SKKN Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí 8 phần Địa lí Việt Nam nhằm giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Trường

SKKN Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí 8 phần Địa lí Việt Nam nhằm giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Trường

Theo Nghị quyết số 29-NQTW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc đang ngày càng trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng trong thời đại ngày nay. Trong các năm gần đây vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ chủ quyền dân tộc đã được quan tâm hơn, tuy nhiên trên thực tế ở nhiều nơi, nhiều lúc vấn đề "chủ quyền dân tộc" chưa được quan tâm, chú trọng vì nó chỉ dừng lại ở mức lồng ghép vào các bộ môn.

Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ nhận định đúng, ý thức được trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền đất nước nói chung và chủ quyền biên giới, biển đảo nói riêng một cách đúng đắn nhất thì chúng ta phải có những biện pháp thiết thực và gần gũi nhất với các em thông qua các môn học trong nhà trường trong đó có bộ môn Địa lí. Việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc trong bài dạy Địa lí để cho học sinh thấy được sự giàu đẹp của quê hương đất nước mình và cung cấp cơ hội cho học sinh THCS phát triển khả năng tích hợp kiến thức vận dụng vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.

Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả của bài học Địa lí nói riêng, môn học Địa lí nói chung được nâng cao. Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng góp phân bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niêm say mê hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Địa lí là một môn học khô khan khó học. Đồng thời, làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các khoa học, nhận được một cách rõ ràng, cụ thể về thiên nhiên đất nước Việt Nam.

 

doc 35 trang thuychi01 15985
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí 8 phần Địa lí Việt Nam nhằm giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
1. Mở đầu
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
7
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
8
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
9
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
10
2.3.1 Mục tiêu của giải pháp
6
11
2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
6
12
2.3.3 Các giải pháp
6
13
2.3.4 Thực hiện giải pháp
6
14
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
15
2.4.1 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục
15
16
2.4.2 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
16
17
3. Kết luận và kiến nghị
18
18
3.1. Kết luận
18
19
3.2. Kiến nghị
18
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Theo Nghị quyết số 29-NQTW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định mục tiêu “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Công cuộc đổi mới hiện nay đòi hỏi giáo dục phổ thông phải đào tạo những con người toàn diện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc đang ngày càng trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng trong thời đại ngày nay. Trong các năm gần đây vấn đề tích hợp giáo dục bảo vệ chủ quyền dân tộc đã được quan tâm hơn, tuy nhiên trên thực tế ở nhiều nơi, nhiều lúc vấn đề "chủ quyền dân tộc" chưa được quan tâm, chú trọng vì nó chỉ dừng lại ở mức lồng ghép vào các bộ môn. 
Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ nhận định đúng, ý thức được trách nhiệm trong bảo vệ chủ quyền đất nước nói chung và chủ quyền biên giới, biển đảo nói riêng một cách đúng đắn nhất thì chúng ta phải có những biện pháp thiết thực và gần gũi nhất với các em thông qua các môn học trong nhà trường trong đó có bộ môn Địa lí. Việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc trong bài dạy Địa lí để cho học sinh thấy được sự giàu đẹp của quê hương đất nước mình và cung cấp cơ hội cho học sinh THCS phát triển khả năng tích hợp kiến thức vận dụng vào giải quyết tình huống trong thực tiễn. 
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa Địa lí với kiến thức các môn học khác làm cho hiệu quả của bài học Địa lí nói riêng, môn học Địa lí nói chung được nâng cao. Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng góp phân bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niêm say mê hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy Địa lí là một môn học khô khan khó học. Đồng thời, làm cho các em thấy rõ mối quan hệ giữa các khoa học, nhận được một cách rõ ràng, cụ thể về thiên nhiên đất nước Việt Nam.
Trong thời gian giảng dạy tại trường THCS Nga Trường bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, hình thành các phương pháp dạy học tích cực, tự giác học tập, chủ động khai thác kiến thức, chiếm lĩnh tri thức bài học. Bản thân tôi luôn lồng ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với việc giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc trong môn Địa lí. Tuy vậy trước yêu cầu mới của ngành giáo dục, với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp đã thúc bách tôi trong việc làm thế nào để lồng ghép vào bài học mà không khô cứng, nặng nề, rời rạc trong dạy học - làm cho học sinh hứng thú và say mê hơn với môn học Địa lí. Đó là lí do tôi chọn đề tài sáng kiến: "Kinh nghiệm vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí 8 phần Địa lí Việt Nam nhằm giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Trường".
1.2 Mục đích nghiên cứu
 Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc nhằm vận dụng những kiến thức và kỹ năng vào trong cuộc sống để học sinh có ý thức tự hào dân tộc, bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ hiện nay học sinh tiếp cận được nhiều luồng thông tin về chủ quyền dân tộc nhưng những thông tin nào đúng, sai cần phải có người chỉ ra cho các em.
 Giáo dục bảo vệ chủ quyền dân tộc nhằm giúp các em:
 - Một ý thức trách nhiệm sâu sắc về bảo vệ chủ quyền dân tộc.
 - Một nhân cách của con người được bắt đầu từ tình yêu cuộc sống, tình yêu quê hương đất nước mình.
 - Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước ta; xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của học sinh trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước ta.
 - Giáo dục bảo vệ chủ quyền dân tộc mang lại cho các em cơ hội khám phá cảnh quan thiên nhiên giàu đẹp của đất nước và những hiểu biết về con người Việt Nam. Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc cũng tạo cơ hội để hình thành nhân cách, ý thức trong cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu
 - Các bài học trong phần Địa lí Việt Nam chương trình Địa lí lớp 8 có kiến thức liên quan đến bảo vệ chủ quyền dân tộc.
 - Học sinh lớp 8 trường THCS Nga Trường, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
 - Các quan điểm chỉ đạo hiện nay về vấn đề vận dụng kiến thức liên môn trong các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
 Là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
 Sử dụng phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, cần hướng vào thu thập và xử lý những thông tin sau:
 + Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu của mình
 + Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu
 + Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên các ấn phẩm
 + Chủ trương, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu
 + Nguồn tài liệu tham khảo, số liệu thống kê
1.4.2 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
 Là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng một số cách điều tra, thu thập thông tin như:
 + Điều tra xã hội học: Điều tra quan điểm, thái độ của học sinh lớp 8 về tư tưởng, nhận thức về vấn đề chủ quyền quốc gia 
 + Điều tra bằng trắc nghiệm: Là một công cụ đo lường đã được chuẩn hóa, dùng để đo lường khách quan một hay nhiều khía cạnh của một nhân cách hoàn chỉnh qua những câu trả lời trắc nghiệm.
 + Điều tra bằng phiếu: Là phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua việc hỏi và trả lời trên giấy (thi viết bài thuyết trình về chủ quyền biển đảo).
1.4.3 Phương pháp thông kê và xử lí số liệu: 
 Bao gồm xác định vấn đề nghiên cứu; thu thập số liệu; xử lý số liệu; phân tích số liệu và báo cáo kết quả.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Bảo vệ chủ quyền dân tộc là gì?
 - Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam được Nhà nước ban hành cụ thể trong Hiến pháp và luật. Điều 44, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi) quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định”. Tại Điều 1, Luật nghĩa vụ quân sự chỉ rõ: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân”. Điều 10, Luật biên giới quốc gia cũng xác định: “Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lí”.
 - Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi lãnh thổ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 - Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người và những giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Từ thủa Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh, đứng trước những kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức và quyết tâm bảo vệ. Dù phải trải qua hàng chục cuộc chiến tranh lớn nhỏ, phải chịu dưới ách đô hộ của các thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc người Việt Nam luôn phất cao hào khí anh hùng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong dựng nước và giữ nước, xây dựng và giữ gìn biên cương lãnh thổ quốc gia, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng “Sông núi nước Nam vua Nam ở”, của ông cha ta được tiếp nối, khẳng định và nâng lên tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
2.1.2 Tại sao phải giáo dục bảo vệ chủ quyền dân tộc thông qua việc tích hợp liên môn trong dạy học Địa lý 8 phần Địa lí Việt Nam?
 Dạy học tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng, đây được coi là một quan điểm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp giúp học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục tính tản mạn, rời rạc trong kiến thức.
 Theo GS-TS Nguyễn Viết Thịnh, giảng viên khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Học sinh giỏi môn Địa lý chỉ cần học thuộc là chưa đủ, chưa chính xác vì Địa lý là môn khoa học có đối tượng nghiên cứu phong phú, phức tạp. Các hiện tượng Địa lý không chỉ phân bố trên bề mặt đất mà cả trong không gian và trong lòng đất. Hơn nữa, các hiện tượng ấy ở đâu và bao giờ cũng phát sinh, tồn tại và phát triển một cách độc lập nhưng lại luôn có quan hệ hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, người dạy và học Địa lý cần có phương pháp tư duy, phân tích, xét đoán các hiện tượng địa lý theo quan điểm hệ thống”.
 Phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp không phải là mới, nhưng nếu biết vận dụng hợp lý thì sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, có tính hấp dẫn với học sinh. Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng nếu vận dụng các kiến thức khác tích hợp vào trong bài dạy của mình là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
 Dạy học theo chủ đề tích hợp giúp giờ học trở nên sinh động hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học tích hợp cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh, tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thực trạng chung về chủ quyền dân tộc hiện nay
 Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam quyết tâm giữ gìn và bảo vệ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó. Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”.
 Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của Việt Nam, phù hợp với công ước và luật pháp quốc tế, cũng như lợi ích của các quốc gia có liên quan. Đảng và Nhà nước ta coi việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước.
 Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước ta. 
 Nâng cao nhận thức về bảo vệ chủ quyền đất nước nói chung và học sinh lớp 8 trường THCS Nga Trường nói riêng nhằm tạo nên một thế hệ con người mai sau biết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc thiêng liêng, để mỗi con người Việt Nam dù ở cương vị nào cũng là một chiến sĩ "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh".
2.2.2 Thực trạng tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc cho học sinh trường THCS Nga Trường, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa
 * Thuận lợi:
 - Ðược các cấp Ðảng, lãnh đạo ngành và chính quyền quan tâm ủng hộ; đặc biệt được huyện ủy, ngành và Ðảng ủy xã tổ chức các lớp chính trị dành cho Ðảng viên, CBGV đã cung cấp nhiều vấn đề thực sự bổ ích, những chủ trương cụ thể của Ðảng và nhà nước về vấn đề chủ quyền giúp nhà trường mạnh dạn tổ chức thực hiện.
 - Cùng với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và CMHS các lớp đã triển khai thực hiện không có vấn đề vướng mắc nào đáng kể. 
 - Nội dung giáo dục chủ quyền của các em là vừa sức, hợp lý, không khó tìm kiếm tài liệu nên không có trở ngại lớn.
 * Khó khăn:
 Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học Địa lý sẽ làm cho quá trình học tập của học sinh có kết quả cao hơn. Tuy nhiên, khi thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp cũng gặp phải những khó khăn như: 
 - Trong các bài giảng quá nặng về phân tích lý thuyết, không định hướng thực tiễn và hành động. Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng, lý thuyết và thực hành tách rời nhau ít có mối quan hệ.
 - Một số ít giáo viên chưa có kinh nghiệm lồng ghép các môn học trong tiết dạy để làm cho tiết dạy hứng thú hơn. Nhiều giáo viên chưa quán triệt vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, thiếu đầu tư tâm sức thời gian cho tìm hiểu tư liệu, cập nhật thông tin, không trú trọng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh gây hứng thú ham mê tìm tòi vận dụng trong học tập của học sinh.
 - Nhiều em học sinh xem môn Địa lý là môn phụ nên chỉ học ở mức đối phó chưa quan tâm nhiều đến các nội dung mà giáo viên tích hợp trong giảng dạy, coi đó là phần liên hệ với thực tế chứ không phải là kiến thức cần thiết.
 - Các tài liệu liên quan đến các nội dung tích hợp bảo vệ chủ quyền dân tộc chưa phong phú, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học tích hợp liên môn còn thiếu.
 Từ những khó khăn trên, việc dạy học tích hợp nói chung và tích hợp bảo vệ chủ quyền dân tộc nói riêng ở trường THCS Nga Trường có kết quả chưa được như mong muốn, học sinh chưa có ý thức cao trong vấn đề này; đôi khi các em còn coi đó chỉ là công việc của người lớn...
2.2.3 Kết quả của thực trạng
 Tôi đã sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan những hiểu biết về bảo vệ chủ quyền dân tộc tại thời điểm đầu năm học 2016-2017 (tháng 9 năm 2016) đối với học sinh lớp 8 trường THCS Nga Trường (lớp 8B không được thực nghiệm những giải pháp được nêu trong sáng kiến), kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
30
3
10,0
10
33,33
14
46,67
3
10,0
8B
30
2
6,67
12
40,0
13
43,33
3
10,0
2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Mục tiêu của giải pháp
 - Vận dụng kiến thức của các môn học như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật... để nâng cao nhận thức về vấn đề bảo vệ chủ quyền dân tộc và trách nhiệm của học sinh trong vấn đề này.
 - Học sinh có hành động, việc làm cụ thể bảo vệ chủ quyền dân tộc.
 - Học sinh biết tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình, nhà trường và cộng đồng có ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc.
2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
 Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong môn Địa lý là rất quan trọng vì Địa lý là môn học nghiên cứu cả kiến thức tự nhiên lẫn kinh tế-xã hội. Nhờ tích hợp kiến thức của các môn học khác, của các vấn đề nóng trong xã hội sẽ giúp các em hứng thú học tập hơn. Trau dồi thêm kiến thức cho bản thân, làm quen với quá trình hoạt động nhóm, kết hợp được “học đi đôi với hành”.
2.3.3 Các giải pháp
 Giải pháp 1: Xác định rõ những tiết (bài) cần lồng ghép giáo dục bảo vệ chủ quyền dân tộc.
 Giải pháp 2: Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung cần tích hợp liên môn.
 Giải pháp 3: Linh hoạt hướng dẫn học sinh tích cực hoạt động có hiệu quả.
 - Tích hợp liên môn giáo dục bảo vệ chủ quyền dân tộc qua kiểm tra bài cũ.
 - Tích hợp liên môn giáo dụcbảo vệ chủ quyền dân tộc trong quá trình học bài mới.
 - Tích hợp liên môn giáo dục bảo vệ chủ quyền dân tộc qua bài tập về nhà.
2.3.4 Thực hiện giải pháp
2.3.4.1 Xác định nội dung có thể tích hợp liên môn nhằm giáo dục bảo vệ chủ quyền dân tộc trong môn Địa lý 8 phần Địa lí Việt Nam
Bài
Tên bài
Kiến thức được khai thác cho giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc
22
Việt Nam đất nước, con người
- Việt Nam có chung biên giới trên đất liền, trên biển với nhiều quốc gia.
- Vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới và khu vực Đông Nam Á. 
23
Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- Lãnh thổ nước ta kéo dài trên 15 vĩ độ, đường bờ biển cong hình chữ S
- Biển mở rộng về phía Đông có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.
24
Vùng biển Việt Nam
Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông khoảng 1triệu km2
26
Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
Việt Nam là nước giàu tài nguyên khoáng sản
27
Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam
Vị trí, tọa độ các điểm cực của lãnh thổ phần đất liền nước ta.
29
Đặc điểm các khu vực địa hình
Khu vực địa hình đồi núi giáp biên giới và địa hình ven biển
34
Các hệ thống sông lớn ở nước ta
Có ý thức bảo vệ tài nguyên nước
2.3.4.2 Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung cần tích hợp liên môn
 Sau khi đã xác định được những bài cần tích hợp liên môn để giáo dục bảo vệ chủ quyền dân tộc, chúng ta sẽ sưu tầm các tài liệu phục vụ cho bài dạy. Ở đây có thể là tài liệu chữ viết hay tài liệu tranh ảnh, video... 
Ví dụ: Khi dạy Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam 
 - Có thể sử dụng các tranh ảnh từ nguồn Internet để thấy được vị trí chiến lược về an ninh và quốc phòng của nước ta, từ đó nói lên vai trò qua trọng của việc bảo vệ chủ quyền dân tộc. Ví dụ sử dụng lược đồ sau:
Hay một số bức ảnh sưu tầm:
Hình ảnh các điểm cực Việt Nam (Nguồn Internet)
 - Tìm hiểu kiến thức các bộ môn Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, để nhấn mạnh vị trí chiến lược quan trọng của nước ta.
2.3.4.3 Linh hoạt hướng dẫn học sinh tích cực hoạt động có hiệu quả
* Tích hợp liên môn giáo dục bảo vệ chủ quyền dân tộc qua kiểm tra bài cũ
Ví dụ 1: 
 Khi học xong Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam (Địa lý 8), giáo viên có thể đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ như:
 Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?
Ví dụ 2:
 Khi học xong Bài 24: Vùng biển Việt Nam (Địa lý 8), giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau:

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_van_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_day_hoc_d.doc