SKKN Kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số câu hỏi lí thuyết khó trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường trung học phổ thông

SKKN Kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số câu hỏi lí thuyết khó trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường trung học phổ thông

Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi cho thấy: Nhiều học sinh chưa tìm ra cách giải cụ thể cho mỗi dạng câu hỏi trong đề thi, cứ thuộc gì là viết hết vào bài thi. Nhiều học sinh cho rằng môn Địa lí là môn xã hội nên chỉ cần học thuộc lòng và nhớ thật nhiều kiến thức là có thể đạt điểm cao.

Nhưng qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi thấy, nhiều học sinh tuy thuộc nhiều kiến thức nhưng điểm thi lại không cao, nhất là thi học sinh giỏi. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do thí sinh còn lúng túng trong việc nhận dạng câu hỏi và cách làm bài thi. Đặc biệt khi gặp các dạng bài khó như dạng câu hỏi chứng minh, giải thích, so sánh, chứng minh- giải thích thì hầu như các em đều không biết phải đưa kiến thức gì để làm rõ yêu cầu của đề bài nên các em cứ thuộc kiến thức gì liên quan là viết vào bài làm, thậm chí còn bị lạc đề Hay nói đúng hơn là các em chưa có kỹ năng làm bài nên điểm không cao.

Chính vì vậy thông qua việc tổng kết các đề thi học sinh giỏi các cấp, nhất là ở lớp 12, qua kinh nghiệm của bản thân, qua tham khảo sách, tài liệu tôi đã mạnh dạn thực hiện sáng kiến: Kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số câu hỏi lí thuyết khó trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường trung học phổ thông.

Ở mỗi dạng câu hỏi, sáng kiến tập trung làm rõ các nội dung: yêu cầu của câu hỏi, cách nhận dạng câu hỏi, phân loại câu hỏi, hướng dẫn cách giải cụ thể và một số ví dụ minh họa, với hy vọng phần nào khắc phục được thực trạng trên giúp học sinh học môn địa lí tốt hơn và thi học sinh giỏi tỉnh đạt kết quả cao hơn.

 

doc 22 trang thuychi01 6450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số câu hỏi lí thuyết khó trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi cho thấy: Nhiều học sinh chưa tìm ra cách giải cụ thể cho mỗi dạng câu hỏi trong đề thi, cứ thuộc gì là viết hết vào bài thi. Nhiều học sinh cho rằng môn Địa lí là môn xã hội nên chỉ cần học thuộc lòng và nhớ thật nhiều kiến thức là có thể đạt điểm cao. 
Nhưng qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi thấy, nhiều học sinh tuy thuộc nhiều kiến thức nhưng điểm thi lại không cao, nhất là thi học sinh giỏi. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do thí sinh còn lúng túng trong việc nhận dạng câu hỏi và cách làm bài thi. Đặc biệt khi gặp các dạng bài khó như dạng câu hỏi chứng minh, giải thích, so sánh, chứng minh- giải thíchthì hầu như các em đều không biết phải đưa kiến thức gì để làm rõ yêu cầu của đề bài nên các em cứ thuộc kiến thức gì liên quan là viết vào bài làm, thậm chí còn bị lạc đềHay nói đúng hơn là các em chưa có kỹ năng làm bài nên điểm không cao. 
Chính vì vậy thông qua việc tổng kết các đề thi học sinh giỏi các cấp, nhất là ở lớp 12, qua kinh nghiệm của bản thân, qua tham khảo sách, tài liệu tôi đã mạnh dạn thực hiện sáng kiến: Kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh phân loại và giải một số câu hỏi lí thuyết khó trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở trường trung học phổ thông.
Ở mỗi dạng câu hỏi, sáng kiến tập trung làm rõ các nội dung: yêu cầu của câu hỏi, cách nhận dạng câu hỏi, phân loại câu hỏi, hướng dẫn cách giải cụ thể và một số ví dụ minh họa, với hy vọng phần nào khắc phục được thực trạng trên giúp học sinh học môn địa lí tốt hơn và thi học sinh giỏi tỉnh đạt kết quả cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nhằm trang bị cho học sinh các kĩ năng nhận dạng,phân loại và giải các dạng câu hỏi lí thuyết khó.
- Giúp học sinh tự tin hơn khi làm bài, từ đó đạt điểm và đạt các giải cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các câu hỏi trong thi học sinh giỏi môn Địa lí rất đa dạng như: câu hỏi dạng trình bày, chứng minh, so sánh, phân tích, giải thích Nhưng trong phạm vi chuyên đề tôi chỉ đi sâu vào bốn dạng câu hỏi khó mà học sinh thường gặp trong các kỳ thi đó là dạng câu hỏi: so sánh, chứng minh ,giải thích, giải thích- chứng minh.
- Ở mỗi dạng câu hỏi, sáng kiến tập trung làm rõ các nội dung: yêu cầu của câu hỏi, cách nhận dạng câu hỏi, phân loại câu hỏi, hướng dẫn cách giải cụ thể và một số ví dụ minh họa trong bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 12. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- PP điều tra khảo sát thực tế: Tác giả đã tiến hành điều tra mức độ nắm vững cách trả lời các câu hỏi lí thuyết khó qua các phiếu điều tra, qua các đề thi thử học sinh giỏi cấp trường
- PP thống kê, xử lý số liệu: Từ những số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra, tác giả đã xử lí số liệu, đồng thời rút ra những đánh giá cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin qua các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh qua các năm; qua sách tham khảo; qua trao đổi với bạn đồng nghiệp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Sáng kiến đã phân loại và hướng dẫn giải một cách chi tiết các câu hỏi lí thuyết khó( giải thích, chứng minh,so sánh, chứng minh- giải thích) trong môn Địa lí, kèm theo các ví dụ cụ thể ở từng loại, từng khía cạnh của câu hỏi – Đây là điểm mới, khác biệt so với các sáng kiến về bồi dưỡng học sinh giỏi trước đây
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến
- Căn cứ vào kế hoạch ôn tập và tổ chức kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Thông báo số 2189/TB-SGDĐT ngày 31/10/2016 về nội dung, kế hoạch tổ chức thi
- Căn cứ vào cấu trúc đề thi môn địa lý, đề thi bao gồm hai phần: 
+ Phần lý thuyết với số điểm 15 điểm, thường có nhiều dạng câu hỏi, trong đó có nhiều câu hỏi lí thuyết khó( ở mức vận dụng thấp và cao) . 
+ Phần thực hành với số điểm 5 điểm( gồm vẽ biểu đồ, nhận xét, sử dụng Atlat.)
- Với cơ cấu đề thi và biểu điểm trên, thí sinh (TS) cần nắm vững các kiến thức cơ bản của toàn bộ chương trình và bản chất các kiến thức là khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên việc nắm vững kiến thức cơ bản không phải là tất cả, biết vận dụng những kiến thức đó để trả lời đúng các yêu cầu của từng loại câu hỏi trong đề thi mới là khâu quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bài thi .
Vì vậy ngay từ khi ôn tập, TS nên phân loại các câu hỏi và cách trả lời từng dạng câu hỏi (lý thuyết cũng như thực hành). Cách làm này rất có hiệu quả, giúp TS nhanh chóng có định hướng làm bài ngay sau khi đọc đề thi.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Nhiều học sinh cho rằng môn Địa lí là môn xã hội nên chỉ cần học thuộc lòng và nhớ thật nhiều số liệu là có thể đạt điểm cao trong các kỳ thi. 
Nhưng qua quá trình giảng dạy nhiều năm tôi thấy, nhiều học sinh tuy thuộc nhiều kiến thức nhưng điểm thi học sinh giỏi lại không cao.Nhất là đối với học sinh các trường thuộc các huyện miền núi có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn như trường THPT Thạch Thành 2 thì việc học và thi học sinh giỏi lại càng khó khăn hơn, chứ chưa nói đến việc đạt giải cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 
- Và thực tế, những năm trước bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp trong bộ môn Địa lí, thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc bồi dưỡng sinh giỏi, khi thi, học sinh thường có điểm số không cao và không có, hoặc có nhưng ít giải và giải không cao.Đầu năm học 2016- 2017, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ biết vận dụng kiến thức trong để trả lời các câu hỏi lí thuyết khó( như dạng so sánh, chứng minh, giải thích..)qua phiếu trắc nghiệm và qua kì thi khảo sát học sinh giỏi lần 1 năm học 2016- 2017, đối với 10 em học sinh thuộc các đội tuyển học sinh giỏi ở khối khối 11 và khối 12, kết quả như sau:
Dạng câu hỏi
Mức độ
Điểm thi KSCL học sinh giỏi lần 1( Thang điểm 20)
Chưa nắm vững
Nắm vững
Dưới 10 điểm
Từ 10 điểm trở lên
Số lượng
(học sinh)
Tỉ lệ
( %)
Số lượng
( HS)
Tỉ lệ
( %)
Số lượng
( HS)
Tỉ lệ
( %)
Số lượng
(HS)
Tỉ lệ
( %)
So sánh
7
70
3
30
9
90
1
10
Chứng minh
7
70
3
30
Giải thích
8
80
2
20
Chứng minh- giải thích
8
80
2
20
- Qua kết quả điều tra cho thấy: đầu năm học 2016-2017, phần lớn các em trong đội tuyển học sinh giỏi của trường chưa nắm vững cách làm các dạng câu hỏi lí thuyết khó, 90% các em có điểm thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 1 dưới 10 điểm.
- Từ thực trạng đó , việc đưa ra những giải pháp giúp các em có kĩ năng làm bài tốt hơn trong các kì thi học sinh giỏi là rất cần thiết, nhất là khi những đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất hạn chế.Vì vậy, ngay sau kì thi khảo sát chất lượng học sinh giỏi lần 1, tôi đã mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm của mình vào trong công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Thạch Thành 2.
2.3. Những kinh nghiệm trong nhận dạng và hướng dẫn học sinh giải các dạng câu hỏi lí thuyết khó.
2.3.1. Dạng so sánh
a. Nhận dạng câu hỏi
- Nhận dạng câu hỏi dựa vào các từ và cụm từ “so sánh, Trình bày sự giống và khác nhau, phân biệt, ”
b. Yêu cầu của dạng câu hỏi so sánh
Dạng câu hỏi so sánh là dạng tương đối khó, nhưng nếu như nắm vững cách giải thì không phải là không thể đạt được điểm cao. Đối với dạng này, cần đảm bảo được một số yêu cầu chủ yếu sau đây: 
- Trước hết, phải nắm vững kiến thức cơ bản. Đây là yêu cầu không chỉ đối với dạng so sánh, mà còn với tất cả các dạng câu hỏi khác, bởi vì không có "nguyên liệu" thì mọi cách "chế biến" đều là vô nghĩa. 
- Sau đó, cần biết cách hệ thống hoá, phân loại và sắp xếp kiến thức để dễ dàng cho việc so sánh. Trong phạm vi chương trình và SGK Địa lí 12 (ban Chuẩn và ban Nâng cao), các câu hỏi thuộc dạng so sánh liên quan cả đến các hiện tượng địa lí tự nhiên lẫn địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam. Nhìn chung, các câu hỏi có thể yêu cầu so sánh hai (hay nhiều) vùng thuộc khu vực đồi núi (thí dụ, Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam) hoặc các miền địa lí tự nhiên cũng như hai (hay nhiều) vùng thuộc lĩnh vực địa lí kinh tế - xã hội (như vùng chuyên canh, vùng kinh tế).
 	Các câu hỏi có thể chỉ yêu cầu so sánh một khía cạnh nào đó của các vùng, thí dụ như địa hình đối với các miền tự nhiên hoặc thế mạnh nguồn lực đối với các vùng chuyên canh... Vì thế, yêu cầu này đòi hỏi phải sắp xếp kiến thức theo từng nhóm để tiện cho việc xác định sự giống nhau và khác nhau.
- Cuối cùng, biết cách khái quát hoá kiến thức để có thể tìm ra các tiêu chí so sánh. Việc xác định được các tiêu chí so sánh phù hợp với yêu cầu câu hỏi có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho bài làm của thí sinh mạch lạc và không sót ý.
c. Phân loại câu hỏi so sánh
Phân loại các câu hỏi so sánh chỉ mang tính chất tương đối, nhưng lại có giá trị thực dụng cao. Về đại thể, có thể phân tất cả các câu hỏi so sánh thành 2 loại: 
- Loại câu hỏi so sánh hai (hay nhiều) chỉnh thể với nhau (gọi tắt là so sánh chỉnh thể).
Chỉnh thể ở đây có thể hiểu như là một đối tượng địa lí (tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội) tương đối hoàn chỉnh như vùng hay miền địa lí tự nhiên, vùng thuộc lĩnh vực địa lí kinh tế - xã hội (vùng chuyên canh, vùng kinh tế) hoặc ngành kinh tế cũng như một nội dung trọng vẹn nào đó về địa lí dân cư. Với các chỉnh thể này, việc so sánh phải đa chiều, toàn diện.
Có thể đưa ra một số thí dụ sau đây để minh hoạ: 
+ So sánh 2 vùng núi: Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
+ So sánh đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.
+ So sánh miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ So sánh 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
+ So sánh 2 trung tâm công nghiệp: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
+ So sánh 2 ngành công nghiệp trọng điểm đang được phát triển mạnh ở nước ta hiện nay: công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
- Loại câu hỏi so sánh một bộ phận (hay một phần, một khía cạnh) của hai (hay nhiều) chỉnh thể (gọi tắt là so sánh bộ phận).
Loại câu hỏi này tương đối phổ biến trong các đề thi học sinh giỏi. Yêu cầu của nó đòi hỏi sự so sánh không phải toàn bộ chỉnh thể, mà chỉ là một bộ phận nào đó (hoặc một khía cạnh) của các chỉnh thể với nhau. Liên quan đến câu hỏi so sánh bộ phận có cả phần địa lí tự nhiên Việt Nam và phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam.
Xin nêu một vài thí dụ sau đây: 
+ So sánh địa hình của 2 vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.
+ So sánh đặc điểm địa hình của 2 đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
+ So sánh địa hình và khí hậu giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ So sánh thế mạnh để phát triển lương thực, thực phẩm giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
+ So sánh nguồn lực để phát triển cây công nghiệp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ So sánh việc phát triển các ngành kinh tế biển giữa Duyên hải Nam Trung Bộ với Đông Nam Bộ.
+ So sánh sự phân bố dân cư giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên...
d. Hướng dẫn cách giải dạng câu hỏi so sánh
* Hướng dẫn chung
Mặc dù các câu hỏi thuộc dạng so sánh được chia thành 2 loại, nhưng cách giải đều có cùng một quy trình. Dù đó là so sánh chỉnh thể hay so sánh bộ phận đều phải theo quy trình gồm có 3 bước sau đây: 
- Bước thứ nhất: Tìm sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng cần phải so sánh.
Về nguyên tắc, đối với câu hỏi so sánh nhất thiết phải làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng. Trước hết cần đọc kĩ câu hỏi và xem yêu cầu của nó là gì. Có thể có 2 cách hỏi và tuỳ theo từng cách hỏi cụ thể mà chọn cách trả lời cho thích hợp.
+ Cách thứ nhất, yêu cầu của câu hỏi là so sánh (thí dụ, so sánh 2 vùng núi: Đông Bắc và Tây Bắc, hoặc so sánh 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp: Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ).
Khi câu hỏi yêu cầu so sánh thì bắt buộc phải làm nổi bật sự giống nhau và khác nhau. Cũng thuộc cách hỏi này, nhưng câu hỏi rõ ràng hơn, cụ thể hơn khi yêu cầu hãy tìm sự giống nhau và khác nhau (thí dụ, tìm sự giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long). Như vậy, việc phải làm rõ sự giống nhau và khác nhau là lẽ đương nhiên, không còn gì phải bàn cãi.
+ Cách thứ hai, câu hỏi chỉ yêu cầu tìm sự khác nhau (hoặc giống nhau) mà thôi. Thí dụ, địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam khác nhau như thế nào? hoặc tìm sự khác nhau về các nguồn lực giữa 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của nước ta là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên với Đông Nam Bộ. Rõ ràng, tuỳ theo yêu cầu câu hỏi mà thí sinh sẽ có định hướng trả lời.
 	+ Bước thứ nhất được coi là quan trọng và không thể thiếu được trong quy trình xử lí câu hỏi. Tuy nhiên, ý nghĩa của nó chỉ giới hạn ở việc định hướng cách giải (tìm cả sự giống nhau và khác nhau, hoặc chỉ 1 trong 2). 
+ Sở dĩ phải trình bày bước này vì khi gặp loại câu hỏi so sánh, nhiều thí sinh không biết cách làm, dù rằng thuộc bài. Do có thể không hiểu câu hỏi nên các đối tượng so sánh lần lượt được trình bày theo kiểu thuộc bài. Chẳng hạn, đối với câu hỏi yêu cầu so sánh 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp (thí dụ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên) thì đầu tiên thí sinh trình bày vùng Đông Nam Bộ (với các kiến thức nhớ được, thậm chí rất thuộc bài như trong SGK), sau đó là đến vùng Tây Nguyên. Cách trả lời như vậy không phù hợp với câu hỏi so sánh và được đánh giá là không hiểu câu hỏi, thậm chí là lạc đề.
- Bước thứ hai: Xác định các tiêu chí để so sánh.
+ Xác định các tiêu chí để so sánh là bước có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bài thi bởi vì trình bày sự giống nhau và khác nhau theo các tiêu chí giúp cho bài làm trở nên mạch lạc và giảm thiểu việc bỏ sót ý.
+ Thực tiễn chỉ ra rằng, nếu bỏ qua bước này bài làm sẽ rất lộn xộn, bỏ sót nhiều ý và kết quả là điểm rất thấp. Trong quá trình làm bài, mặc dù có thể đã nhận dạng được câu hỏi, nhưng do không xác định các tiêu chí để so sánh nên thường rơi vào tình trạng nhớ đến đâu viết đến đấy.
+ Muốn xác định tương đối chính xác các tiêu chí để so sánh, cần phải biết hệ thống và khái quát hoá kiến thức đã học. Mặt khác, cũng cần chú ý đến loại câu hỏi (so sánh chỉnh thể hay so sánh bộ phận) để lựa chọn tiêu chí cho phù hợp. Rõ ràng, đối với dạng câu hỏi so sánh việc xác định được các tiêu chí có tầm quan trọng đặc biệt.
- Bước thứ ba: "Lấp đầy" các tiêu chí bằng kiến thức đã học.
- Sau khi định hướng trả lời và xác định được tiêu chí, bước cuối cùng là dùng kiến thức cơ bản đã học để "lấp đầy" các tiêu chí được lựa chọn. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, đối với câu hỏi so sánh nên đưa ra khoảng 3 tiêu chí. Nếu có quá ít tiêu chí thì dễ bị sót ý, nhưng nhiều tiêu chí quá dẫn tới sự phức tạp hoá không cần thiết, hay không đủ kiến thức để lấp đầy hết các tiêu chí. Tất nhiên, việc quyết định số lượng tiêu chí phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của câu hỏi.
- Để bài làm mạch lạc, đối với mỗi phần (giống nhau, khác nhau) cần phải so sánh lần lượt theo từng tiêu chí. Khi trình bày sự giống nhau, cần làm rõ các đối tượng phải so sánh có sự tương đồng như thế nào theo từng tiêu chí. Sau đó, tiếp tục làm tương tự như vậy đối với phần khác nhau.
- Khi làm bài, có thể có 2 cách thể hiện. 
+ Cách thứ nhất là chia đôi tờ giấy thi theo chiều dọc, một bên trình bày sự giống nhau và bên kia là sự khác nhau. Cách này không nên sử dụng vì sự hạn hẹp về diện tích của phần nửa tờ giấy thi. 
+ Cách thứ hai là lần lượt phân tích sự giống nhau, rồi đến sự khác nhau theo từng tiêu chí. Nên chọn cách này vì có thể trình bày được chi tiết, đầy đủ nội dung cần phải so sánh, mà không bị giới hạn bởi tờ giấy thi.
- Một điểm nữa cần lưu ý là tương quan về lượng kiến thức phải sử dụng và về cả số điểm giữa hai phần (giống nhau, khác nhau). 
+ Ở phần giống nhau, lượng kiến thức thường ít hơn, bởi vì đây là những điểm chung, tương đồng giữa các đối tượng phải so sánh. Vì thế, trong cơ cấu tổng số điểm dành cho cả câu hỏi, phần này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ (thườngvào khoảng 1/3 tổng số điểm). 
+ Ngược lại, ở phần khác nhau, lượng kiến thức thường nhiều hơn và số điểm cũng cao hơn (thườngvào khoảng 2/3 tổng số điểm).
- Đối với câu hỏi so sánh, có 2 trường hợp thí sinh dễ bị mất điểm do bỏ sót ý với những nguyên nhân hầu như trái ngược nhau. 
+ Trường hợp thứ nhất là ở phần giống nhau. Để tìm ra sự tương đồng, lượng kiến thức sử dụng tuy ít nhưng lại đòi hỏi mức độ khái quát hoá cao. Đó chính là lí do dễ dẫn đến bỏ sót ý và mất điểm. 
+ Trường hợp thứ hai, ngược lại, là ở phần khác nhau. Ở phần này đòi hỏi phải có sự chi tiết, tỉ mỉ về kiến thức cơ bản để lấp đầy các tiêu chí giữa hai (hay nhiều) đối tượng phải so sánh. Nếu như không lưu ý đầy đủ thì cũng dễ sót ý và mất điểm.
* Hướng dẫn cách giải cụ thể:
- Loại câu hỏi so sánh chỉnh thể
+ Yêu cầu của loại câu hỏi này là phải so sánh toàn bộ hai (hay nhiều) chỉnh thể với nhau. Như đã nêu ở phần trên, chỉnh thể đó có thể là vùng, miền địa lí tự nhiên hoặc vùng kinh tế (vùng chuyên canh, vùng kinh tế) hoặc ngành kinh tế...
+ Quy trình xử lí loại câu hỏi này được thực hiện theo 3 bước. Các hướng dẫn ở đây chỉ tập trung vào việc xác định tiêu chí, còn lấp đầy các tiêu chí (hay nói cách khác là nắm vững kiến thức cơ bản) thì phụ thuộc vào thí sinh.
+ Khó có thể có một mẫu tiêu chí chung cho tất cả các chỉnh thể (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế - xã hội). Dưới đây chỉ xin gợi ý các tiêu chí đối với 2 chỉnh thể về địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam là ngành (phân ngành) kinh tế và vùng lãnh thổ (vùng kinh tế, vùng chuyên canh).
+ Khi so sánh hai (hay nhiều) ngành với nhau, có thể gợi ý một số tiêu chí dưới đây: 
• Vai trò của ngành trong nền kinh tế (của cả nước hoặc của vùng);
• Nguồn lực phát triển (hay còn gọi là điều kiện hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển và phân bố của ngành);
• Tình hình phát triển;
• Cơ cấu (ngành, lãnh thổ);
• Phân bố (hay phân hoá theo lãnh thổ);
• Hướng phát triển
+ Các tiêu chí về ngành và về vùng có nhiều điểm tương đồng. Khi so sánh hai (hay nhiều) vùng lãnh thổ, có thể tham khảo các gợi ý sau đây: 
• Vai trò, quy mô hay vị trí địa lí của vùng;
• Nguồn lực (hay điều kiện) phát triển;
• Hướng chuyên môn hoá;
• Tình hình phát triển các ngành trong vùng;
• Phân bố;
• Hướng phát triển
+ Cần lưu ý là hai mẫu trên đưa ra các gợi ý tối đa. Trên thực tế, không phải lúc nào cũng sử dụng tất cả các tiêu chí này để so sánh. Phụ thuộc vào câu hỏi, có thể linh hoạt và lựa chọn khoảng 3 tiêu chí sao cho thích hợp nhất. Trong số các tiêu chí, nên chú ý đến nguồn lực (điều kiện) để phát triển, bởi vì tiêu chí này cần lượng kiến thức rất lớn. Vì thế, nếu yêu cầu phải so sánh hai (hay nhiều) ngành hoặc vùng lãnh thổ, cần dành thời gian thích đáng để so sánh tiêu chí nguồn lực nhằm tránh sót ý và đạt được phần điểm cao nhất cho câu hỏi.
+ Ngoài loại câu hỏi có thể xác định các tiêu chí theo mẫu như trên đã trình bày còn có loại câu hỏi mà việc xác định các tiêu chí không theo một mẫu nào cả. Loại câu hỏi này khó hơn, mặc dù có thể lượng kiến thức phải sử dụng không nhiều, nhưng lại đòi hỏi trình độ cao về tư duy. Ví dụ như so sánh 2 tháp dân số của nước ta ở hai thời điểm khác nhau, loại câu hỏi này hầu như gặp rất nhiều trong các đề thi học sinh giỏi.
- Loại câu hỏi so sánh bộ phận
Loại câu hỏi so sánh bộ phận bao trùm cả phần địa lí tự nhiên và phần địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam.
Vậy bộ phận nào trong chương trình và SGK Địa lí 12 hay được bóc tách ra để thiết kế làm câu hỏi thi? 
+ Đối với phần Địa lí tự nhiên Việt Nam, các bộ phận đó thường là: 
• Thành phần tự nhiên (thí dụ, so sánh về địa hình giữa 2 vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc; so sánh địa hình và đất giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long...).
• Đặc điểm tự nhiên (thí dụ, so sánh đặc điểm của 3 miền địa lí tự nhiên ở nước ta...).
• Thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên giữa các vùng (khu vực, miền) để phát triển kinh tế (thí dụ, so sánh thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế giữa khu vực đồi núi với khu vực đồng bằng ở nước ta...).
Vấn đề còn lại đối với thí sinh là căn cứ vào yêu cầu câu hỏi, trên nền tảng kiế

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_ve_huong_dan_hoc_sinh_phan_loai_va_giai_mot.doc