SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng trong bóng rổ cho học sinh lớp 11 Trường THPT

SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng trong bóng rổ cho học sinh lớp 11 Trường THPT

Thể dục thể thao là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội, ngoài mục đích nâng cao sức khoẻ cho mọi người nó còn là một hoạt động vui chơi giải trí, phương tiện giao tiếp về văn hoá, nghệ thuật có tác dụng giúp con người phát triển cả về “Đức – Trí – Thể – Mỹ”. TDTT còn là phương tiện giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, quốc gia nhằm thắt chặt tình hữu nghị trên toàn thế giới.

 Ngày nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thì vấn đề con người mới lại càng được quan tâm hơn, trong đó đặc biệt là vấn đề về trí tuệ và sức khỏe cho thế hệ trẻ, bởi họ chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển tương lai của mỗi nước, và hoạt động TDTT đóng vai trò hết sức to lớn giúp cho các em phát triển toàn diện về đức, trí, thẩm, mỹ và chuẩn bị cho các em bước vào công cuộc lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Trong Bóng rổ VĐV phải hoạt động với cường độ rất lớn, sử dụng nhiều các động tác kỹ thuật và các động tác tư duy chiến thuật đa dạng và nhạy bén. Kỹ thuật môn Bóng rổ là một kỹ thuật rất phức tạp, đặc biệt là kỹ thuật chuyền bắt bóng. Đây là một kỹ thuật quan trọng và được sử dụng rất nhiều để hoàn thiện một pha bóng trong tập luyện cũng như trong thi đấu để đạt hiệu quả cao.

 Đặc biệt ở trường THPT việc hướng dẫn sử dụng các phương pháp, bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng trong giờ học Bóng rổ chưa cao mà nhu cầu nâng cao kỹ thuật cho các em lại lớn, bên cạnh đó môn Bóng rổ hiện nay ở các trường học đang được coi như là môn học được ưa chuộng được các em yêu thích, chính vì thế mà tâm sinh lí của các em là phát triển theo nhu cầu của xã hội và muốn khẳng định mình, nên việc nâng cao kỹ thuật trong Bóng rổ và đặc biệt là kỹ thuật chuyền bắt bóng ngày một nâng cao hiệu quả để đạt kết quả cao nhất trong tập luyện và thi đấu phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội cho các em là điều cần thiết.Cũng chính vì những lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng trong bóng rổ cho học sinh lớp 11 Trường THPT”

 

doc 14 trang thuychi01 8201
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng trong bóng rổ cho học sinh lớp 11 Trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
NỘI DUNG
Trang
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lí do chọn đề tài
2
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
3
II. NỘI DUNG 
5
1. Cơ sở lí luận sáng kiến kinh nghiệm
5
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
6
3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
10
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
12
1. Kết luận
12
2. Kiến nghị
12
Tài liệu tham khảo
14
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thể dục thể thao là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội, ngoài mục đích nâng cao sức khoẻ cho mọi người nó còn là một hoạt động vui chơi giải trí, phương tiện giao tiếp về văn hoá, nghệ thuật có tác dụng giúp con người phát triển cả về “Đức – Trí – Thể – Mỹ”. TDTT còn là phương tiện giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, quốc gia nhằm thắt chặt tình hữu nghị trên toàn thế giới.
 	Ngày nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thì vấn đề con người mới lại càng được quan tâm hơn, trong đó đặc biệt là vấn đề về trí tuệ và sức khỏe cho thế hệ trẻ, bởi họ chính là nhân tố quyết định cho sự phát triển tương lai của mỗi nước, và hoạt động TDTT đóng vai trò hết sức to lớn giúp cho các em phát triển toàn diện về đức, trí, thẩm, mỹ và chuẩn bị cho các em bước vào công cuộc lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 	Trong Bóng rổ VĐV phải hoạt động với cường độ rất lớn, sử dụng nhiều các động tác kỹ thuật và các động tác tư duy chiến thuật đa dạng và nhạy bén. Kỹ thuật môn Bóng rổ là một kỹ thuật rất phức tạp, đặc biệt là kỹ thuật chuyền bắt bóng. Đây là một kỹ thuật quan trọng và được sử dụng rất nhiều để hoàn thiện một pha bóng trong tập luyện cũng như trong thi đấu để đạt hiệu quả cao.
 	Đặc biệt ở trường THPT việc hướng dẫn sử dụng các phương pháp, bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng trong giờ học Bóng rổ chưa cao mà nhu cầu nâng cao kỹ thuật cho các em lại lớn, bên cạnh đó môn Bóng rổ hiện nay ở các trường học đang được coi như là môn học được ưa chuộng được các em yêu thích, chính vì thế mà tâm sinh lí của các em là phát triển theo nhu cầu của xã hội và muốn khẳng định mình, nên việc nâng cao kỹ thuật trong Bóng rổ và đặc biệt là kỹ thuật chuyền bắt bóng ngày một nâng cao hiệu quả để đạt kết quả cao nhất trong tập luyện và thi đấu phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội cho các em là điều cần thiết.Cũng chính vì những lí do trên tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng trong bóng rổ cho học sinh lớp 11 Trường THPT”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản, những bài tập để cao hiệu quả chuyền bắt bóng ngày một nâng cao hiệu quả để đạt kết quả cao nhất trong tập luyện và thi đấu phù hợp với xu thế và yêu cầu của xã hội cho các em là điều cần thiết.
3. Đối tượng nghiên cứu 
Tôi tiến hành nghiên cứu và đối tượng là học sinh lớp 11 với số lượng nghiên cứu là 40 học sinh. Tôi tiến hành chia đối tượng nghiên cứu làm 2 nhóm: Nhóm đối chứng (nA = 20) và nhóm thực nghiệm (nB = 20). 
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc và phân tích tài liệu
Phương pháp nghiên cứu này được sử dụng trong việc tìm kiếm những cơ sở lí luận của đề tài thông qua việc đọc và tham khảo tài liệu. Sử dụng phương pháp này là quá trình tham khảo các tài liệu chung và chuyên môn liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
Thông qua việc tham khảo các tài liệu chuyên môn, các thông tin khoa học và các đề tài nghiên cứu khác để từ đó có thể rút ra cho bản thân những phương hướng nghiên cứu và cách thức giải quyết vấn đề thật khoa học và hợp lý. 
- Phương pháp quan sát
Là sự theo dõi trực tiếp quá trình giảng dạy và huấn luyện để có thể có kết quả đánh giá khách quan mà không làm ảnh hưởng đến tiến trình giảng dạy của giáo viên và học sinh mà có thể thu lượm được số liệu chính xác và khách quan của đề tài.
Các hình thức quan sát
+ Quan sát trực tiếp trong giờ giảng dạy.
+ Quan sát qua tiết học do đồng nghiệp giảng dạy 
	- Phương pháp phỏng vấn
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp. 
+ Phương pháp phỏng vấn gián tiếp.
- Phương pháp toán học thống kê
Được tôi sử dụng trong quá trình xử lý các số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu với mục đích tính hợp lý và tính hiệu quả của một số bài tập nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng đã được lựa chọn. Để có thể đánh giá được hiệu quả của các bài tập do chúng tôi lựa chọn và xây dựng,các kết quả nghiên cứu thu về thông qua thực nghiệm sư phạm được xử lí bằng các công thức toán học thống kê để từ đó có thể kiểm chứng và đưa ra kết luận. Không chỉ có vậy, trước khi lựa chọn và xây dựng bài tập, phương pháp toán học thống kê cũng được sử dụng trong việc xác định, kiểm chứng kết quả phỏng vấn lựa chọn các nguyên tắc xây dựng bài tập, nhằm tránh được tính chủ quan trong quá trình nghiên cứu, từ đó tăng thêm độ tin cậy cho kết quả nghiên cứu.
Các công thức toán học bao gồm:
+ Tính số trung bình thống kê:
	+ Tính số phương sai:
	+ So sánh hai số trung bình:
 t = 
	+ Độ lệch chuẩn: 
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Kỹ thuật chuyền bắt bóng có ý nghĩa và rất quan trọng trong giảng dạy và huấn luyện đặc biệt là trong tập luyện và thi đấu bóng rổ.
Kỹ thuật chuyền bắt bóng được phát triển có mục đích theo yêu cầu chuyên biệt của môn Bóng Rổ, đòi hỏi sẽ có thể làm nền tảng quan trọng để người tập nâng cao chất lượng kỹ năng kỹ xảo cơ bản, tiếp thu các kỹ thuật trong bóng rổ đạt trình độ cao thì sẽ tập nhanh và hoàn thiện nhanh các bài tập phức tạp.
Để nâng cao kỹ thuật chuyền bắt bóng phương pháp chính là tập luyện, phương tiện chính là các bài tập thể lực và kỹ thuật, các bài tập được sử dụng làm phương tiện phát triển kỹ thuật cần yêu cầu người tập thực hiện chính xác và thường xuyên phải kiểm tra tính chính xác của bài tập một cách có ý thức cần sử dụng phương tiện tập luyện nhằm nâng cao các chức năng của các cơ quan phân tích. Việc phát triển có mục đích một cơ quan phân tích cũng có tác dụng phát triển về kỹ thuật động tác, cần sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao yêu cầu về kỹ thuật hơn nữa của các bài tập.
2.2.Thực trạng
Để xác định được thực trạng môn bóng rổ của học sinh trường THPT. Tôi tiến hành khảo sát 40 học sinh khối 11 của trường bằng cách tiến hành kiểm tra sư phạm lấy kết quả để rừ đó tìm ra những bài tập nhằm nâng cao hiểu quả của kĩ thuật chuyền bắt bóng cho học sinh của trường từ đó có hướng nghiên cứu sát với thực tế
Bảng 1. Kết quả kiểm tra thực trạng việc học môn bóng rổ của học sinh khối 11 Trường THPT: (n =40)
Stt
Kỹ thuật động tác
Tốt – Khá
Trung bình
Yếu
Số người
Tỉ lệ (%)
Số người
Tỉ lệ (%)
Số người
Tỉ lệ (%)
1
Di động chuyền bắt bóng 2 bước ném rổ
8
20
25
62,5
7
17,5
2
Hai người di chuyển chuyền bắt bóng
7
17,5
23
55
10
25
3
Hai người chuyền bắt bóng tại chỗ bằng một tay trên cao
10
25
26
65
4
10
4
Chuyền bắt bóng chạy xiết phối hợp 2 bước lên rổ
5
12,5
22
50
13
32,5
 Qua bảng trên cho thấy thực trạng việc học Bóng rổ hiện nay của trường THPT còn rất yếu, đa số học sinh mới chỉ thực hiện ở mức trung bình, chính vì vậy cần tăng cường tập luyện để nâng cao kỹ năng ban đầu tạo tiền đề cơ sở cho việc học các kỹ thuật tiếp theo.
2.3. Các giải pháp
Từ quan sát thực tế của những buổi thi đấu tôi xác định tầm quan trọng của kỹ thuật và xác định được 10 bài tập nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật chuyền bắt bóng
Bảng 2: Các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng
Stt
Các bài tập
1
Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng một tay trên cao trong hành lang 2m 
2
Di chuyển chuyền bắt bóng kết thúc ném rổ 
3
Hai người phối hợp di động chuyền bắt bóng bằng hai tay trước ngực 
4
Chuyền đập đất 
5
Di chuyển theo tam giác, hình chữ nhật chuyền bắt bóng 
6
Chống đẩy các ngón tay 
7
Di động chuyền bóng và nhận bóng ném rổ ở góc độ khác nhau 
8
Ném bóng trúng đích 
9
Chuyền bắt bóng chạy xiết phối hợp hai bước lên rổ 
10
Chuyền bóng trúng đích 
Qua nghiên cứu các tài liệu chuyên môn cũng như tham khảo các ý kiến của các thầy giáo trong trường cũng như thầy cô giáo dạy thể dục ở các trường THPT lân cận là giáo viên có kinh nghiệm và trình độ trong môn bóng rổ để cho chúng ta thấy rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ thuật chuyền bắt bóng cho người tập là điều kiện và là cơ sở phát triển các kỹ thuật khác cũng như đem lại hiệu quả cao trong thi đấu và tập luyện.
Sau khi đã lựa chọn bài tập, tôi đưa các bài tập vào áp dụng thực nghiệm.
Nhóm A (nhóm đối chứng), Nhóm B (nhóm thực nghiệm) mỗi nhóm gồm 20 người. Cả 2 nhóm có sự đồng đều về số lượng và giới tính cũng như trình độ kỹ thuật.
Nhóm A: Gồm 20 học sinh trong đó có 10 học sinh nam và 10 học sinh nữ, là nhóm tập luyện theo chương trình, giáo án, bài tập của giáo viên giảng dạy.
Nhóm B: Gồm 20 học sinh trong đó có 10 học sinh nam và 10 học sinh nữ, trên cơ sở vẫn tập luyện theo kế hoạch chung. Nhưng khi tập luyện về kỹ thuật, thể lực chung và thể lực chuyên môn, phần kỹ thuật chuyền bắt bóng thì sắp xếp các bài tập mà chúng tôi lựa chọn.
 	Cũng qua tổng hợp kết quả phỏng vấn, toạ đàm và nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, sau khi tiến hành thu thập và thống kê các ý kiến qua phỏng vấn tôi có được kết quả về việc lựa chọn 3 test để kiểm tra đánh giá năng lực chuyền bắt bóng của đối tượng được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3. Lựa chọn các test kiểm tra chuyền bắt bóng cho học sinh lớp 11 Trường THPT 
STT
Nội dung các test
Số người lựa chọn (n=40)
n
%
1
Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng 1 tay trên cao trong hành lang 2m.(số lần)
38
95
2
Hai người phối hợp chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực khoảng cách 2 người là 6m. (giây). 
39
97,5
3
Di chuyển thao tam giác, hình chữ nhật chuyền bắt bóng tính hiệu quả đường chuyền.
27
67,5
4
Di động chuyền bóng và nhận bóng ở góc độ khác nhau.
25
62,5
5
Chuyền bắt bóng chạy siết phối hợp 2 bước lên rổ thực hiện 5. (giây)
30
100
Qua bảng 3 cho ta thấy những bài tập được lựa chọn và chiếm tỉ lệ cao (trên 80% ý kiến đồng ý của các đối tượng phỏng vấn) là:
1. Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng một tay trên cao trong hành lang 2m.
2. Hai người phối hợp di động chuyền bắt bóng bằng hai tay trước ngực.
3. Chuyền bắt bóng chạy siết phối hợp hai bước lên rổ.
Như vậy 3 test này được chúng tôi sử dụng để lấy chỉ số nhằm đánh giá các bài tập chuyền bắt bóng cho học sinh lớp 11 Trường THPT.
Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu, tôi tiến hành phân nhóm 40 học sinh thành 2 nhóm.
Nhóm thực nghiệm gồm: 20 học sinh.
Nhóm đối chứng gồm: 20 học sinh.
* Nội dung kiểm tra.
Muốn đánh giá đối tượng một cách chính xác chúng tôi đưa ra 3 test kiểm tra năng lực thực hiện kỹ thuật chuyền bắt bóng cho học sinh lớp 11 Trường THPT.
- Test 1: Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng một tay trên cao trong hành lang 2m.
- Test 2: Hai người phối hợp di động chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực.
- Test 3: Chuyền bắt bóng chạy xiết phối hợp 2 bước lên rổ.
Trong 3 test này, khi kiểm tra để đảm bảo tính khách quan và chính xác tôi kiểm tra mức độ hoàn thiện kỹ thuật.
Bảng 4. Thông số đánh giá kỹ thuật
Nội dung
	Yêu cầu
Phân loại kỹ thuật
A
B
C
D
- Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng 1 tay trên cao trong hành lang 2m. (số lần)
 - Hai người phối hợp di động chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực, khoảng cách 6m. (giây)
- Chuyền bóng chạy xiết phối hợp 2 bước lên rổ thực hiện 5 lần. (giây)
- Đứng đúng tư thế chuẩn bị cơ bản.
- Nhịp nhàng các bộ phận cơ thể
- Bóng đi có độ xoáy ngược với hướng bóng chuyền.
- Miết các ngón tay vào bóng.
Thực hiện tốt 4 yêu cầu kỹ thuật trên.
Thiếu 1 trong 4 yêu cầu kỹ thuật trên.
Thiếu 2 trong 4 yêu cầu kỹ thuật trên.
Thiếu 3 trong 4 yêu cầu kỹ thuật trên.
Sau khi đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị, tôi bước vào tiến hành thực nghiệm.
Để đánh giá khách quan cho sự lựa chọn giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Đồng thời có dẫn chứng về sự so sánh tối ưu giữa 2 phương pháp. Tôi tiến hành kiểm tra ban đầu kỹ thuật chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực của cả 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước khi tiến hành thực nghiệm kết quả thu được như sau
Bảng 5. Kết quả kiểm tra đánh giá kỹ thuật trước thực nghiệm
Kỹ thuật
Nhóm thực nghiệm (nA=20)
Nhóm đối chứng (nB=20)
N
Ti lệ (%)
n
Tỉ lệ (%)
A
2
10
2
10
B
4
20
5
25
C
7
35
7
35
D
7
35
6
30
Qua bảng 5 ta thấy trước thực nghiệm kỹ thuật của 2 nhóm kém như nhau, kỹ thuật loại A chiếm tỉ lệ thấp, kỹ thuật loại B cao hơn chút ít, kỹ thuật loại C và D chiếm tỉ lệ cao và tỉ lệ 2 nhóm tương đối là đồng đều.
Đồng thời tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kỹ thuật chuyền bắt bóng của 2 nhóm thông qua 3 test mà chúng tôi lựa chọn, kết quả thu được như sau
Bảng 6. Kết quả thành tích các test trước thực nghiệm
Các test
kết quả
NĐC
NTN
Ttính
Tbảng
P
 Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng một tay trên cao trong hành lang 2m
6,18 ± 0,63
6,12± 0,57
0,58
2,093
> 0,05
 Hai người phối hợp chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực
6,45 ± 1,03
6,24 ± 1,07
0,67
2,093
> 0,05
 Chuyền bắt bóng chạy xiết phối hợp 2 bước lên rổ
5,97 ± 0,87
6,02 ± 1,01
0,63
2,093
> 0,05
Qua kết quả thu được ở bảng 6 cho ta thấy trước thực nghiệm thành tích trung bình của 2 nhóm là tương đương nhau.
Test 1: Ttính = 0,58 < Tbảng = 2,093
Test 2: Ttính = 0,67 < Tbảng = 2,093
Test 3: Ttính =0,63 < Tbảng = 2,093
 Điều đó chứng tỏ sự khác biệt của 2 nhóm không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05.
2.4. Hiệu quả
Sau thời gian áp dụng hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả thực hiện kỹ thuật chuyền bắt bóng cho học sinh lớp 11 Trường THPT và kiểm tra lại các test, kết quả thu được:
Bảng 7. Kết quả kiểm tra đánh giá kỹ thuật sau thực nghiệm
Kỹ thuật
Nhóm thực nghiệm (nA=20)
Nhóm đối chứng (nB=20)
N
Ti lệ (%)
n
Tỉ lệ (%)
A
11
55
7
35
B
8
40
9
45
C
1
5
5
25
D
0
0
0
0
Qua bảng 7 cho ta thấy sau thời gian áp dụng hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng cho nhóm thực nghiệm đã thu được kết quả khác biệt rõ ràng giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Không còn học sinh nào xếp loại kỹ thuật D ở cả 2 nhóm, kỹ thuật A, B tăng cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Hai nhóm cũng có sự chênh lệch khá rõ về tỉ lệ % kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật loại A.
Bảng 8. Kết quả kiểm tra các test sau thực nghiệm
các Test
Kết quả
NĐC
NTN
Ttính
Tbảng
P
Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng một tay trên cao trong hành lang 2m
8,34 ± 0,97
10,3 ± 1,18
4,12
2,093
< 0,05
Hai người phối hợp chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực
8,57 ± 1,03
10,8 ± 1,36
4,38
2,093
< 0,05
Chuyền bắt bóng chạy xiết phối hợp 2 bước lên rổ
8,75 ± 1,45
11,3 ± 1,68
4,84
2,093
< 0,05
Qua bảng 8 ta thấy sau khi áp dụng hệ thống bài tập nâng cao hiệu quả chuyền bắt bóng thì thành tích 2 nhóm có sự thay đổi rõ ràng về thành tích. Kết quả là:
Test 1: Ttính = 4,12 > Tbảng = 2,093
Test 2: Ttính = 4,38 >Tbảng = 2,093
Test 3: Ttính = 4,84 >Tbảng = 2,093
Như vậy giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng thành tích đã có sự khác biệt hẳn, sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 0,05.
Để có kết quả khách quan hơn nữa, tôi tổ chức cho 2 đội thi đấu 2 hiệp mỗi hiệp 10 phút đánh giá hiệu quả của kỹ thuật chuyền bắt bóng thông qua hiệu số quả kết thúc ném rổ.
Bảng 9. Kết quả thi đấu của 2 nhóm sau thực nghiệm
Số hiệp thi đấu
Nhóm đối chứng
Nhóm thực nghiệm
Hiệp 1
3
5
Hiệp 2
4
7
Tổng số quả
7
12
Qua bảng 9 ta thấy quả vào rổ sau khi thực hiện các bài tập phối hợp chuyền bắt bóng của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng từ đó ta khẳng định được rõ hơn việc nâng cao kỹ thuật chuyền bắt bóng cho các em học sinh. Qua đây chúng tôi khẳng định về hệ thống bài tập đưa ra và áp dụng là hoàn toàn đúng và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn, thông qua số liệu thu được, qua phân tích, xử lí, đánh giá tôi đi đến kết luận:
Dựa trên kiến thức chuyên môn có được trong học tập, dựa trên quan sát sư phạm các buổi tập luyện và phỏng vấn tôi lựa chọn được 5 bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bắt bóng trong Bóng rổ cho học sinh Trường THPT.
Các bài tập đó là:
Bài tập 1: Chuyền bắt bóng tại chỗ bằng một tay trên cao trong hành lang 2m.
Bài tập 2: Hai người phối hợp di động chuyền bắt bóng bằng 2 tay trước ngực.
Bài tập 3: Di chuyển theo tam giác, hình chữ nhật chuyền bắt bóng.
Bài tập 4: Di động chuyền bóng và nhận bóng rổ ở góc độ khác nhau.
Bài tập 5: Chuyền bắt bóng chạy siết phối hợp 2 bước lên rổ.
Sau khi công tác chuẩn bị hoàn tất tôi áp dụng hệ thống bài tập này cho 20 học sinh lớp 11 Trường THPT và thu được kết quả như dự kiến. Nhóm đối chứng tập luyện theo phương pháp thông thường, nhóm thực nghiệm tập luyện theo phương pháp mà tôi xây dựng. Qua 2 tháng thực nghiệm, sau khi kiểm tra và so sánh thành tích của 2 nhóm thì thấy có sự khác biệt rõ rệt.
Do phạm vi cũng như điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài tôi mới chỉ nghiên cứu ở phạm vi hẹp. Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp và Ban giám khảo đóng góp ý kiến, bổ sung để tôi có thêm các biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa phương và từng đối tượng học sinh, để góp phần xây dựng con người phát triển một cách toàn diện. 
2. Kiến nghị
Đối với môn bóng rổ, là môn còn mới lạ chưa phổ biến rộng rãi như các môn thể thao khác. Các bài tập tôi nghiên cứu và lựa chọn bước đầu đã khẳng định được tính hiệu quả. Để khẳng định một cách cụ thể hơn kiến nghị các bài tập đó tiếp tục ứng dụng trong quá trình giảng dạy kỹ thuật chuyền bắt bóng trong môn Bóng rổ, trong quá trình giảng dạy của các thầy cô để chất lượng giảng dạy và học tập môn bóng rổ ngày một cao hơn và đáp ứng cao nhu cầu học tập của các em và xã hội.
XÁC NHẬN CỦA 	THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hoằng Hóa, ngày 17 tháng 5 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình, không sao chép nội dung của người khác
 Người viết
 Đỗ Đình Thắng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
01. 	Đậu Bình Hương, Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Trường Đại Học Vinh.
02. 	Phan Sinh, Tiến trình giảng dạy, Trường Đại Học Vinh, 2000.
03. 	Phan Sinh, Giáo trình bóng rổ - lưu hành nội bộ, Trường Đại học Vinh, 1997.
04.	Đinh Can, Kỹ thuật bóng rổ, NXB TDTT, 1976.
05. 	Trần Văn Mạnh, Giáo Trình Bóng Rổ, NXB TDTT, 1997.
06. 	Nguyễn Đức Văn, Phương pháp toán học thống kê trong TDTT, NXB Hà Nội, 2000.
07. 	Sách giáo viên dùng cho giáo viên giảng dạy lớp 11.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_lua_chon_mot_so_bai_tap_nham_nang_cao_hieu_qua_chuyen_b.doc