SKKN Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Hóa Học
Trong những năm gần đây, chúng ta không thể phủ nhận được sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế cũng như khoa học kĩ thuật của thế giới. Nền công nghiệp thế giới đã đạt đến trình độ kĩ thuật cao, với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên hệ quả của sự phát triển ấy là hàng loạt các vấn đề về môi trường như trái đất nóng lên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, nước biển dâng, biến đổi khí hậu.
Hiện nay biến đổi khí hậu đang là một thách thức lớn lao mà nhân loại đang phải đối mặt. Biến đổi khí hậu đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất.
Do sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, đặc biệt là tốc độ đô thị hóa nhanh của khu kinh tế Nghi Sơn nên lượng khí và rác thải ngày càng gia tăng, và tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện đang là vấn đề được quan tâm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRUNG TÂM GDNN-GDTX TĨNH GIA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC Người thực hiện : Lê Thị Hồng Lựu Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trung tâm GDNN-GDTX Tĩnh Gia SKKN thuộc môn : Hóa THANH HÓA, THÁNG 3 NĂM 2019 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I. MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm 3 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 5 2.1.Thực trạng hiện nay 5 2.2. Thực trạng học sinh ở trung tâm GDNN – GDTX 5 3. Các giải pháp thực hiện đề tài 6 3.1. Các phương thức lồng ghép 6 3.2. Các hình thức tổ chức dạy học lồng ghép 6 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 15 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 1. Kết luận 16 2. Kiến nghị 17 IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, chúng ta không thể phủ nhận được sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế cũng như khoa học kĩ thuật của thế giới. Nền công nghiệp thế giới đã đạt đến trình độ kĩ thuật cao, với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên hệ quả của sự phát triển ấy là hàng loạt các vấn đề về môi trường như trái đất nóng lên, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, nước biển dâng, biến đổi khí hậu. Hiện nay biến đổi khí hậu đang là một thách thức lớn lao mà nhân loại đang phải đối mặt. Biến đổi khí hậu đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Do sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, đặc biệt là tốc độ đô thị hóa nhanh của khu kinh tế Nghi Sơn nên lượng khí và rác thải ngày càng gia tăng, và tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện đang là vấn đề được quan tâm. Trong chương trình giáo dục hiện nay, bên cạnh việc hoàn thiện nội dung chương trình giáo dục phổ thông cho từng khối lớp, giáo viên còn có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh trung tâm GDNN - GDTX nói riêng, các em cũng hiểu biết phần nào về biến đổi khí hậu qua các phương tiện truyền thông( như báo, đài, mạng internet...) nhưng tầm hiểu biết còn chưa được sâu rộng, các em cũng chưa ý thức được những hành động tuy nhỏ của các em như: không xả rác bừa bãi; tắt các thiết bị điện khi không sử dụng; không chặt cây, bẻ cành; trồng và bảo vệ cây xanh; giữ gìn vệ sinh nhà cửa, trường lớp... cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Là một giáo viên ngoài việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, thì việc rèn luyện cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường tránh ô nhiễm cũng rất quan trọng. Với những lí do đó tôi xin chọn đề tài “Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn hóa học” giúp học sinh có thể hiểu biết và biết cách ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trong tình hình hiện nay việc thông qua giảng dạy các bài học ở chương trình hóa học trung học phổ thông để giáo dục cho học sinh ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường tránh bị ô nhiễm và cách hiểu biết về biến đổi khí hậu cũng như cách biết ứng phó với biến đổi khí hậu là rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy mà tôi đã nghiên cứu đề tài này với mục đích đó. 3. Đối tương nghiên cứu Học sinh trường trung tâm GDNN – GDTX Tĩnh Gia. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực thi đề tài này tôi đã dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau : - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận ( phân tích, tổng hợp tài liệu Internet, tập san, sách báo liên quan đến đề tài...) - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục + Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động + Phương pháp điều tra giáo dục + Phương pháp quan sát sư phạm + Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm + Phương pháp điều tra thực trạng học sinh - Phương pháp thống kê toán học 5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm Dựa trên thực tế, từ đó tôi chọn đề tài “ Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn hóa học ” và sẽ áp dụng cho học sinh các em trường tôi , và sau quá trình thực hiện tôi thấy đã đem lại hiệu quả thiết thực. Việc giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường không những làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp mà còn giúp các em hiểu về cách biến đổi khí hậu và cách ứng phó với biến đổi khí hậu. Đây là hoạt động có tính chất lâu dài. Bên cạnh đó việc áp dụng lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong môn hóa học giúp giáo viên thực hiện các nội dung giáo dục một cách nhạy bén, linh hoạt, không trùng lặp, không gây quá tải, tận dụng nguồn nguyên liệu, vật liệu phế thải có sẵn để biến thành những dụng cụ dạy và học đơn giản nhưng mang tính khoa học và sáng tạo để học viên thực hành và trải nghiệm một cách thoải mái, không gượng ép. Nhằm nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Mặt khác tạo cho học sinh thói quen nề nếp, sự hứng thú, sáng tạo linh hoạt khi tham gia vào các tiết học. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Do nhận thức được tầm ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu mà Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH. Để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn 2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015". Nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trên một cách có hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng bộ tài liệu giáo dục ứng phó với BĐKH lồng ghép vào các môn học cấp THPT: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Công nghệ. Năm 2012, phòng giáo dục huyện Tĩnh Gia đã mở lớp tập huấn cho giáo viên về giáo dục cách ứng phó với biến đổi khí hậu cấp trung học phổ thông với các nội dung sau: - Kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu + Biểu hiện, đặc điểm và nguyên nhân chính của sự biến đổi khí hậu + Tác động của sự biến đổi khí hậu đối với tự nhiên và mọi hoạt động của con người + Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu + Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu + Giáo dục, tuyên truyền phổ biến rộng rãi các giải pháp làm giảm thiểu biến đổi khí hậu và thích ứng với những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra tại các địa phương. - Giáo dục biến đổi khí hậu trong trường THPT + Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông đối với những thách thức của biến đổi khí hậu. + Mục tiêu của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường THPT. + Định hướng, yêu cầu của giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường THPT. + Lồng ghép giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn hóa học. + Giới thiệu một số địa chỉ lồng ghép giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong môn hóa học cấp THPT. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Thực trạng hiện nay Thực tế cho thấy, BĐKH đang đe doạ nghiêm trọng đến lợi ích sống còn của con người trên khắp hành tinh và làm cho Trái Đất chúng ta ngày càng trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải ý thức hơn đối với môi trường thông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân. 2.2. Thực trạng của học sinh ở trung tâm GDNN - GDTX Tĩnh Gia Đối với học sinh THPT nói chung và học sinh trung tâm GDNN - GDTX nói riêng, các em chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường do tầm hiểu biết còn hạn chế. Các em chưa thấy được sức ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội. Vẫn còn tình trạng học sinh xả rác bừa bãi. Chưa có ý thức tiết kiệm điện khi không sử dụng, ý thức trồng và bảo vệ cây xanh còn chưa cao... Vì vậy việc lồng ghép giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong các nội dung bài dạy là giải pháp thực sự cần thiết. Kết quả khảo sát năm học 2017- 2018 khi chưa áp dụng đề tài Năm học Lớp Số HS HS có ý thức tốt HS có ý thức khá HS chưa có ý thức SL % SL % SL % 2017- 2018 10A 35 17 48,6 12 34,3 6 17,1 10B 30 12 40 10 33,3 8 26,7 3. Các giải pháp thực hiện đề tài Giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu là giáo dục cả về nhận thức và hành động để có thể tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể do biến đổi khí hậu gây ra. Do đó mỗi học sinh được giáo dục ứng phó biến đổi khí hậu không chỉ có thêm nhận thức, hiểu biết cần thiết, mà còn phải biết vận dụng các kiến thức kĩ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn cụ thể, phải biết làm việc gì có ích cho trường mình, cho địa phương mình, cho cộng đồng. Từ lí do đó, khi lồng ghép vấn đề này trong giảng dạy môn hóa, tôi chủ yếu xoáy sâu vào việc hướng các em vào những suy nghĩ, việc làm mang tính thực tiễn, cụ thể. 3.1. Các phương thức lồng ghép: + Lồng ghép toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH. + Lồng ghép bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của môn học hoặc bài học có nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH. + Hình thức liên hệ: liên hệ là một hình thức lồng ghép đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan tới nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH, song không nêu rõ trong nội dung của bài học. Trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung về giáo dục ứng phó với BĐKH. Đây là trường hợp thường xảy ra. 3.2. Các hình thức tổ chức dạy học lồng ghép: - Hình thức thứ nhất: Thông qua các bài học trên lớp. Trong trường hợp này GV thực hiện các phương thức lồng ghép với các mức độ đã nêu ở trên. Các hoạt động của GV có thể bao gồm: Hoạt động 1: Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa để xây dựng mục tiêu dạy học, trong đó có các mục tiêu giáo dục ứng phó với BĐKH, mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường. Hoạt động 2: Xác định các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường cụ thể cần lồng ghép. Căn cứ vào mối liên hệ giữa kiến thức môn học và các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường, GV lựa chọn tư liệu và phương án lồng ghép. Cụ thể phải trả lời các câu hỏi: lồng ghép nội dung nào là hợp lí? Liên kết các kiến thức về giáo dục ứng phó với BĐKH và giáo dục bảo vệ môi trường như thế nào? Thời lượng là bao nhiêu? Hoạt động 3: Lựa chọn các phương pháp dạy học và phương tiện phù hợp, cần quan tâm sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các phương tiện dạy học có hiệu quả cao để tăng cường tính trực quan và hứng thú học tập của HS (như sử dụng các thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, video clip,...) Hoạt động 4: Xây dựng tiến trình dạy học cụ thể. Ở đây GV cần nêu cụ thể các hoạt động của HS, các hoạt động trợ giúp của GV. Hình thức thứ hai: Giáo dục ứng phó với BĐKH cũng có thể được triển khai như một hoạt động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức môn học. Các hoạt động có thể như: tham quan, ngoại khóa, tổ chức các nhóm ngoại khóa chuyên đề, tổ chức thực hiện dự án, nghiên cứu một đề tài (phù hợp với HS). Với các hoạt động này, mức độ lồng ghép kiến thức, kĩ năng các môn học với các nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH, giáo dục môi trường sẽ đạt cao nhất. Trong các hoạt động này, HS học cách vận dụng kiến thức môn học trong các tình huống gần gũi với cuộc sống hơn, huy động được kiến thức từ nhiều môn học hơn. Tên bài Địa chỉ lồng ghép Nội dung giáo dục ứng phó Với biến đổi khí hậu Mức độ lồng ghép LỚP 10 Chương 5 – Bài 22: Clo Tính chất hoá học – Điều chế - Clo là khí độc, nếu phát tán ra ngoài môi trường, khí bay đến đâu sẽ làm cây cối héo khô, chết đến đó, khi hít phải nó phá hoại niêm mạc của đường hô hấp gây tức ngực. - Clo có ứng dụng khử trùng nguồn nước sinh hoạt (thường được dùng để diệt khuẩn ở hồ bơi công cộng).Ngoài ra lượng lớn clo dùng được dùng để sản xuất các hóa chất hữu cơ và được dùng để sản xuất các chất tẩy trắng,sát trùng (nước Gia-ven,clorua vôi). Tuy nhiên, trong nhiều năm qua các nhà khoa học nghiên cứu và ngày càng lo ngại về khả năng hóa chất này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bơi. Trong môi trường nước, Clo phản ứng với mồ hôi, nước tiểu, tế bào da và các vật liệu sinh học khác để sản sinh ra các loại phụ phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy một vài hóa chất này có liên quan đến bệnh hen suyễn và ung thư bàng quang. Bộ phận và liên hệ Chương 6 – Bài 32: Hiđro sunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit Hiđro sunfua Lưu huỳnh đioxit - Hiđro sunfua là chất khí gây ngạt vì chúng tước đoạt oxy rất mạnh,gây nhiễm độc mạnh.Hiđro sunfua xuất hiện do đốt cháy hoàn toàn các nhiên liệu (than đá,dầu..),hiđro sunfua cũng xuất hiện trong nguồn nước suối,trong khí núi lửa và bốc ra từ xác chết của người ,động vật.Khí hiđro sunfua gây tê liệt đường hô hấp,niêm mạc,giác mạc .Với hàm lượng cao gây tê liệt thần kinh khứu giác ,bất tỉnh và có thể dẫn đến tử vong. - Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất gây ô nhiễm môi trường. Nó sinh ra như là sản phẩm phụ trong quá trình đốt cháy than đá, dầu, khí đốt. Nó là một trong những chất gây ra hiện tượng mưa axit ăn mòn các công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành vùng hoang mạc. Khí SO2 gây bệnh cho người như viêm phổi, mắt. Cần có biện pháp xử lí khí SO2 trước khi thải ra môi trường. Bộ phận và liên hệ Chương 6 – Bài 33: Axit sunfuric – Muối sunfat Sản xuất axit sunfuric - Quá trình sản xuất axit sunfuric tạo ra nhiều chất thải khác nhau, chia ra 3 dòng chính: khí thải, chất thải rắn và chất thải lỏng. Mỗi dòng thải đều có đặc trưng riêng, nhưng nhìn chung đều ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường sống. - Khí thải thành phần chủ yếu là khí SO2 và khói bụi. Phát sinh phần lớn từ công đoạn tạo khí SO2, tinh chế khí SO2, công đoạn tiếp xúc và quá trình hấp thụ tạo axit H2SO4. Ngoài ra quá trình đốt nhiên liệu cũng tạo ra SO2( là khí rất độc hại đối với sức khỏe và là nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa axit). - Chất thải rắn thành phần chủ yếu là các loại quặng( chứa các oxit sắt), chất xúc tác như V2O5 sử dụng được một thời gian ngắn sau đó bị trơ không còn khả năng xúc tác nên bị thải ra ngoài( V2O5 một chất rất độc, làm mắt bị sưng tấy, rát mũi, cổ họng, ảnh hưởng tới hô hấp). Một số vùng gần nhà máy sản xuất axit sunfuric có nhiều người bị bệnh như làng ung thư Thạch Sơn, huyện Lâm thao, Phú Thọ. - Chất thải lỏng nếu không xử lí hoặc xử lí không tốt sẽ ảnh hưởng tới thủy sinh vật, ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt của người dân. Vì vậy cần có biện pháp hợp lí để xử lí các chất thải trong quá trình sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bộ phận và liên hệ LỚP 11 Chương 2 – Bài 12: Phân bón hoá học Những phân bón thường dùng. - Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm tăng năng suất mùa màng nhưng phân bón hóa học có tác dụng hai mặt, nếu sử dụng quá mức qui định hoặc không đúng cách nó sẽ gây hại cho sức khỏe con người. - Bên cạnh những lợi ích bảo vệ cây trồng, hầu hết các loại phân bón hóa học đều có tính độc ảnh hưởng đến môi trường đất, môi trường nước, ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng sinh thái. - Khi bón một số phân hóa học chứa hợp chất nitrat xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất nitrat này xuống ao hồ sông suối làm phát triển các loại rong tảo, khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều oxi trong nước, hậu quả là nước bị thiếu dưỡng khí và làm các sinh vật không thể sống được. Ngoài ra dư lượng nitrat trong rau hoặc các thực phẩm có thể gây ra việc chuyển hóa hemoglobin trong máu thành methemoglobin, sự chuyển hóa này xảy ra mạnh và nhiều hơn ở người trẻ, gây nên bệnh và chết người. Chính vì vậy cần sử dụng phân bón hợp lí. Bộ phận và liên hệ Chương 3 – Bài 16: Hợp chất của cacbon Cacbon monooxit – Cacbon đioxit - Có nhiều nguồn sinh ra cacbon monooxit. Khí thải của động cơ đốt trong tạo ra sau khi đốt các nhiên liệu. Trong gia đình, khí CO được tạo ra khi các nguồn nhiên liệu như xăng, hơi đốt, dầu hay gỗ không cháy hết trong các thiết bị dùng chúng làm nhiên liệu như xe máy, ô tô, lò sưởi và bếp lò v.v. Khí cacbon monooxit là cực kỳ nguy hiểm, do việc hít thở phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Lưu ý khi đốt lò than nên đốt nơi thoáng gió, không đốt trong phòng kín vì khí CO sinh ra rất độc.( GV liên hệ thực tế vụ ngộ độc khí than xảy ra ở thôn Xuân Nguyên, Nguyên Bình, Tĩnh gia, Thanh Hóa làm 3 người tử vong do thiếu hiểu biết). - CO2 nhiều có lẫn trong không khí gây ô nhiễm môi trường, là một trong các khí gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ozon.Khí CO2 được thu hồi từ quá trình đốt cháy hoàn toàn than để cung cấp năng lượng cho các quá trình sản xuất khác.Ngoài ra ,khí CO2 còn được thu hồi từ quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên ,các sản phẩm dầu mỏ,quá trình nung vôi ,quá trình lên men rượu từ đường glucozo. Chương 3 – Bài 16: Axit cacbonic – Muối cacbonat Chu trình cacbon trong tự nhiên - Cacbon là một trong những nguyên tố quan trọng tham gia vào cấu trúc của cơ thể, chiếm đến 49% trọng lượng khô. Cacbon tồn tại trong sinh quyển dưới các dạng chất vô cơ, hữu cơ và trong cơ thể sinh vật. Cacbon tham gia vào chu trình ở dạng khí cacbon đioxit (CO2) có trong khí quyển. Trong khí quyển hàm lượng CO2 rất thấp, chỉ khoảng 0,03%, nhưng các dạng dự trữ cacbon rất phong phú và đa dạng (đó là than đá, dầu mỏ, khí đốt, CaCO3). Trong nhiều năm qua, hàm lượng khí CO2 tăng lên là do con người đã can thiệp quá mạnh vào chu trình cacbon, làm hàm lượng khí CO2 tăng vọt do sử dụng nguyên liệu hóa thạch, hủy hoại rừng. Gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng dần lên. Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm băng ở 2 cực tan, dẫn tới mực nước biển dâng cao, như vậy nhiều vùng sản xuất trù phú, khu dân cư, thành phố, sẽ bị nhấn chìm trong biển nước. Chương 3 – Bài 18: Công nghiệp silicat Công nghiệp silicat - Lò sản xuất gốm sứ thủ công truyền thống còn chiếm số lượng lớn nên vấn đề ô nhiễm môi trường rất nặng nề trong sản xuất gốm sứ, đặc biệt trong các làng nghề tập trung nhiều doanh nghiệp. Ô nhiễm do khí thải, bụi than đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong vùng. Việc thúc đẩy công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng, đặc biệt là sử dụng lò gas sẽ đưa đến cuộc cách mạng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm sứ. - Bụi từ các nhà máy sản xuất xi măng không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của khu dân cư xung quanh gây nên những bệnh về hô hấp và ngoài da. - Đối với nghành công nghiệp thủy tinh, lượng khí thải CO2 thoát ra từ quá trình nấu chảy thủy tinh là rất lớn, ảnh hưởng nhiều tới môi trường gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Chương 5 – Bài 25: Ankan Trạng thái tự nhiên – Tính chất – Ứng dụng của meetan. - Trong tự nhiên metan có nhiều trong các mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than. Độ chứa khí metan trong các hầm lò lại tăng theo chiều sâu khai thác, càng xuống sâu mức độ nguy hiểm về nổ khí càng cao nên cần có các giải pháp nhằm kiểm soát khí metan trong hầm lò, nâng cao mức độ an toàn cháy nổ. - Metan là kh
Tài liệu đính kèm:
- skkn_long_ghep_giao_duc_bao_ve_moi_truong_trong_day_hoc_mon.doc