SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc H’mông

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc H’mông

Trung Lý là một trong những xã miền núi cao thuộc huyện Mường Lát, biên giới của tỉnh Thanh Hóa, giao thông đi lại khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo; phong tục, tập quán của một số bản trên địa bàn còn nặng nề, lạc hậu. Tình hình di dân còn diễn biến phức tạp làm cho sĩ số học sinh của nhà trường luôn biến động.

Hiện tại trường có 22 lớp, 342 học sinh, trong đó lớp 1 là 3 lớp và 67 học sinh, tất cả đều là học sinh dân tộc thiểu số, trong đó học sinh dân tộc H’mông là 60 em, cho nên việc dạy và học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 của nhà trường để đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng là một việc làm hết sức khó khăn cho nhà trường bởi vì:

Khác với học sinh người Kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh dân tộc H’mông chưa biết sử dụng tiếng Việt. Mặc dù học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối với các em, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là do điều kiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lý sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên theo bản năng. Thói quen này trong sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cá nhân, học sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi rời trường, rời lớp. Dần dà các em khó có thể sử dụng tiếng Việt, quên ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp. Khi bước vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai của các em. Việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo đã khó khăn và cũng có khi là không thể đối với nhiều em, việc nghe giảng những kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em. Từ đó khi đến trường, đến lớp học tập đã khiến cho các em thụ động, thiếu linh hoạt, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em. Ở trường, khi học trên lớp, các em chủ yếu được nghe thầy, cô giáo giảng bài, học sinh được luyện đọc nhưng để hiểu được nội dung của bài học là một điều hết sức khó khăn với các em, học sinh được luyện viết nhưng kỹ năng để viết đúng các con chữ cũng là một điều hết sức nan giải. Về với gia đình, các em lại sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn tiếng Việt ở trên lớp mà các em có được, những con chữ đầu tiên lại bị lãng quên trong tiềm thức của các em. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn hẹp và không thuần nhất như vậy chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em hết sức khó khăn. Vì vậy, vốn kiến thức về tiếng Việt ở các em hạn chế, ít ỏi là điều hiển nhiên. Chính vì thế, các em rất ngại phải giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ phải phát biểu xây dựng bài trong giờ học, lo ngại phải giao tiếp với giáo viên ngoài giờ học, đặc biệt là các em rất khó tiếp thu bài ở những môn học khác. Điều này đồng nghĩa với việc kìm hãm sự phát triển tư duy ở các em, khó tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện! Học sinh đã bắt đầu lo lắng cho mỗi giờ đến lớp, "sợ" phải đến trường, học tập lúc này là công việc quá khó khăn đối với các em.

 

doc 12 trang thuychi01 15652
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc H’mông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC: ............................................................................................. 1 
I: MỞ ĐẦU ............................................................................................. 2 
1. Lí do chọn đề tài. ................................................................................. 2 
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ...................................... 4
1. Cơ sở lý luận. ........................................................................................ 4
 2. Thực trạng lớp, giáo viên và học sinh lớp 1 dân tộc H’mông của trường tiểu học Trung Lý 2 năm học 2015 - 2016......................................................... 4
3. Các biện pháp đã thực hiện. ................................................................ 6
3.1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 của trường tiểu học trung Lý 2................................................... 6
3.2. Những biện pháp cụ thể cho từng phân môn: .................................. 7
3.3. Một số giải pháp bổ trợ: ................................................................... 9
4. Hiệu quả. ............................................................................................. 10
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 11
1. Kết luận. ............................................................................................. 11
2. Kiến nghị. ........................................................................................... 12
I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Trung Lý là một trong những xã miền núi cao thuộc huyện Mường Lát, biên giới của tỉnh Thanh Hóa, giao thông đi lại khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo; phong tục, tập quán của một số bản trên địa bàn còn nặng nề, lạc hậu. Tình hình di dân còn diễn biến phức tạp làm cho sĩ số học sinh của nhà trường luôn biến động. 
Hiện tại trường có 22 lớp, 342 học sinh, trong đó lớp 1 là 3 lớp và 67 học sinh, tất cả đều là học sinh dân tộc thiểu số, trong đó học sinh dân tộc H’mông là 60 em, cho nên việc dạy và học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 của nhà trường để đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng là một việc làm hết sức khó khăn cho nhà trường bởi vì: 
Khác với học sinh người Kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh dân tộc H’mông chưa biết sử dụng tiếng Việt. Mặc dù học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối với các em, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là do điều kiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lý sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên theo bản năng. Thói quen này trong sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cá nhân, học sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi rời trường, rời lớp. Dần dà các em khó có thể sử dụng tiếng Việt, quên ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp. Khi bước vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai của các em. Việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo đã khó khăn và cũng có khi là không thể đối với nhiều em, việc nghe giảng những kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em. Từ đó khi đến trường, đến lớp học tập đã khiến cho các em thụ động, thiếu linh hoạt, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em. Ở trường, khi học trên lớp, các em chủ yếu được nghe thầy, cô giáo giảng bài, học sinh được luyện đọc nhưng để hiểu được nội dung của bài học là một điều hết sức khó khăn với các em, học sinh được luyện viết nhưng kỹ năng để viết đúng các con chữ cũng là một điều hết sức nan giải. Về với gia đình, các em lại sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn tiếng Việt ở trên lớp mà các em có được, những con chữ đầu tiên lại bị lãng quên trong tiềm thức của các em. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn hẹp và không thuần nhất như vậy chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em hết sức khó khăn. Vì vậy, vốn kiến thức về tiếng Việt ở các em hạn chế, ít ỏi là điều hiển nhiên. Chính vì thế, các em rất ngại phải giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ phải phát biểu xây dựng bài trong giờ học, lo ngại phải giao tiếp với giáo viên ngoài giờ học, đặc biệt là các em rất khó tiếp thu bài ở những môn học khác. Điều này đồng nghĩa với việc kìm hãm sự phát triển tư duy ở các em, khó tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện! Học sinh đã bắt đầu lo lắng cho mỗi giờ đến lớp, "sợ" phải đến trường, học tập lúc này là công việc quá khó khăn đối với các em.
Các em học sinh ở đây đã biết ý thức về nguồn gốc, hoàn cảnh của mình. Cái nghèo luôn nhắc nhở con người sống trong cảnh khó khăn cần hiểu sâu sắc về nguồn gốc, về điều kiện, hoàn cảnh sống của bản thân. Nghèo đã giúp con người ta vươn lên, nhưng nghèo cũng làm cho con người luôn mặc cảm, tự ti, bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Mặc cảm số phận đã khiến con người không thể thoát khỏi những thiếu thốn vật chất, không thể vươn xa hơn không gian sống hiện tại. Nhiều học sinh còn phải giúp bố mẹ lên nương rẫy trỉa lúa, trồng ngô, ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm... khi vào mùa, lo cho cuộc sống vật chất của gia đình đang chật vật, thiếu thốn. Giáo viên của nhà trường còn phải vào tận bản lùng sục các em, đưa các em đến trường; cũng có khi giáo viên còn phải dùng tiền lương của mình để mua đồ dùng học tập cho các em, rồi mới đưa các em trở lại trường. Thế nhưng có lúc cũng không thành công,... Trong suy nghĩ của các em và gia đình của các em thì ăn từng bữa còn chưa đủ, chưa đủ thì học chữ để làm gì ? Họ không hiểu rằng, chính cái chữ sẽ giúp con người thoát khỏi cuộc sống nghèo khó hiện tại, giúp con người hoạch định tương lai. Cho nên vào thời điểm mùa màng, số lượng học sinh trên lớp học giảm với tỉ lệ tương đối cao. Ban Giám hiệu nhà trường cùng các giáo viên dạy ở bản đã họp Ban quản lý bản và phụ huynh, xuống bản tới từng gia đình học sinh, giảng giải cho các em, thuyết phục gia đình các em về ý nghĩa của việc học, động viên gia đình cần phải dành thời gian cho các em học tập, bởi các em còn trong độ tuổi đến trường. Thế nhưng, hiệu quả của công việc "tuyên truyền" này không phải lúc nào cũng như ý, lắm lúc, giáo viên còn phải nhận những câu trả lời không hay của phụ huynh hoặc là những lời hứa nhưng lại quên ngay lúc ấy. Một vài học sinh có ý thức học tập, đến mùa màng, cũng xin phép giáo viên chủ nhiệm, nghỉ phép vài hôm, nhưng rồi các em cũng quên trở lại trường khi mùa kết thúc. Giáo viên lại phải tìm đến gia đình các em để vận động các em đến trường. 
Đa số các phụ huynh đều chưa quan tâm đến việc học tập của con em họ, việc học tập của các em phải nhờ đến sự tận tâm của giáo viên, nhờ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường. 
Hiện tại, trình độ chuyên môn của nhiều giáo viên địa phương trong nhà trường tuy đã chuẩn hoặc trên chuẩn về bằng cấp nhưng năng lực chuyên môn còn yếu nên công việc giảng dạy của họ khó mang lại được hiệu quả mong muốn. Bản thân họ cũng chưa nắm vững những kiến thức về tiếng Việt nên họ truyền tải những kiến thức này đến cho học sinh rất khó khăn. Như vậy, để đạt hiệu quả cao trong dạy học của những giáo viên nói trên là khó có thể.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc H’mông” ở trường tiểu học Trung Lý 2, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc H’mông.
 2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc H’mông góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc H’mông ở trường Tiểu học Trung Lý 2 - huyện Mường Lát năm học 2015-2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lý luận: Qua việc nghiên cứu các tài liệu để hiểu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc H’mông.
Phương pháp điều tra, khảo sát.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm...
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận.
Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, là phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh thể hiện ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Do đó, môn Tiếng Việt có một vị trí rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 1.
Môn Tiếng Việt là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của học sinh, giúp học sinh tự tin và chủ động hoà nhập các hoạt động học tập trong trường học, giúp học sinh hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản ở Tiểu học, đồng thời nó chi phối kết quả học tập của các môn học khác. 
2. Thực trạng lớp, giáo viên và học sinh lớp 1 dân tộc H’mông của trường tiểu học Trung Lý 2 năm học 2015 - 2016.
- Tổng số học sinh lớp 1: 67 em. Số học sinh dân tộc H’mông: 60 em.
- Tổng số lớp 1 có học sinh dân tộc H’mông: 4 lớp ở 4 khu: Pa Búa = 21 em; khu Cá Giáng 16 em. Khu Cánh Cộng: 6 em; khu Tà Cóm: 17 em.
* Thuận lợi.
Một số điểm trường tỷ lệ học sinh trên lớp thấp vì thế việc giáo viên quan tâm tới từng học sinh có rất nhiều thuận lợi. 
100% giáo viên được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn về bằng cấp; đa số các giáo viên đều chịu khó, bám trường, bám lớp, có tinh thần trách nhiệm cao.
* Khó khăn.
Do địa bàn dân cư thưa thớt, không tập trung, trường có nhiều điểm lẻ, có những khu lẻ cách điểm trường chính đến 15 km như khu Pa Búa, khu Tà Cóm giao thông đi lại khó khăn dẫn đến việc kiểm tra thường xuyên cũng như đột xuất của Ban giám hiệu nhà trường còn bị hạn chế, vẫn còn phải ghép lớp ở một số khu trong nhà trường như khu Cò Cài, khu Cánh Cộng, khu Lìn. Hiện tại nhà trường có 6 lớp ghép nằm ở các khu trên.
Mặt khác, giáo viên người dân tộc của nhà trường chiếm tỷ lệ cao (74,2%), mặc dù đã chuẩn và trên chuẩn về bằng cấp nhưng năng lực chuyên môn thực sự vẫn còn nhiều hạn chế do đó việc nắm bắt nội dung chương trình, sách giáo khoa còn chậm, việc tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học còn phổ biến. Vì vậy, việc bố trí giáo viên chủ nhiệm các lớp rất khó khăn.
Số lượng từ vựng của các học sinh khi bước vào lớp 1 sử dụng được trong giao tiếp không nhiều, học sinh chỉ nói được những từ, câu rất đơn giản như: Thầy giáo, cô giáo, bạn, hay các sự vật gần gũi như: Quyển vở, quyển sách, bút chì, viên phấn, cái bảng,... Có thể nói số lượng từ mà các em sử dụng được chỉ tương đương với một trẻ em 2 hoặc 3 tuổi ở Miền xuôi. 
 Khả năng chú ý và tập trung vào bài học của học sinh không bền.
 Học sinh đi học thất thường, có em đi học trong một tuần chỉ được 2- 3 buổi. Qua khảo sát đầu năm, các chỉ số đạt được như sau:
TT
Khu
Tổng số HS của lớp
Nói đạt chuẩn
(SL)
Nói chưa đạt chuẩn
(SL)
Biết cầm bút đúng cánh
(SL)
Cầm bút không đúng cách (SL)
Số lượng học sinh còn rụt rè
Số lượng học sinh mạnh dạn
Ghi chú
1
Pa Búa
21
4
17
2
19
18
3
2
Cá Giáng
16
3
13
1
15
14
2
3
Cánh Cộng
6
1
5
0
6
5
1
4
Tà Cóm
17
3
14
1
16
14
3
Tổng
60
12
48
4
56
51
9
Từ thực trạng nêu trên ở địa phương, trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng và từ đó đề xuất ý tưởng chỉ đạo việc dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 của nhà trường trong những năm học qua, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau để chỉ đạo việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong nhà trường:
Vai trò hết sức quan trọng, có tính quyết định chính là người giáo viên. Giải pháp đối với người giáo viên là giải pháp của tất cả các giải pháp. Do vậy, tôi xin được nêu lên những yêu cầu đối với người giáo viên làm nhiệm vụ dạy học ở vùng cao có học sinh là người dân tộc H’mông mà không đưa vào hệ thống giải pháp về công tác tư tưởng và công tác bồi dưỡng cho đội ngũ, đó là: Để tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc H’mông, trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, sự kiên trì chịu khó và tận tuỵ với học sinh, phải thực sự nắm bắt được tâm lý, sở thích của học sinh, hiểu biết tiếng nói và phong tục của người H’mông. Đặc biệt phải có năng lực sư phạm vững vàng, có sự say mê và sáng tạo trong công việc. Vì vậy tôi đã đưa ra một số biện pháp chỉ đạo sau để áp dụng vào dạy Tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc H’mông thông qua dạy – học môn Tiếng Việt.
3. Các biện pháp đã thực hiện.
3.1. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc H’mông của trường Tiểu học Trung Lý 2.
+ Chỉ đạo Hội đồng tuyển sinh phối kết hợp với Trường Mầm non tuyển hết số trẻ trong độ tuổi ra lớp.
+ Chỉ đạo Ban chuyên môn tham mưu bố trí những giáo viên nhiệt tình, có năng lực, có trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao, là người địa phương hoặc thông thạo tiếng địa phương làm công tác chủ nhiệm lớp 1. Tăng cường công tác dự giờ đồng nghiệp trong trường, góp ý lẫn nhau để tích luỹ thêm kinh nghiệm dạy học cho bản thân mình. Tăng cường tổ chức giao lưu về chuyên môn giữa các khu, các Tổ trong nhà trường để cho các giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
+ Chỉ đạo giáo viên dạy học theo hướng phân hoá các đối tượng học sinh, bám sát đối tượng, phù hợp và phát huy được tính tích cực của nhiều đối tượng học sinh trong cùng một lớp học. 
+ Chỉ đạo tốt việc dạy học theo Chuẩn kiến thức và kỹ năng, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với địa phương, dạy học tới từng học sinh; tăng cường việc nhận xét, góp ý hướng dẫn của giáo viên và học sinh, chỉ ra những lỗi sai của học sinh để giúp các em tự sửa những lỗi của mình; kịp thời động viên, khích lệ những cố gắng của học sinh.   
+ Chỉ đạo Ban chuyên môn khuyến khích giáo viên tăng cường làm đồ dùng dạy học và sử dụng đồ dùng tự làm, các loại đồ dùng có sẵn ở địa phương, đồ dùng dạy học được cấp phát một cách hợp lý, phù hợp với học sinh để tạo hứng thú trong học tập của học sinh, làm cho học sinh nhận thấy học tiếng Việt là có ích và thực sự cần thiết, tạo niềm đam mê trong học tập của các em, tạo môi trường thân thiện để các em tham gia, tạo động cơ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đối với học sinh để từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học.
+ Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán trong trường, đặc biệt là các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn làm công tác hỗ trợ về chuyên môn cho nhà trường.
+ Thực hiện dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc thiểu số theo hướng điều chỉnh kế hoạch dạy học theo phương án tăng thời lượng Tiếng Việt. Điều chỉnh phù hợp, linh hoạt thời gian dạy học của các môn học khác để tăng thêm thời gian cho môn Tiếng Việt.
+ Tăng cường tích hợp dạy Tiếng Việt trong các môn học, các hoạt động giáo dục. Vận dụng các phương pháp dạy học Tiếng Việt với tư cách dạy học ngôn ngữ thứ hai; tăng thời gian luyện nói cho học sinh. 
 + Tăng cường sự phối hợp với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh trong việc huy động học sinh ra lớp và xây dựng cơ sở vật chất cho các trường. 
+ Phối hợp với Đoàn thanh niên tại các địa phương để giúp đỡ các nhà trường trong việc xây dựng hàng rào cho các điểm trường, trồng cây xanh,... tăng cường công tác sinh hoạt Đội - Sao để học sinh được tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp từ đó giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả và động viên, khuyến khích kịp thời công tác quản lý, sự tiến bộ về đọc đúng, viết đẹp, tính mạnh dạn tự tin của học sinh các khu trong nhà trường.
3.2. Những biện pháp chỉ đạo cụ thể cho từng phân môn:
a) Phân môn Học vần: 
Là phân môn chiếm nhiều thời lượng nhất của môn Tiếng Việt. Nếu học sinh không thuộc được các chữ cái, không biết ghép các vần thì học sinh không thể đọc, không thể viết cũng như không thể học các môn học khác được. Vì vậy trong công tác chỉ đạo, tôi đưa ra một số giải pháp sau:
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp tạo mọi điều kiện về thời gian và tài liệu, thiết bị dạy học để học sinh được thực hành các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói và phát triển nhiều nhất hai kỹ năng đọc, viết.
Tăng thời lượng dạy học phân môn Học vần từ 2 tiết lên 3 tiết. Sử dụng nhiều hình thức dạy học sinh động để tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài học mới: Hội thoại tự nhiên giữa giáo viên và học sinh; vào bài bằng một bài hát, một câu chuyện nhỏ, một câu đố vui, tổ chức nhiều trò chơi học tập cho học sinh tham gia, 
 Sử dụng triệt để các đồ dùng được cấp phát trong dạy học, giáo viên tăng cường làm và sưu tầm các đồ dùng dạy học đơn giản, có sẵn ở địa phương.
+ Rèn cho học sinh đọc đúng, viết đúng các âm, vần, tiếng dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: 
 Ví dụ: các vần ăn và ăng; ăn cơm thì học sinh đọc là ăng cơm. 
 Vần ăt thì đọc thành ắc: Bắt - Bắc ...
+ Tăng cường sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động, các hình thức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. Ví dụ: Khi dạy vần ai, ay giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Em là họa sĩ”: 
- Hướng dẫn cho học sinh tô màu xanh vào những đám mây có chứa vần ai.
- Hướng dẫn cho học sinh tô màu hồng vào những đám mây có chứa vần ay.
Chắc chắn với vai trò của “một họa sĩ tí hon” các em sẽ vô cùng say sưa với các tác phẩm nghệ thuật của mình mà không hề cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Tuy nhiên giáo viên cần phải thay đổi thường xuyên những hình ảnh minh họa để giúp học sinh khỏi bị nhàm chán.
+ Không giải nghĩa từ bằng định nghĩa, từ điển mà nên giải nghĩa từ bằng các hình ảnh trực quan, các vật thật hoặc đưa các từ vào trong văn cảnh cụ thể để học sinh hiểu được nghĩa của từ. 
+ Sử dụng ngữ liệu chứa nội dung hấp dẫn, sưu tầm các câu đồng giao, thơ để giúp học sinh dễ thuộc, viết đúng các chữ cái. Ví dụ:
 - i, t hai chữ giống nhau
 i ngắn có dấu, t dài có ngang.
Hoặc sử dụng một số câu đố vui để giới thiệu một số âm, vần thay cho việc yêu cầu học sinh quan sát tranh để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh. Ví dụ:
     - Nét tròn em đọc chữ o
    Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì?      (Chữ c)
Giáo viên cùng học sinh tham gia đố vui rồi dẫn học sinh vào bài học một cách nhẹ nhàng:
GV: Đố các con đây là con gì?
Mắt màu hồng, thích rau xanh
Đôi tai dài thượt, chẳng nhanh hơn Rùa.
(Con Thỏ - Dạy bài 15: t, th, tổ, thỏ)
e) Hạn chế tối đa sử dụng tiếng địa phương trong dạy học. Chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết với học sinh lớp 1.
b) Phân môn Tập đọc.
+ Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp tổ chức dạy đọc thích hợp để huy động được nhiều học sinh đọc. Một trong những hình thưc tối ưu đó là chia nhóm, đọc nối tiếp. 
+ Chú ý cho học sinh luyện đọc nhiều và sửa sai kịp thời cho học sinh những phương ngữ địa phương.
+ Thực hiện quy trình dạy tập đọc linh hoạt phù hợp với từng thể loại văn bản và với từng giai đoạn học tập của học sinh.
+ Tăng thời lượng dạy học từ 2 tiết lên 3 tiết.
c) Dạy phân môn kể chuyện
Được nghe kể chuyện là một nhu cầu tâm lý của học sinh lớp 1, đồng thời cũng là một yêu cầu của chương trình giảng dạy. Để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ kể chuyện và nâng cao hiệu quả giờ dạy, giáo viên cần sử dụng một số giải pháp sau:
+ Giáo viên chú ý rèn luyện giọng kể của mình, làm cho học sinh hứng thú khi nghe kể chuyện, coi trọng các thủ pháp mở đầu câu chuyện, thêm tình tiết cho văn bản truyện.
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học thích hợp: Làm mẫu, dẫn dắt, gợi mở bằng câu hỏi hoặc tranh ảnh nhằm khích lệ học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động rèn kỹ năng nói của mình.
+ Hướng dẫn học sinh kể bằng lời

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mo.doc