SKKN Lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận pisa trong dạy học chương I: Động học chất điểm – Vật lý 10

SKKN Lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận pisa trong dạy học chương I: Động học chất điểm – Vật lý 10

Vật lý là môn học khoa học tự nhiên được vận dụng vào thực tiễn đời sống hàng ngày và được đưa vào giảng dạy từ lớp 6 trong chương trình giáo dục phổ thông, những kiến thức từ môn học này mang lại có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện tại của mỗi con người. Bài tập vật lý trong dạy học vật lý là phương tiện để củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin và góp phần phát triển tư duy vật lý. Việc giải bài tập đòi hỏi học sinh phải sử dụng tư duy tái hiện về bản chất, hiện tượng vật lý, từ đó sử dụng các định nghĩa, định luật, công thức vật lý liên quan đến hiện tượng đó để giải quyết vấn đề đặt ra.

PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất trên thế giới có tính chu kì, để đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Nội dung đánh giá của PISA không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia mà hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai. Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề [1].

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường Trung học phổ thông, tôi nhận thấy việc lồng ghép hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học môn Vật lý ở trường Trung học phổ thông là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao. Với những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học chương I: Động học chất điểm - Vật lý 10 ”

 

doc 32 trang thuychi01 12763
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận pisa trong dạy học chương I: Động học chất điểm – Vật lý 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỒNG GHÉP CÁC BÀI TẬP TRẢI NGHIỆM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM – VẬT LÝ 10.
Người thực hiện: Lê Thị Tâm.
Chức vụ: Giáo viên.
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lý.
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
Phần 1: Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
1.2. Mục đíchnghiên cứu. 
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1
Phần 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2
2.1. Cơ sở lí luận.
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3. Phương pháp “Lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học chương I: Động học chất điểm - Vật lý 10 ” 
3
2.3.1. Giới thiệu nội dung chương I động học chất điểm theo chương trình SGK hiện hành.
3
2.3.2. Hệ thống bài tập và định hướng trả lời
4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân đồng nghiệp và nhà trường.
18
Phần 3: Kết luận, kiến nghị.
19
Tài liệu tham khảo.
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Vật lý là môn học khoa học tự nhiên được vận dụng vào thực tiễn đời sống hàng ngày và được đưa vào giảng dạy từ lớp 6 trong chương trình giáo dục phổ thông, những kiến thức từ môn học này mang lại có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hiện tại của mỗi con người. Bài tập vật lý trong dạy học vật lý là phương tiện để củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, xử lí thông tin và góp phần phát triển tư duy vật lý. Việc giải bài tập đòi hỏi học sinh phải sử dụng tư duy tái hiện về bản chất, hiện tượng vật lý, từ đó sử dụng các định nghĩa, định luật, công thức vật lý liên quan đến hiện tượng đó để giải quyết vấn đề đặt ra. 
PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất trên thế giới có tính chu kì, để đánh giá kiến thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Nội dung đánh giá của PISA không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia mà hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai. Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề [1]. 
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường Trung học phổ thông, tôi nhận thấy việc lồng ghép hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học môn Vật lý ở trường Trung học phổ thông là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao. Với những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học chương I: Động học chất điểm - Vật lý 10 ” 
1.2.Mục đích nghiên cứu: Học sinh được tiếp cận phương pháp dạy học mới để giải quyết các bài tập vật lí và các tình huống thực tiễn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận PISA trong chương I Vật lí cơ bản và nâng cao lớp 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các vấn đề có liên quan trên sách, báo, tạp chí, trên mạng Internet. Tham khảo ý kiến của các thầy cô cùng tổ chuyên môn về cách thức lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phù hợp với đặc điểm môn học.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát tự nhiên, Phương pháp đàm thoại, trò chuyện, Phương pháp điều tra.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 a. Đổi mới phương pháp dạy học 
 + Đổi mới hương pháp dạy học trên thế giới: Trên thế giới hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành theo một số phương hướng như tích cực hoá quá trình dạy học, cá thể hoá việc dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học.
+ Đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam: Thời gian qua, Đảng ta đã nêu ra một số quan điểm về giáo dục, phù hợp với yêu cầu và đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng đã thấy rõ và chỉ ra sự cấp bách của vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục. Đảng và nhà nước xác định mục tiêu đổi mới lần này là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt. Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực, có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp [7].
Giáo dục con người Việt Nam, đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, phát triển toàn diện hơn, phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.
+ Đổi mới quan điểm kiểm tra đánh giá:
- Đánh giá là một quy trình liên tục và là một phần của hoạt động giảng dạy sau khi học sinh đã tiếp nhận các kiến thức lí thuyết và vận dụng vào thực tiễn. Đánh giá để giúp học sinh trong quá trình học tập. Phải xác định rõ đánh giá việc nắm vững kiến thức phổ thông của học sinh và khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đánh giá theo năng lực, học sinh phải vận dụng quy trình tư duy để đưa ra những câu trả lời chính xác.
- Thay vì cách đánh giá học sinh bằng kết quả các bài kiểm tra, các câu hỏi định sẵn, giáo viên phải thay đổi cách thiết kế đề kiểm tra, chú trọng xây dựng ma trận đề kiểm tra, xây dựng các câu hỏi kiểm tra theo hướng đa dạng hóa dạng câu hỏi.
- Đổi mới cách đánh giá bài làm của học sinh, có thể cho học sinh một bài tập rất thực tế gắn liền với hoạt động hằng ngày. Chú trọng đánh giá cách tư duy của học sinh, kỹ năng giải quyết các vấn đề đặt ra, cho phép học sinh được thể hiện bày tỏ các quan điểm cá nhân, tránh đánh giá theo lối mòn, đơn chiều.
b. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 
+ Giới thiệu về PISA
- PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế nổi tiếng và có uy tín trên thế giới. Chương trình đánh giá này đòi hỏi cao, khắt khe về kỹ thuật và các điều kiện đi kèm, có sự khác biệt lớn về phương pháp và kỹ thuật đánh giá so với Việt Nam. 
- PISA nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kỳ 3 năm/lần. Đây là chương trình khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá năng lực của học sinh ở tuổi 15, độ tuổi kết thúc phần giáo dục bắt buộc đã được chuẩn bị để đáp ứng những thách thức của cuộc sống sau này. Tập trung vào 3 lĩnh vực: Toán, Khoa học, Đọc hiểu. Mỗi kỳ tập trung đánh giá sâu một lĩnh vực. Chương trình khảo sát nhằm thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu so sánh quốc tế cũng như sự tiến bộ về khả năng đọc hiểu, toán học và khoa học của học sinh độ tuổi 15 của quốc gia [1].
+ Tư tưởng đánh giá của PISA: Yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của cuộc sống, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, không phải là các kiến thức thuần túy. Tất cả các bài thi PISA là những tư liệu được lấy từ thực tiễn. Nhiều dạng câu hỏi đan xen tránh đơn điệu nhàm chán. Chú trọng dạng câu hỏi học sinh bộc lộ tư duy và quan điểm cá nhân [1].
+ Ý nghĩa của đánh giá PISA: Là bước tích cực của hội nhập quốc tế về giáo dục, qua chương trình có thể so sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế, đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục cho các quốc gia, góp phần đổi mới phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, đánh giá và thi cử [2]
(Tham khảo cách đánh giá ở phụ lục 1).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Việc kiểm tra đánh giá học sinh của nhiều giáo viên còn mang nặng kiến thức khoa học, hàn lâm mà chưa chú trọng đến khả năng của học sinh ứng dụng các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản, khả năng phân tích, lí giải, truyền đạt và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Vì vậy mà nhiều học sinh, sinh viên sau khi ra trường chỉ có kiến thức lí thuyết, còn kiến thức thực hành thì không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
- Hiện nay các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã và đang đánh giá chất lượng giáo dục có lồng ghép những bài tập theo hướng PISA trong các đề thi. Nhưng thực tế tại đa số các trường phổ thông trung học thì khái niệm PISA, câu hỏi PISA còn rất mới mẻ với nhiều giáo viên và học sinh.
- Để xây dựng được các bài tập, câu hỏi theo hướng tiếp cận PISA không đơn giản, đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư, nghiên cứu về kiến thức hàn lâm, kiến thức thực tế và cách thiết kế câu hỏi. Vì vậy đa số giáo viên đã bỏ qua việc xây dựng những câu hỏi này, mà chỉ làm các câu hỏi bài toán có sẵn trong sách giáo khoa hay sách bài tập mà thôi.
2.3. Phương pháp “Lồng ghép các bài tập trải nghiệm theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học chương I: Động học chất điểm - Vật lý 10 ” 
2.3.1. Giới thiệu nội dung chương I động học chất điểm theo chương trình SGK hiện hành.
Động học chất điểm là một phần của cơ học nghiên cứu cách xác định vị trí của vật trong không gian tại những thời điểm khác nhau và mô tả các tính chất của chuyển động của các vật bằng công cụ toán học, nhưng không xét đến nguyên nhân chuyển động. Nội dung ở chương này nghiên cứu các vấn đề sau:
+ Các khái niệm chất điểm, quỹ đạo, hệ quy chiếu, vận tốc trung bình, tốc độ trung bình, vận tốc tức thời, gia tốc, chu kỳ, tần số, tốc độ góc [3], [4].
+ Các chuyển động đơn giản như chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do, chuyển động tròn đều [3], [4].
+ Tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc [3], [4].
Khi bước vào nghiên cứu chương động học chất điểm, học sinh tiếp nhận kiến thức lý thuyết một cách dễ dàng nhưng vận dụng vào để giải bài tập Vật lý thực tế thì còn gặp nhiều khó khăn. 
2.3.2. Hệ thống bài tập và định hướng trả lời
BÀI TẬP 1: HỆ QUY CHIẾU 
( Lồng ghép trong dạy bài Chuyển động cơ – Vật lí 10)
Trong cơ học hệ quy chiếu là một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, dựa vào đó vị trí của mọi điểm trên các vật thể và vị trí của các vật thể khác trong không gian được xác định, đồng thời có một mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian để xác định thời gian, thời điểm xảy ra sự kiện.
Câu hỏi 1: HỆ QUY CHIẾU
Một câu chuyện dân gian có kể rằng: Khi chết một phú ông đã để lại cho người con một hũ vàng chôn trong một khu vườn rộng và một mảnh giấy ghi: Đi về phía Tây 50 bước chân, sau đó rẽ phải 21 bước chân và đào sâu 4m. Hỏi với chỉ dẫn này người con có tìm được hũ vàng không [9]? 
Định hướng trả lời
Như ta đã biết để xác định vị trí của một vật ta phải chọn được vật làm mốc, trong bức thư để lại cho người con phú ông không ghi rõ vật làm mốc nên người con sẽ không tìm được với sự hướng dẫn của bức thư đó.
Câu hỏi 2: HỆ QUY CHIẾU
 Một người trên kinh khí cầu đang bay trên bầu trời qua vùng rừng núi nhìn xuống có cảm giác như mình và kinh khí cầu đang đứng yên. Theo em cảm giác của của người đó có đúng không? Tại sao?
Định hướng trả lời
+ Theo đầu bài kinh khí cầu đang bay trên bầu trời tức là có chuyển động cơ, người và kinh khí cầu được xem là chất điểm. Rõ ràng kinh khí cầu và người chuyển động với vận tốc khá lớn trong không gian. 
+ Theo lý thuyết để khảo sát một chuyển động của chất điểm ta phải chọn vật làm mốc gắn vào hệ quy chiếu. Khi kinh khí cầu bay qua vùng rừng núi người ngồi trên kinh khí cầu nhìn xuống không xác định được vật làm mốc nên cảm giác của hành khách như mình và khí cầu đang đứng yên. Hình ảnh này đẽ thấy khi người đó đặt một máy quay trên kinh khí cầu sẽ thấy cây cối đồi núi chuyển động.
Câu hỏi 3: HỆ QUY CHIẾU
Ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tổ chức tuyến giao liên vận tải quân sự dọc Trường Sơn, mang tên gọi đường Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ của con đường này là vận chuyển hàng quân sự chi viện cho miền Nam; Tổ chức đưa đón cán bộ, bộ đội, công văn...từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc. Điểm xuất phát tại Thị trấn Lạt, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, được đánh dấu bằng cột mốc số 0. 
Ngày 27/07/2016, Phòng Lao động Thương binh huyện Triệu Sơn tổ chức cho hội cựu chiến binh chuyến đi về thăm chiến trường xưa trên con đường Hồ Chí Minh. Khi đoàn xe đã qua Km số 0 ở trên một quãng, một người ngồi trên xe quan sát thấy cột mốc số 123km trên đường thì lúc đó:
A. Đoàn xe đã đi được quãng đường 123km. 
 B. Đoàn xe đã đi cách thị trấn Lạt 123km.
C. Đoàn xe đi 123km nữa là đến thị trấn Lạt. 
 D. Đoàn xe cách Sài Gòn 123km.
Định hướng trả lời
Cột mốc số x chỉ chiều dài quảng đường theo con đường Hồ Chí Minh từ cột mốc số 0 đến cột mốc số x, nên cột mốc số 123km trên đường thì đoàn xe cách thị trấn Lạt 123km theo đường Hồ Chí Minh. Ta chọn đáp án B
BÀI TẬP 2 : HÀNH TRÌNH BẮC NAM 
(Lồng ghép trong dạy bài 1 và 2 vật lí cơ bản và nâng cao lớp 10)
Một đoàn tàu thống nhất Bắc Nam xuất phát từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình chuyển động của tàu xem như là thẳng thẳng đều. Dưới đây là bảng giờ tàu chạy của tàu khi nó đi qua một số ga như sau [3]
Hà Nội
Thanh Hóa
Vinh
Đông Hà
Huế
Đà Nẵng
Quảng Ngãi
Nha Trang
Hồ Chí Minh
19 giờ
00 phút
22 giờ
31 phút
0 giờ
35 phút
6 giờ 44 phút
8 giờ
05 phút
10 giờ
54 phút
13 giờ
37 phút
20 giờ
26 phút
4 giờ
00 phút
	 Hành trình Bắc Namcủa tàu Thống Nhất[10]
Câu hỏi 1: HÀNH TRÌNH BẮC NAM 	
Đối với mỗi nhận định sau, khoanh tròn Đúng/Không đúng. 
 Nhận định
Đúng / Không đúng
1.Thời gian tàu đi từ Hà Nội vào Đông Hà là 6h 44 phút
Đúng / Không đúng
2.Thời điểm tàu đến Huế là 8h 05 phút. 
Đúng / Không đúng
3.Thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa lớn hơn thời gian tàu đi từ Huế đến Đà Nẵng là 22 phút.
Đúng / Không đúng
4.Từ bảng số liệu đó ta có thể tính được tốc độ trung bình của tàu bằng 45km/h
Đúng / Không đúng
Định hướng trả lời
Nhận định 1: Không đúng. Vì đoàn tàu xuất phát từ Hà Nội lúc 19 giờ 00 phút và đến Đông Hà là 6 giờ 44phút ngày hôm sau nên thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Đông Hà là 8h 44 phút. 
Nhận định 2: Đúng. Vì bảng chỉ giờ tàu đến Huế là 8h 05 phút .
Nhận định 3: Không đúng. Vì thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa là 3h 31 phút
Thời gian tàu đi từ Huế đến Đà Nẵng là 2h 49 phút.
Vì vậy kết luận thời gian tàu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa lớn hơn thời gian tàu đi từ Huế đến Đà Nẵng là 1h22 phút.
Nhận định 4. Không đúng. Vì từ bảng số liệu đó ta chỉ có thể tính được thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh không biết được chiều dài quỹ đạo nên ta không tính được tốc độ trung bình. 
Câu hỏi 2: HÀNH TRÌNH BẮC NAM
Biết khoảng cách từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh là 1710 km. Hãy tính khoảng cách từ Thanh Hóa tới Đà Nẵng.
Định hướng trả lời
Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh là 33h
Tốc độ trung bình của tàu là: 
Thời gian tàu chạy từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng là 12h 23phút
Khoảng cách từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng là: l=v.t = 641,6km
Câu hỏi 3: HÀNH TRÌNH BẮC NAM
 Anh Việt ở thị trấn Triệu Sơn cách ga Thanh Hóa khoảng 20km dự định xe máy xuống ga Thanh Hóa để đón chuyến tàu có hành trình trên đi vào thành phố Hồ Chí Minh. Trên đoạn đường từ Giắt xuống ga Thanh Hóa luôn có biển báo giao thông hướng dẫn tốc độ tối đa cho phép của xe máy là 40km/h. Hỏi anh Việt phải xuất phát lúc mấy giờ để đón được tàu.
A. Trước 22h01 phút 	B. Trước 22h 31phút 
C. Lúc 22h 01 phút 	D. Lúc 22h 20 phút
Định hướng trả lời
Tốc độ tối đa mà anh Việt đi được trên quảng đường đó là 40km/h
Thời gian tối thiểu để đi từ Giắt xuống ga Thanh Hóa là 
Tàu đến ga Thanh Hóa lúc 22 giờ 31 phút nên Việt phải xuất phát trước 22h 01phút. Chọn đáp án A
Câu hỏi 4: HÀNH TRÌNH BẮC NAM
Đoạn đường sắt đi qua địa phận giáp ga Nghĩa Trang (Hoằng kim-Hoằng Hóa) song song với đường Quốc lộ 1A. Một người đi xe máy trên Quốc lộ 1A nhìn thấy đoàn tàu đang chạy cùng chiều, vượt lên trước mình và có dự định xác định tốc độ của đoàn tàu. Em hãy nêu phương án giúp người đi xe máy xác định được tốc độ của tàu lúc đi qua địa phận giáp ga Nghĩa Trang. Cho rằng chiều dài của tàu đã biết, lúc đi qua địa phận giáp ga Nghĩa Trang tàu xem như chuyển động thẳng đều.
Định hướng trả lời
Khi gặp đầu tàu người đó quan sát đồng hồ và giữ tay ga thật đều cho xe máy chuyển động thẳng đều, quan sát tốc độ của xe máy. 
Khi đuôi tàu qua người đó quan sát đồng hồ để xác định thời gian mà đoàn tàu qua mình. 
Gọi là chiều dài của đoàn tàu ta có: (*)
Từ biểu thức (*) ta xác định vận tốc của tàu bằng cách xác định vận tốc của xe máy bằng quan sát tốc kế gắn trên xe máy và xác định thời gian t xe máy đi qua tàu bằng đồng hồ.
BÀI TẬP 3: ĐẾN TRƯỜNG
(Lồng ghép trong dạy bài 2 vật lí cơ bản và nâng cao lớp 10)
Hằng ngày học sinh đi học từ nhà đến trường rồi từ trường về nhà, các bạn nhà gần trường thì đi bộ, các bạn nhà xa thì dùng phương tiện xe đạp, xe đạp điện.
Học sinh đến trường[10]
Câu hỏi 1: ĐẾN TRƯỜNG
Bạn Hoàn học sinh lớp 10 nhà cách trường 3km hằng ngày đến trường bằng xe đạp. Giờ vào học của trường quy định là 7h nên hằng ngày bạn phải xuất phát từ nhà lúc 6 giờ 40 phút. Một hôm, bạn đi nửa đoạn đường đầu với tốc độ 12km/h, trong nửa thời gian còn lại đi với tốc độ 8km/h, và sau cùng do xe thủng xăm nên bạn đã phải dắt bộ đến trường với tốc độ 4km/h. Hỏi hôm đó bạn Hoàn có muộn học hay không [5]?
Định hướng trả lời
Thời gian đi nữa đoạn đường đầu tiên là: 
Gọi là thời gian đi nửa quãng đường còn lại, thì theo đề bài trong khoảng thời gian người đó đi với vận tốc v2=8km/h, do đó đoạn đường đi được trong thời gian này là , cuối cùng trong thời gian còn lại người đó dắt bộ với vận tốc v3=4km/h, do đó đoạn đường đi được trong thời gian này là .
Như vậy ta có : 
Thời gian đi nhà đến trường là: 
Kết quả đó ta thấy bạn hoàn đến trường muộn mất 2,5 phút.
Câu hỏi 2: ĐẾN TRƯỜNG
Bạn Hoàng học sinh lớp 10B1 trường THPT Triệu Sơn 4, nhà bạn cách trường 5 km trong một lần đi học bạn đi 3 km trong 12 phút đầu và 2 km trong 8 phút tiếp theo.Trong các nhận định sau đây, nhận định nào đúng [6]? 
A.Vận tốc trung bình của Hoàng trong 12 phút đầu lớn hơn vận tốc trung bình trong 8 phút tiếp theo.
B.Vận tốc trung bình của Hoàng trong 12 phút đầu bằng vận tốc trung bình trong 8 phút tiếp theo.
C.Vận tốc trung bình của Hoàng trong 12 phút đầu nhỏ hơn vận tốc trung bình trong 8 phút tiếp theo.
D Không thể kết luận gì về vận tốc trung bình của Hoàng từ những thông tin đã cho.
Định hướng trả lời
 Vận tốc trung bình trong 12 phút đầu: 
 Vận tốc trung bình trong 8 phút sau: . Chọn đáp án B
Câu hỏi 3: ĐẾN TRƯỜNG
 Nhà Lan cách trường 5 km, hằng ngày bạn đi học lúc 6h 30 phút và đến lớp vừa đúng giờ. Ngày hôm nay do phải làm trực nhật nên bạn phải đi với tốc độ nhanh hơn để đến trường làm trực nhật. Cho biết thời gian làm trực nhật của Lan là 10 phút. Hỏi hôm nay bạn phải đi với tốc độ nhanh hơn tốc độ ngày thường tối thiểu bao nhêu để có thời gian làm trực nhật đúng giờ?
Định hướng trả lời
+ Tốc độ ngày thường của Lan: .
+ Tốc độ ngày hôm đó của Lan: .
+ Hôm đó Lan phải đi với tốc độ nhanh hơn tốc độ ngày thường tối thiểu là 
5 (km/h) để có thời gian làm trực nhật đúng giờ. 
Câu hỏi 4: ĐẾN TRƯỜNG
Trong một lần đi học về hai bạn Bình và Minh chia tay nhau tại một ngã tư Minh đi về hướng Đông với vận tốc không đổi 6km/h, Bình đi về hướng Nam với vận tốc không đổi 8km/h. Em hãy cho biết sau 6 phút khoảng cách giữa Minh và Bình là bao nhiêu [9]? 
Định hướng trả lời
Gọi là các véctơ vận tốc của Bình và Minh đối với mặt đường. Vận tốc tương đối giữa hai bạn được xác định theo công thức: 
Vì , nên ta có: Khoảng cách d giữa hai bạn sau 6 phút là: .
BÀI TẬP 4: SỰ RƠI TỰ DO
(Lồng ghép trong dạy bài Sự rơi tự do vật lí cơ bản và nâng cao lớp 10)
Tháp nghiêng Pisa là một công trình nghệ thuật nổi tiếng. Galileo Galilei được cho là đã thả hai quả đạn canon có khối lượng khác nhau từ đỉnh tháp để chứng minh tốc độ rơi của chúng độc lập với khối lượng. Từ thí nghiệm nổi tiếng của Galilei mà con người có cái nhìn khác về sự rơi của 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_long_ghep_cac_bai_tap_trai_nghiem_theo_huong_tiep_can_p.doc