SKKN Kinh nghiệm vận dụng trò chơi vào dạy học Công nghệ 11 – Phần động cơ đốt trong nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3

SKKN Kinh nghiệm vận dụng trò chơi vào dạy học Công nghệ 11 – Phần động cơ đốt trong nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3

Đổi mới phương pháp dạy học hay tìm kiếm những phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông trước sự đột phá của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của nền giáo nước nhà.

Giáo dục trung học phổ thông - nơi khởi nguồn đào tạo ra lực lượng lao động mới cho cuộc cách mạng mới cũng là nơi dẫn dắt tư duy và tạo động lực bước ban đầu cho người học, cần định vị cụ thể cách thức, phương pháp của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Cụ thể thay đổi về quan niệm, tư duy của quá trình dạy và học, theo đó, quá trình dạy cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học hay tổ chức một nền giáo dục mới thực học, thực nghiệp. Quá trình học chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng lực vận dụng, thích nghi giải quyết vấn đề tư duy độc lập không những học qua sách vở qua tài liệu còn học qua nhiều hình thức khác như qua trò chơi, liên hệ tương tác, tích hợp liên môn, thay đổi suy nghĩ “Học một lần cho cả đời mà là học cả đời để làm việc cả đời”.

Giáo dục công nghệ phổ thông một trong những môn học giúp học sinh hình thành định hướng nghề nghiệp trong tương lai, một phân môn quan trọng trong các ngành nghề đào tạo ở các cấp học cao hơn nhưng học sinh không hứng thú với môn học. Ngoài lý do môn học yêu cầu phải tư duy trừu tượng, ghi nhớ nhiều, kiến thức khó, thì hiệu ứng “Môn phụ”, môn học không nằm trong chương trình ôn thi tốt nghiệp hay đại học, đã khiến cho cả giáo viên và học sinh không những ít quan tâm đến môn học mà còn không nhận ra nội dung hấp dẫn, bổ ích của bản chất của môn học. Đó là lý do mà bản thân người viết nghĩ đến việc vận dụng trò chơi vào việc dạy học công nghệ cho học sinh khối lớp 11 ở trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3.

Giáo dục bằng trò chơi là một hoạt động giải trí cũng là một phương pháp giáo dục hiện đại. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn công nghệ sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp và cách thức dạy học. Hoạt động trò chơi sẽ là phương pháp giúp cho học sinh phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Qua trò chơi các em sẽ được rèn luyện khả năng lựa chọn, sự tự tin, các năng lực tư duy, sáng tạo, có kĩ năng phân tích, làm việc độc lập đặc biệt là kĩ năng ra quyết định và phản ứng nhanh, hình thành năng lực quan sát và nhận xét đánh giá. Điều này cũng giúp học sinh có hứng thú trong học tập vì kích thích được sự ham học hỏi và muốn khám phá từ đó nâng cao kết quả học tập của các em. Xuất phát từ những vấn đề trên, với gần mười năm công tác người viết muốn đóng góp “Kinh nghiệm vận dụng trò chơi vào dạy học Công nghệ 11 – Phần động cơ đốt trong nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3”.

 

doc 18 trang thuychi01 27656
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm vận dụng trò chơi vào dạy học Công nghệ 11 – Phần động cơ đốt trong nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
 Mở đầu
 Lí do chọn đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học hay tìm kiếm những phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông trước sự đột phá của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của nền giáo nước nhà. 
Giáo dục trung học phổ thông - nơi khởi nguồn đào tạo ra lực lượng lao động mới cho cuộc cách mạng mới cũng là nơi dẫn dắt tư duy và tạo động lực bước ban đầu cho người học, cần định vị cụ thể cách thức, phương pháp của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Cụ thể thay đổi về quan niệm, tư duy của quá trình dạy và học, theo đó, quá trình dạy cần chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và phát triển năng lực người học hay tổ chức một nền giáo dục mới thực học, thực nghiệp. Quá trình học chuyển từ học thuộc, nhớ nhiều sang hình thành năng lực vận dụng, thích nghi giải quyết vấn đề tư duy độc lập không những học qua sách vở qua tài liệu còn học qua nhiều hình thức khác như qua trò chơi, liên hệ tương tác, tích hợp liên môn, thay đổi suy nghĩ “Học một lần cho cả đời mà là học cả đời để làm việc cả đời”.
Giáo dục công nghệ phổ thông một trong những môn học giúp học sinh hình thành định hướng nghề nghiệp trong tương lai, một phân môn quan trọng trong các ngành nghề đào tạo ở các cấp học cao hơn nhưng học sinh không hứng thú với môn học. Ngoài lý do môn học yêu cầu phải tư duy trừu tượng, ghi nhớ nhiều, kiến thức khó, thì hiệu ứng “Môn phụ”, môn học không nằm trong chương trình ôn thi tốt nghiệp hay đại học, đã khiến cho cả giáo viên và học sinh không những ít quan tâm đến môn học mà còn không nhận ra nội dung hấp dẫn, bổ ích của bản chất của môn học. Đó là lý do mà bản thân người viết nghĩ đến việc vận dụng trò chơi vào việc dạy học công nghệ cho học sinh khối lớp 11 ở trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3.
Giáo dục bằng trò chơi là một hoạt động giải trí cũng là một phương pháp giáo dục hiện đại. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn công nghệ sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp và cách thức dạy học. Hoạt động trò chơi sẽ là phương pháp giúp cho học sinh phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức. Qua trò chơi các em sẽ được rèn luyện khả năng lựa chọn, sự tự tin, các năng lực tư duy, sáng tạo, có kĩ năng phân tích, làm việc độc lập đặc biệt là kĩ năng ra quyết định và phản ứng nhanh, hình thành năng lực quan sát và nhận xét đánh giá. Điều này cũng giúp học sinh có hứng thú trong học tập vì kích thích được sự ham học hỏi và muốn khám phá từ đó nâng cao kết quả học tập của các em. Xuất phát từ những vấn đề trên, với gần mười năm công tác người viết muốn đóng góp “Kinh nghiệm vận dụng trò chơi vào dạy học Công nghệ 11 – Phần động cơ đốt trong nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập của học sinh trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3”.
 Mục đích nghiên cứu.
Khi vận dụng trò chơi vào dạy công nghệ cho học sinh khối 11, tôi đã kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại bằng cách kết hợp các phương pháp thuyết trình với làm việc nhóm, đàm thoại với thực tập, cụ thể: ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, các video, âm thanh trong giảng dạy, theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, ngoài việc cung cấp kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng, giúp học sinh chiếm lĩnh bài học một cách có hệ thống, dễ nhớ, dễ thuộc, tạo sự hưng phấn và thích thú học tập nâng cao kết quả học tập trong mỗi học sinh, còn giúp các em có các kĩ năng cần thiết ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường như năng lực tự tin trước đám đông, phản ứng nhanh trước lớp, cách thức tổng kết vấn đề và tìm kiếm thông tin. 
Bên cạnh đó người viết muốn tạo cho các em không khí học thoải mái nhất có thể “Học mà chơi – chơi mà học” là điều mà người viết muốn hướng tới trong bài viết này.
 Đối tượng nghiên cứu.
Đây là đề tài có phạm vi khá rộng. Vì thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc vận dụng trò chơi trong một số kiểu bài Công nghệ 11 phần động cơ đốt trong ở trên lớp qua các phần: giới thiệu bài mới, củng cố bài học, các tiết ôn tập.	
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tạo các trò chơi trên giấy A0, bảng phụ, trên phần mềm power point.
 Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu xây dựng trên cơ sở lý thuyết.
Làm việc trong phòng, tìm hiểu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài. Chương trình chuẩn sách giáo khoa Công nhệ 11, sách giáo viên.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
Soạn và thiết kế giáo án theo hướng vận dụng trò chơi vào các bài học môn công nghệ 11 và tiến hành thực nghiệm tại các lớp 11B6 và 11 B8 – trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3.
 Phương pháp thống kê
Tiến hành thống kê, xử lí số liệu về kết quả học tập môn học của học sinh ở các lớp đối chứng với các lớp thực nghiệm trong năm học 2018-2019, tạo cơ sở đưa ra những kết luận khoa học. 
 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Để đáp ứng được lực lượng lao động mới cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cuộc cách mạng của sự “Tự động hóa và trao đổi”, ngành giáo dục của nước nhà cần phải đào tạo ra những con người có năng lực tư duy, sáng tạo đổi mới, có kĩ năng phân tích, và tổng hợp thông tin, có khả năng làm việc độc lập, tự ra quyết định, đây là những năng lực mà học sinh Việt Nam còn thiếu nhiều nhất. 
Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
Báo Nhân dân điện tử, số ra thứ 6 ngày 19/04/2019 đã nêu “Thời 4.0, làm gì để Công nghệ không còn là môn phụ?”. Ở trung học phổ thông môn công nghệ nhánh định hướng công nghiệp, học sinh được học đại cương về công nghệ, kĩ thuật, kĩ năng cơ bản cốt lõi có tính chất nguyên lý và quy trình về một số lĩnh vực công nghệ nền tảng như cơ khí chế tạo – động lực, trên cơ sở đó học sinh phát triển tư duy, thiết kế, năng lực quyết định vấn đề và sáng tạo cho học sinh, những tri thức, kĩ năng, năng lực nêu trên rất quan trọng và cần thiết khi học tập và làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật - công nghiệp. “Trong thời kỳ cách mạng 4.0 hiện nay, khoa học công nghệ có vai trò hết sức quan trọng. Nhưng có nghịch lý là nhiều trường học, học sinh vẫn chưa nhìn nhận đúng giá trị của môn công nghệ. Làm sao để trả lại vị thế cho môn học này, xóa bỏ quan niệm đây là một “môn phụ” như bấy lâu nay trong các nhà trường” (Báo NDDT, thứ 6 ngày 19/04/2019). Đó là những lý do cơ bản mà người viết nghĩ đến vận dụng trò chơi vào chương trình công nghệ lớp 11 phần động cơ đốt trong.
Trò chơi là hoạt động nhằm mục đích giúp con người giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi, giải tỏa stress, tạo hưng phấn, giúp con người có động lực và hứng thú để làm việc. Không những vậy thông qua trò chơi, con người còn rèn luyện được cho mình nhiều giác quan khác nhau, đó là năng lực lắng nghe, năng lực lĩnh hội, phán đoán và giải quyết vấn đề trong thời gian nhanh nhất. Các trò chơi truyền hình như: Âm vang xứ thanh, Đường lên đỉnh Olympia, đuổi hình bắt chữ, đoán hình, rung chuông vàng, đã không còn xa lạ với các em học sinh, việc biến các em từ “khán giả” thành “người chơi” đã cho các em những trải nghiệm mới làm cho các em hứng thú hơn với các tiết học.
Do đó việc vận dụng trò chơi như một “tác nhân” khơi gợi sự hứng thú trong học tập cụ thể là trong dạy học môn công nghệ 11 phần động cơ đốt trong ở trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 3, sẽ làm thay đổi hình thức học tập giản đơn, truyền thống, nặng về sự truyền thụ mà không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đồng thời làm cho không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu, giảm bớt sự căng thẳng. Cùng với điều đó, việc tiếp nhận kiến thức cũ và mới của học sinh cũng vì thế mà dễ dàng hơn, chủ động hơn. các em học sinh có có hội giao lưu, hợp tác, thi đua trong nhóm, tổ, phái nam, phái nữ, điều này tạo ra động lực, sự cố gắng, thi đua nâng cao kết quả học tập hơn.
 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực tế giảng dạy ở các trường trung học phổ thông trong các năm qua tôi nhận thấy học sinh chán, không thích, không hứng thú học công nghệ ngoài hiệu ứng “Môn phụ” thì điều này xuất phát từ nhiều lý do khách quan và chủ quan như: 
Thứ nhất: chương trình sách giáo khoa nặng về kiến thức hàn lâm;
Thứ hai: Giáo viên thiên về thuyết giảng, thụ động, chưa quan tâm dúng đến việc tích cực hóa các hoạt động học. Những giáo viên chưa quen với việc ứng dụng Công nghệ thông tin, trình độ Tin học còn hạn chế nên việc thay đổi phương pháp dạy học còn có những hạn chế nhất định. 
Thứ ba: Học sinh từ cấp dưới lên bị mất gốc, năng lực nắm bắt vấn đề, năng lực cảm thụ yếu. Hơn nữa học tập còn thụ động, theo lối mòn, ghi nhớ kiến thức một cách máy móc mà không rèn luyện được cho mình kỹ năng tư duy nhạy bén, chủ động, là môn học không nằm trong chương trình ôn thi tốt nghiệp hay đại học nên học sinh đã không thích lại càng chán học công nghệ hơn. 
Đó là những thực tế khiến bản thân người viết trăn trở và mong muốn có sự đổi mới về phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học để có thể mang lại sự hứng thú cho cả người đứng lớp lẫn học sinh và cũng để tiết học công nghệ có thể là tiết truyền cảm hứng, sự thích thú và kiến thức cho người học.
Những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo rất chú trọng vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng các bộ môn. Đội ngũ giáo viên trung học phổ thông hầu hết đã được tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đổi mới phương pháp dạy học. Qua các đợt tập huấn, giáo viên đã được tiếp cận một số phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. Trong đó vận dụng trò chơi trong dạy học là một phương pháp rất khả thi, đang được áp dụng khá rộng rãi đối với nhiều môn học trong chương trình giáo dục không chỉ trong nước mà cả trên thế giới.
 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Những nguyên tắc tổ chức trò chơi trong dạy học Công nghệ
Việc tổ chức trò chơi không phải là một hoạt động tùy hứng mà phải tổ chức có chủ định, có mục đích, định hướng rõ ràng. Chính vì vậy, trong dạy học công nghệ, tổ chức trò chơi cũng cần tuân theo những nguyên tắc cụ thể nhằm phát huy cao nhất hiệu quả mà trò chơi mang lại.
Trước hết, trong hoạt động dạy học nói chung cũng như trong môn Công nghệ nói riêng, việc tổ chức dạy học cần tuân theo nguyên tắc vừa sức. Điều này có nghĩa là, phải tùy vào năng lực, trình độ chung của học sinh trong từng lớp để tổ chức trò chơi phù hợp nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản của các em, đồng thời có sự phân hóa về năng lực giúp các em có sự nhận biết và cố gắng phấn đấu sau mỗi tiết học có vận dụng tổ chức trò chơi. Giáo viên cần phải năm vững kỹ thuật đặt câu hỏi, dạy học theo nhóm.
Thứ hai, việc tổ chức một trò chơi cần có tác dụng củng cố một phần kiến thức cụ thể trong chương trình đã học, hoặc là kiến thức bài cũ, hoặc là giới thiệu bài mới, kiến thức luyện tập để nắm vững hơn hệ thống kiến thức.
Thứ ba, tổ chức trò chơi không phải tràn lan vì sẽ tạo nên sự nhàm chán và nhiều tiết dạy vận dụng trò chơi cũng không phù hợp. Nghĩa là tổ chức trò chơi phải tuân theo nguyên tắc chọn lọc. Nguyên tắc chọn lọc phải dựa trên các yếu tố: sự hứng thú, hiệu quả, tính tích cực, chủ động. Đảm bảo được các yếu tố đó, việc tổ chức trò chơi sẽ mang lại hiệu quả cao.
Thứ tư, khi tổ chức trò chơi phải có phần thưởng khích lên học sinh tham gia nhiệt tình như: sửa điểm miệng, điểm kiểm tra thường xuyên kém, bổ sung các hệ số điểm còn thiếu hoặc tích điểm cộng cho điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra học kì.
Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng tổ chức trò chơi, giáo viên cần quản lý lớp tốt, chú ý đến đặc thù của từng lớp học không làm ảnh hưởng đến lớp học bên cạnh. Giáo viên có thể tổ chức trò chơi qua máy chiếu, hoặc qua bảng phụ, qua giấy A0 đều mang lại hiệu quả. Và trong quá trình tổ chức nên vận dụng sự hổ trợ của những thiết bị sẵn có tại trường để tiết kiệm thời gian, vật chất và công sức. 	Dưới đây là một số biện pháp vận dụng trò chơi bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy cho học sinh khối 11:
	Biện pháp thứ nhất “Trò chơi ô chữ”
Ô chữ là một dạng trò chơi không còn xa lạ với học sinh hiện nay, bản thân tôi cũng đã sử dụng rất nhiều trò chơi này trong quá trình dạy – học nhưng không vì thế mà trò chơi này trở nên nhàm chán. Ngược lại, mỗi khi tổ chức trò chơi này học sinh luôn háo hức tìm hiểu, khám phá, đặc biệt là các em luôn háo hức tìm ra ô chữ đặc biệt trong trò chơi này. Trò chơi ô chữ này có thể áp dụng hiệu quả ở phần giới thiệu bài mới và củng cố kiến thức sau mỗi tiết dạy hoặc vận dụng ở các tiết ôn tập.
Ví dụ cụ thể: Củng cố kiến thức bài 21 “Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong”
 Hình thức tổ chức 
Sau khi Giáo viên sử dụng máy chiếu trình chiếu video mô phỏng các cơ cấu, hệ thống và quá trình làm việc của động cơ đốt trong, thì tổ chức trò chơi. Sử dụng bài giảng power point, trình chiếu cấu trúc trò chơi, nội dung câu hỏi do học sinh lựa chọn. Học sinh trả lời các câu hỏi – giáo viên đưa ra kết quả. Hoàn thành trò chơi giáo viên củng cố bài học và nêu yêu cầu chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết.
 Thể lệ: Trò chơi gồm 6 câu hỏi ứng với 6 ô chữ, học sinh chọn câu hỏi - trả lời đúng sẽ lật mở 1 ô chữ có gợi ý cho từ khóa. Học sinh nào lật mở được từ khóa sẽ có phần thưởng.
 Nội quy: không sử dụng tài liệu, sách giáo khoa khi trả lời câu hỏi.
 Phần thưởng: Bạn nào trả lời đúng sẽ được tích điểm và cộng điểm trong điểm kiểm tra miệng hoặc điểm kiểm tra thường xuyên.
Bảng 1: Hệ thống câu hỏi và đáp án cho trò chơi ô chữ.
Câu hỏi
Số ô chữ
Đáp án
Câu 1: Nơi pit-tông đổi chiều chuyển động?
8
Điểm chết
Câu 2: Là loại thể tích được giới hạn bởi hai điểm chết.
7
Công tác
Câu 3: Ở động cơ xăng, hòa khí được hình thành ở kì nào.
3
Nạp
Câu 4. Trong động cơ 2 kì, chi tiết nào có nhiệm vụ đóng mở các cửa nạp và thải?
7
Pit-tông
Câu 5: Là kì sinh công?
4
Cháy 
Câu 6: Trạng thái của xupap thải ở kì thải ?
2
Mở
Từ khóa:  được ví như là trái tim của các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô.
6
Động cơ
[Hình 01]
Hình 1 : Minh họa đáp án trò chơi trên bài soạn power point.
 Giải pháp thứ tư “Trò chơi đoán hình”.
Là trò chơi có ứng dụng đa dạng có thể dùng để kiểm tra kiến thức cũ, củng cố bài học hay khởi động bài mới.
Ví dụ cụ thể: Củng cố kiến thức bài 22 “Thân máy – nắp máy”.
 Hình thức tổ chức: 
Giáo viên chuẩn bị bài giảng power point, sử dụng máy chiếu trình chiếu nội dung câu hỏi có liên quan đến bài “Thân máy – nắp máy”. Học sinh trả lời các câu hỏi – Giáo viên củng cố bài học. Sau khi hoàn thành trò chơi Giáo viên cung cấp cho học sinh dữ liệu về hình ảnh bị ẩn phía sau giúp học sinh nhận biết được hình ảnh và nêu yêu cầu cho bài học tiếp theo.
 Thể lệ: 
Có 4 từ hàng ngang – cũng là 4 gợi ý [hình 2] liên quan đến hình ảnh đáp án. Hình ảnh được chia làm 5 ô đánh số thứ tự từ 1 đến 4 và ô trung tâm [hình 3]. Học sinh tham gia trò chơi chọn câu hỏi - trả lời đúng sẽ lật mở 1 từ hàng ngang và 1 góc hình ảnh cũng được mở ra, trả lời sai sẽ nhường cơ hội cho các bạn khác.
 Nội quy: không sử dụng tài liệu, sách giao khoa trả lời câu hỏi.
 Phần thưởng: Bạn nào trả lời đúng sẽ được tích điểm và cộng điểm trong điểm kiểm tra miệng hoặc điểm kiểm tra thường xuyên.
 Nhận xét: 
Đây là trò chơi được người viết sử dụng nhiều, vì số lượng câu hỏi vừa, áp dụng kiểm tra bài cũ rất phù hợp, vừa kiểm tra được kiến thức vừa giới thiệu được hình ảnh của bài cũ hoặc làm bài tập khởi động khá phù hợp. Khắc ghi được hình ảnh, nhờ đó các em nhận biết phân biệt được các cơ cấu, hệ thống dễ dàng hơn.
Bảng 2: Hệ thống câu hỏi và đáp án cho trò chơi đoán hình như sau:
Câu hỏi
Số ô chữ
Đáp án
Câu 1: Thân máy dùng để lắp các  và hệ thống của động cơ?
5
Cơ cấu
Câu 2: Trong thân máy, phần để lắp với xilanh gọi là thân xilanh, phần để lắp với  gọi là cacte?
9
Trục khuỷu
Câu 3: Nắp máy cùng với thân xilanh và đỉnh  tạo thành không gian buồng cháy của động cơ?
7
Pit-tông
Câu 4: Tên gọi khác của kì cháy.
8
Sinh công
Từ khóa: Tên một cơ cấu của động cơ đốt trong.
[hình 4]
20
Trục khuỷu thanh truyền
Các hình ảnh sử dụng trong trò chơi.
Hình 2: Minh họa hệ thống ô chữ của trò chơi 
Hình 3: Minh họa hình ảnh khóa.
Hình 4: Minh họa đáp án trò chơi 
 Giải pháp thứ ba “Trò chơi đuổi hình bắt chữ”
Kinh nghiệm giảng dạy trong năm học vừa qua, người viết nhận thấy đây là trò chơi học sinh vui thích và tạo ra bất ngờ nhất. Trò chơi tôi áp dụng chủ yếu cho các tiết kiểm tra bài cũ, khởi động các bài mới hay ôn tập.
Ví dụ cụ thể: Khởi động bài “Động cơ đốt trong dùng cho tàu thủy”.
 Hình thức tổ chức: 
Giáo viên chuẩn bị bài giảng power point, sử dụng máy chiếu trình chiếu nội dung trò chơi. 
 Cách chơi: 
Sau khi kiểm tra bài cũ, tôi sử dụng máy chiếu trình chiếu một số hình ảnh có liên quan đến kiến thức trong bài, yêu cầu học sinh tìm hiểu sách giáo khoa trả lời câu hỏi. Sau khi học sinh trả lời giáo viên kết luận, giới thiệu về tàu thủy vào kiến thức mới.
 Phần thưởng: Bạn nào trả lời đúng sẽ được tích điểm và cộng điểm trong điểm kiểm tra miệng hoặc điểm kiểm tra thường xuyên.
 Lưu ý: Giáo viên cần có các gợi ý kịp thời để giúp các học sinh tìm ra đáp án, tránh để thời gian dừng lại ở một câu hỏi quá lâu.
 Nhận xét: 
Đây là trò chơi sôi nổi nhất trong tất cả các trò chơi mà người viết vận dụng. Ngoài việc cung cấp kiến thức thì việc tạo hứng thú cho học sinh rất thành công. Các em rất háo hức mong chờ đến lần chơi sau. Tuy nhiên để chuẩn bị trò chơi cần phải có lượng kiến thức rộng nên cần có thời gian, và các kĩ năng nhất định.
Bảng 3: Hệ thống gợi ý và đáp án cho trò chơi đoán hình như sau:
Gợi ý
Hình ảnh sử dụng trong trò chơi
Bộ phận truyền momen từ động cơ đến hộp số. (Li hợp)
Là bộ phận dùng để giảm tốc độ trên tầu thủy (Số lùi)
Bộ phận tạo ra lực đẩy trên tàu. (Chân vịt)
Bộ phận làm thay đổi lực kéo và tốc độ của tàu. (Hộp số).
 Giải pháp thứ tư “Trò chơi câu hỏi nhanh”
Trong các tiết ôn tập, để giúp học sinh nắm vững lại các kiến thức đã học, tôi đã soạn bộ câu hỏi để tổ chức thi đua giữa các tổ. Việc soạn bộ câu hỏi này sẽ giúp học sinh nhanh chóng nắm vững lại kiến thức đã học, tạo không khí thi đua giữa các tổ, nhóm, giúp các em có động lực và hứng thú để học tập. 
Ví dụ cụ thể: Ôn tập học kỳ 2, tôi tổ chức “Trò chơi câu hỏi nhanh”. Bộ câu hỏi tôi đưa ra và áp dụng ở các lớp 11B6, 11B8 như sau:
 Chi tiết nào trong hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ chứa dầu.
 Chi tiết có nhiệm vụ đo nhiệt độ và phân chia đường nước trong hệ thống làm mát.
 Thời điểm bugi bật tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh.
 Chi tiết nào trong bộ chế hòa khí có nhiệm vụ điều chỉnh hòa khí cấp vào xilanh động cơ?
 Khi vào xilanh xăng (Dầu Điezen) ở dạng gì?
 Khớp truyền động 6 của Hệ thống khởi động bằng động cơ điện có đặc điểm gì?
 Vì sao nói “pit-tông là chi tiết làm việc ở môi trường khác nhiệt nhất của động cơ”?
 Trong động cơ Diezen, hòa khí được hình thành ở đâu.
 Khi động cơ làm việc các chi tiết trong cơ cấu trục khuỷ - thanh truyền chuyển động như thế nào?
 Thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước có cấu tạo khoang chứa nước làm mát, khoang này được gọi là ?
 Hình thức tổ chức.
Sau khi Giáo viên sử dụng máy chiếu trình chiếu video mô phỏng các cơ cấu, hệ thống và quá trình làm việc của động cơ đốt trong, thì tổ chức trò chơi. Sử dụng bài giảng power point, trình chiếu nội dung câu hỏi. Học sinh trả lời các câu hỏi – giáo viên đưa ra kết quả. Hoàn thành trò chơi giáo viên củng cố lại kiến thức của các câu hỏi.
 Thể lệ: Trò chơi gồm 10 câu, nhóm trả lời nhanh nhất các thành viên sẽ tham gia 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_van_dung_tro_choi_vao_day_hoc_cong_nghe_11.doc
  • docMau 1(1)-Bia sang kien kinh nghiem (3).doc