SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

Chất lượng giáo viên của một nhà trường được phản ánh bởi chất lượng học sinh của trường đó. Để có một đội ngũ giáo viên với năng lực sư phạm tốt, giảng dạy mang lại kết quả cao thì nhà trường cần đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường, có rất nhiều cách làm để giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả giảng dạy. Một trong những cách làm đó là nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy của giáo viên với đồng nghiệp.

Dự giờ là một hoạt động chuyên môn quan trọng đối với giáo viên. Qua việc dự giờ giúp giáo viên nâng cao tay nghề, vững vàng trong nghiệp vụ công tác, giao lưu học hỏi chuyên môn lẫn nhau góp phần quan trọng trong việc phát triển chuyên môn, là một yêu cầu trong việc đổi mới dạy học hiện nay.

Hoạt động đánh giá tiết dạy cũng được coi là một bước quan trong trong quá trình dự giờ, nếu đánh giá đúng về tiết dạy, đánh giá đầy đủ các nội dung trong tiết dạy sẽ giúp giáo viên nhận thấy các ưu điểm và các hạn chế của mình trong quá trình giảng dạy, giúp giáo viên có những biện pháp khắc phục hạn chế, yếu kém và phát huy ưu điểm của bản thân nhằm nâng cao kĩ năng chuyên môn, nghề nghiệp, nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tuy nhiên hoạt động dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo viên tiểu học nói chung và của giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám nói riêng chưa thực sự đạt được những hiệu quả như mong muốn. Đa số, giáo viên chưa có nhiều những kĩ năng trong việc dự giờ và đánh giá giờ dạy như: Giáo viên chưa chủ động xây dựng kế hoạch dự giờ để bồi dưỡng chuyên môn, giáo viên chưa biết cách ghi chép tiến trình tiết dự, chưa có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống sư phạm trong tiết dạy, chưa đánh giá đầy đủ các khía cạnh của tiết dạy, việc tư vấn và đánh giá sau tiết dạy không hiệu quả, nhận xét tiết dạy lan man không đúng trọng tâm, người dạy khó nhận thấy những ưu, khuyết điểm của tiết dạy để có điều chỉnh, giáo viên ngại nhận xét đánh giá sau tiết dạy vì sợ động chạm, sợ mất lòng, cả nể, cho qua. việc dự giờ trong hoạt động chuyên môn không có hiệu quả chỉ mang tính hình thức. Phần lớn việc dự giờ chỉ do cán bộ quản lí, tổ khối trưởng thực hiện. Việc đánh giá sau tiết dạy rất ít có ý kiến tham gia của giáo viên, chỉ tập trung vào các giáo viên là các tổ khối trưởng. Giáo viên hầu như chỉ mới tham gia dự giờ trong các hoạt động mang tính chất thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm và có ý kiến đánh giá chung chung, đồng tình, chưa thực sự quan sát kĩ các thao tác của người dạy.

 

doc 14 trang thuychi01 11726
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
I. MỞ ĐẦU
1
2
1. Lý do chọn đề tài
1
3
2. Mục đích nghiên cứu
1
4
3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
II. NỘI DUNG
2
7
1. Cơ sở lý luận
2
8
2. Thực trạng việc dự giờ đánh giá sau tiết dạy của giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám – TP Thanh Hóa
3
9
3. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
5
10
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
9
11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
10
12
1. Kết luận
10
13
2. Đề xuất
11
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Chất lượng giáo viên của một nhà trường được phản ánh bởi chất lượng học sinh của trường đó. Để có một đội ngũ giáo viên với năng lực sư phạm tốt, giảng dạy mang lại kết quả cao thì nhà trường cần đặc biệt quan tâm tới việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường, có rất nhiều cách làm để giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả giảng dạy. Một trong những cách làm đó là nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy của giáo viên với đồng nghiệp.
Dự giờ là một hoạt động chuyên môn quan trọng đối với giáo viên. Qua việc dự giờ giúp giáo viên nâng cao tay nghề, vững vàng trong nghiệp vụ công tác, giao lưu học hỏi chuyên môn lẫn nhau góp phần quan trọng trong việc phát triển chuyên môn, là một yêu cầu trong việc đổi mới dạy học hiện nay.
Hoạt động đánh giá tiết dạy cũng được coi là một bước quan trong trong quá trình dự giờ, nếu đánh giá đúng về tiết dạy, đánh giá đầy đủ các nội dung trong tiết dạy sẽ giúp giáo viên nhận thấy các ưu điểm và các hạn chế của mình trong quá trình giảng dạy, giúp giáo viên có những biện pháp khắc phục hạn chế, yếu kém và phát huy ưu điểm của bản thân nhằm nâng cao kĩ năng chuyên môn, nghề nghiệp, nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Tuy nhiên hoạt động dự giờ và đánh giá tiết dạy của giáo viên tiểu học nói chung và của giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám nói riêng chưa thực sự đạt được những hiệu quả như mong muốn. Đa số, giáo viên chưa có nhiều những kĩ năng trong việc dự giờ và đánh giá giờ dạy như: Giáo viên chưa chủ động xây dựng kế hoạch dự giờ để bồi dưỡng chuyên môn, giáo viên chưa biết cách ghi chép tiến trình tiết dự, chưa có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống sư phạm trong tiết dạy, chưa đánh giá đầy đủ các khía cạnh của tiết dạy, việc tư vấn và đánh giá sau tiết dạy không hiệu quả, nhận xét tiết dạy lan man không đúng trọng tâm, người dạy khó nhận thấy những ưu, khuyết điểm của tiết dạy để có điều chỉnh, giáo viên ngại nhận xét đánh giá sau tiết dạy vì sợ động chạm, sợ mất lòng, cả nể, cho qua... việc dự giờ trong hoạt động chuyên môn không có hiệu quả chỉ mang tính hình thức. Phần lớn việc dự giờ chỉ do cán bộ quản lí, tổ khối trưởng thực hiện. Việc đánh giá sau tiết dạy rất ít có ý kiến tham gia của giáo viên, chỉ tập trung vào các giáo viên là các tổ khối trưởng. Giáo viên hầu như chỉ mới tham gia dự giờ trong các hoạt động mang tính chất thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm và có ý kiến đánh giá chung chung, đồng tình, chưa thực sự quan sát kĩ các thao tác của người dạy.
Là một Phó hiệu trưởng được giao nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động chuyên môn trong nhà trường, với mong muốn tìm ra các biện pháp để giúp giáo viên nâng cao được các kĩ năng trong khi dự giờ và đánh giá sau tiết dạy. Góp phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, tôi đã nghiên cứu Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám nhằm góp phần nhỏ vào việc đổi mới dạy học hiện nay trong nhà trường. 
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dự giờ trong nhà trường, thực trạng việc dự giờ, đánh giá sau tiết dạy của giáo viên trong nhà trường để tìm các biện pháp cải biến nhằm nâng cao hơn chất lượng của dự giờ và đánh giá sau tiết dạy.
Nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ cho giáo viên của nhà trường, kĩ năng ghi chép nội dung dự giờ, kĩ năng đánh giá sau tiết dạy nhằm tạo môi trường thân thiện hiệu quả trong hoạt động dự giờ, giúp giáo viên học tập được những kinh nghiệm quý sau giờ dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân trong công tác, nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên. Từng bước nâng cao năng lực chuyên môn và chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
Làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, giáo viên về việc dự giờ, rút kinh nghiệm, sau tiết dạy. Không còn quan niệm qua loa đại khái trong việc dự giờ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy cho giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám thành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu kĩ năng dự giờ, đánh giá sau tiết dạy trên tổng số 43 cán bộ, giáo viên của trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, thành phố Thanh Hóa, năm học 2017 – 2018.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên là quá trình theo dõi, tổng hợp các thông tin về các mặt: Kiến thức, kĩ năng sư phạm... của giáo viên trong giờ dạy để đối chiếu với các quy định của chuẩn và đưa ra những điểm cần tư vấn cho giáo viên, sử dụng kết quả đánh giá vào việc phân loại giáo viên của nhà trường.
Kiểm tra chuyên môn của giáo viên là một hoạt động của nhà trường nhằm kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đánh giá kết quả giảng dạy, công tác chủ nhiệm của giáo viên và đề ra các biện pháp để điều chỉnh quá trình chỉ đạo, quản lý các hoạt động giáo dục của nhà trường như: Việc soạn bài của giáo viên: Có đúng, đủ, theo phân phối chương trình, có chắt lọc, giảm tải, tích hợp các nội dung theo yêu cầu. Đánh giá việc chuẩn bị đồ dùng, phương tiên dạy học: Hiệu quả, chưa hiệu quả, tận dụng những đồ dùng sẵn có tại địa phương của giáo viên. Việc dự giờ giữ vai trò quan trọng trọng hoạt động kiểm tra chuyên môn của nhà trường. Mỗi giáo viên được quy định dự giờ và đánh giá đồng nghiệp tối thiểu 2 tiết/ tháng. Tổ trưởng, tổ phó phải đảm bảo kiểm tra 100% số giáo viên trong tổ khối phụ trách (theo quy chế chuyên môn của ngành)
Một giáo viên có những kĩ năng tốt trong việc dự giờ sẽ giúp cho giáo viên đó có thể đánh giá được năng lực chuyên môn của từng đồng nghiệp trong nhà trường; Đưa ra được nhận định của bản thân nhằm đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của đồng nghiệp; Tham mưu cho ban giám hiệu sắp xếp, bố trí công việc của đồng nghiệp phù hợp với năng lực để sử dụng tối đa nguồn nhân lực của nhà trường. Một giáo viên có kĩ năng dự giờ tốt sẽ học hỏi được những kinh ngiệm hay trong chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
Khi có kĩ năng năng dự giờ tốt giáo viên có thể xem xét thực tế việc dạy học của đồng nghiệp nhằm thu thập thông tin để đối chiếu giữa mục tiêu đề ra và thực tế thực hiện. Đưa ra nhận định tổng hợp về các thông tin thu thập được trong việc kiểm tra để so sánh đối chiếu với mục tiêu đề ra và có những cải tiến hiệu quả nhằm tạo ra sự điều chỉnh trong khi thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Sau dự giờ thì đánh giá tiết dạy cũng là một hoạt động rất quan trọng giáo viên cần phải có kĩ năng theo dõi, tổng hợp các thông tin về các mặt: Kiến thức, kĩ năng sư phạm... của giáo viên trong giờ dạy để đối chiếu với các quy định của chuẩn và đưa ra những điểm cần tư vấn cho giáo viên, sử dụng kết quả đánh giá vào việc phân loại giáo viên của nhà trường. Đánh giá việc giảng bài trên lớp của giáo viên: Ưu điểm, hạn chế, trao đổi những kinh nghiệm hay, tháo gỡ khó khăn để giáo viên phát huy hết năng lực chuyên môn...giúp đồng nghiệp ngày càng hoàn thiện năng lực chuyên môn, nâng hiệu quả giảng dạy một cách tốt nhất và bản thân cũng được học tập những kinh nghiệm quý báu của đồng nghiệp trong trường, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.
2. Thực trạng việc dự giờ đánh giá sau tiết dạy của giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám – TP Thanh Hóa.
2.1. Sơ lược về đội ngũ giáo viên của trường. 
Tổng số cán bộ, giáo viên trong biên chế là 42 đ/c. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ: 1đ/c (2,3%); Đại học: 32 đ/c (76,7%); Cao đẳng là 7đ/c (16%); Trung cấp là 2 đ/c (4,6%). Ngoài ra nhà trường còn hợp đồng 1 giáo viên chủ nhiệm và 2 giáo viên đặc thù: GV Tin học, GV Tiếng Anh. Nhà trường có 3 tổ chuyên môn. Các tổ đều hoạt động thường xuyên, hiệu quả theo đúng quy định. Nhà trường có truyền thống dạy tốt học tốt, có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, đoàn kết nhất trí, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình công tác, trình độ chuyên môn khá vững vàng. Có 01 GV giỏi cấp Quốc gia ; nhiều giáo viên giỏi cấp Tỉnh và giáo viên đạt GVG cấp Thành phố. BGH nhiều năm liên tục đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở. Bên cạnh đó là sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ngành GD&ĐT, của Đảng uỷ chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của Ban đại diện cha mẹ học sinh, của phụ huynh học sinh toàn trường đã tạo điều kiện và hỗ trợ lớn cho công tác giáo dục, giảng dạy của nhà trường liên tục đạt thành tích cao, được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng Ba năm học 2015-2016, các cấp chính quyền và ngành GD & ĐT tặng Cờ thi đua, Bằng khen, Giấy khen nhiều năm liền. Nhà trường nhiều năm liên tục đạt danh hiệu TT LĐXS. 
Việc sinh hoạt chuyên môn của nhà trường được tổ chức có nề nếp theo quy định: SHCM cấp Trường 1 lần/tháng, SHCM cấp Tổ 2 lần/tháng, nhiều vấn đề của chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh được đưa ra bàn luận và tìm các biện pháp thực hiện một cách có hiệu quả nhất.
Xếp loại chuyên môn của nhà trường trong năm học 2017- 2018 như sau:
Xếp loại chuyên môn
Số lượng
Tỉ lệ %
Giỏi
25
89%
Khá
3
11%
TB
0
0
Yếu
0
0
Tổng
28
100%
2.2 Thực trạng việc dự giờ đánh giá sau tiết dạy của giáo viên nhà trường.
Việc dự giờ, đánh giá tiết dạy là nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Ban giám hiệu đã giao cho tổ khối chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dự giờ, xây dựng kế hoạch dự giờ đột xuất, kế hoạch dự giờ thường xuyên, thành phần tham gia dự giờ, đánh giá được quy định và lựa chọn phù hợp với các khối lớp và các thời điểm kiểm tra, không chồng chéo, các cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn được triệu tập tham gia để đánh giá và xếp loại sau tiết dạy. Ban giam hiệu có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc dự giờ của các tổ khối, đánh giá kết quả thực hiện và chỉ đạo cụ thể trong các tháng tiếp theo.
Sau dự giờ đã tổ chức đánh giá tiết dạy để chỉ ra các ưu điểm, hạn chế của tiết dạy và tư vấn các cách làm có hiệu quả phù hợp hơn với bài dạy của giáo viên, nhiều kinh nghiệm của các tiết dạy hay và tiết dạy tốt đã được chia sẻ trong các buổi dự giờ, việc dự giờ đã trở thành nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tất cả các giáo viên trong nhà trường.
Tuy nhiên một số giáo viên chưa nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động dự giờ, đánh giá sau tiết dạy, chưa thấy được tác dụng to lớn của hoạt động này trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân và học hỏi những kinh nghiệm hay từ đồng nghiệp để giúp hoàn thiện năng lực chuyên môn của bản thân mình. Việc xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ khối và của giáo viên chưa thực sự thường xuyên, còn làm hình thức, chưa thấy được tác dụng to lớn của việc dự giờ đối với nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao năng lực sư phạm của bản thân. Việc chỉ đạo giám sát của ban giám hiệu chưa thường xuyên, chưa xác định rõ mục đích của việc dự giờ trong từng tháng, từng thời điểm.
Kĩ năng dự giờ của giáo viên còn hạn chế như: Khi đi dự giờ giáo viên chưa biết xác định mục đích việc dự giờ, các bước, các nguyên tắc trong dự giờ. Phản ứng ngay với các tình huống trong tiết dạy. Chưa có kĩ năng ghi chép các nội dung trong tiết dạy một cách tổng hợp và khái quát, còn lan man, dài dòng, không trọng tâm, dẫn đến sau tiết dạy không có được những đánh giá xác đáng cho giờ dạy của đồng nghiệp.
Kĩ năng đánh giá sau tiết dạy cũng bộc lộ những hạn chế như: Đánh giá không đảm bảo các nội dung cơ bản, cần thiết trong năng lực sư phạm của giáo viên, chỉ có những ý kiến đánh giá cho những chi tiết nhỏ nhặt, khả năng khái quát, phân tích các nội dung của tiết dạy còn nhiều hạn chế.
 Sau tiết dự giờ giáo viên còn ngại góp ý, ngại đưa ra các ý kiến trong giờ dạy của đồng nghiệp, ngại động chạm tới đồng nghiệp né tránh hoặc rút kinh nghiệm qua loa, đại khái cho xong. Khi đánh giá không mang tính chất cùng nhau học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; Hỗ trợ chia sẻ về phương pháp, hình thức, tinh thần, vật chất, kiến thức.
Các kĩ năng về dự giờ và đánh giá sau tiết dạy của giáo viên chưa thực sự bền vững, giáo viên chưa chia sẻ, học tập được nhiều kinh nghiệm của đồng nghiệp, chất lượng chuyên môn giáo viên và chất lượng học sinh chưa bền vững trong các kỳ học, năm học. 
Đây là vấn đề khiến cho bản thân tôi thật sự trăn trở và mong muốn tìm các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường.
Kết quả điều tra trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm
Thời
gian
Tổng số
giáo
viên
Kĩ năng dự giờ
Kĩ năng đánh giá
Khá
TB
Khá
TB
Tốt
Tốt
10/2017
28
20
5
3
18
5
5
Từ bảng điều tra cho thấy số giáo viên có kĩ năng dự giờ đánh giá sau tiết dạy của nhà trường còn chưa cao, chỉ tập trung vào các đồng chí là giáo viên nòng cốt của nhà trường, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, còn một số giáo viên hạn chế trong việc sử dụng các kĩ năng để dự giờ và đánh giá sau tiết dạy do chưa nắm được cần ghi chép dự giờ như thế nào, đánh giá tiết dạy dựa trên các lĩnh vực nào, khả năng tổng hợp nội dung tiết dạy còn hạn chế. Còn ngại đưa ra ý kiến trong đánh giá, sợ mất lòng đồng nghiệp.
3. Các giải pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề
3.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên về việc dự giờ, đánh giá sau tiết dạy.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, và tổ khối tổ khối Ban giám hiệu và tổ trưởng sẽ quán triệt về mục đích, yêu cầu của việc dự giờ trong từng thời điểm cụ thể, nêu rõ tầm quan trọng của việc dự giờ trong hoạt động chuyên môn của giáo viên, nắm được tác dụng của việc dự giờ như: Giúp giáo viên học tập các bước lên lớp hiệu quả nhất, vận dụng thành công quy trình tổ chức một tiết học, cách vận dụng hiệu quả các phương pháp, sử dụng các đồ dùng thiết bị dạy học cho hiệu quả nhất, một số kĩ năng trong việc rèn để học sinh đảm bảo kiến thức, kĩ năng bài học...
Đánh giá tiết dạy là hoạt động quan trọng vì nếu giáo viên có khả năng đánh giá tiết dạy đầy đủ các mặt chứng tỏ giáo viên đó có sự chuẩn bị tốt cho việc đi dự giờ, người dự và người dạy sẽ có cơ hội chia sẻ cho nhau nhiều kinh nghiệm hay, quý báu, kiến thức của bài học được khai thác kĩ lưỡng, cụ thể. Không khí trao đổi thoải mái, giúp cho cả người dự và người dạy dễ dàng tiếp thu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau.
3.2. Đổi mới chỉ đạo việc dự giờ của cán bộ, giáo viên trong nhà trường
Tăng cường chỉ đạo và giám sát việc xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ khối, của cá nhân, phân định rõ mục đích của việc dự giờ trong tháng, trong từng thời điểm.
Quán triệt nghiêm túc và chặt chẽ mục đích của dự giờ. hiệu quả việc dự giờ đối với cả người dạy và người dự. Tác dụng của dự giờ đối với nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên.
Tổ chức các chuyên đề '' Các bước khi dự giờ'' chuyên đề chỉ rõ 3 bước khi dự giờ là: trước dự giờ, trong dự giờ, sau dự giờ. Giáo viên cần tuân thủ nghiêm túc 3 bước đó trong khi dự giờ đồng nghiệp. Các chuyên đề trong nhà trường nhằm phổ biến, trao đổi và chia sẻ về các kĩ năng trong dự giờ, kĩ năng trong đánh giá sau tiết dạy. 
3.3. Xác định đúng mục đích của việc dự giờ.
Dự giờ để học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn, để đánh giá xếp loại đồng nghiệp, để giao lưu chuyên môn. Tìm hiểu trước về lớp, chương trình, nội dung, dạng bài dự giờ, xác định kiến thức chính, trọng tâm và các kiến thức liên quan, nội dung mở rộng của bài dạy, các nội dung có thể tích hợp vào bài dạy, các hướng tích hợp, các kiểu tích hợp. Khi dự giờ cần có thái độ tích cực, không phản ứng ngay với các tình hướng xử lý mà mình chưa đồng tình. Ghi chép cụ thể tiến trình tiết dạy, các mặt trong tiết dạy như: Kiến thức, kĩ năng sư phạm, thái độ sư phạm, hiệu quả tiết dạy, vận dụng các phương pháp, hình thức lên lớp,..
3.4. Nâng cao kĩ năng dự giờ cho giáo viên.
 3.4.1. Bước 1: Trước dự giờ.
- Cần tìm hiểu mục đích của tiết dự.
- Nghiên cứu kế hoạch bài giảng.
- Hỏi giáo viên những điểm cần nhấn mạnh trong bài giảng.
- Đến lớp trước khi bài giảng bắt đầu.
- Ngồi ở cuối lớp.
- Cởi mở, thân thiện.
 3.4.2. Bước 2: Trong quá trình dự giờ.
- Giáo viên.
+ Giới thiệu sự hiện diện của người dự giờ vào lúc mở đầu.
+ Tập trung vào bài giảng.
- Người dự giờ.
+ Cố gắng không can thiệp gì trong suốt quá trình dự giờ.
+ Ghi chép vào phiếu.
+ Giữ vị trí trung lập, không nên phán xét hoặc định kiến về việc điều gì nên xảy ra hoặc nên giảng thế nào.
+ Luôn nghĩ rằng có nhiều cách/ phương pháp để đạt được mục tiêu;
+ Tập trung vào việc ghi nhận thông tin mô tả, tránh tuyệt đối đánh giá hoặc phán xét;
+ Quan sát và ghi nhận những động thái/ tương tác của giáo viên và học sinh.
+ Ghi lại nguyên văn một số câu hỏi và trả lời để minh họa cho những quan sát của bạn.
+ Ghi nhận sự tham gia của học sinh: bao nhiêu người tham gia vào những hoạt động nào.
+ Cảm nhận và  ghi chép mức độ nắm bắt/hiểu biết kiến thức của học sinh.
+ Những kiến nghị cần tách riêng khỏi phần quan sát (thường  làm sau dự giờ).
+ Sau khi dự giờ có thể thay đổi sau khi trao đổi với giáo viên.
+ Ghi chép trong quá trình dự giờ.
+ Ghi chép cụ thể: Hoạt động, Thời gian, ví dụ minh họa ghi lại những phát kiến trong quá trình dự giờ để  hỏi hoặc chia sẻ với người dạy sau khi kết thức bài giảng; Ghi lại những câu hỏi: khi không hiểu, muốn làm rõ hơn để hỏi người dạy sau khi kết thúc bài giảng;
+ Sau khi kết thúc bài giảng, người dự nên tóm tắt lại những gì mình quan sát được cùng với những khuyến nghị phù hợp.
+ Có thể quay hình, chụp ảnh làm minh chứng đánh giá giờ dự. Tuy vậy, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.
 3.4.3. Bước 3: Phản hồi mang tính xây dựng.
- Mục đích: Phản hồi sau dự giờ là một cơ hội rất tốt giúp giáo viên cải thiện chất lượng bài giảng (thông qua góc nhìn của người dự giờ).
- Giáo viên:
+ Giáo viên nên là người bắt đầu bằng việc ghi nhận những điểm sau:
 Những điều diễn ra tốt/hiệu quả trong quá trình giảng bài.
Một vài điểm cần cải thiện.
Những nhận xét chung về toàn bộ quá trình giảng bài.
- Người dự giờ:
+ Sau khi giáo viên đã nêu ý kiến, người dự giờ mới chia sẻ những quan sát của mình.
+ Liên hệ những quan sát dự giờ và những điểm mạnh/yếu mà giáo viên đề cập. Nên phát triển cuộc trao đổi dựa theo mối quan tâm và những gì giáo viên đã nêu ra.
+ Đưa ra kiến nghị sau khi thảo luận với giáo viên về các phần quan sát.
+ Nên gắn phần kiến nghị với những phần đã trao đổi với giáo viên.
- Những đặc tính của phản hồi hiệu quả.
+ Phản hồi hiệu quả nhất là khi người nhận tích cực tìm kiếm phản hồi và thảo luận phản hồi trong môi trường thân thiện.
+ Nhấn mạnh yếu tố chia sẻ thay vì đưa ra lời khuyên sau đó để người nhận quyết định việc sẽ thay đổi thế nào để đạt mục tiêu.
+  Phải đúng thời điểm nhưng chú ý xây dựng môi trường phản hồi thân thiện.
+ Cần phải rất cụ thể, tránh đưa ra những nhận xét chung chung.
+ Miêu tả thay vì đánh giá/phán xét.
+ Trình bày một cách thân thiện, nhã nhặn.
+ Tập trung vào những biểu hiện/hành vi/thực hành cụ thể.
+ Tránh tỏ thái độ lên lớp hoặc gây quá tải cho giáo viên.
+ Hãy vui vẻ và sẵn sàng ghi nhận những điều mà bạn học hỏi được từ giáo viên.
+ Khuyến khích tương tác và tư duy giữa người phản hồi và người nhận phản hồi.
+ Cần xây dựng mối tương tác thân thiện và đảm bảo bí mật: được xây dựng dựa trên cơ sở niềm tin, sự thẳng thắn và thực sự quan tâm giữa hai bên.
+ Khẳng định niềm tin vào khả năng người nhận phản hồi có thể thay đổi.
+ Kết thúc tích cực
+ Tìm giải pháp và lập kế hoạch hành động.
Phân công các thành viên trong ban giám hiệu cùng tổ trong các buổi dự giờ, có đánh giá, rút kinh nghiệm về các kĩ năng trong dự giờ, trong đánh giá.
 Đưa nội dung dự giờ thành m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nham_nang_cao_ki_nang_du_gio_d.doc