SKKN Kinh nghiệm và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh chậm tiến trường THPT Lam Kinh

SKKN Kinh nghiệm và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh chậm tiến trường THPT Lam Kinh

Con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế phải là con người có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có năng lực hoạt động xã hội và phẩm chất đạo đức trong sáng. Con người Việt Nam được giáo dục như vậy sẽ là nhân tố cốt lõi làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc, góp phần hiện đại hoá giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Vấn đề đầu tư cho con người để phát triển kinh tế xã hội là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu- chỉ có giáo dục đào tạo mới chuẩn bị tốt nhất những hành trang cho con ngưới vào thế kỷ mới”.

Để hòa nhập với xu thế phát triển của thời đại và cũng là thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Đưa non sông Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu”. Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 – Ban chấp hành trung ương khoá XII của Đảng ta đã chỉ rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Để đáp ứng yêu cầu và thực hiện nghị quyết 8 – khóa XII của Đảng. Vai trò của nhà trường phổ thông không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ tri thức khoa học mà còn phải đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, cả tài và đức đúng như lời Bác Hồ thường dạy:“Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Hiện nay, công tác giáo dục được Đảng và nhà nước và nhân dân quan tâm chăm lo hơn. Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể cũng có nhận thức đúng về tầm quan trọng của đạo đức và công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao như: Số học sinh học giỏi, khá, học sinh có hạnh kiểm tốt, khá ngày càng nâng lên, đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Ngành: "Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước.

 

doc 22 trang thuychi01 6682
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh chậm tiến trường THPT Lam Kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................
.....1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.........................................................................
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..................................................................
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận...........................................................
1.4.2. Phương pháp quan sát thực tế và thu thập thông tin.............................
1.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu......................................................
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...........................................
2.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG..................................................................
2.1.1. Đạo đức, chức năng, vị trí, ý nghĩa, vai trò và đặc điểm của đạo đức..
2.1.2. Các quan điểm về giáo dục đạo đức...................................................... 
2.1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức học sinh......
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC.............................
2.2.1. Trình bày kết quả khảo sát thực trạng...................................................
2.2.2. Mâu thuẫn, khó khăn, hạn chế..............................................................
2.3. CÁC SÁNG KIẾN VÀ GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG...........................
2.3.1. Xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan, tạo nên môi trường ...................
2.3.2. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho toàn thể học sinh........
2.3.3. Kiểm tra, đánh giá công tác đạo đức....................................................
2.3.4. Nâng cao vị trí và chất lượng bộ môn giáo dục công dân....................
2.3.5. Thông qua các hoạt động nội, ngoại khoá, các hoạt động khác........... 
2.3.6. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội...................
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...............................
2.4.1. Các hoạt đông ngoại khóa.....................................................................
2.4.2. Các hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp..................................
3. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................
3.1. Kết luận....................................................................................................
3.2. Kiến nghị..................................................................................................
.....1
.....2
.....2
.....2
.....2
.....2
.....2
.....3
.....3
.....3
.....3
.....3
.....5
.....6
.....8
.....8
.....9
.....11
.....12
.....13
.....13
.....14
.....16
.....16
.....17
.....17
.....18
.....19
.....19
.....19
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế phải là con người có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có lòng tự hào, tự tôn dân tộc, có năng lực hoạt động xã hội và phẩm chất đạo đức trong sáng. Con người Việt Nam được giáo dục như vậy sẽ là nhân tố cốt lõi làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc, góp phần hiện đại hoá giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Vấn đề đầu tư cho con người để phát triển kinh tế xã hội là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia. Đảng ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu- chỉ có giáo dục đào tạo mới chuẩn bị tốt nhất những hành trang cho con ngưới vào thế kỷ mới”.
Để hòa nhập với xu thế phát triển của thời đại và cũng là thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Đưa non sông Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu”. Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 – Ban chấp hành trung ương khoá XII của Đảng ta đã chỉ rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Để đáp ứng yêu cầu và thực hiện nghị quyết 8 – khóa XII của Đảng. Vai trò của nhà trường phổ thông không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ tri thức khoa học mà còn phải đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, cả tài và đức đúng như lời Bác Hồ thường dạy:“Người có tài mà không có đức là người vô dụng. Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Hiện nay, công tác giáo dục được Đảng và nhà nước và nhân dân quan tâm chăm lo hơn. Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể cũng có nhận thức đúng về tầm quan trọng của đạo đức và công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao như: Số học sinh học giỏi, khá, học sinh có hạnh kiểm tốt, khá ngày càng nâng lên, đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của Ngành: "Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước.
Trong những năm qua trường THPT Lam Kinh đã làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh. Tuy nhiên cũng như thực trạng chung của những trường trong huyện, tôi thấy còn nhiều bất cập trong việc giáo dục đạo đức học sinh mà chúng ta phải thực sự chú trọng giải quyết, đó là:
 Thứ nhất, hiện tượng học sinh trốn học ra ngoài chơi vẫn còn phổ biến. Chính hiện tượng trốn học ra ngoài chơi này nếu không biết can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường như đánh bi-a, đánh điện tử, đánh bài ăn tiền và dĩ nhiên trong số học sinh này khi không có tiền để vui chơi sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm đạo đức như ăn trộm, ăn cắp
	 Một thực trạng thứ hai cũng tồn tại là một số học sinh trong nhà trường có lời nói và hành động vô lễ. Hiện tượng nói bậy, chửi bậy trong nhà trường vẫn diễn ra. Cá biệt có những học sinh có những hành động cá biệt như quậy phá lớp học hoặc hỗn láo với giáo viên.
	Thực trạng thứ ba diễn ra cũng khá phổ biến là hiện tượng lười học bài. Chính hiện tượng lười học bài này mà nhiều em trốn học. Hiện tượng này nếu không được khắc phục thì từ trốn học tới bỏ học và suy giảm đạo đức là điều đương nhiên.
	Thực trạng thứ tư đó là hiện tượng đánh nhau, ăn cắp vặt. Có trường hợp các em đánh nhau trong lớp, có trường hợp đánh nhau trong trường, có trường hợp đánh nhau cả với trường khác. Không những học sinh nam đánh nhau mà còn có cả hiện tượng học sinh nữ đánh nhau. Nhiều hiện tượng các em đánh nhau xong rủ anh, em hoặc bạn ở trường khác đến để đánh nhau nếu không xử lý tốt sẽ dẫn đến án mạng như một số nơi đã xảy ra.
Đứng trước thực trạng đó, bản thân tôi nhận thấy cần phải có những giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp cho các em có nhận thức và hành động đúng đắn hơn. Tôi nghĩ đây là vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết trong giai đoạn hiện nay ở trường Trung học phổ thông Lam Kinh, vì vậy đây cũng là lý do tôi lựa chọn đề tài: Kinh nghiệm và biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh chậm tiến trường THPT Lam Kinh.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nắm vững những cơ sở lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT. 
	- Đánh giá được thực trạng công tác giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT thông qua đã đưa ra biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội.
- Nâng cao năng lực quản lý và chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Lam Kinh nói riêng và các trường THPT nói chung.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các em thuộc dạng cá biệt trong lớp, có hành vi xấu, hay gây gỗ, bỏ học, đánh nhau, nói bậy, vô lễ với thầy cô giáo
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ở các khối lớp 10,11,12 tại trường THPT Lam Kinh năm học: 2018 – 2019.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tìm hiểu lý luận của các nhà giáo dục về vấn đề đạo đức có liên quan đến đề tài. 
- Dựa trên những kiến thức về tâm lí, giáo dục.
- Dựa trên những quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước
- Dựa trên các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại khen thưởng và kỷ luật học sinh.
1.4.2. Phương pháp quan sát thực tế và thu thập thông tin
- Tìm hiểu thực tế và thu thập các thông tin thông qua các kênh như: Gặp các học sinh (nhân chứng) có quan sát sự việc xảy ra, gặp phụ huynh học sinh vi phạm, gặp người dân ở cổng trường học để tìm hiểu vụ việcTừ đó việc áp dụng các biện pháp nâng cao đạo đức cho học sinh cá biệt tại trường trung học phổ thông Lam Kinh hiện nay. 
- Tìm hiểu các vấn đề mấu chốt của thực tế đạo đức học sinh hiện nay để lựa chọn những nội dung cần và có thể sử dụng được các biệp pháp nhằm nâng cao đạo đức cho học sinh cá biệt. 
1.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Tiến hành kiểm tra thực nghiệm ở một lớp có học sinh cá biệt để kiểm chứng các biện pháp sư phạm, các biện pháp đã triển khai, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học. 
- Nếu vận dụng các biện pháp theo đúng yêu cầu đề tài nêu ra sẽ nâng cao đạo đức cho học sinh cá biệt trong vấn đề học đường hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng dạy và học trường THPT. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 
2.1.1. Đạo đức, chức năng, vị trí, ý nghĩa, vài trò và đặc điểm của đạo đức
2.1.1.1. Khái niệm đạo đức
	* Nghĩa hẹp: Đạo đức thể hiện nét đẹp trong phong cách sống của một người hiểu biết và rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân về các quy tắc ứng xử, các đường lối tư duy thanh tao tốt đẹp.
	* Nghĩa rộng hơn: Nghĩa rộng hơn, đạo đức trong một cộng đồng thể hiện qua những quy tắc ứng xử được áp dụng từ việc hợp với đạo lí xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng đó. Tạo thành nét đẹp truyền thống văn hóa.
	* Nghĩa rộng: Đạo đức của cả một xã hội thường được xét đến khi xã hội đó bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực. Khi đó những bậc trí giả sẽ định ra những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nên nền tảng đạo đức. Khi đã đạt đạo đức cơ bản nhất thì đó là đạo đức xã hội. Từ đó học tập đi lên thành các thành phần cao cấp hơn.
	* Theo từ điển tiếng việt của viện ngôn ngữ học, nhà xuất bản Đà Nẵng 2002: “Đạo đức là những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”, “Là phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà có”
	* Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.
Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng - sai, được sử dụng trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.
2.1.1.2. Chức năng của đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội. Vì vậy, đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau:
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người trong xã hội.
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng phản ánh.
2.1.1.3. Vị trí, ý nghĩa, vai trò và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
2.1.1.3.1. Vị trí - Ý nghĩa
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh phát triển đóng đắn, giúp học sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình.
Trong tất cả các mặt giáo dục, đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đã là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. 
Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải được thực hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách.
Trong nhà trường THPT, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.
Để thực hiện những yêu cầu về nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THPT thì:
- Vai trò của tập thể sư phạm giữ một vị trí quan trọng, người quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường là quan trọng nhất, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các đồng chí làm công tác đoàn
- Vai trò của cấu trúc và nội dung chương trình môn Giáo dục công dân cũng góp phần không nhỏ đối với công tác này.
2.1.1.3.2. Vai trò của giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách rất sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục "Tiên học lễ, hậu học văn ", "Lễ " ở đây chính là nền tảng của sự lĩnh hội và phát triển tốt các tri thức và kỹ năng. Ngày nay, với phương châm " Dạy người, dạy chữ, dạy nghề " cũng thể hiện rõ vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định...”. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói " Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ". Bởi vậy, giáo dục đạo đức học sinh trong trường học có vai trò hết sức quan trọng. Nó góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện các em, để các em trở thành người có nhân cách, vừa có đức vừa có tài đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của đất nước và đó cũng chính là nhiệm vụ hàng đầu của thanh niên, học sinh trong giai đoạn hiện nay.
2.1.1.3.3. Đặc điểm của đạo đức
- Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.
- Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn quá trình giáo dục đạo đức không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường.
- Đối với học sinh THPT, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em.
- Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi nó có sự tác động đồng thời của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.
- Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các đặc điểm Tâm- Sinh- Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp.
- Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. 
2.1.2. Các quan điểm về giáo dục đạo đức
2.1.2.1. Quan điểm của Mác-Lê Nin về đạo đức
- Đối với vấn đề giáo dục đạo đức, quan niệm của C.Mác về việc tạo ra "hoàn cảnh có tính người", tức là những điều kiện xứng đáng với bản chất con người cũng đang được quán triệt bởi quan điểm lấy con người làm trung tâm trong việc hoạch định các chính sách xã hội và chủ trương đưa văn hóa vào phát triển, "làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân". 
- Công tác giáo dục đạo đức cũng đang được tiến hành theo tinh thần kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa truyền đạt và nêu gương với tiêu điểm là cuộc vận động"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cuộc vận động này đang được triển khai sâu rộng trên phạm vi toàn quốc thông qua nhiều hình thức hoạt động sinh động, đã khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, đồng thời khẳng định ý nghĩa trong quan niệm của C.Mác về giáo dục đạo đức. Quan niệm về đạo đức của C.Mác đang được vận dụng sáng tạo trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Điều đó thể hiện được ý nghĩa và giá trị trường tồn của những tư tưởng khoa học, cách mạng của các nhà lập chủ nghĩa Mác.
2.1.2.2. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng Có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
2.1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức học sinh
2.1.3.1. Chủ trương của Đảng
- Đảng ta đã chủ trương: “Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lê Nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học...”.
- Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã xác định: "Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là nhằm xây dựng con người mới và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là những người kế thừa và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ ".
- Đại hội Đảng lần thứ XII cũng đã định hướng phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_va_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_dao.doc