SKKN Kinh ngiệm ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật dạy học trong bài 7 Giáo dục công dân 9 "kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”

SKKN Kinh ngiệm ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật dạy học trong bài 7 Giáo dục công dân 9 "kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”

 Một nhà nghiên cứu giáo dục đã từng nói: “Người giáo viên dạy tốt cho học sinh chân lý, người giáo viên dạy giỏi cho học sinh con đường tìm ra chân lý” hay A.Komski cũng nói rằng: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách.Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Quả đúng như vậy, Nghị quyết lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu rõ:“ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học’’. Hay trong điều 4 Chương I “Luật giáo dục” nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “ Phương pháp giáo dục phải biết phát hay tính giáo dục tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý thức vươn lên’’. [1]

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì yêu cầu đổi mới giáo dục ngày càng cao và là một nhu cầu tất yếu, mang tính chiến lược nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành người lao động phát triển toàn diện về "Đức, Trí, Thể, Mỹ’’, để làm chủ bản thân, xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục công dân ( GDCD ) trong nhà trường nói riêng là vấn đề được quan tâm và chú trọng nhiều nhất bởi mục tiêu chương trình. Để giúp học sinh tiếp cận được các bài học thì có nhiều phương pháp, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học các bài GDCD là phương pháp rất quan trọng giúp học sinh có tri thức bao quát, tổng hợp đồng thời còn bồi dưỡng kỹ năng, thái độ trong cuộc sống, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể; tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, cuộc sống; giúp học sinh biết chia sẻ những kinh nghiệm, băn khoan của bản thân với nhau.

 

doc 19 trang thuychi01 13301
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh ngiệm ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật dạy học trong bài 7 Giáo dục công dân 9 "kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT QUẢNG XƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
KINH NGIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC TRONG BÀI 7 GDCD 9 
 “KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC ” 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hường 
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Quảng Ngọc
SKKN môn: Giáo dục công dân
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
 Trang
1. Mở đầu.........................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài.......................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu................................................................2
 1.3.Đối tượng nghiên cứu................................................................2
 1.4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.................................................3 
2.1 .Cơ sở lí luận............................................. ................................3
2.2. Thực trạng.................................................................................3
2.3. Giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề....................................4
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm......................................19
3. Kết luận và kiến nghị..................................................................19
3.1.Kết luận.....................................................................................20
3.2. Kiến nghị.....20	
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Một nhà nghiên cứu giáo dục đã từng nói: “Người giáo viên dạy tốt cho học sinh chân lý, người giáo viên dạy giỏi cho học sinh con đường tìm ra chân lý” hay A.Komski cũng nói rằng: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách...Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Quả đúng như vậy, Nghị quyết lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu rõ:“ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học’’. Hay trong điều 4 Chương I “Luật giáo dục” nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “ Phương pháp giáo dục phải biết phát hay tính giáo dục tích cực, tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý thức vươn lên’’. [1]
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì yêu cầu đổi mới giáo dục ngày càng cao và là một nhu cầu tất yếu, mang tính chiến lược nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành người lao động phát triển toàn diện về "Đức, Trí, Thể, Mỹ’’, để làm chủ bản thân, xây dựng đất nước văn minh, giàu đẹp. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục công dân ( GDCD ) trong nhà trường nói riêng là vấn đề được quan tâm và chú trọng nhiều nhất bởi mục tiêu chương trình. Để giúp học sinh tiếp cận được các bài học thì có nhiều phương pháp, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học các bài GDCD là phương pháp rất quan trọng giúp học sinh có tri thức bao quát, tổng hợp đồng thời còn bồi dưỡng kỹ năng, thái độ trong cuộc sống, rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin, khả năng diễn đạt một vấn đề trước tập thể; tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, cuộc sống; giúp học sinh biết chia sẻ những kinh nghiệm, băn khoan của bản thân với nhau...
	Năm học 2017 - 2018 là năm học tiếp tục thực hiện chủ đề "Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Bản thân tôi thấy rằng trong dạy học GDCD áp dụng khoa học công nghệ thông tin- giáo án Powrpoint và các kĩ thuật dạy học (Kĩ thuật khăn phủ bàn, kĩ thuật mảnh ghép) sẽ khắc phục được lối dạy theo kiểu truyền thu một chiều mà giờ dạy trở nên sinh động, nhẹ nhàng, có hiệu quả.
 Do đó là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD lớp 9 bằng việc học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, bằng thực tế áp dụng ở trường học, qua quá trình suy nghĩ, tích luỹ của mình tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài “Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật dạy học trong bài 7 GDCD 9 “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” .
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Với đề tài “Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật dạy học trong bài 7 GDCD 9 “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” nhằm mục đích: 
- Xác định được mục tiêu hợp lý trong bài học.
- Cách thức chuẩn bị một giờ dạy GDCD
- Cách tổ chức thực hiện một giờ dạy GDCD 
 - Kích thích hứng thú của học sinh trong giờ học.
 - Những đề xuất nhằm đem lại kết quả cao trong giờ dạy. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 9A, 9B Trường THCS Quảng Ngọc - Quảng Xương -Thanh Hoá.
- Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - GDCD 9 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Bằng phương pháp thực nghiệm: Từ thực tiễn giảng dạy môn giáo dục công dân ở những lớp có sử dụng dạy học bằng giáo án Powrpoint và các kĩ thuật dạy học cho thấy chất lượng bài giảng đạt hiệu quả cao hơn.
 	- Qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, các phương tiện thông tin thu thập được và qua học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, đặc biệt từ các giờ thao giảng.
 - Qua những buổi thảo luận chuyên đề, những buổi chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin, các kĩ thuật dạy học trong hoạt động dạy - học .
- Trên nền tảng đó bằng con đường phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát và xử lí thông tin để bước đầu rút ra kinh nghiệm cần thiết về dạy bài "Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc" lớp 9 bằng giáo án Powrpoint và các kĩ thuật dạy học.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ở thế kỷ XXI đòi hỏi một cuộc cách mạng về giáo dục đào tạo theo một chiến lược "Kiến thức - Phương pháp" nhằm nâng cao tiềm năng, trí tuệ của con người và trong những năm gần đây, vấn đề dạy học nói chung, môn Giáo dục công dân ở trường THCS nói riêng đã có những biến chuyển tích cực để đáp ứng xu thế đó. Đặc biệt, năm học 2017 - 2018 là năm học thực hiện chủ đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học. Để đáp ứng mục tiêu yêu cầu về phương pháp giáo dục: " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; "[1] người giáo viên đã thực sự đổi mới phương pháp dạy học, chú ý đến sự tiếp nhận và vận dụng kiến thức, kỹ năng thực hành của học sinh. Giờ học GDCD học sinh đã học tập tích cực, chủ động, hứng thú học hơn. Cụ thể là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ khắc phục lối giáo dục cứng nhắc một chiều, phát huy được tính tích cực, năng động, sáng tạo, tư duy logíc của học sinh. 
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
Sau khi dạy xong bài "Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” bằng phương pháp thông thường (thuyết trình là chủ yếu) tôi đã lập bảng thống kê về kết quả học tập của học sinh đối với lớp 9A, 9B như sau:
Nội dung khảo sát
SS
Kết quả
Giỏi
Khá
T.Bình
Y-K
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc
78
14
18
19
28
35
45
10
9
Nêu được các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
78
17
22
21
27
28
36
12
15
Nêu được vai trò của truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
78
12
15
17
22
35
45
14
18
Kể được những việc làm để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
78
16
20
20
25
31
39
13
16
Qua đó chúng ta thấy rằng : Mục tiêu của bài dạy là chưa đạt yêu cầu . Điều này do một số nguyên nhân sau:
 2.2.1. Nguyên nhân khách quan:
 Do nhu cầu của xã hội hiện nay học sinh học thiên sang khối tự nhiên nên có xu hướng không thích môn GDCD. Học sinh còn xem nhẹ môn học nên thiếu chú ý khi giáo viên giảng bài, không chịu khó làm bài tập ở nhà, ít đọc các tài liệu tham khảo, học sinh luôn cho rằng môn GDCD là môn học phụ. Mặc dù "Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” trong môn GDCD là một bài hay, gắn liền với thực tế hàng ngày của học sinh. Nhưng học sinh ít biết liên hệ thực tế với nội dung bài học. Do đó việc học sinh nắm bắt được các quy định của pháp luật, nguyên nhân, hậu quả của việc không phù hợp với truyền thống, thuần phong mỹ tục quả là không đơn giản....Nên xu hướng không thích môn GDCD còn xem nhẹ môn học thiếu chú ý học khi giáo viên giảng bài là rất phổ biến.
 2. 2.2. Nguyên nhân chủ quan. 
 Đối với những môn học GDCD nói chung, bài "Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc” nói riêng do thói quen cũ giáo viên còn giảng bài chung chung, ngôn ngữ giảng bài đều đều, truyền thụ theo kiểu một chiều giáo viên hỏi - học sinh trả lời nên không kích thích được hứng thú học tập của các em. Hơn nữa, lượng kiến thức cơ bản của học sinh còn quá ít do các em chưa chăm học, chưa hứng thú học lại ít đọc tài liệu, nghiên cứu sách giáo khoa.....
Trên đây là kết quả của giảng dạy theo phương pháp truyền thống mà giáo viên thường sử dụng. Thế nhưng, trước sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi con người phải có trình độ phát triển cao hơn nên yêu cầu nắm bắt kiến thức cũng phải nhanh nhạy, kịp thời hơn. Trong khi đó hầu như các trường đã có máy vi tính và một số trường có máy chiếu đa năng. Đối với bài "Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc" với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại, sử dụng giáo án Powrpoint, giáo viên sẽ có nhiều thuân lợi trong việc hướng dẫn học sinh giúp tiếp cận, nắm bắt kiến thức nội dung bài học. 
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
	Để thực hiện dạy bài "Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc" bằng giáo án Powrpoint và các kĩ thuật dạy học tôi đã tiến hành các bước sau:
2.3.1 Xác định mục tiêu bài dạy:
Xác định mục tiêu là khâu quan trọng cho mỗi bài giảng. Mục tiêu ở mỗi bài đã được xác định cụ thể trong sách giáo khoa và sách giáo viên, chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đối với mỗi bài GDCD được đưa vào chương trình đều có mục tiêu, yêu cầu cần đạt rất rõ ràng. Xác định yêu cầu tối đa và tối thiểu trong một tiết dạy là việc làm có ý nghĩa quan trọng cho một tiết học. Có nghĩa là giáo viên phải xác định rõ được mục tiêu nào là quan trọng nhất. Rất tiếc là khi soạn giáo án, không mấy giáo viên vạch ra được mục đích, yêu cầu sát hợp và bám sát mục đích yêu cầu trong suốt thời gian lên lớp. Đi xa mục đích, yêu cầu, khó lòng có thể lựa chọn được những kiến thức căn bản nhất cốt lõi nhất. Chính vì vậy khi dạy các bài GDCD nói chung, bài "Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc" nói riêng, bản thân tôi rất chú trọng vào việc tìm ra đựơc mục tiêu, yêu cầu của bài học. Mục tiêu của bài "Kế thừa và phát huy truyền thóng tốt đẹp của dân tộc" gồm:
+ Kiến thức:
- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
- Kể được các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 
- Nêu được vai trò của truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
- Kể được những quy định cơ bản để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. [2]
+ Kĩ năng:
- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nhận biết được các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các hành vi vi phạm về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các hủ tục đang ăn sâu, bám rễ vào văn hóa truyền thống của người Việt. [2]
+ Thái độ:
- Tôn trọng và tự hào truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Có ý thức kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Ủng hộ các biện pháp kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm làm mất đi vẻ đẹp văn hóa của dân tộc[2]
Trong các mục tiêu trên thì mục tiêu quan trọng của bài học là học sinh nêu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Kể được tên các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nêu được vai trò của truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Có ý thức kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2.3.2. Thiết kế trên giáo án điện tử: 
Thực tế cho thấy để soạn một giáo án bằng MS Power Point thành công quả là tốn rất nhiều thời gian so với giáo án truyền thống. Hơn nữa giáo viên phải thành thạo kỹ năng máy tính, phải nhuần nhuyễn bài giảng, phải giảm thiểu tối đa lối giảng dạy thuyết trình mà tăng cường những cuộc trao đổi, đàm thoại dài - ngắn khác nhau giữa giáo viên và học sinh, học sinh - học sinh.Người giáo viên còn phải có tâm huyết với nghề. Có như vậy chất lượng giờ dạy - học mới thật sự được nâng lên .
Chính vì thế khâu chuẩn bị cũng không đơn giản. Nhưng vì, chuẩn bị là công đoạn quan trọng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài dạy. Công việc chuẩn bị càng tốt thì kết quả bài dạy càng cao nên khi chuẩn bị phải làm tốt hai nhiệm vụ sau:
2.3.3. Chuẩn bị về nội dung của bài.
Đây là bước mà giáo viên phải lập kế hoạch cụ thể mà ở bài đó chúng ta cần hình thành cho học sinh những nội dung nào? Ngoài ra, giáo viên cũng cần thu thập thêm thông tin, cần thiết có liên quan đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Với bài này tôi chuẩn bị như sau:
- Giáo viên phải đọc kỹ nội dung yêu cầu trong sách giáo khoa, sách giáo viên, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD 9, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên GDCD
- Giáo viên tìm hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những vai trò, ý nghĩa ....về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 - Tìm hiểu, thu thập những hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
2.3.4. Chuẩn bị về nguồn tư liệu: 
- Tranh ảnh về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Tài liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Phương tiện: Phiếu học tập, Máy tính, Sử dụng phần mềm MS PowerPoint
2.3.5 Trình chiếu:
 2. 3.5.1 Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài cũ là là bước rất quan trọng trong các giờ học. Giáo viên cần kiểm tra bài cũ. Bởi lẽ, qua đó kiểm tra xem thái độ, tinh thần học tập, khả năng tiếp thu ở bài trước của học sinh ra sao để giáo viên có định hướng cho bài hôm sau. Với cách thực hiện như vậy ta cũng tuân thủ bằng cách bằng cách cho học sinh tham gia trò chơi “ Hộp quà bí ẩn’’ Trong hộp quà có chứa có 2 câu hỏi. Em nào nhanh tay xung phong chọn hộp quà và trả lời đúng sẽ nhận được quà của cô.
+ Hộp quà mầu xanh: Em hiểu thế nào là là hợp tác? Hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào? 
- Giáo viên đưa lên màn hình Slide 1[3] mục kiểm tra bài cũ.
+ Hộp quà mầu đỏ: Em hãy nêu những nguyên tắc trong hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta ?
 [3] 
- Giáo viên đưa lên màn hình Slide 2 mục kiểm tra bài cũ. Kết thúc phần trả lời giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét và giáo viên kết luận cho điểm.
- GV nhận xét, trao quà vào cuối tiết học và chuyển sang giới thiệu bài mới.
 2. 3.5.2. Giới thiệu bài mới:
Thành ngữ có câu “ Đầu xuôi đuôi lọt’’. Vì vậy để tạo cảm hứng cho học sinh ngay từ đầu tôi thiết nghĩ nên giới thiệu bài mới thật hay. Bởi mở bài có hay học sinh mới thấy hứng thú. Lâu nay bằng phương pháp truyền thống chúng ta hay giới thiệu bằng cách nêu mục tiêu bài học. Như vậy học sinh thường nhàm chán và không có cảm hứng. Do đó đối với bài này để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ đầu tôi đã thực hiện giới thiệu bài mới bằng cách cho học sinh quan sát các trang phục truyền thống trong những bức ảnh sau (Slide3). - Sau đó yêu cầu học sinh xác định tên trang phục và nguồn gốc của trang phục. Đồng thời giáo viên giới thiệu cho học sinh đây chính là các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. [4]
2.3.5.3. Tìm hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Giáo viên trình cho HS quan sát tranh về các truyền thống của dân tộc (Slide 4) 
 [4]
- ? Xác định các truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nêu hiểu biết của em về các truyền thống tốt đẹp ấy? 
HS: Đây là các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được thể hiện qua quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
GV: Sử dụng “kĩ thuật mảnh ghép” để hình thành khái niệm thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Chia lớp thành 3 nhóm - “Nhóm chuyên sâu”
- Nhóm 1: Tìm những truyền thống tốt đẹp của địa phương Quảng Xương và nêu hiểu biết của em về các truyền thống tốt đẹp ấy?
- Nhóm 2: Tìm những truyền thống tốt đẹp của địa phương Thanh Hóa và nêu hiểu biết của em về các truyền thống tốt đẹp ấy? 
- Nhóm 3: Tìm những truyền thống tốt đẹp của các tỉnh khác nêu hiểu biết của em về các truyền thống tốt đẹp ấy? 
- Cả nhóm thảo luận
- Sau đó GV cho hình thành “nhóm mảnh ghép”: Yêu cầu mỗi em trong 3 nhóm chuyên sâu trên sẽ ghép lại thành 1 nhómNhóm mảnh ghép.
- Yêu cầu mỗi em lần lượt trình bày nội dung mình đã thảo luận ở “nhóm chuyên sâu” cho các thành viên khác trong nhóm biết.
- Sau khi cả “ nhóm mảnh ghép” đều biết được những truyền thống tốt đẹp và các truyền tống đó đã được truyền từ đời này sang đời khác thì GV đặt câu hỏi mới: Thế nào là thống tốt đẹp của dân tộc ? 
- Học sinh trả lời theo yêu cầu. 	
- GV chốt kiến thức, kết luận ( Slide 5). 
 [3]. 
Giáo viên: Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.(Slide 6)
- Học sinh quan sát 
 [4]
.3.5.4. Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc :
? Kể tên các truyền thống của dân tộc ?
- HS trả lời - GV chốt kiến thức ( Slide 7) 
 [3]
Kính trên nhường dưới
Truyền thống hiếu học
 [4]
- Giáo viên giới thiệu một số truyền thống dân tộc ở địaphương. 
Lễ hội đền Trần Nhật Duật Quảng Hợp,Quảng Xương, Thanh Hóa
Nghề mây tre đan Quảng Phong, Quảng Xương, Thanh Hóa
Nghề cá Quảng Nham, Quảng Xương- Thanh Hóa
Nem chua xứ Thanh
 [5]
2.3.5. 5. Tìm hiểu các hủ tục đang tồn tại:
GV: Cho HS quan sát tranh các bức tranh sau ( Slide 8):
 [4]
? Em có nhận xét gì về những hành vi trên?
- HS: Đây là những hành vi mà nhà nước cấm.
- Gv: Vì sao đây là những hành vi mà xã hội lên án, nhà nước cấm ?
- HS : Vì đây là những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống nhân dân. Đó chính là những hủ tục.
? Hãy kể tên các hủ tục đang tồn tại ở các địa phương ?
- HS trả lời: - GV chốt kiến thức 
Những hủ tục như :- Mê tín dị đoan
- Tập quán lạc hậu: Cưới xin linh đình, lấy vợ, lấy chồng sớm vv
- Nếp nghĩ lối sống tuỳ tiện, coi thường pháp luật.
 Hiện tượng tùy táng Nạn tảo hôn
 [4]
2.3.5.6. Vai trò của truyền thống dân tộc đối với cuộc sống của con người:
GV sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn.
- Chia lớp thành 6 nhóm ( mỗi nhóm 6 học sinh)
- Câu hỏi thảo luận: Truyền thống dân tộc có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người?
- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0, trên tờ giấy đã chia thành 6 phần xung quanh và 1 phần chính giữa.
- Các thành viên của nhóm sẽ ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh.
- Mỗi em sẽ làm việc độc lập trong vòng 2 phút, trả lời câu hỏi theo cách hiểu riêng ( Viết vào phần giấy của mình trên giấy A0)
- Sau đó các em thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0
- GV gọi đại diện từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận (Slide 9).
 [3]
2.3.5.7. Những biện pháp cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
- Chia lớp thành 3 nhóm 
- Các nhóm sẽ cùng tìm ra những biện pháp cần thiết để kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.
 ( Thời gian 3 phút)
- HS các nhóm thực hiện trên bảng.
- HS các nhóm cùng nhận xét
+ Giữ gìn truyền thống, kế thừa, phát huy
+ Lên án, ngăn chặn văn hóa đồi trụy, ngoại lai, hoạt động sùng ngoại
+ Hoc hỏi văn hóa tốt đẹp của các dân tộc khác.
+ Sưu tầm văn hóa tốt đẹp của địa phương, dân tộc.
+ Sưu tầm văn hóa tốt đẹp của thế giới.
- GV kết luận (Slide 10).
 [3]
 Giáo viên yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy (Slide 11) thể hiện kiến thức kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.Học sinh vẽ theo nhóm 
- Giáo viên nhận xét cho điểm 
- Phần luyện tập (Slide 12), giáo viên cho học sinh làm bài tập tình huống sau: 
Học sinh làm bài tập - Giáo viên nhận xét cho điểm
[3]
 Phần củng có bài học giáo viên tổ chức trò chơi ô chữ tiếng Việt (Slide 13) 
Luật chơi: Học sinh trả lời các ô chữ hàng ngang để tìm ô chữ bí ẩn. Chữ bí ẩn là ‘’Văn hóa’’
GV: tổng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_ngiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va_ky_thuat_day.doc