SKKN Lựa chọn một số trò chơi để củng cố kiến thức nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn sinh học học 9 ở trường THCS Thành Kim

SKKN Lựa chọn một số trò chơi để củng cố kiến thức nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn sinh học học 9 ở trường THCS Thành Kim

Theo Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”[3]. Để làm được điều đó người giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh, phối hợp hài hoà giữa các phương pháp dạy học tích cực.

 Môn sinh học 9 là môn khoa học thực nghiệm khối lượng kiến thức tương đối nhiều phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, trừu tượng và khó hiểu. Do đó giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để gây được hứng thú học tập bộ môn, giúp các em lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàng, phát huy được năng lực tư duy, óc sáng tạo và vận dụng tốt kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống.

Đặc biệt hoạt động củng cố bài giảng ở môn sinh học 9 là khâu quan trọng và là yếu tố quyết định sự thành công của bài giảng. Việc vận dụng một số trò chơi để củng cố kiến thức trong giờ dạy môn sinh học 9 giúp học sinh khắc sâu kiến thức của bài học, tạo điều kiện tương tác giữa giáo viên và học sinh làm tăng hứng thú học tập bộ môn.

 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học 9 tôi luôn mong muốn truyền thụ đầy đủ những kiến thức cần thiết cho học sinh cũng như làm cho các em thêm yêu thích môn sinh học 9 hơn. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài“ Lựa chọn một số trò chơi để củng cố kiến thức nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn sinh học học 9 ở trường THCS Thành Kim”.

 

doc 18 trang thuychi01 35874
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn một số trò chơi để củng cố kiến thức nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn sinh học học 9 ở trường THCS Thành Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
	Theo Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”[3]. Để làm được điều đó người giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh, phối hợp hài hoà giữa các phương pháp dạy học tích cực.
 Môn sinh học 9 là môn khoa học thực nghiệm khối lượng kiến thức tương đối nhiều phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, trừu tượng và khó hiểu. Do đó giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để gây được hứng thú học tập bộ môn, giúp các em lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàng, phát huy được năng lực tư duy, óc sáng tạo và vận dụng tốt kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống.
Đặc biệt hoạt động củng cố bài giảng ở môn sinh học 9 là khâu quan trọng và là yếu tố quyết định sự thành công của bài giảng. Việc vận dụng một số trò chơi để củng cố kiến thức trong giờ dạy môn sinh học 9 giúp học sinh khắc sâu kiến thức của bài học, tạo điều kiện tương tác giữa giáo viên và học sinh làm tăng hứng thú học tập bộ môn.
 Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học 9 tôi luôn mong muốn truyền thụ đầy đủ những kiến thức cần thiết cho học sinh cũng như làm cho các em thêm yêu thích môn sinh học 9 hơn. Chính vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài“ Lựa chọn một số trò chơi để củng cố kiến thức nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn sinh học học 9 ở trường THCS Thành Kim”.
1.2 Mục đích nghiên cứu:
- Lựa chọn một số trò chơi để củng cố kiến thức nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn sinh học 9 ở trường THCS Thành Kim, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.
- Rèn cho học sinh khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn sinh học 9.
- Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Một số trò chơi để củng cố kiến thức nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn sinh học 9 ở trường THCS Thành Kim.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Pháp nghiên cứu cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu các văn bản chỉ thị của Đảng, nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo. Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập môn sinh học 9...
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu tập thông tin: Quan sát thái độ của học sinh trong giờ dạy có lựa chọn trò chơi để củng cố bài học, dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp để rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thống kê,xử lý số liệu: Dùng toán thống kê xử lí số liệu thử nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
	Trước những yêu cầu đổi mới của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo với những tiến bộ của khoa học công nghệ, đòi hỏi phải đổi mới chương trình đào tạo như Nghị quyết TW II khoá VIII đã đề ra. Để góp phần thực hiện nhiệm vụ đó, nội dung và phương pháp dạy học của môn học phải đổi mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội và đáp ứng nhu cầu phát triển nhân cách của học sinh [4].
Trò chơi trong dạy học là một hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết học giúp học sinh bớt căng thẳng mệt mỏi. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích là truyền tải nội dung kiến thức.
	Trong dạy học sinh học trò chơi không chỉ là nguồn cung cấp thông tin mà là con đường, cách thức để học sinh chiếm lĩnh thông tin, giúp học sinh hình thành hay củng cố kiến thức.
Hiện nay trong các tiết dạy môn sinh học 9 đa số các giáo viên đã chú ý nhiều đến sự thay đổi phương pháp dạy học song chưa chú trọng nhiều đến cách thức tổ chức giờ dạy sinh học 9 sao cho sinh động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh học tập dẫn đến giờ học còn mang tính công thức, khô khan.Việc sử dụng một số trò chơi để củng cố bài học ở môn sinh học 9 có tác dụng tích cực nhằm thay đổi hình thức học tập và thông qua trò chơi học tập không khí lớp học sẽ trở nên thoải mái, dễ chịu, việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn tăng hứng thú học tập của học sinh. 
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Trong chương trình trung học phổ thông cơ sở các em học sinh phải học nhiều môn học trong năm học, mỗi ngày từ 4-5 tiết do vậy không tránh khỏi trạng thái căng thẳng, quá tải trong học tập. 
Năm học 2017- 2018 tôi được phân công dạy môn sinh học khối 9 ở trường THCS Thành Kim qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy có những ưu điểm và hạn chế sau:
* Ưu điểm: 
- Trường THCS Thành Kim đã có đủ điều kiện vật chất để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh như: Có phòng thực hành bộ môn, máy chiếu...
- Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
- Trường có hai giáo viên giảng dạy môn sinh học có trình độ đại học, nhiệt tình trong công tác, chúng tôi thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Việc sử dụng một số trò chơi để củng cố kiến thức ở môn sinh học 9 không chiếm nhiều thời gian trong một tiết học mà còn giúp học sinh ghi nhớ kiến thức nhẹ nhàng thoải mái, sáng tạo, thú vị, khắc phục được sự nhàm chán của phương pháp học truyền thống. Vì vậy tạo được hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực, sáng tạo.
- Khi sử dụng một số trò chơi để củng cố kiến thức ở môn sinh học 9 thu hút nhiều học sinh được tham gia, giúp học sinh giảm căng thẳng trong giờ học, tạo không khí giờ học vui vẻ hiệu quả.
* Hạn chế:
- Theo phương pháp củng cố bài học truyền thống thường là giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi lí thuyết, sau đó các em làm bài tập, dẫn tới học sinh nắm kiến thức một cách nặng nề, dễ quên.
- Năng lực học sinh trong một lớp học thường không đồng đều bằng phương pháp củng cố bài học cũ giáo viên thường không lôi cuốn được tất cả học sinh tham gia trả lời câu hỏi mà chỉ tập chung vào một số em nên đôi khi học sinh cảm thấy nhàm chán, đơn điệu, giáo viên không kiểm soát được mức độ hiểu bài của trong một tiết học của học sinh.
- Quan niệm của phụ huynh và đặc biệt là học sinh đối vơi bộ môn còn khá lệch lạc: Xem nhẹ, không đầu tư dẫn đến hiệu quả dạy học hợp tác giữa giáo viên và học sinh chưa thực sự cao.
 	 Học kì I năm học 2017- 2018 với phương pháp củng cố kiến thức truyền thống ở môn sinh học 9 tôi đã tiến hành lập phiếu điều tra để khảo sát hứng thú học tập của học sinh khối 9 trường THCS Thành Kim. Với nội dung câu hỏi của phiếu điều tra như sau:
 Câu 1: Em có thích học môn sinh học 9 không?
Rất thích
Thích
Bình thường
Không thích
 Câu 2: Em thấy môn sinh học 9 khó hay dễ hơn các môn học khác?
Rất khó
Dễ
Rất dễ
Bình thường 
Câu 3: Em có chuẩn bị bài trước khi đến lớp không?
Không chuẩn bị
Chuẩn bị bài
Thỉnh thoảng
Chỉ làm bài tập, không học lí thuyết
Câu 4: Trong giờ học môn sinh học 9 em thường?
Tập trung nghe giảng và hay phát biểu ý kiến.
Nghe giảng một cách thụ động
Không tập trung
Ý kiến khác
Câu 5: Em thường học môn sinh học khi nào?
Thường xuyên
Hôm nào có giờ sinh học
Khi có hứng thú
Khi sắp thi
Câu 6: Khi chưa hiểu bài em có hay trao đổi với giáo viên không?
A. Có
B. Rất ít hỏi
C. Nhất định phải hỏi
D. Không hỏi.
 Câu 7: Khi học bài ở nhà em thường:
A. Đọc kỹ lí thuyết rồi mới làm bài tập
B. Làm bài tập cho có bài để cô kiểm tra.
C. Làm bài tập không đúng cũng được miễm làm được nhiều.
D. Thường không làm bài tập.
Sau khi thu thập số liệu tôi được kết quả:
Tổng số học sinh
Câu
Phương án lựa chọn
A
B
C
D
92
Câu 1
12
25
47
8
Câu 2
15
23
15
39
Câu 3
8
42
21
21
Câu 4
32
37
16
7
Câu 5
12
45
6
29
Câu 6
14
37
12
29
Câu 7
41
30
15
6
Qua kết quả điều tra tôi nhận thấy học sinh chưa thực sự có hứng thú trong học tập bộ môn sinh học 9. Từ thực tế trên tôi đã lựa chọn một số trò chơi để củng cố kiến thức nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn sinh học 9 ở trường THCS Thành Kim.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1 Xác định rõ những công việc cần thực hiện khi tổ chức một trò chơi để củng cố kiến thức ở môn sinh học 9:
Thời gian dành cho phần củng cố kiến thức ở môn sinh học 9 thường là 5-7 phút do vậy giáo viên nên lựa chọn những trò chơi để củng cố kiến thức bài học mang tính hấp dẫn đối với học sinh nhưng không chiếm nhiều thời gian, chuẩn bị đơn giản. Khi lựa chọn một trò chơi để củng cố kiến thức ở môn sinh học 9 giáo viên cần xác định:
- Mục đích: Tổ chức trò chơi phải bám vào mục tiêu của bài học. Thông qua trò chơi phải làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài học, đảm bảo tính thống nhất giữa các phần kiến thức trong bài học.
- Chuẩn bị: Trò chơi để củng cố bài học được thực hiện trong thời gian ngắn nên cần được giáo viên chuẩn bị chu đáo, hình thức phải hấp dẫn, thu hút học sinh cả lớp cùng tham gia.
- Luật chơi phải đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Cách tiến hành: Trong tổ chức trò chơi để củng cố bài học, học sinh là đối tượng tham gia chơi trực tiếp dưới sự điều kiển của giáo viên. Do vậy giáo viên luôn là người quản trò công bằng, quan sát học sinh chơi xử lí tình huống khách quan, chuẩn mực, khéo léo, lôi cuốn học sinh tham gia. 
- Nhận xét, đánh giá:
+ Học sinh tự giám sát, đánh giá lẫn nhau.
+ Giáo viên nhận xét: Động viên, khích lệ, thưởng cho học sinh hoặc nhóm học sinh tham gia chơi nhiệt tình, đúng luật và thắng trong cuộc chơi bằng nhiều hình thức khác nhau có thể bằng cho điểm, một tràng pháo tay hay chỉ là một lời khen đồng thời nhắc nhở những học sinh hoặc nhóm học sinh còn chưa nhiệt tình tham gia trò chơi.
 Bằng việc xác định rõ những công việc cần thực hiện khi sử dụng hình thức trò chơi để củng cố kiến thức ở môn sinh học 9 tôi nhận thấy giờ học trở nên vui vẻ, cởi mở, thân thiện, học sinh tiếp thu bài hứng thú, yêu thích bộ môn hơn. 
2.3.2. Lựa chọn một số trò chơi phù hợp để củng cố kiến thức nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn sinh học học 9:
 Sự thành công của bài học phụ thuộc nhiều vào phương pháp được giáo viên lựa chọn và thực hiện. Khi giáo viên lựa chọn trò chơi để củng cố kiến thức phù hợp với từng bài giảng tạo cho học sinh có trạng thái thoải mái trong học tập, các em được học mà chơi, chơi mà học, từ đó sẽ ghi nhớ, khắc sâu nội dung kiến thức của bài học. Sau đây là một số trò chơi tôi đã lựa chọn để củng cố bài học ở môn sinh học 9 nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn sinh học 9 ở trường THCS Thành Kim:
2.3.2.1 Trò chơi “ Bức tranh bí ẩn”:
- Mục đích: 
+ Củng cố, làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài học một cách thoải mái, không gò bó. 
+ Rèn kỹ năng phát biểu trước tập thể, làm tăng tính tương tác trong học tập.
+ Nhằm tạo hứng thú học tập từ đó yêu thích bộ môn.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên chuẩn bị máy tính và máy chiếu và trình chiếu trên powerpoint hoặc có thể dùng tấm bìa với các màu sắc khác nhau, giấy rôki, câu hỏi, đáp án.
- Luật chơi: Giáo viên nêu luật chơi:
+ Có 5 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi tương ứng với 1 cánh hoa.
+ Mỗi nhóm học sinh chọn 1 cánh hoa, đọc nội dung câu hỏi: Nếu trả lời đúng sẽ được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho nhóm bạn. Nhóm bạn trả lời đúng sẽ được 8 điểm.
+ Dấu chấm hỏi là bí ẩn của bức tranh
 - Cách tiến hành: 
+ Thời gian chơi 3-5 phút
+ Học sinh hoạt động theo nhóm hoặc cả lớp cùng tham gia.
- Nhận xét, đánh giá:
+ Học sinh các nhóm theo dõi ghi chép điểm số.
+ Kết thúc trò chơi nhóm nào có số điểm cao nhất sẽ là nhóm chiến thắng
+ Giáo viên trao thưởng: Phần thưởng do giáo viên tự đưa ra.
* Ví dụ 1: Sử dụng trò chơi “Bức tranh bí ẩn”để củng cố bài: “Thường biến” - Sinh học 9[1]. 
- Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến thức về: Khái niệm thường biến, phân biệt thường biến với đột biến, mối quan hệ giữa kiểu gen với kiểu hình, khái niệm mức phản ứng.
+ Rèn kỹ năng phát biểu trước tập thể, làm tăng tính tương tác trong học tập. 
+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề.
+ Nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn bức tranh theo mẫu (trên máy chiếu hoặc bằng các tấm bìa giấy), sau mỗi cánh hoa là tương ứng với 5 câu hỏi tắc nghiệm.
 - Luật chơi:
+ Có 5 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi tương ứng với 1 cánh hoa.
+ Mỗi nhóm học sinh chọn 1 cánh hoa, đọc nội dung câu hỏi: Nếu trả lời đúng sẽ được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho nhóm bạn. Nhóm bạn trả lời đúng sẽ được 8 điểm.
+ Dấu chấm hỏi là bí ẩn của bức tranh (là những nội dung chính của bài học): Tìm ra bí nẩn của bức tranh được 20 điểm
- Tiến hành:
+ Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm. Các nhóm thực hiện dựa vào luật chơi
+ Thời gian chơi 3-5 phút
* Các câu hỏi và đáp án sau mỗi cánh hoa: 
- Câu 1: (Cánh hoa màu đỏ) 
Câu hỏi: Thường biến là:
Là những biến đổi kiểu hình, không di truyền, xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với môi trườn. 
Là những biến đổi kiểu hình có di truyền, xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định tương ứng với môi trường.
Là những biến đổi kiểu hình, không di truyền, xuất hiện cá thể.
Đáp án: A
- Câu 2: (Cánh hoa màu vàng)
Câu hỏi: Biến đổi nào sau đây không phải là thường biến?
Sự thay đổi màu lông của gấu bắc cực và gấu nhiệt đới
Sự tiết mồ hôi của cơ thể khi gặp trời nóng.
Hiện tượng xù lông ở chim khi trời lạnh.
Đáp án: B
- Câu 3: (Cánh hoa màu đen): 
Câu hỏi: Tính trạng số lượng phụ thuộc chủ yếu vào:
Kiểu gen
Môi trường
Cả kiểu gen và môi trường
Đáp án: B
- Câu 4: (Cánh hoa màu xanh): 
Câu hỏi: Câu có nội dung sai trong các câu sau đây:
Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Kiểu gen quy định mức phản ứng.
Trong di truyền bố mẹ không truyền cho con tính trạng có sẵn mà truyền cho con kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.
Thường biến phát sinh thông qua con đường sinh sản.
Đáp án: D
- Câu 5: (Cánh hoa màu tím)
Câu hỏi: Lấy 5 ví dụ về thường biến mà em biết
Đáp án: Học sinh lấy được 5 ví dụ về thường biến trong thực tế.
 Bí ẩn sau dấu chấm? là nội dung chính của bài học:
Thường Biến
I. Sự biến đổi của kiểu hình do tác động của môi trường:
1. Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
2. Phân biệt 
Thường biến
Đột biến
- Biến đổi kiểu hình 
- Không di truyền 
- Xuất hiện đồng loạt tương ứng với môi trường 
- Giúp sinh vật thích nghi với môi trường 
- Biến đổi ở kiểu hình liên quan đến vật chất di truyền (ADN, NST)
- Có di tuyền
- Xuất hiện cá thể
- Đa số có hại cho sinh vật
 II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình:
- Kiểu hình: Là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
- Có 2 loại tính trạng: Chất lượng và số lượng
III. Mức phản ứng:
- Là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước môi trường khác nhau
- Do kiểu gen quy định
- Nhận xét, đánh giá:
+ Học sinh các nhóm theo dõi ghi chép điểm số.
+ Kết thúc trò chơi nhóm nào có số điểm cao nhất sẽ là nhóm chiến thắng
+ Giáo viên trao thưởng: Phần thưởng do giáo viên tự đưa ra
+ Nhắc nhở kịp thời nếu có những nhóm tham gia chơi chưa đúng luật hay chưa nhiệt tình tham gia trò chơi.
 Trò chơi này có ưu điểm dễ thực hiện, có thể đưa ra nội dung câu hỏi hoặc bài tập củng cố đa dạng, kích thích tính tò mò của học sinh làm cho không khí giờ học vui vẻ, có hiệu quả.
2.3.2.2 Trò chơi “ Khám phá ô chữ”:
- Mục đích: 
+ Củng cố, làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài học một cách thoải mái, không gò bó. 
+ Rèn kỹ năng phát biểu trước tập thể, làm tăng tính tương tác trong học tập.
+ Nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên chuẩn bị kẻ sẵn bảng ô chữ, có đủ các hàng ngang và hàng dọc, câu hỏi, đáp án trên máy chiếu hoặc trên bảng phụ.
- Luật chơi: 
+ Mỗi nhóm lần lượt chọn các ô chữ hàng ngang. Nếu trả lời đúng được 10 điểm, nếu trả lời sai giành quyền cho nhóm khác. Mỗi ô số ở hàng ngang được mở ra cùng với một chữ cái trong từ hàng dọc( chữ cái trong ô màu).
+ Các nhóm có thể trả lời ô hàng dọc( từ khoá) bất cứ khi nào có tín hiệu giơ tay. Trả lời đúng được 30 điểm, nếu chưa mở hết các ô thì được 50 điểm. Nếu trả lời sai thì mất quyền chơi.
+ Khi ô hàng dọc được mở mà các ô hàng ngang chưa được mở hết thì các nhóm khác tiếp tục mở các ô còn lại. Nếu trả lời đúng được 5 điểm.
- Cách tiến hành:
+ Thời gian chơi là 3-4 phút
+ Học sinh hoạt động theo nhóm hoặc cả lớp cùng tham gia.
- Nhận xét, đánh giá:
+ Học sinh các nhóm theo dõi ghi chép điểm số.
+ Kết thúc trò chơi nhóm nào có số điểm cao nhất sẽ là nhóm chiến thắng
+ Giáo viên trao thưởng: Phần thưởng do giáo viên tự đưa ra.
+ Nhắc nhở kịp thời nếu có những nhóm tham gia chơi chưa đúng luật hay chưa nhiệt tình tham gia trò chơi.
* Ví dụ 2: Sử dụng trò chơi khám phá ô chữ để củng cố bài: “Đột biến gen” - Sinh học [1].
- Mục đích của trò chơi: 
 Củng cố kiến thức về khái niệm, nguyên nhân và vai trò của đột biến gen.
+ Rèn kỹ năng phát biểu trước tập thể, làm tăng tính tương tác trong học tập.
+ Nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn.
- Chuẩn bị: 
+ Máy tính, máy chiếu, soạn giáo án trình chiếu trên powerpoint hoặc trên bảng phụ.
Giáo viên chuẩn bị sẵn bảng ô chữ: 
+ Gồm 10 hàng ngang, ô hàng dọc (ô chìa khoá) có 10 từ:
- Luật chơi:
+ Mỗi nhóm chọn 1 ô chữ hàng ngang. Nếu trả lời đúng được 10 điểm, nếu trả lời sai giành quyền cho nhóm khác. Mỗi ô số ở hàng ngang được mở ra cùng với một chữ cái trong từ hàng dọc (chữ cái trong ô màu).
+ Các nhóm có thể trả lời ô hàng dọc (từ khoá) bất cứ khi nào có tín hiệu giơ tay. Trả lời đúng được 30 điểm, nếu chưa mở hết các ô thì được 50 điểm. Nếu trả lời sai thì mất quyền chơi.
+ Khi ô hàng dọc được mở mà các ô hàng ngang chưa được mở hết thì các nhóm khác tiếp tục mở các ô còn lại. Nếu trả lời đúng được 5 điểm.
- Cách tiến hành:
+ Thời gian thực hiện trò chơi 3-5 phút
+ Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm. 
+ Các nhóm thực hiện trò chơi theo luật chơi
* Các hàng ngang cụ thể là:
+ Hàng ngang số 1: Có 7 chữ cái: Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể nào?
Đáp án: ĐỒNG HỢP
+ Hàng ngang số 2: Có 8 chữ cái: Qua quá trình nào một đột biến gen vốn có hại trở thành có lợi?
Đáp án: GIAO PHỐI
+ Hàng ngang số 3: Có 14 chữ cái: Đột biến gen thuộc loại biến dị gì?
Đáp án: BIẾN DỊ DI TRUYỀN
+ Hàng ngang số 4: Có 12 chữ cái: Đột biến gen ở lúa trân châu bông nhiều hạt thuộc loại đột biến gì?
Đáp án: ĐỘT BIẾN GEN LẶN
+ Hàng ngang số 5: Có 7 chữ cái: Đột biến gen thường có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà của...
Đáp án: KIỂU GEN
+ Hàng ngang số 6: Có 7 chữ cái: Đột biến biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật vì chúng gây rối loạn quá trình tổng hợp phân tử nào?
Đáp án: PRÔTÊIN
+ Hàng ngang số 7: Có 12 chữ cái: Đột biến gây hồng cầu lưỡi liềm ở người là đột biến gì?
Đáp án: ĐỘT BIẾN CÓ HẠI
+ Hàng ngang số 8: Có 3 chữ cái: Sự biến đổi cấu trúc... đã gây hậu quả biến đổi cấu trúc phân tử prôtêin?
Đáp án: GEN
+ Hàng ngang số 9: Có 9 chữ cái: Môi trường trong và ngoài cơ thể đã ảnh hưởng đến quá trình nào của phân tử ADN để gây đột biến gen?
Đáp án: TỰ SAO CHÉP
+ Hàng ngang số 10: Có 14 chữ cái: Trong thực nghiệm, con người đã gây được đột biến gì?
Đáp án: ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO
Khi hoàn thành hết các hàng ngang ta có nội dung ô chữ:
- Nhận xét, đánh giá:
	Sau khi các nhóm đoán được ô chìa khoá “ ĐỘT BIẾN GEN” giáo viên gọi đại diện các nhóm nêu mối quan hệ của ô chìa khoá với các ô còn lại từ đó học sinh khái quát được kiến thức của bài học một cách hứng thú, nhẹ nhàng.
+ Kết thúc trò chơi nhóm nào có số điểm cao nhất sẽ là nhóm chiến thắng
+ Giáo viên trao thưởng: Phần thưởng do giáo viên tự đưa ra (bằng điểm khuyến kích, hay chỉ là một tràng pháo tay...)
2.3.2.3 Trò chơi “Con số may mắn”:
- Mục đích: 
+ Củng cố, làm nổi bật kiến thức trọng tâm của bài học một cách nhẹ nhàng, vui vẻ. 
+ Rèn kỹ năng phát biểu trước tập thể, làm tăng tính tương tác trong học tập.
+ Nhằm tạo hứng thú học tập bộ môn.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên chuẩn bị các ô số (theo thứ tự 1,2,3...), câu hỏi, đáp án trên máy chiếu hoặc trên bảng phụ.
- Luậ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_mot_so_tro_choi_de_cung_co_kien_thuc_nham_tao.doc
  • docBia SKKN.doc
  • docDANH MỤC.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc