SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát cho nữ sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn 2
Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nhân tố phát triển xã hội là con ngư¬ời. Bác khẳng định rằng, thể dục thể thao là ph¬ương thức để đào tạo và phát triển con ng¬ười toàn diện, nó là ph¬ương tiện phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội. Bác đã khẳng định có sức khoẻ là có tất cả, muốn có sức khoẻ phải tập luyện thể dục thể thao “Vì nó cũng là một công tác trong những công tác cách mạng khác” và “Giữ gìn dân chủ, xây dựng n¬ước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần sức khoẻ mới thành công”. Bác xem: “Tập luyện thể thao, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi ng¬ười dân yêu n¬ớc”. Bác khẳng định “Mỗi ng¬ười dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nư¬ớc mạnh khoẻ”. Câu khẳng đó cho ta thấy tầm quan trọng của thể dục thể thao trong việc nâng cao sức khoẻ toàn dân phục vụ nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Đức dục, trí dục rất quan trọng nh¬ưng thiếu thể dục không thể đ¬ược, không phục vụ công tác cách mạng, phục vụ sản xuất được”. Đồng chí Đỗ M¬ười - Nguyên tổng bí thư¬ Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chăm lo phát triển thể dục thể thao, coi đó là biện pháp hàng đầu để tăng cường sức khoẻ, năng cao khả năng đề kháng của cơ thể với bệnh tật”.
Đảng ta khẳng định: “Con ng¬ười là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con ngư¬ời là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta và cố gắng làm nhiều việc theo hướng đó. Con ng¬ười đ¬ược phát triển cao về trí tuệ, c¬ường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, mọi chủ trư¬ơng, chính sách của Đảng và Nhà n¬ước phải quán triệt việc chăm sóc, bồi d¬ưỡng và phát huy nhân tố con ngư¬ời”.
Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi nhân tố phát triển xã hội là con người. Bác khẳng định rằng, thể dục thể thao là phương thức để đào tạo và phát triển con người toàn diện, nó là phương tiện phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội. Bác đã khẳng định có sức khoẻ là có tất cả, muốn có sức khoẻ phải tập luyện thể dục thể thao “Vì nó cũng là một công tác trong những công tác cách mạng khác” và “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần sức khoẻ mới thành công”. Bác xem: “Tập luyện thể thao, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nớc”. Bác khẳng định “Mỗi người dân mạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ”. Câu khẳng đó cho ta thấy tầm quan trọng của thể dục thể thao trong việc nâng cao sức khoẻ toàn dân phục vụ nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Đức dục, trí dục rất quan trọng nhưng thiếu thể dục không thể được, không phục vụ công tác cách mạng, phục vụ sản xuất được”. Đồng chí Đỗ Mười - Nguyên tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chăm lo phát triển thể dục thể thao, coi đó là biện pháp hàng đầu để tăng cường sức khoẻ, năng cao khả năng đề kháng của cơ thể với bệnh tật”. Đảng ta khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta và cố gắng làm nhiều việc theo hướng đó. Con người được phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”. Trong những năm gần đây để thực hiện tốt quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất nhiều chủ trương và biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường phổ thông như: Cải tiến chương trình, nội dung môn học, đưa vào nội khoá các môn thể thao tự chọn, đây là vấn đề mới về cải tiến chương trình nội dung giáo dục thể chất trường học. Phát triển thể thao trong trường học đã và đang là xu thế tích cực nâng cao thể chất cho thế hệ trẻ góp phần đưa thể thao nước nhà tiến kịp khu vực và châu lục. Để đào tạo cho thế hệ trẻ Việt Nam trở những con người ngày càng phát triển toàn diện đó là những con người có: Đạo đức, Trí thức, Thể lực, Thẩm mỹ, Nghề nghiệp và sự trung thành với lý tưởng độc lập của dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giáo dục thể chất là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong các cơ sở giáo dục nói chung và trường THPT Quan Sơn 2 nói riêng. Giáo dục thể chất là một mặt giáo dục quan trọng, một bộ phận không thể tách rời và nó có mối quan hệ biện chứng đối với quá trình hình thành và phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, quá trình hình thành và phát triển những phẩm chất tâm lý xã hội như: ý thức, thái độ, thói quen hành vi ứng xử xã hội và các phẩm chất đạo đức chuẩn mực xã hội. Điền kinh là một trong những môn cơ bản có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao của nước ta nói chung và trường THPT Quan Sơn 2 nói riêng. Đồng thời nó là môn thể thao chủ yếu trong bậc học THCS và THPT. Trong quá trình luyện tập để đạt được thành tích cao thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, song yếu tố kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhất. Chính vì vậy khi giảng dạy kỹ thuật là quan trọng nhất, quá trình tập luyện hoàn thiện động tác không tránh mắc phải sai lầm về kỹ thuật. Điền kinh được chia ra thành nhiều nhóm khác nhau như: Nhảy, ném, đẩy và các môn chạy... và ngay trong môn chạy lại được chia ra thành nhiều cự ly khác nhau như chạy ngắn, chạy cự ly trung bình và chạy cự ly dài. Mỗi một cự ly đều có đặc trưng riêng về kỹ thuật, cấu trúc động tác cũng như mức độ tác động của nó đến người tập. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới thành tích thì kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng, then chốt nhất. Kỹ thuật càng thuần thục thì càng tiết kiệm sức, vận dụng và phát huy được tối đa khả năng của cơ thể, thành tích sẽ được nâng lên. Ngoµi ra yÕu tè sinh lý còng ¶nh hëng tíi thµnh tÝch cña ngêi tËp luyÖn. §Æc biÖt lµ häc sinh n÷ th× thµnh tÝch trong ch¹y ng¾n lµ kh«ng cao. Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát cho nữ sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn 2". 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn trong môn Điền kinh nói chung và chạy cự ly ngắn nói riêng đề tài lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát cho n÷ sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn 2. Từ đó giúp cho giáo viên giảng dạy kỹ thuật này, có phương pháp dạy phù hợp nhằm nâng cao trình độ thể lực và thành tích cho học sinh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài xác định giải quyết hai nhiệm vụ nghiên cứu sau: 2.2.1 Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu đặc điểm kỹ thuật, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác định những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy ngắn cho n÷ sinh. 2.2.2. Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy cự ly ngắn cho n÷ sinh. 3. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 3.1. Phương pháp đọc phân tích và tổng hợp tài liệu: Phương pháp này, tôi đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu các cơ sở lý luận về các phương pháp tổ chức học tập bộ môn thể dục ở trường phổ thông. Qua các phương pháp này, tôi nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết, Văn bản của Đảng và Nhà nước, các tài liệu liên quan đến đặc điểm tâm sinh lý học sinh và các vấn đề liên quan đến công tác giảng dạy thể dục ở nhà trường THPT. Từ đó xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc lựa chọn cũng như tiến hành nghiên cứu đề tài. 3.2. Phương pháp phỏng vấn: Để có những cơ sở thực tiễn, phương pháp này được sử dụng nhằm xác định những bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát cho n÷ sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn 2 - tỉnh Thanh Hoá mà đối tượng phỏng vấn là các giáo viên giảng dạy giáo dục thể chất của các trường THCS và THPT trên địa bàn huyện Quan Sơn - tỉnh Thanh Hoá. Về hình thức phỏng vấn chúng tôi tiến hành hai hình thức: Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp. - Phỏng vấn trực tiếp: Ở hình thức này chúng tôi tiến hành gặp gỡ các giáo viên giàu kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy để trao đổi trực tiếp một số nội dung quanh vấn đề xác định những bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát cho n÷ sinh. - Phỏng vấn gián tiếp: Ở hình thức này tôi tiến hành sử dụng phiếu phỏng vấn mà nội dung đã được chúng tôi chuẩn bị trước, mục đích của phiếu phỏng vấn cũng chủ yếu xoay quanh vấn đề xác định xác định những bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát cho n÷ sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn 2 - tỉnh Thanh Hoá. 3.3. Phương pháp quan sát sư phạm: Để thu được những số liệu khách quan trong quá trình nghiên cứu, xác định những bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát cho n÷ sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn 2 sau khi tiến hành quá trình thực nghiệm sư phạm trên đối tượng. 3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp này được sử dụng với mục đích đưa vào trong quá trình giảng dạy bộ môn thể dục những giáo cụ trực quan vào nhóm thực nghiệm. Từ đó để có kết quả thu được, sau đó so sánh với nhóm đối chứng rồi đưa ra kết luận về hiệu quả thực nghiệm. 3.5. Phương pháp toán học thống kê: Để giải quyết nhiệm vụ một cách chính xác và hoàn thiện tôi sử dụng một số công thức toán học để xử lý số liệu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu với đối tượng là 60 n÷ sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn 2. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong pham vi trường THPT Quan Sơn 2 và có sự tham khảo ý kiến của các giáo viên giảng dậy thể dục trên địa bàn huyện quan sơn. 4.3. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 09/2015 đến tháng 04/2016. 4.4. Địa điểm nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu tại trường THPT Quan Sơn 2, xã Mường mìn, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Phần 2: NỘI DUNG Chươg 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận: 1.1.1. Đặc điểm kỹ thuật xuất phát thấp: Trong chạy cự ly ngắn thường sử dụng xuất phát thấp vì xuất phát thấp giúp học sinh bắt tốc độ nhanh hơn và sớm đạt được tốc độ cực đại trong thời gian ngắn nhất. Để xuất phát nhanh thường sử dụng bàn đạp để xuất phát, đảm bảo cho học sinh có điểm tì vững chắc để đạp sau, Sự ổn định khi bắt đầu và tạo cho học sinh có tư thế thích hợp nhất khi xuất phát. Nhiệm vụ của giai đoạn này là chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái vận động, tạo ra vận tốc lớn, tạo điều kiện để nhanh chóng bắt được tốc độ cao ngay từ giây đầu. Muốn vậy học sinh phải tuân thủ các yêu cầu về thông số kỹ thuật như yêu cầu về bàn đạp, góc độ đóng bàn đạp, góc độ giữa các khớp, tư thế thân người...Để đạt được hiệu quả cao khi xuất phát thấp, học sinh phải thực hiện chính xác kỹ thuật của từng giai đoạn - chuẩn bị - sẵn sàng - xuất phát. Kỹ thuật của từng giai đoạn đều có liên quan chặt chẽ với nhau, kỹ thuật của giai đoạn trước ảnh hưởng lớn kỹ thuật của giai đoạn tiếp theo. Trong xuất phát thấp thì trong tư thế sẵn sàng là biểu hiện của "trạng thái tĩnh linh hoạt". Mặc dù ở trạng thái này không có sự chuyển động bề ngoài nhưng về mặt tâm sinh lý thể hiện sự hướng đích tập trung rõ dệt. Tư thế sẵn sàng trong xuất phát phải đảm bảo như độ ổn định vững chắc của cơ thể, hạn chế tối đa sự căng thẳng, tập trung cao độ để chờ lệnh xuất phát, khi đó sẽ tận dụng được lực đạp sau, tạo khả năng thuận lợi cho giai đoạn chạy lao sau xuất phát. 1.1.2. Giai đoạn chạy lao sau xuất phát: Đây là giai đoạn khá phức tạp. học sinh phải khắc phục sức ỳ quán tính để nhanh chóng bắt được tốc độ gần cực đại. Giai đoạn này được tính từ bước chạy đầu tiên sau xuất phát đến khi tần số và biên độ bước chạy tương đối ổn định (khi đạt tới 90% tốc độ chạy tối đa). Song không có giới hạn chính xác giữa chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng, ở lứa tuổi 14 - 15 thì giai đoạn chạy lao khoảng 20 - 30 m. Để đạt được hiệu quả cao trong giai đoạn chạy lao sau xuất phát học sinh phải đáp ứng được những yêu cầu sau: + Tạo ra góc độ hợp lý giữa cơ thể với mặt đường chạy. + Tận dụng được sức mạnh. sức nhanh của cơ thể. + Đảm bảo được tư thế ổn định, thăng bằng của cơ thể trong khi chạy. Tóm lại: Kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích chạy ngắn. Vì hai giai đoạn này là yếu tố quyết định thành tích trong chạy cự li ngắn. Muốn nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát, phải biết kết hợp tập luyện những bài tập hợp lý với việc hoàn thiện các giai đoạn kỹ thuật đó, chỉ có như vậy mới khắc phục được tình trạng tụt hậu và nhanh chóng đạt đuợc thành tích cao. 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật xuất phát và chạy lao sau xuất phát: Từ những đặc điểm trên, ta thấy hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: + Sức mạnh tốc độ. + Khả năng phản ứng của cơ thể với tín hiệu. + Mức độ hoàn thiện kỹ thuật. 1.2. Cơ sở thực tiễn: Căn cứ vào những cơ sở lý luận mà chúng tôi đã trình bày ở trên, căn cứ vào đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn được 3 nhóm bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát cho n÷ sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn 2 tập luyện như sau: 1.2.1. Nhóm bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ: - Chạy đạp sau. - Chạy nâng cao đùi. - Chạy bước nhỏ. - Chạy lò cò. - Bật nhảy đổi chân độ cao 25 cm. - Chạy lên dốc. - Chạy biến tốc với cường độ khác nhau. 1.2.2. Nhóm bài tập phát triển khả năng phản ứng vận động: - Chạy theo tín hiệu. - Xuất phát chạy lao theo hiệu lệnh. - Trò chơi vận động về phản xạ. - Chạy tiếp sức vượt chướng ngại vật. - Chạy tăng tốc độ 30m. - Chạy biến tốc. 1.2.3. Nhóm bài tập hoàn thiện kỹ thuật: - Tập đóng bàn đạp. - Lập lại tư thế ngồi trong bàn đạp. - Tự thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp. - Xuất phát chạy lao trên vạch (bước chạy) kẻ sẵn. - Xuất phát chạy lao dưới xà ngang đặt chếch. - Xuất phát trong hố cát có người tác động (tỳ vai). Chương 2: LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP 2.1. Lựa chọn các bài tập: Sau khi xác định được những bài tập trên chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 giáo viên có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và có thâm niêm công tác tại các trường THCS và THPT trên địa bàn huyện Quan Sơn (số phiếu phát ra 30, số phiếu thu về 30, tức là 100% người được phỏng vấn trả lời). Bảng 1: Kết quả phỏng vấn: TT Bài tập Số lượng (n=30) Tỷ lệ % Bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ 1 Chạy đạp sau 28 93,3% 2 Chạy nâng cao đùi 24 80,0% 3 Chạy bước nhỏ 25 83,3% 4 Chạy lò cò 13 43,3% 5 Bật nhảy đổi chân độ cao 25 cm 24 80,0% 6 Chạy lên dốc 23 76,7% 7 Chạy biến tốc với cường độ khác nhau 14 46,7% Nhóm bài tập phát triển khả năng phản ứng VĐ 8 Chạy theo tín hiệu 24 80,0% 9 Xuất phát chạy lao theo hiệu lệnh 25 83,3% 10 Trò chơi vận động về phản xạ 22 73,3% 11 Chạy tiếp sức vượt chướng ngại vật 16 53,3% 12 Chạy tăng tốc độ 30m 23 76,7% Nhóm bài tập hoàn thiện kỹ thuật 13 Tập đóng bàn đạp 17 56,7% 14 Tự thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp 26 86,7% 15 Xuất phát chạy lao trên vạch (bước chạy) kẻ sẵn 25 83,3% 16 Xuất phát chạy lao dưới xà ngang đặt chếch 27 90% 17 Xuất phát trong hố cát có người tác động (tỳ vai). 24 80,0% Qua kết quả phỏng vấn các đồng nghiệp chúng tôi đã lựa chọn các bài tập có số người áp dụng từ 75% trở lên, đồng thời tiến hành áp dụng cho 30 nữ sinh nhóm thực nghiệm trong thời gian tập luyện. 2.1.1. Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ: Bài tập 1: Chạy đạp sau + Yêu cầu: Chân trước chủ động nâng cao đùi về phí trước, chân sau duỗi thẳng các khớp, thực hiện động tác với tốc độ cao + Tác dụng: Hoàn thiện kỹ thuật đạp sau và phát triển sức mạnh cơ bắp và sức mạnh tốc độ. Bài tập 2: Chạy nâng cao đùi + Yêu cầu: Thân giữ thẳng, chân lăng chủ động nâng cao đùi về phía trước, chân đẩy duỗi thẳng các khớp. Thực hiện động tác từ chậm đến tốc độ cao, biết phối hợp động tác tay. + Tác dụng: Phát triển sức mạnh cơ bắp biết chủ động nâng đùi về phía trước khi chạy Bài tập 3: Chạy bước nhỏ + Yêu cầu: Thân giữ thẳng, thả lõng cổ chân và mít bàn chân ra sau, phối hợp tốt động tác tay. + Tác dụng: Nhằm nâng cao sự linh hoạt các cơ tham gia vận động và của khớp cổ chân trong giai đoạn chống để đạp sau đồng thời tăng tần số động tác Bài tập 4: Bật nhảy đổi chân độ cao 25 cm + Yêu cầu: Bật thẳng chân, xốc người lên. + Tác dụng: Phát triển sức mạnh cơ bắp và tốc độ guồng chân (tần số). Bài tập 5: Chạy lên dốc + Yêu cầu: Chạy với tốc độ khác nhau, cố gắng sau thẳng chân, bước dài không ngửa mặt. + Tác dụng: Nâng cao khả năng khắc phục trọng lượng và phát triển sức mạnh cơ bắp. 2.1.2. Nhóm bài tập phát triển khả năng phản ứng vận động: Bài tập 6: Chạy theo tín hiệu + Yêu cầu: Chạy theo tiếng còi quy định: Lần 1 chạy nhanh lần 2 : chạy chậm, Lần 3: quay sau + Tác dụng: Phát triển phản xạ vận động khắc phục sức ỳ của cơ thể làm quen với hoạt động trong tình huống thay đổi Bài tập 7: Xuất phát theo tín hiệu + Yêu cầu: Khi có khẩu lệnh "chạy" người thực hiện phải thực hiện động tác đạp nhanh, mạnh vào bàn đạp và lao khỏi vị trí xuất phát + Tác dụng: Phát triển thời gian phản ứng động tác (với kỹ thuật xuất phát). Bài tập 8: Trò chơi vận động về phản xạ (trò chơi cướp cờ, chim vào chuồng...). + Yêu cầu: Chia làm 2 đội, khi có hiệu lệnh nhanh chóng thực hiện cuộc chơi. + Tác dụng: Nâng cao khả năng phản ứng và phát triển sức nhanh. 2.1.3. Nhóm bài tập hoàn thiện kỹ thuật: Bài tập 9: Bài tập thực hiện toàn bộ kỹ thuật + Yêu cầu: Học sinh tự điều chỉnh kỹ thuật, lập lại nhiều lần tư thế: "vào chỗ”, "sẵn sàng”, "chạy" và thực hiện toàn bộ kỹ thuật. + Tác dụng: Tạo cảm giác kỹ thuật đúng (xây dựng định hình động tác xuất phát cho các em). Bài tập 10: Xuất phát thấp chạy lao trên vạch kẻ sẵn (30m). + Yêu cầu: Chạy tự nhiên thoải mái với tốc độ nhanh, đặt chân vào vạch (được xê dịch 20cm để phù hợp với cấu trúc giải phẫu của từng học sinh). Khoảng cách các vạch kẻ sẵn bằng độ dài trung bình cộng bước 1, bước 2, và bước 3... bước 15 của các em (vạch của nam khác nữ). + Tác dụng: Phát triển lực đạp sau, có biên độ bước chạy hợp lý. Phát triển được sức nhanh, sức mạnh trong chạy xuất phát. Bài tập 11: Xuất phát thấp chạy lao dưới xà ngang đặt chếch ( 30m). + Yêu cầu: Chạy lao dưới dây chếch, đầu không chạm dây với đoạn chạy là 30m. góc dây chếch theo định lý tam giác vuông ( tg hoặc cotg) + Tác dụng: Phát triển lực đạp sau, có độ dài bước chạy đầu tiên hợp lý ở tư thế thân người thấp, phát triển được sức nhanh, sức mạnh trong xuất phát và chạy lao sau xuất phát. Bài tập 12: Xuất phát trong hố cát có người tác động (tỳ vai). + Yêu cầu: Thực hiện đúng hướng dẫn và quy định của giáo viên hoặc là người phục vụ. + Tác dụng: Phát triển lực đạp sau, có độ dài bước chạy đầu tiên hợp lý phát triển được sức nhanh, sức mạnh trong xuất phát và xây dựng cho người tập cảm giác về tính bột phát. 2.2. Phương pháp tập luyện: - Phương pháp phân tích, diễn giải. - Phương pháp thị phạm, quan sát kỹ thuật (tranh ảnh mẫu). - Phương pháp đồng đều, liên tục. - Phương pháp biến đổi. - Phương pháp lặp lại. - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp kiểm tra thi đấu. 2.3. Xác định hiệu quả các bài tập: Để xác định hiệu quả chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu là 60 n÷ sinh lớp 10 trường THPT Quan Sơn 2. Nhóm đối chiếu A: n = 30 em n÷ sinh: Tập luyện bình thường. Nhóm thực nhiệm B: n = 30 em n÷ sinh: Áp dụng những bài tập đã lựa chọn ở trên vào quá trình giảng dạy. Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong thời gian như sau (từ đầu tháng 9/2015 đến cuối tháng 10/2015) gồm 07 tuần. Để đánh giá kết quả một cách khách quan tôi tiến hành kiểm tra 2 nhóm trước thực nghiệm với cự ly 80m để lấy kết quả so sánh Bảng 2: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm: Thông số kiểm tra Đối chiếu A (n=30) Thực nghiệm B (n=30) Số lượng Thời gian(s) Tỷ lệ % Tổng số Thời gian(s) Tỷ lệ % 30 em n÷ sinh 9 13”30 – 14”00 30% 8 13”30 – 14”00 26,7% 21 14”01 – 14”80 70% 22 14”01 – 14”80 73,3% Qua bảng 1 cho ta thấy kết quả kiểm tra trước thực nghiệm giữa 2 nhóm như sau: - Số lượng các em nữ đạt mức thời gian 13”30 – 14”00 (thành tích cao) giữa 2 nhóm, thì nhóm thực nghiệm thấp hơn 3,3%. - Số lượng các em nữ đạt mức thời gian 14”01 – 14”80 (thành tích thấp) giữa 2 nhóm, thì nhóm thực nghiệm cao hơn 3,3%. Như vậy, chúng ta thấy rằng trước thực nghiệm thành tích cao nhất của nhóm thực nghiệm đều thấp hơn nhóm đối chiếu. Sau đó, chúng tôi tiến hành đi vào thực nghiệm chương trình huấn luyện như đã trình bày ở trên. Nhóm đối chiếu A: Áp dụng các bài tập thông thường. Nhóm thực nghiệm B: Áp dụng các bài tập mà tôi đã lựa chọn ở trên. Để đánh giá các bài tập chúng tôi đã lựa chọn, chúng tôi tiếp tục tiến hành kiểm tra sau khi thực nghiệm được 07 tuần với cự ly 80m cho nữ sinh kết quả đạt được như sau: Bảng 2: Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm: Thông số kiểm tra Đối chiếu A (n=30) Thực nghiệm B (n=30) Số lượng Thời gian(s) Tỷ lệ % Tổng số Thời gian(s) Tỷ lệ % 30 em n÷ sinh 10 13”30 – 14”00 33,3% 23 13”30 – 14”00 76,7% 20 14”01 – 14”80 66,7% 7 14”01 – 14”80 23,3% Qua bảng 2 sau
Tài liệu đính kèm:
- skkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_hieu_qua_ky_thuat.doc