SKKN Lựa chọn và áp dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh, nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường trung học phổ thông

SKKN Lựa chọn và áp dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh, nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường trung học phổ thông

 TDTT là một hoạt động xã hội, ra đời cùng với sự hình thành xã hội loài người. Nếu lao động sáng tạo loài người, lao động sáng tạo thế giới như Ănghen đã nói, những hình thức rèn luyện thân thể cũng được phát sinh hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giữ gìn sức khoẻ, góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, phát triển xã hội. Vì vậy cũng có thể coi GDTC là một trong những hình thức giáo dục ra đời sớm nhất của xã hội loài người.

 Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, công tác TDTT nói chung và GDTC trong nhà trường nói riêng cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều 41 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi: "Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học".

 Mục đích của GDTC trong các trường THPT là nâng cao sức khoẻ góp phần thực hiện mục tiêu dạy và học, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội, phát triển hài hòa, có thể chất cường tráng, đáp ứng nhu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động, sản xuất của nền kinh tế thị trường.

 Một trong những nội dung cơ bản của chương trình GDTC là môn Điền Kinh. Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng kể cả trong huấn luyện thể thao thi đấu ở các kì đại hội thể thao OLympic quốc tế và trong đời sống văn hoá thể thao của nhân loại. Trong đó có nội dung Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”, đây là một môn thể thao hội tụ nhiều yếu tố đòi hỏi người tập phải phát huy tối đa: Sức nhanh, sức mạnh, tốc độ, sức bền, ý chí, quyết tâm cao, tâm lý và bản lĩnh vững vàng.

 

doc 19 trang thuychi01 6420
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn và áp dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh, nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề 2
B. Giải quyết vấn đề 2
I. Cơ sở lý luận của vấn đề 2
1. Đặc điểm của tố chất sức mạnh 2
2. Phương pháp phát triển sức mạnh 3
3. Đặc điểm phát triển sức mạnh trong Nhảy cao kiểu "Nằm nghiêng" 3
II. Thực trạng của vấn đề 4
1. Giáo dục sức mạnh trong hệ thống GDTC trên thế giới và Việt Nam 4
2. Đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh với việc GD sức mạnh 4
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện. 5
1. Mục đích nghiên cứu 5
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
3. Phương pháp nghiên cứu 5
4. Tổ chức nghiên cứu 5
IV. Kiểm nghiệm 5
1. Giải quyết nhiệm vụ 1 5
2. Giải quyết nhiệm vụ 2 7
C. Kết luận và đề xuất 13
 1. Kết luận 13
 2. Đề xuất 14
D. Phụ lục 15
E. Tài liệu tham khảo 18
G. Danh mục chữ viết tắt 19 
A. Đặt vấn đề
 TDTT là một hoạt động xã hội, ra đời cùng với sự hình thành xã hội loài người. Nếu lao động sáng tạo loài người, lao động sáng tạo thế giới như Ănghen đã nói, những hình thức rèn luyện thân thể cũng được phát sinh hình thành và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giữ gìn sức khoẻ, góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, phát triển xã hội. Vì vậy cũng có thể coi GDTC là một trong những hình thức giáo dục ra đời sớm nhất của xã hội loài người.
 Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, công tác TDTT nói chung và GDTC trong nhà trường nói riêng cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Điều 41 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi: "Quy định chế độ GDTC bắt buộc trong trường học".
 Mục đích của GDTC trong các trường THPT là nâng cao sức khoẻ góp phần thực hiện mục tiêu dạy và học, quản lý kinh tế, văn hoá xã hội, phát triển hài hòa, có thể chất cường tráng, đáp ứng nhu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động, sản xuất của nền kinh tế thị trường.
 Một trong những nội dung cơ bản của chương trình GDTC là môn Điền Kinh. Điền kinh là một môn thể thao có lịch sử lâu đời nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với nội dung rất phong phú và đa dạng kể cả trong huấn luyện thể thao thi đấu ở các kì đại hội thể thao OLympic quốc tế và trong đời sống văn hoá thể thao của nhân loại. Trong đó có nội dung Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”, đây là một môn thể thao hội tụ nhiều yếu tố đòi hỏi người tập phải phát huy tối đa: Sức nhanh, sức mạnh, tốc độ, sức bền, ý chí, quyết tâm cao, tâm lý và bản lĩnh vững vàng.
 Qua thực tế giảng dạy, học tập và rèn luyện tại trường THPT, tôi nhận thấy học sinh nói chung và Nữ học sinh nói riêng khi học môn Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” còn yếu về sức mạnh, làm ảnh hưởng rất lớn đến thành tích.
 Với kiến thức được trang bị trong những năm công tác, học tập và rèn luyện tại trường THPT, được sự quan tâm chỉ dẫn của tổ bộ môn, sự động viên giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, với sự mong muốn áp dụng những bài tập đã được phân tích, lựa chọn để nâng cao thành tích cho Nữ học sinh trung học phổ thông trong nhảy cao kiểu “Nằm Nghiêng” tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Lựa chọn và áp dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh, nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường trung học phổ thông”.
B. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
1. Đặc điểm của tố chất sức mạnh
1.1. Xác định khái niệm
 Để xác định khái niệm tố chất thể lực người ta thường dùng cách đánh giá chung. Sức mạnh được đo bằng lực kế cho thấy sức mạnh là khả năng sinh ra lực cơ bằng nổ lực cơ bắp. Sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề kháng lại nó bằng sự nổ lực của cơ bắp.
 - Cơ bắp có thể sinh ra lực trong những trường hợp sau:
 + Không thay đổi độ dài cơ (chế độ tĩnh)
 + Giảm độ dài cơ (chế độ khắc phục)
 + Tăng độ dài cơ (chế độ nhượng bộ)
 Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ hợp thành chế độ động lực. Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản ra các lực có giá trị khác nhau, chế độ hoạt động của cơ là cơ sở phân biệt các lại sức mạnh cơ bản.
1.2. Sự phụ thuộc của sức mạnh vào điều kiện biểu hiện
 - Năng lực hoạt động sức mạnh của cơ bắp phụ thuộc vào các yếu tố sau:
 + Khả năng điều chỉnh và tự điều của hệ thần kinh.
 + Cấu trúc hoàn thiện của hệ thống cơ bắp như cấu trúc sợi cơ, độ đàn hồi của cơ, bắp cơ.
 + Các phẩm chất về tâm lý, nổ lực ý chí, tinh thần.
 + Năng lực huy động nhanh chóng nguồn năng lượng thiếu 0xy.
 + Trình độ kỹ thuật thể thao, khả năng thực hiện hợp lý kỹ thuật.
2. Phương pháp phát triển sức mạnh
2.1. Cấu trúc phương pháp sử dụng lượng vận động nhằm giáo dục sức mạnh tối đa.
 Sức mạnh tối đa được biểu hiện sức mạnh lớn nhất mà lượng vận động phát huy được nhờ co cơ tối đa. Mục đích của giáo dục sức mạnh tối đa là nhằm tạo tiềm năng cho cơ thể tối đa trong thời gian ngắn nhất. Phương pháp tập luyện chủ yếu là lặp lại và lặp lại có biến đổi.
2.2. Cấu trúc phương pháp sử dụng lượng vận động nhằm giáo dục sức mạnh nhanh.
 Sức mạnh nhanh là năng lực lượng vận động phát huy sức mạnh trong thời gian ngắn nhất, co cơ cường độ cao nhất. Mục đích của giáo dục sức mạnh nhanh là tạo tiềm năng cho phát huy sức mạnh với tốc độ vận động lớn. 
2.3. Những đặc điểm giáo dục sức mạnh trong các môn thể thao có chu kỳ
 Trong các môn thể thao có chu kỳ mà thời gian hoạt động tối đa dưới một phút thì các quá trình yếm khí chiếm ưu thế. Nhiệm vụ là nâng cao khả năng yếm khí. Đối với giáo dục sức mạnh trong hoạt động với cường độ cực đại, cận cực đại, cường độ lớn, trung bình thì phải sử dụng rộng rãi các phương pháp lặp lại nhiều lần các đợt, các bài tập bổ trợ có sự lựa chọn. Khi giáo dục sức mạnh phải chú ý đến những đặc điểm cá biệt của người tập; trình độ, thể lực là khác nhau trong từng vùng hoạt động khác nhau.
3. Đặc điểm phát triển sức mạnh trong Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”
3.1. Đặc điểm môn Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”
 Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” là một môn trong Nhảy cao, thành tích phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh. Với một quãng đường không dài nên cần phải giữ được tốc độ chạy ở mức độ cao, ổn định đòi hỏi người tập phải có khả năng duy trì các hoạt động, tuần hoàn ở mức độ tốt nhất. Đồng thời phải có hệ thần kinh vững chắc với khả năng tâm lý ổn định, phẩm chất ý chí cao mới hoàn thành tốt được lượng vận động với công suất tối đa và đạt hiệu quả cao nhất như mong muốn.
3.2. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá trong Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”.
 Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” tốc độ chạy được tăng dần từ chậm đến nhanh, với cường độ như vậy cơ thể cũng có những thay đổi rất lớn. Hoạt động của máu cũng có những thay đổi rõ rệt, số lượng máu tham gia vào tuần hoàn tăng lên, hàm lượng Axít lắc tích giảm so với quá trình phân giải Glucoza ưa khí, độ PH tăng làm mất cân bằng nội môi. Ngay sau khi bắt đầu vận động tần số co bóp của tim tăng lên nhanh, tần số và độ sâu hô hấp cũng tăng.
3.3. Đặc điểm tập luyện phát triển sức mạnh trong nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”.
 Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục sức mạnh, Căn cứ vào cơ sở sinh lý, sinh hoá và đặc điểm của môn Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” có thể lựa chọn hệ thống các bài tập để phát triển sức mạnh cho người tập theo các xu hướng dưới đây:
 - Sử dụng các bài tập nhằm phát triển sức mạnh yếm khí, sức mạnh chung bằng phương pháp lặp lại nhiều lần liên tục theo trình độ người tập.
 - Các bài tập rèn luyện tâm lý, ý trí nâng cao khả năng tuần hoàn, vận động với việc thực hiện lặp lại các bài tập, với cường độ 80-85% năng lực tối đa của người tập.
 - Các bài tập lặp lại ở các cự ly ngắn với công suất tối đa thời gian nghĩ giữa quãng tăng dần sau mỗi buổi tập.
 - Các bài tập nâng cao khả năng cung cấp yếm khí, hoàn thiện chức năng tuần hoàn, vận động với sự lặp lại các đoạn ngắn hơn tốc độ 95-100%.
 - Các bài tập hoàn thiện cơ chế CP bằng việc lặp lại các cự ly thời gian ngắn, quãng nghỉ đầy đủ, công suất tối đa.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Giáo dục sức mạnh trong hệ thống GDTC trên thế giới và Việt Nam
 GDTC là một quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người. Để đạt được những mục tiêu của mình GDTC phải hoàn thiện ba nhiệm vụ cơ bản là: Phát triển tố chất thể lực, hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo và tăng cường sức khoẻ cho người tập.
 Trong phát triển các tố chất vận động thì phát triển sức mạnh là một thử thách đối với học sinh trong giai đoạn kinh tế - xã hội hiện nay. Với sự phát triển khoa học, kỹ thuật và phương tiện đi lại của học sinh chủ yếu bằng xe máy, ô tô, xe đạp điện và các phương tiện công cộng khác. Để phát triển thể lực cần sử dụng những phương pháp hợp lý, những bài tập có hiệu quả để nâng cao sức nhanh, sức mạnh tăng cường sức khoẻ cho học sinh trong quá trình nâng cao vị thế của công tác GDTC.
2. Đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh với việc giáo dục sức mạnh
 Tuổi học sinh chính quy trong các trường phổ thông thường dao động trong khoảng 16 - 19 (tuổi). Ở lứa tuổi này hệ vận động; hệ tim mạch, hệ hô hấp của cơ thể đang phát triển mạnh. Về mặt tâm lý ở lứa tuổi này rất hiếu động, nghịch, bắt trước, học đòi, ham chơi...mà rất lười vận động. Đặc biệt còn thích triết lý, suy luận, trí tưởng tượng thì phong phú, khả năng ghi nhớ thì máy móc, thích tìm tòi suy nghĩ giải quyết vấn đề theo cách riêng của bản thân. Nói tóm lại: các hệ cơ quan trong cơ thể ở lứa tuổi này đang phát triển mạnh nên chú ý khi tham gia các hoạt động thể lực với cường độ khác nhau, tùy theo nhiệm vụ của tập luyện và thi đấu thể thao.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Mục đích nghiên cứu 
 Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng ảnh hưởng của tố chất thể lực cơ bản, trong đó có sức mạnh. Đối với Nữ học sinh trường THPT trong Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”, đề xuất một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh, lựa chọn các bài tập phù hợp với Nữ học sinh trường THPT, áp dụng trong giờ học để nhằm nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình giảng dạy.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Để đạt được mục đích đề ra của sáng kiến kinh nghiệm, tôi xác định hai nhiệm vụ nghiên cứu sau:
 - Đánh giá thực trạng của việc sử dụng các bài tập trong giảng dạy Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường THPT.
 - Nghiên cứu, ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường THPT.
3. Phương pháp nghiên cứu 
 Muốn giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
 - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 
 - Phương pháp phỏng vấn 
 - Phương pháp quan sát sư phạm 
 - Phương pháp kiểm tra sư phạm.
 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
4. Tổ chức nghiên cứu
4.1. Thời gian nghiên cứu
 Tôi tiến hành nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 04 năm 2018 và được chia làm 3 giai đoạn
4.2. Đối tượng nghiên cứu
 Các bài tập đã lựa chọn được vận dụng trên đối tượng Nữ học sinh trường THPT.
4.3. Địa điểm nghiên cứu
 Sáng kiến kinh nghiệm được viết tại trường THPT.
IV. Kiểm nghiệm 
1. Giải quyết nhiệm vụ 1
 "Đánh giá thực trạng của việc sử dụng các bài tập trong giảng dạy Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường THPT".
1.1. Thực trạng, mức độ phát triển sức mạnh của Nữ học sinh trong việc sử dụng các bài tập giảng dạy Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”. 
 Để nâng cao hiệu quả của tập luyện TDTT, Nữ học sinh trường THPT. Trong đợt kiểm tra ban đầu năm học 2017 - 2018 của Nữ học sinh trường THPT thì nhìn chung là sức mạnh còn yếu (kiểm tra sức mạnh thông qua test Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”, kết quả Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” của Nữ học sinh trường THPT trung bình: Nhóm thực nghiệm 0,79 ± 0,077; Nhóm đối chứng 0,81 ± 0,084. Với kết quả này, sức mạnh của Nữ học sinh trường THPT chỉ xếp loại yếu. Trong kiểm tra 64 Nữ học sinh, không có học sinh xếp loại giỏi, loại khá 25 học sinh: (Chiếm 39%), loại trung bình 16 học sinh: (Chiếm 25%), loại yếu 23 học sinh: (Chiếm 36%). 
 Qua kết quả kiểm tra ban đầu, khảo sát cho thấy năng lực sức mạnh của Nữ học sinh lớp 10A2 trường THPT mới ở mức yếu, sức mạnh chưa phát triển tương ứng với các tố chất thể lực khác nên thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” thấp. Do vậy cần phải phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích, vì sức mạnh ảnh hưởng lớn đến thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”.
1.2. Những thực trạng hạn chế phát triển sức mạnh của Nữ học sinh trường THPT trong việc sử dụng các bài tập cho giảng dạy Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”.
 Theo nghiên cứu của tôi, có những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phát triển chưa tương xứng của tố chất sức mạnh trong Nữ học sinh trường THPT.
 Thứ nhất Nữ học sinh trường THPT tuần tập 2 buổi, kỹ thuật động tác chưa đúng hoàn toàn, phong trào tập luyện phát triển sức mạnh trong học sinh chưa thực sự được phổ biến rộng rãi. Theo quan sát thường ngày trên sân vận động trường THPT số lượng học sinh tập luyện phát triển sức mạnh rất ít.
 Thứ hai các lớp hầu như không ai quan tâm đến phong trào luyện tập TDTT. Một đến vài năm trường mới tổ chức giải Điền Kinh, nhưng hầu hết các học sinh không tham gia, số tham gia rất ít, có chẳng qua chỉ vài học sinh tham gia tập luyện để đi thi học sinh giỏi, dẫn đến sự ảnh hưởng phong trào một phần bị giảm sút.
 Về mặt tâm lý; Do không có phong trào tập luyện thường xuyên nên học sinh rất ngại đi tập cá nhân, mà chỉ có ít học sinh đi tập khi gần đến kỳ thi, các học sinh có thể tập hợp các nhóm đi tập ngoài giờ các môn Bóng Chuyền, Bóng Đá, Bóng Rổ, Cầu Lông, Đá Cầu ít học sinh đi tập ngoài giờ môn Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” để phát triển sức mạnh.
 Theo dõi những học sinh Nữ tập môn Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” dường như không có, có chỉ một vài người. Thống kê sổ đầu bài nhận thấy, số buổi nghỉ học chính khóa môn Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” của Nữ học sinh tương đối nhiều.
 Với thực trạng trên, việc tổ chức tập luyện nghiêm túc để phát triển tố chất sức mạnh cho Nữ học sinh trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết.Bên cạnh đó các tố chất thể lực cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”, đặc biệt là tố chất sức mạnh, đây là tố chất mà khả năng của con người hoàn thành những hoạt động vận động trong khoảng thời gian ngắn nhất. Đối với sức mạnh phụ thuộc vào sự căng cơ, lực tác dụng và hoạt động của hệ thần kinh, còn với sức nhanh thì phụ thuộc vào độ dài của bước chạy, cụ thể là phụ thuộc vào độ dài của 2 chân và bước đạp sau. Chính vì vậy muốn phát huy được thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cần phải có sự phối hợp tổng hợp các yếu tố thể lực, tùy từng nội dung mà yếu tố thể lực nào giữ vai trò quan trọng. 
2. Giải quyết nhiệm vụ 2
 "Nghiên cứu, ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh trường THPT".
2.1. Những căn cứ để lựa chọn bài tập
 Trên cơ sở tổng hợp và lý luận, cũng như thực trạng môn học Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” của Nữ học sinh trường THPT đã trình bầy ở phần trước tôi xác định khi xây dựng bài tập phát triển thành tích cho đối tượng nghiên cứu cần phải dựa vào những căn cứ sau:
 - Các bài tập được xây dựng phải có nội dung và hình thức phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của quá trình giảng dạy - huấn luyện.
 - Các bài tập được sử dụng một cách thích hợp để phát triển các tiền đề thành tích cần thiết cho học sinh, khả năng chịu đựng lượng vận động phải được nâng cao một cách liên tục.
 - Bài tập cần xây dựng trên cơ sở đặc điểm trình độ, cũng như điều kiện trang thiết bị tập luyện của đối tượng tập giảng dạy - huấn luyện.
2.2. Lựa chọn một số bài tập để nâng cao thành tích trong môn Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”.
2.2.1. Xây dựng nội dung bài tập 
 Dựa trên cơ sở sinh lý và lý luận chuyên nghành tôi đề ra một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh cho Nữ học sinh trường THPT. Nhưng với điều kiện cơ sở vật chất trong trường THPT chưa thể áp dụng rộng rãi được. Do đó tôi đưa ra 8 bài tập giúp cho việc phát triển sức mạnh nhằm nâng cao hiệu qủa Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” (Bảng: 1).
 Bảng 1: Khối lượng và cường độ một số bài tập phát triển sức mạnh
TT
Nội dung
Mục đích phát triển
Phương pháp
Khối lượng
Cường độ
1
Ngồi xổm trên một chân 30 giây (lần)
Sức mạnh của chân
Lặp lại với quãng nghỉ đầy đủ
2 - 3(lần)
40 - 60 (giây)
Lớn
2
Bật cóc 30m (lần)
Sức mạnh của 2 chân
Lặp lại nghỉ 3 phút
4(lần)
60m
Cực đại
3
Chạy đạp sau 30 m (lần)
Sức mạnh và sức nhanh
Lặp lại nghỉ giữa 2 phút
4(lần)
90 (giây)
Cực đại
4
Đứng lên ngồi xuống có mang trọng vật khoảng 5 kg (Nữ) 30 giây (lần)
Sức mạnh
Lặp lại nghỉ quãng giữa 3 phút
4(lần)
90 (giây)
Cực đại
5
Nằm sấp chống đẩy 10 lần/ lượt
Sức mạnh của tay
Lặp lại nghỉ giữa
1 phút
2(lượt)
20 (lần)
Cực đại
6
Bật xa tại chỗ mỗi tổ 5 (lần)
Sức mạnh của chân
Lặp lại với quãng nghỉ 2 phút
tổng số 10 lần bài tập (2 tổ)
Cực đại
7
Bật nhảy co gối trên cát 30 giây (lần)
Sức mạnh nhóm cơ chân
Lặp lại với quãng nghỉ dài
4 - 5 tổ/buổi
Nhỏ trung bình 30-75%
8
Nhảy dây 3 phút (lần)
Sức bền và khả năng phối hợp vận động
Lặp lại với quãng nghỉ đầy đủ
2 - 3 tổ/buổi
trung bình
2.2.2. Lựa chọn, áp dụng một số bài tập sức mạnh nhằm nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”.
 Lựa chọn và áp dụng một số bài tập mà tôi đề ra ở trên, do đó tôi đã lựa chọn một số bài tập để áp dụng cho việc phát triển sức mạnh nhằm nâng cao hiệu quả Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”. Trên cơ sở kết quả phỏng vấn hình thức các bài tập thu được và các nguồn tư liệu khác nhau, do cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường và trình độ của các em còn hạn chế, cũng như ý kiến của chuyên gia, tôi tiến hành lựa chọn một số bài tập phát triển thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” cho Nữ học sinh (Bảng : 2). Kết quả thu được chỉ có 6/12 nhóm hình thức các bài tập được lựa chọn sử dụng để nâng cao thành tích cho đối tượng nghiên cứu, đó là các bài tập (1, 2, 3, 4, 5).
Bảng 2: Một số bài tập phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”.
TT
Nội dung
Mục đích phát triển
Phương pháp
Khối lượng
Cường độ
1
Tại chỗ tập đánh tay luôn phiên 30giây (lần)
Sức mạnh của tay
Lặp lại với quãng nghỉ ngắn
2 - 3 lần
50 - 60 (giây)
Cận cực đại
2
Lò cò một chân 30m (lần)
Sức mạnh và sức nhanh
Lặp lại nghỉ giữa 2 phút
4 lần
90(m)
Cực đại
3
Bật cóc 30m (lần)
Sức mạnh của 2 chân
Lặp lại nghỉ 3 phút
4 lần
60m
Cực đại
4
Bật nhảy tại chỗ đổi chân liên tục 30 giây (lần)
Sức mạnh và sức nhanh
Lặp lại quãng nghỉ ngắn
3 lần
40 (giây)
Cực đại
5
Bật nhảy bằng 2 chân 30 giây (lần)
Sức mạnh và sức nhanh
Lặp lại quãng nghỉ 2 phút
3 lần
60 (giây)
Cực đại
 Để lựa chọn, áp dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”. Ngoài căn cứ vào đặc điểm sức mạnh trong Nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng” và thực trạng sức mạnh của Nữ học sinh. Tôi còn căn cứ vào kết quả tham khảo ý kiến của các chuyên gia bằng phương pháp phỏng vấn qua phiếu.
2.2.3. Phương pháp tập luyện 
 - Vận dụng các phương pháp tập luyện thường xuyên được sử dụng trong giảng dạy và huấn luyện; Phương pháp lặp lại và phương pháp lặp lại có biến đổi.
 - Thời lượng vận dụng cho nhóm thực nghiệm (Bảng: 3)
 + Số tuần áp dụng các bài tập: 14 tuần.
 + Số buổi tập 1 buổi/tuần: 14 buổi. 
 + Mỗi buổi tập thời gian: 45 phút.
 - Lượng vận động trong 14 buổi tập: Phân chia làm 3 giai đoạn.
 + Giai đoạn I: Những bài tập biến đổi (5 buổi) với khối lượng tương đối cao, cường độ lớn.
 + Giai đoạn II: (5 buổi) giữ nguyên khối lượng như giai đoạn I, cường độ cận cực đại.
 + Giai đoạn III: (4 buổi) khối lượng giảm so với giai đoạn I và II nhưng cường độ cực đại.
Bảng 3: Phân phối các bài tập
Buổi
Bài tập
Buổi
Bài tập
1
3+1
8
5+3
2
3+5
9
6+4
3
3+6
10
4+1
4
4+1
11
5+4
5
2+1
12
6+1
6
5+6
13
3+2
7
3+4
14
2+4
Qua (bảng: 3) ta thấy: 
 - Để tập luyện hiệu quả, tôi phân 32 học sinh trong nhóm thực nghiệm thành 3 tổ dựa vào năng lực chuyên môn của các em.
 + Tổ 1: Các học sinh có thành tích kiểm tra ban đầu từ 0,85 (m) đến 0,90 (m) gồm: 10 học sinh
 + Tổ 2: Các học sinh có th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_va_ap_dung_mot_so_bai_tap_nham_phat_trien_suc.doc