SKKN Kỹ năng sử dụng công cụ thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học môn Địa lý
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã dẫn tới việc sử dụng rộng rãi các thiết bị kỹ thuật hiện đại về nghe nhìn, thông tin, vi tính trong các hoạt động kinh tế và đời sống. Sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng của nó đặc biệt trong ngành giáo dục mang lại nhiều lợi ích. Các thiết bị này nhanh chóng được cập nhật vào nhà trường và trở thành các phương tiện dạy học có tác dụng cao.
Đối với bộ môn Địa lý, vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy – học bộ môn đã được quan tâm từ những thập kỉ trước. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về vấn đề này. Nhiều khóa luận, luận văn thạc sỹ, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm trong những năm gần đây cũng đã nghiên cứu việc sử dụng CNTT vào dạy học Địa lý. Đa số các đề tài, các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh tính cấp thiết, tính khả thi của việc sử dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn Địa lý.
Nhu cầu thực tế trong việc dạy học môn Địa lý THPT đòi hỏi người giáo viên thực sự phải có những kỹ năng cơ bản về thiết kế bài giảng điện tử và ứng dụng nhiều phần mềm hỗ trợ khác, bên cạnh những kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng khai thác – sử dụng Internet, kỹ năng tạo sự tương tác trong môi trường Internet giữa người dạy và người học Đặc thù của bộ môn Địa lý không đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức chuyên sâu hay khả năng sử dụng thành thạo một chương trình phần mềm chuyên biệt cho bộ môn (khác với các môn khoa học tự nhiên như Toán, Vật lí, Hóa học có rất nhiều công cụ chuyên dụng), nhưng nếu chỉ dừng lại ở khả năng soạn thảo văn bản, hoặc thiết kế bài giảng trên các chương trình Microsoft Office Word, Microsoft Office PowerPoint, hay Violet, thì đó thực sự là một hạn chế và trở ngại rất lớn để giáo viên Địa lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.
Xuất phát từ nhu cầu, tính cần thiết của việc sử dụng các phần mềm tin học trong hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử môn địa lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, mặc dù vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, tôi cũng xin mạnh chia sẻ với các quý vị đồng nghiệp dạy bộ môn Địa lý THPT đề tài: Kỹ năng sử dụng công cụ thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học môn Địa lý.
A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã dẫn tới việc sử dụng rộng rãi các thiết bị kỹ thuật hiện đại về nghe nhìn, thông tin, vi tính trong các hoạt động kinh tế và đời sống. Sự phát triển của công nghệ thông tin và ứng dụng của nó đặc biệt trong ngành giáo dục mang lại nhiều lợi ích. Các thiết bị này nhanh chóng được cập nhật vào nhà trường và trở thành các phương tiện dạy học có tác dụng cao. Đối với bộ môn Địa lý, vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy – học bộ môn đã được quan tâm từ những thập kỉ trước. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về vấn đề này. Nhiều khóa luận, luận văn thạc sỹ, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm trong những năm gần đây cũng đã nghiên cứu việc sử dụng CNTT vào dạy học Địa lý. Đa số các đề tài, các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh tính cấp thiết, tính khả thi của việc sử dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn Địa lý. Nhu cầu thực tế trong việc dạy học môn Địa lý THPT đòi hỏi người giáo viên thực sự phải có những kỹ năng cơ bản về thiết kế bài giảng điện tử và ứng dụng nhiều phần mềm hỗ trợ khác, bên cạnh những kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng khai thác – sử dụng Internet, kỹ năng tạo sự tương tác trong môi trường Internet giữa người dạy và người học Đặc thù của bộ môn Địa lý không đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức chuyên sâu hay khả năng sử dụng thành thạo một chương trình phần mềm chuyên biệt cho bộ môn (khác với các môn khoa học tự nhiên như Toán, Vật lí, Hóa học có rất nhiều công cụ chuyên dụng), nhưng nếu chỉ dừng lại ở khả năng soạn thảo văn bản, hoặc thiết kế bài giảng trên các chương trình Microsoft Office Word, Microsoft Office PowerPoint, hay Violet, thì đó thực sự là một hạn chế và trở ngại rất lớn để giáo viên Địa lý thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại. Xuất phát từ nhu cầu, tính cần thiết của việc sử dụng các phần mềm tin học trong hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử môn địa lý và hỗ trợ các hoạt động dạy học, mặc dù vốn hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, tôi cũng xin mạnh chia sẻ với các quý vị đồng nghiệp dạy bộ môn Địa lý THPT đề tài: Kỹ năng sử dụng công cụ thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học môn Địa lý. II. Mục đích của SKKN: Với mong muốn xây dựng những tiết học sôi nổi, tạo hứng thú học tập, kích thích tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh, tạo nên những ấn tượng về các nội dung học tập rõ nét và sâu sắc hơn. Nghiên cứu vấn đề này nhằm các mục đích cụ thể sau: 1. Chia sẻ một số kinh nghiệm sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử môn Địa lý THPT. 2. Chia sẻ một số tiện ích, công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử và ứng dụng trong hoạt động dạy học môn Địa lý THPT. 3. Bản thân có điều kiện trau dồi thêm kinh nghiệm trong giảng dạy có áp dụng công nghệ mới để truyền đạt kiến thức tốt hơn và việc tiếp thu của HS đạt hiệu quả cao hơn. 4. Khác với các công trình nghiên cứu, SKKN trước đây, các giải pháp đề cập trong SKKN của tôi mang tính thiết thực gắn với bài giảng môn địa lý, chứ không mang tính lý luận hay chung. 5. Kết quả của SKKN nếu được vận dụng rộng rãi trong dạy học nó không chỉ góp phần đổi mới phương pháp dạy học mà còn phát huy tính tích cực, chủ động trong việc giáo viên tự thiết kế bài giảng. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Đối tượng nghiên cứu: - Một số phần mềm hỗ trợ xử lý file media, flash, công cụ Microsoft powerpoint: Screenshoter 1.7, Fomat factory 4.3.0, Swiff Point Player 2.1, đồng hồ đếm ngược flash. - Chương trình Microsoft Office PowerPoint 2003, 2007, 2010. Microsoft Office PowerPoint 2003, 2010. - Một số hình ảnh minh họa bài giảng điện tử trong chương trình Địa lý 10,11,12 - Ban Cơ bản. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu ở các bài giảng thuộc khối lớp 10, 11, 12 tại trường THPT Lam Kinh năm học: 2017 – 2018. IV. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Dựa trên những kiến thức về internet, xử lí lồng ghép các đoạn video, cắt hình ảnh, tạo các hiệu ứng trong quá trình soạn giảng. - Dựa trên những quan điểm của giáo dục: Lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy các tố chất và gây hứng thú tiếp nhận kiến thức cho học sinh [1] - Tìm hiểu các phần mềm thông dụng có thể hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy học Địa lý và trong việc hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử môn Địa lý. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Tìm hiểu nhu cầu của giáo viên về việc sử dụng các phần mềm tin học trong dạy học; khảo sát hiệu quả ứng dụng một số phần mềm đối với các bộ môn nói chung và môn Địa lý nói riêng - Tham khảo những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp về những mặt tích cực, hạn chế khi sử dụng một số phần mềm và công cụ tin học - Khảo sát từ phía học sinh khả năng tiếp thu bài học khi ứng dụng CNTT vào dạy học. 3. Phương pháp ứng dụng thực tế: - Vận dụng kỹ năng sử dụng phần mềm vào thiết kế bài giảng điện tử cho một số bài học môn Địa lý THPT; sử dụng các công cụ tin học vào giảng dạy và đánh giá ưu – nhược điểm của những công cụ đó. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Cơ sở khoa học của SKKN: 1. Cơ sở lý luận của SKKN: 1.1. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong dạy học hiện đại : Công nghệ thông tin (CNTT) là một phát minh lớn nhất của loài người cho đến ngày nay. CNTT đang là một xu thế mà cả nhân loại đang cố gắng để tiếp cận và khai thác tất cả các ứng dụng để phục vụ tốt nhất nhu cầu về mọi mặt của mình. Sự ứng dụng của nó rất thần kỳ và sâu rộng. Chính vì lẽ đó mà ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong giai đoạn hiện nay lại trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT”. Như vậy, ICT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy học, đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới: Học mọi nơi (any where), Học mọi lúc (any time), Học suốt đời (life long), Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau. Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học là một bước chuyển hóa tiến bộ của ngành Giáo dục trong những năm qua. CNTT đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đổi mới trong giáo dục, tạo ra công nghệ giáo dục (Educational Technology) với nhiều thành tựu rực rỡ [4]. 1.2. Công nghệ thông tin giúp đổi mới trong phương pháp dạy và học : Hiện nay Ngành giáo dục nước ta đã có nhiều công văn chỉ đạo và khuyến khích GV ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy với các phần mềm hỗ trợ E-leaming, các bài giảng không chỉ đơn thuần sử dụng kênh chữ và kênh hình mà còn đảm bảo được sự đa dạng cách truyền tải thông tin (nghe, nhìn ...) Những video clip, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, những hình ảnh, âm thanh ... được đưa đến cho HS đúng lúc, mặc dù trong thời gian ngắn nhưng có tác dụng, hiệu quả cao về nhận thức của HS. Từ năm 2007 – 2008 toàn ngành giáo dục đã phát động phong trào “ Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học” [3], và lấy đó làm chủ đề của năm học. Đầu năm học 2011 – 2012 Bộ GD&ĐT cũng đã có công văn số 4906 BGD-ĐT-CNTT ngày 27/7/2011 « V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011 – 2012 »... Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học” CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học một cách phong phú. Việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy học có hiệu quả tiện cho trao đổi thông tin, các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT. Mối giao lưu giữa người và máy đã trở thành tương tác hai chiều với các phương tiện đa truyền thông (multimedia) như âm thanh, hình ảnh, video,.. mà đỉnh cao là elearning (học trực tuyến qua mạng Internet). Nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, mỗi một GV nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng CNTT và các trang thiết bị dạy học hiện đại và phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành, hứng thú học tập của HS để nâng cao chất lượng dạy và học. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đã đạt được những hiệu quả thiết thực đối với cả người dạy và người học 2. Cơ sở thực tiễn của SKKN: Địa lý là một ngành khoa học rất gần gũi với đời sống con người, đặc biệt môn địa lý nghiên cứu các vấn đề về hoạt động về tự nhiên trái đất và hoạt động của con người của các quốc gia, khu vực khác nhau trên toàn cầu. Môn địa lý còn góp phần rèn luyện cho HS năng lực tư duy và một số kỹ năng có ích trong đời sống và sản xuất; bồi dưỡng cho HS ý thức trách nhiệm, tình yêu với thiên nhiên và con người trên các lãnh thổ khác nhau của thế giới, tăng cường thêm ý chí phấn đấu vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, sánh vai với các nước có nền kinh tế phát triển hơn trong khu vực và thế giới [2] Từ đặc điểm, mục tiêu chương trình địa lý bậc trung học phổ thông như thế, đòi hỏi phải có nhiều hình ảnh, video trực quan minh hoạ. Đặc biệt là việc sử dụng những đoạn video ngắn minh hoạ cho nội dung học tập được chèn một cách hợp lý là phương pháp dạy học trực quan có tác dụng thiết thực, làm cho nội dung bài giảng của giáo viên sinh động góp phần cuốn hút, kích thích người học học tập say sưa, phát huy được tư duy sáng tạo. Do vậy, thiết nghĩ áp dụng rộng rãi việc sử dụng các đoạn video ngắn trong dạy học nói chung, dạy môn địa lý nói riêng sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả dạy và học. II. Thực trạng việc sử dụng các phần mềm trong dạy học địa lý: 1. Thuận lợi: - Trong những năm qua khả năng ứng dụng và khai thác nguồn tài nguyên công nghệ thông tin ứng dụng vào công tác giảng dạy của giáo viên THPT đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Lãnh đạo tỉnh, huyện và sở đã hết sức quan tâm đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy. Do vậy, việc đưa các bài giảng có ứng dụng CNTT vào giảng dạy cũng đã trở nên phổ biến ở nhiều trường THPT trên địa bàn Thanh Hóa. - Phong trào nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường được đẩy mạnh, nhiều thầy cô giáo đã mạnh dạn soạn giáo án điện tử trình chiếu trong các tiết thao giảng, báo cáo chuyên đề các cấp. Các tổ chuyên môn coi việc bồi dưỡng kĩ năng vi tính, kĩ năng thiết kế bài giảng điện tử là một nhiệm vụ trọng tâm trong sinh hoạt chuyên môn hằng tháng. - Nhiều giáo viên, nhất là những giáo viên trẻ, có khả năng thích ứng với CNTT nhanh chóng. Đa số các thầy cô đều có nhiều sự quan tâm, tìm tòi, học hỏi những ứng dụng mới và vận dụng tốt vào công việc của mình. 2. Khó khăn: - Một số trường trang bị hệ thống máy tính, đèn chiếu, mạng Internet còn thiếu... nên ít có điều kiện đưa các bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Do vậy việc sử dụng các đoạn video ngắn và hình ảnh ngoài sách giáo khoa đưa vào giảng dạy chưa thực hiện được. - Một số trường đã được trang bị đầy đủ các thiết bị kể trên song việc thiết kể các bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin chỉ mới dừng lại ở việc đưa các hình ánh có trong sách giáo khoa hoặc một vài hình ảnh tĩnh khác vào giảng dạy. Nhiều giáo viên ngại ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hoặc chỉ sử dụng bất đắc dĩ trong các tiết thao giảng, thực hiện chuyên đề. Hầu hết giáo viên không chú trọng vào vấn đề nên vận dụng phần mềm nào, sử dụng như thế nào và đến mức độ nào trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. - Nhiều giáo viên sử dụng các bài giảng được tải từ các thư viện bài giảng có ứng dụng CNTT trên mạng Internet sau đó chỉnh sửa lại. Tôi cũng đã tải về nhiều bài giảng để nghiên cứu và ứng dụng, song những bài giảng đó chỉ có rất ít bài có đưa vào các đoạn video ngắn nhưng khi tải về thì không chạy được hoặc chất lượng hình ảnh không tốt (Do GV khi đưa bài giảng lên mạng chưa biết cách đóng gói bài giảng, không đưa được các file gốc của các đoạn video ngắn kèm với bài giảng...) - Không ít giáo viên đã lạm dụng việc trình chiếu trên PowerPoint trong giờ Địa lý, tạo cho học sinh sự phân tán các giác quan giữa nghe, nhìn, quan sát các con hình ảnh, video, theo dõi các hiệu ứng... - Sở dĩ việc thiết kế bài giảng có sử dụng các đoạn video ngắn chưa được chú ý bởi nguồn tư liệu hạn chế, các đoạn video ngắn phục vụ cho giảng dạy bộ môn không được Bộ giáo dục cấp, tìm mua trên thị trường không có, hoặc nếu có thì không phù hợp. Các đoạn video ngắn sưu tầm được lại quá dài, một số phim thì không chạy được trên phần mềm PoiwerPoint do giáo viên chưa sử dụng được các phần mềm chuyên dụng để đổi định dạng hoặc cắt đoạn video ngắn theo ý muốn. - Ngoài ra khi thiết kế các bài giảng có sử dụng các đoạn video ngắn mất rất nhiều thời gian, nhất là công đoạn tìm kiếm và xử lí hình ảnh, đoạn video ngắn. - Một số thầy cô giáo chưa thành thạo vi tính, kỹ năng sử dụng phần mềm còn hạn chế nên việc ứng dụng CNTT vào dạy Địa lý còn chưa phát huy được hiệu quả. Sự hạn chế về kỹ năng ứng dụng CNTT trong dạy học của một số thầy cô giáo dạy Địa lý thể hiện chủ yếu qua một số mặt như: + Chưa thành thạo kỹ năng khai thác và xử lý thông tin từ internet: việc khai thác internet chủ yếu là tìm giáo án, tài liệu tham khảo, bài giảng điện tử được chia sẻ bởi đồng nghiệp, các video, hình ảnh minh họa cho bài giảng, đặc biệt từ nguồn kênh: https://baigiang.violet.vn; https://dayhocdialy.com/; các tư liệu cá nhân của đồng môn trên internet... + Chưa nắm vững kỹ năng tạo bài giảng điện tử bằng Powerpoint: một số thầy cô còn lúng túng khi thiết kế một bài giảng điện tử, chẳng hạn như: chọn font chữ, chọn nền, sử dụng hiệu ứng, chèn video – audio, chèn file flash vào bài giảng, hoặc lúng túng khi xử lý những “trục trặc” xảy ra khi làm việc với PowerPoint hay bộ gõ tiếng Việt. + Chưa có nhiều kỹ năng trong sử dụng phần mềm: đây là vấn đề mà nhiều thầy cô dạy địa lý gặp khó khăn khi sử dụng máy tính và thiết kế bài giảng điện tử. Nhiều thầy cô chưa thể xử lý những vấn đề phát sinh khi cài đặt và sử dụng một số phần mềm thông dụng. Khi thiết kế bài giảng điện tử, một số thầy cô chỉ đơn thuần là trình chiếu nội dung tóm tắt của bài giảng và một số hình ảnh minh họa, khi muốn đưa một đoạn video, audio, flash vào Powerpoint thì khá lúng túng. Bên cạnh đó, với những kỹ năng nâng cao như cắt một đoạn video, audio, chỉnh sửa một file ảnh, tạo một file flash thì ít được quan tâm, nên một số thầy cô khi gặp những tình huống này thì thường bỏ qua hoặc phải nhờ đến sự hỗ trợ của những người có nhiều kinh nghiệm hơn. Việc sử dụng thành thạo máy tính và có kỹ năng sử dụng một số phần mềm thông dụng không nhất thiết là bắt buộc đối với các thầy cô giáo, nhưng trong xu thế phát triển của thời đại, việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là việc sử dụng thành thạo công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng trong giảng dạy là một tất yếu khách quan, mở ra một không gian mới giúp cho giáo viên sáng tạo nhiều hơn trong công tác dạy – học, và mang đến cho học sinh những bài học sống động, gần gũi. Như vậy, CNTT trong dạy học là một phương tiện hiệu quả làm cầu nối giữa người dạy và người học. Khai thác những lợi ích mà CNTT mang lại trong quá trình dạy học là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong giai đoạn hiện nay. III. Các biện pháp để tổ chức thực hiện: 1. Một số công cụ xử lý file media: Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là khi soạn giáo án điện tử môn Địa lý, trong nhiều trường hợp, giáo viên cần sử dụng một số tư liệu dưới dạng media (video, audio, flash, tranh ảnh). Những tư liệu này có thể được lấy về từ nhiều nguồn, như tải về từ mạng Internet, từ đĩa CD, VCD, DVD, hoặc qua chia sẻ của đồng nghiệp. Những tư liệu ở dạng thô (chưa qua xử lý) không phải lúc nào cũng phù hợp với mục đích trình chiếu nội dung bài học hay thời lượng dành cho việc thể hiện nội dung minh họa. Trong những tình huống như vậy, có thể chúng ta sẽ cần thực hiện một số thao tác xử lí với nguồn tư liệu đã có. Chẳng hạn: - Chuyển đổi định dạng tệp tin video hoặc audio. - Cắt một đoạn phim, video clip hoặc một đoạn nhạc, file âm thanh. - Chụp ảnh từ một đoạn video. Có nhiều phần mềm có thể phù hợp với những mục đích này. Việc chuyển đổi định dạng file video có thể thực hiện bằng những phần mềm như Ultra Video Converter, Total Video Converter; việc chuyển đổi định dạng file audio có thể thực hiện bởi các công cụ Free Video To Mp3 Converter, Ease Audio Converter ; việc cắt, ghép file video, audio có thể thực hiện bởi các phần mềm như GoldWave, MP3 Splitter & Joiner Pro, Boilsoft Video Joiner & Splitter Tuy các phần mềm giúp xử lý file media khá phong phú, nhưng không phải phần mềm nào cũng đáp ứng được một cách hoàn hảo nhất mục đích của người sử dụng, nhiều phần mềm khá phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải mất nhiều thời gian làm quen để có thể sử dụng thành thạo; hơn nữa, một số phần mềm yêu cầu trả phí bản quyền để sử dụng với đầy đủ tính năng hay không bị giới hạn về thời gian. Đó là những trở ngại không nhỏ đối với nhiều thầy cô giáo, khi mà sự tiếp cận với công nghệ thông tin và những phần mềm mới còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, tôi xin giới thiệu hai phần mềm có thể giúp cho việc biên tập, xử lý file media thuận lợi hơn là: Screenshoter 1.7 và Fomat factory 4.3.0.0. 1.2. Phần mềm Screenshoter 1.7: 1.2.1. Giới thiệu: Screenshoter là một phần mềm có chức năng chuyên dùng để chụp màn hình điện thoại thông minh, hoặc chụp hình ảnh từ các video hiệu quả, Screenshoter sở hữu nhiều chức năng, nhiều chế độ chụp màn hình thông minh. Phần mềm Screenshoter giúp bạn chụp ảnh màn hình desktop chất lượng tốt, bổ sung các chú thích, chia sẻ cho mọi người xem với tốc độ nhanh. Với các hiệu ứng có sẵn giúp chúng ta có được những bức ảnh theo ý mong muốn. Chúng ta muốn chụp và lưu lại những tính huống bất ngờ trong các bộ phim, video được trình chiếu trên trình duyệt web, hoặc đang phát bởi các chương trình nhưng lại không biết cách làm thế nào. Cài đặt và sử dụng Screenshoter giúp bạn chụp màn hình desktop nhanh chóng. Chính vì vậy, những cảnh quay độc đáo, thiên nhiên hùng vỹ, những nhân vật nổi tiếng ... đều được ghi lại hết sức dễ dàng. 1.2.2. Cài đặt: - Bước 1: Tải phần mềm miễn phí Screenshoter tại địa chỉ: [8] - Bước 2: Nháy kép vào biểu tượng Sau khi tải về bạn giải nén ra, nháy kép để mở File Screenshoter.exe là sử dụng được ngay. + Nếu có thông báo gì thì cứ ấn Yes và OK (nó chỉ hiện trong lần sử dụng đầu tiên) - Vào Destination để chọn nơi lưu ảnh sau khi chụp (mặc định là Desktop) - Tại phần Filename là phần đặt tên ảnh sau khi chụp, có 3 chế độ đặt tên là: + Numbering: đặt theo số: 1,2,3,4.... + Date and time: đặt theo ngày, tháng + Ask every time: tự đặt tên mỗi khi chụp - Tại phần Region để chọn chế độ chụp. Có 3 chế độ: + Full screen (toàn màn hình). + Active windows (cửa sổ hiện hành) + Area (một vùng tùy chọn). - Screenshoter cho phép lưu ảnh ra 3 định dạng: JPG, PNG, BMP . - Để chọn định dạng ảnh xuất ra bạn vào: Settings => Saving => Image format. Riêng định dạng JPG có thể điều chỉnh chất lượng ảnh ở phần Settings => Saving => Image quality (JPG). - Nếu muốn quay về cấu hình mặc định bạn vào Setting => Reset setting.. 1.2.3. Hướng dẫn chụp ảnh màn hình bằng Screenshoter: - Đối với nguồn tư liệu ảnh trên internet vô cùng phong phú, nhưng trong một số trường hợp, khi thiết kế bài giảng điện tử môn Địa lý, một số hình ảnh mà giáo viên cần lại khó tìm được trên mạng, nhưng trong các video tư liệu lại có thể có những hình ảnh đáp ứng được nhu cầu minh họa và mục đích thiết kế bài giảng. Lúc đó, phần mềm Screenshoter có thể giúp chụp lại được những bức ảnh trên video mà vẫn giữ nguyên chất lượng hiển thị. - Ví dụ như trong trường hợp sau: tôi muốn chụp lại một số bức
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ky_nang_su_dung_cong_cu_thiet_ke_bai_giang_dien_tu_tron.doc