đẹp”. Tuy nhiên, để trường học thực sự “Xanh - sạch - đẹp” thì vẫn còn là một bài toán cho các nhà quản lý giáo dục. Chính vì vậy, trong quá chỉ đạo hoạt động ở nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu để đúc rút “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp ở trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân”.

 

doc 17 trang thuychi01 30155
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp ở trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở lí luận
2
2.1.1. Vị trí, vai trò của cảnh quan trường học
2
2.1.2. Nhiệm vụ của xây dựng cảnh quan nhà trường
2
2.2. Thực trạng của công tác xây dựng cảnh quan nhà trường
3
2.2.1. Thực trạng chung
3
2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng cảnh quan nhà trường ở trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân
4
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp ở trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân.
4
2.3.1. Thành lập Ban chỉ đạo.
4
2.3.2. Lập kế hoạch chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường.
5
2.3.3. Xây dựng tiêu chí về cảnh quan nhà trường.
5
2.3.3.1. Tiêu chí xanh
5
2.3.3.2. Tiêu chí sạch
6
2.3.3.3. Tiêu chí đẹp
6
2.3.4. Chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng cảnh quan nhà trường.
6
2.4. Hiệu quả của công tác xây dựng cảnh quan nhà trường ở trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân.
10
2.4.1. Về cảnh quan trường, lớp học.
11
2.4.2. Tác động của việc xây dựng cảnh quan nhà trường học đến hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
12
2.4.2.1. Về thực hiện nề nếp.
12
2.4.2.2. Về chất lượng dạy và học.
12
3. Kết luận và kiến nghị.
13
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
	Vấn đề về môi trường nói chung hay môi trường học tập nói riêng đang được các cấp các ngành và toàn xã hội rất quan tâm, môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập của con người. Một môi trường xanh, sạch, đẹp sẽ là một môi trường tốt cho học tập và vui chơi của trẻ. Chính vì vậy mà ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong những năm qua, nhiều đơn vị, nhiều nơi đã không ngừng phấn đấu xây dựng nhà trường theo những nội dung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động. Trong những nội dung phát động đó thì nội dung “xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” được đặt lên hàng đầu với mục tiêu nhằm xây dựng một môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, hiệu quả và phù hợp với điều kiện ở mỗi địa phương.
	Xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch đẹp sẽ tạo cho học sinh thấy yêu trường, yêu lớp, hăng say hơn trong học tập và các em thực sự cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Xây dựng nhà trường xanh, sạch, đẹp không chỉ nhằm xây dựng môi trường học tập thân thiện mà qua đó còn giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên; tạo dựng thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng.
	Điều này càng cho thấy vai trò của việc xây dựng cảnh quan nhà trường quan trọng như thế nào. Nếu như chúng ta không quan tâm đến việc xây dựng cảnh quan nhà trường hoặc có thực hiện nhưng chưa thực sự xanh, sạch, đẹp thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất chất lượng giáo dục của nhà trường.
	Với vai trò và ý nghĩa to lớn như vậy, việc xây dựng cảnh quan nhà trường ngày càng được các nhà trường quan tâm xây dựng và phát triển theo hướng “Xanh - sạch - đẹp”. Tuy nhiên, để trường học thực sự “Xanh - sạch - đẹp” thì vẫn còn là một bài toán cho các nhà quản lý giáo dục. Chính vì vậy, trong quá chỉ đạo hoạt động ở nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu để đúc rút “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp ở trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Tìm hiểu thực trạng và nghiên cứu nội dung công tác xây dựng cảnh quan nhà trường để nhằm đề xuất một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Nghiên cứu nội dung, nhiệm vụ xây dựng cảnh quan nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Vị trí, vai trò của cảnh quan trường học:
	Như chúng ta đã biết, cảnh quan nhà trường có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với hiệu quả giáo dục. Điều này được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật. Đó là:
	Tại điểm a, mục 3.3 của Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT, ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu: “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn là: Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, ... Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.”[1]
	Xây dựng cảnh quan môi trường còn có vai trò giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh theo tinh thần Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020 định hướng đến năm 2025”[2].
	Như vậy, xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp là một nội dung cần thiết, không thể thiếu của mỗi nhà trường nhằm cải tạo môi trường học tập, tạo thói quen vệ sinh, ngăn nắp, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ qua đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.1.2. Nhiệm vụ của xây dựng cảnh quan nhà trường:
	Từ vị trí, vai trò của công tác xây dựng cảnh quan nhà trường như đã nêu ở trên, chúng ta xác định nhiệm vụ của xây dựng cảnh quan nhà trường trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể:
	Nhiệm vụ thứ nhất: Xây dựng cảnh quan nhà trường luôn xanh: Đảm bảo yếu tố cây xanh trong trường.
	Nhiệm vụ thứ hai: Xây dựng cảnh quan nhà trường luôn sạch: Đảm bảo yếu tố về vệ sinh học đường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
	Nhiệm vụ thứ ba: Xây dựng cảnh quan nhà trường luôn đẹp: Đảm bảo yêu cầu về tính thẩm mĩ, tính giáo dục.
	Như vậy nhiệm vụ của xây dựng cảnh quan nhà trường là làm cho nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp, nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục
	Tóm lại: Xây dựng cảnh quan nhà trường có vị trí, vai trò và nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong các nhà trường. Nhà trường luôn xanh, sạch, đẹp sẽ là điều kiện tốt nhất cho mọi hoạt động giáo dục của nhà trường. Để có được môi 
[1] Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT; [2] Nghị quyết số 05/NQ-TU của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII.
trường đó thì tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh phải chung tay xây dựng, qua đó giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, rèn tính cẩn thận, ngăn nắp, sạch sẽ cho học sinh gắn liền với nội dung đào tạo con người mới – Con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục của cấp học, bậc học.
2.2. Thực trạng của công tác xây dựng cảnh quan nhà trường
2.2.1. Thực trạng chung
	Căn cứ nội dung xây dựng cảnh quan nhà trường theo Chỉ thị số 40/2008 thì chúng ta có các nhiệm vụ cơ bản đó là: xây dựng nhà trường xanh, xây dựng nhà trường sạch và xây dựng nhà trường đẹp. Trong thực tiễn hiện nay, các nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nhà trường xanh, chẳng hạn như đã trồng nhiều cây xanh, cây bóng mát trong khuôn viên nhà trường; còn nhiệm xây dựng nhà trường sạch, đẹp thì nhiều nơi, nhiều chỗ còn chưa thực sự quan tâm. Đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường nói chung và vệ sinh học đường nói riêng, trong đó cần phải nói đến là việc thu gom và xử lý rác thải chưa thực hiện tốt dẫn đến vừa mất cảnh quan vừa ô nhiễm môi trường.
Ví dụ: Việc xử lí rác thải của một số trường.
(Khu vực đổ rác thải của một trường vùng cao)
(Hố chứa rác thải của một trường khu trung tâm)
	Đối với nhiệm vụ thứ ba: xây dựng cảnh quan nhà trường đẹp, thì nhiều đơn vị cũng chưa thực hiện tốt, công tác trang trí lớp học chưa được quan tâm, chưa có sự đầu tư, có trồng cây cảnh nhưng không thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa.
(Cây cảnh trồng trước lớp học không được chăm sóc, cắt tỉa)
2.2.2. Thực trạng công tác xây dựng cảnh quan nhà trường ở trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân
	Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng cảnh quan nhà trường. Trong những năm qua, cùng với công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, trường Tiểu học Xuân Cẩm đã không ngừng quan tâm đầu tư xây dựng cảnh quan nhà trường theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
	Từ những năm học 2009 - 2010 đến năm học 2014 - 2015, cơ sở vật chất của trường Tiểu học Xuân Cẩm vô cùng khó khăn, mới chỉ có đủ phòng học, chưa có nhà hiệu bộ và các phòng chức năng, nhưng nhà trường cũng đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng cảnh quan môi trường phù hợp với điều kiện nhà trường cũng như của địa phương. Tuy nhiên, cũng giống nhiều đơn vị khác, nội dung về xanh đã đáp ứng yêu cầu, còn nội dung sạch và đẹp thì chưa đảm bảo.
	Với sự năng động và tích cực tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đến năm học 2014 - 2015, nhà trường đã được đầu tư xây dựng một khu nhà hiệu bộ, cơ sở vật chất của nhà trường đầy đủ và khang trang, khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ. Đồng thời, nhà trường cũng bắt tay vào xây dựng khuôn viên, cảnh quan nhà trường theo hướng: xanh, sạch, đẹp. 
(Khuôn viên nhà trường trước khi triển khai xây dựng cảnh quan)
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp ở trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân.
2.3.1. Thành lập Ban chỉ đạo.
	Với chức năng giúp việc, tham mưu cho Hiệu trưởng, được Hiệu trưởng phân công quản lý, chỉ đạo hoạt động xây dựng cảnh quan nhà trường, ngay từ đầu năm học 2015 - 2016, tôi đã tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học "Xanh - sạch - đẹp".
	Ban chỉ đạo gồm có Ban giám hiệu, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội, Thư ký Hội đồng, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Do đồng chí Hiệu trưởng làm trưởng ban, đồng chí Chủ tịch Công đoàn nhà trường và đồng chí Phó Hiệu trưởng làm phó ban.
	Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo, đồng chí Trưởng ban phụ trách chỉ đạo chung, đồng chí Phó Hiệu trưởng - phó ban trực, đồng chí Chủ tịch Công đoàn - phó ban phối hợp. Các thành viên còn lại có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ban như tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch.
2.3.2. Lập kế hoạch chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường.
	Được Ban chỉ đạo phân công lập kế hoạch chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, với những mặt thuận lợi, khó khăn; trên cơ sở những kết quả mà nhà trường đã có trong năm học trước, tôi xác định những nhiệm vụ cơ bản chủ yếu để chỉ đạo công tác xây dựng cảnh quan nhà trường có hiệu quả. Đó là:
	Nhiệm vụ 1: Làm cho trường xanh.
	Rà soát lại những cây xanh đã trồng, loại bỏ những cây trồng vào chỗ quy hoạch cho xây dựng; trồng bổ sung những chỗ thiếu bóng mát.
	Nhiệm vụ 2: Làm cho trường sạch.
	Ngoài việc tổ chức dọn vệ sinh hàng ngày, nội dung chủ yếu là công tác thu gom và xử lí rác thải.
	Nhiệm vụ 3: Làm cho trường đẹp.
	- Đối với khuôn viên: Cải tạo, nâng cấp các bồn hoa, bổ sung cây cảnh.
	- Đối với lớp học: Tổ chức trang trí lớp học theo tiêu chí: lớp học xanh, lớp học thân thiện. 
2.3.3. Xây dựng tiêu chí về cảnh quan nhà trường.
2.3.3.1. Tiêu chí xanh:
	Sân trường có cây bóng mát, được bố trí sao cho phù hợp với các hoạt động giáo dục của nhà trường; trồng bổ sung cây bóng mát xung quanh sân thể dục.
	Quy hoạch lại các bồn hoa, bồn cây; trồng thêm các loại hoa, cây cảnh trong bồn cây để đảm bảo mĩ quan.
	Các lớp học phải có chậu cây, chậu hoa được bố trí xung quanh lớp học hoặc ngoài hành lang nhằm tạo môi trường xanh cho lớp và tạo không khí thân thiện, gần gũi với thiên nhiên.
2.3.3.2. Tiêu chí sạch:
	Khuôn viên nhà trường luôn luôn sạch sẽ, không có hiện tượng vứt rác bừa bãi, khu vệ sinh được dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ và thoáng mát, không để xảy ra hiện tượng bị tắc, bị bẩn. Các lớp học không có mạng nhện; bàn ghế sạch sẽ, gòn gàng; đồ dùng học tập, sách vở để ngăn nắp. Rác thải phải được thu gom và xử lí định kì. Giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường thông qua nội dung dạy học và qua các hoạt động ngoại khóa. 
2.3.3.3. Tiêu chí đẹp:
	Bồn hoa, bồn cây phải được quy hoạch và nâng cấp phù hợp, đảm bảo tính thẩm mỹ.
          Sắp xếp lại hệ thống bảng biểu, tranh ảnh, áp phích tuyên truyền đảm bảo tính thẩm mỹ và giáo dục, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh và thường xuyên được bảo vệ, tu bổ. 
	Các lớp học được trang trí các góc học tập, có các hình ảnh, sản phẩm có tính giáo dục.
	Các phòng chức năng, phòng làm việc phải được sắp xếp gọn gàng, trang trí phù hợp với đặc trưng bộ môn, đảm bảo tính thẩm mĩ, tính giáo dục. 
	Cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh phải thực hiện tốt quy định về trang phục và đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng, mô phạm, phù hợp với điều kiện của nhà trường và kinh tế, xã hội của địa phương.
 	Thực hiện nghiêm túc quy chế ứng xử, nếp sống văn hóa trong nhà trường; 100%  cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, biết sống hài hòa, thân thiện với thiên nhiên; đảm bảo trường học thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện và phát triển nhân cách cho học sinh.
         Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, không để xảy ra tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường và tệ nạn xã hội trong trường học.
2.3.4. Chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng cảnh quan nhà trường.
	* Nhiệm vụ 1: Xây dựng cảnh quan nhà trường luôn xanh.
	Rà soát lại những cây xanh đã trồng, loại bỏ những cây trồng vào chỗ quy hoạch cho xây dựng; trồng bổ sung những chỗ thiếu bóng mát, phân công cho các lớp chăm sóc những cây mới trồng.
	Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự hỗ trợ của chương trình Tầm nhìn thế giới, tập trung tu bổ khuôn viên, nâng cấp làm lại các bồn cây, bồn hoa. Phát động phong trào mỗi người mỗi cây làm cho đẹp trường đẹp lớp. Ngay sau khi phát động, đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ giáo viên trong và ngoài nhà trường.
(Cây cảnh do Đồng chí Lâm Anh Tuấn Trưởng phòng GD&ĐT Thường Xuân tặng nhà trường)
(Cây cảnh do CBGV nhà trường tặng)
	Xây dựng thư viện trường học theo hướng thư viện xanh:
	Nhằm cuốn hút học sinh tham gia các hoạt động của thư viện, nhà trường đã tích cực tham mưu cho Chương trình phát triển vùng Thường Xuân hỗ trợ nguyên vật liệu để nhà trường xây dựng thêm khu hỗ trợ hoạt động cho thư viện, khu hỗ trợ hoạt động cho thư viện được bố trí thêm các chậu cây cảnh, hoa leo ..., các tranh ảnh, pa nô, áp phích tạo không khí thân thiện, đẹp mắt.
(Khu hỗ trợ hoạt động thư viện do Chương trình Tầm nhìn thế giới tài trợ)
Cải tạo, nâng cấp khuôn viên, xây và ốp gạch các bồn hoa, bồn cây, làm thêm các câu khẩu hiện, biểu ngữ gắn trong khuôn viên vừa để trang trí vừa để giáo dục học sinh. Phân công cho Đoàn thanh niên thường xuyên chăm sóc những cây đã trồng. Đặc biệt là chăm sóc, cắt tỉa những cây cảnh có giá trị đặt trước khu nhà hiệu bộ và trước sảnh sân trường.
* Nhiệm vụ 2: Làm cho trường sạch.
Tổ chức các hoạt động lao động, dọn vệ sinh, phân công cho các lớp thực hiện công việc quét dọn hàng ngày, phân công một tổ chuyên thu gom và xử lí rác thải qua đó rèn cho học sinh tính tự giác, tinh thần lao động và ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường. Trong quá trình thu gom rác thải, chúng tôi hướng dẫn học sinh phân loại rác như: Các loại rác là nhựa, nilong thì gom thành một loại để đốt, rác là lá cây thì gom thành một loại cho vào các khu vực góc vườn khi nó mục nát thì bỏ vào gốc cây, còn rác là giấy lộn, giấy vụn thì gom thành một loại để bán làm kế hoạch nhỏ. Ban chỉ đạo giao cho lớp trực tuần hàng tuần theo dõi công tác dọn vệ sinh, gắn với việc kiểm tra vệ sinh cá nhân đầu mỗi buổi học, kết quả kiểm tra này gắn với xếp loại thi đua của các lớp ở mỗi tuần.
(Học sinh tích cực trong hoạt động thu gom rác)
	Việc xử lí rác thải trước đây đều thu gom, đổ vào hố sau đó đốt, tuy vậy không thể đốt hết được, lí do tất cả các loại rác đều cho vào hố, có khi trời mưa, ẩm ướt nên rất khó xử lí. Để giải quyết việc xử lí rác thải, tôi đã tham mưu cho nhà trường xây một lò đốt rác để xử lí rác thải với sự hỗ trợ nguyên vật liệu của Chương trình phát triển vùng Thường Xuân, học sinh thu gom rác và mỗi tuần đốt một lần vào chiều thứ sáu; lò đốt được đặt cuối trường, cách xa lớp học nên khi đốt không ảnh hưởng tới hoạt động học tập, vui chơi của các em.
(Học sinh đang xử lí rác)
(Lò đốt rác được xây ở vị trí
 thích hợp)
	Tổ 
	Để nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường cho học sinh, ngoài việc tích hợp dạy các nội dung bảo vệ môi trường trong các tiết học trên lớp, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như truyền thông về nước sạch và bảo vệ môi trường, vẽ tranh về vệ sinh môi trường nhằm tuyên truyền cho học sinh về vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường. 
(Tranh vẽ cổ động về vệ sinh môi trường ở điểm trưởng lẻ)
(Một buổi truyền thông về nước sạch và bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học Xuân Cẩm)
	* Nhiệm vụ 3: Làm cho trường đẹp.
	Những năm trước đây, công tác trang trí lớp học cũng được nhà trường quan tâm, nhưng năm học này các lớp học phải tập trung vào các nội dung trang trí để phong phú hơn như: yêu cầu mỗi lớp học phải có các câu khẩu hiệu, có các góc học tập và góc học tập phải thường xuyên bổ sung sản phẩm học tập của học sinh, có bảng chúc mừng sinh nhật, có thời khóa biểu, bảng thời tiết trong ngày. Đặc biệt là phát động phong trào “lớp học xanh” mỗi lớp có ít nhất một chậu cây hoặc chậu hoa để tạo môi trường học tập thân thiện, gần gũi. Sau khi Ban chỉ đạo phát động, các lớp đã hưởng ứng rất sôi nổi. Ban chỉ đạo giao cho Tổng phụ trách Đội lập kế hoạch kiểm tra công tác trang trí lớp học một năm học 02 lần (mỗi học kỳ 01 lần), kết quả chấm trang trí lớp học gắn với công tác thi đua của các lớp.
(Lớp học được trồng các chậu cây cảnh, chậu hoa)
(Góc trang trí của một lớp học)
Ngoài hành lang các lớp học cũng được trang trí bởi những chậu cây, chậu hoa làm cho các lớp học thêm sinh động và đẹp mắt.
(Hành lang lớp học được trồng các chậu cây cảnh, chậu hoa)
(Hành lang lớp học được trồng các chậu cây cảnh, chậu hoa)
2.4. Hiệu quả của công tác xây dựng cảnh quan nhà trường ở trường Tiểu học Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân.
	Sau hơn một năm (từ năm học 2015-2016 đến đầu năm học 2016-2017), với sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng cảnh quan nhà trường. Được sự thống nhất quan điểm chỉ đạo từ cấp ủy Chi bộ đến Ban lãnh đạo nhà trường cùng với sự nổ lực cố gắng của bản thân, đồng thời nhận được sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên, sự hưởng ứng sôi nổi của học sinh, sự tham gia của cộng đồng cha mẹ học sinh. Bằng các biện pháp tổ chức chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường như đã nêu ở trên, đã thu được kết quả như sau:
2.4.1. Về cảnh quan trường, lớp học.
	Kết thúc học kỳ I năm học 2016 - 2017, đối chiếu với các tiêu chí đã xây dựng về cảnh quan nhà trường, Ban chỉ đạo xây dựng cảnh quan nhà trường đã tổng kết đánh giá kết quả. Cụ thể:
	- Tiêu chí xanh: Cây xanh được quy hoạch lại khoa học, đảm bảo thoáng, mát; các lớp học được bố trí thêm các chậu cây, chậu hoa, tạo không khí thân thiện. Xây dựng được nề nếp trồng và chăm sóc cây xanh ở trường.
	- Tiêu chí sạch: Tạo dựng được nề nếp vệ sinh cá nhân tốt, thói quen lao động dọn vệ sinh môi trường, vệ sinh học đường nên cảnh quan nhà trường luôn sạch sẽ, được cấp có thẩm quyền kiểm tra đánh giá tốt.
	- Tiêu chí đẹp: Khuôn viên nhà trường được cải tạo, nâng cấp; các bồn hoa, cây cảnh được bổ sung; các lớp học được trang trí phong phú tạo nên không khí thân thiện. Xây dựng được nề nếp ngăn nắp, gọn gàng, tạo phong trào thi đua trang trí giữa các lớp học.
(Khuôn
viên
trước
khi cải tạo)
(Khuôn
viên
sau
khi cải tạo)
2.4.2. Tác động của việc xây dựng cảnh quan nhà trường đến hoạt động và chất lượng giáo dục.
	Cảnh quan nhà trường được cải tạo, tu bổ, nâng cấp đã tạo nên một môi trường giáo dục thân thiện. Cán bộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_xay_dung_canh_quan_nha_truong.doc