SKKN Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 2 ở trường tiểu học Nga Lĩnh

SKKN Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 2 ở trường tiểu học Nga Lĩnh

Tiểu học là một bậc học vô cùng quan trọng. Nó được xem là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, Tập đọc là phân môn hết sức quan trọng. Phân môn Tập đọc như một chiếc chìa khóa đầu tiên

giúp các em học sinh bước vào kho tàng tri thức khoa học vô tận của nhân loại.

Tập đọc là một phân môn thực hành, là một trong những phân môn quan trọng

góp phần hình thành kỹ năng cho học sinh. Đây là một trong bốn kỹ năng cơ bản

mà học sinh Tiểu học cần đạt tới. Nếu các phân môn tập viết, chính tả, tập làm

văn góp phần cơ bản để rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh thì phân môn Tập

đọc có nhiệm vụ cơ bản là luyện kỹ năng đọc cho học sinh. Năng lực đọc được

tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc là đọc đúng, đọc

nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những

điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt,

viết tốt thì các em sẽ hiểu được nội dung của bài tập đọc một cách sâu sắc. Và tiếp thu được môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thiện được năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của chính bản thân mình.

Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về phân môn tập đọc ở góc độ nào cũng có

ý nghĩa quan trọng và cấp bách. Theo Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục. “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền” [3].

 

doc 23 trang thuychi01 25949
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 2 ở trường tiểu học Nga Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HOÁ
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGA SƠN
----------***----------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 "KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN 
TẬP ĐỌC LỚP 2 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA LĨNH"
	Họ và tên: Trịnh Thị Luân 
	Chức vụ: Giáo viên 
	Đơn vị: Trường Tiểu học Nga Lĩnh
	SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Tiếng việt 
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
Trang
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài 
1
1.2
 Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1
Nắm vững quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin
5
2.3.2
Nghiên cứu chương trình và hệ thống các bài học, lựa chọn ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp.
8
2.3.3
Sử dụng có hiệu quả bài giảng điện tử trong các tiết dạy.
9
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17
3
Kết luận, kiến nghị
18
- Kết luận
18
- Kiến nghị
19
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Tiểu học là một bậc học vô cùng quan trọng. Nó được xem là nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Trong môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, Tập đọc là phân môn hết sức quan trọng. Phân môn Tập đọc như một chiếc chìa khóa đầu tiên 
giúp các em học sinh bước vào kho tàng tri thức khoa học vô tận của nhân loại. 
Tập đọc là một phân môn thực hành, là một trong những phân môn quan trọng 
góp phần hình thành kỹ năng cho học sinh. Đây là một trong bốn kỹ năng cơ bản 
mà học sinh Tiểu học cần đạt tới. Nếu các phân môn tập viết, chính tả, tập làm 
văn góp phần cơ bản để rèn luyện kỹ năng viết cho học sinh thì phân môn Tập 
đọc có nhiệm vụ cơ bản là luyện kỹ năng đọc cho học sinh. Năng lực đọc được 
tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc là đọc đúng, đọc 
nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những 
điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Khi học sinh đọc tốt, 
viết tốt thì các em sẽ hiểu được nội dung của bài tập đọc một cách sâu sắc. Và tiếp thu được môn học khác một cách chắc chắn. Từ đó học sinh mới hoàn thiện được năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ của chính bản thân mình. 
Vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về phân môn tập đọc ở góc độ nào cũng có 
ý nghĩa quan trọng và cấp bách. Theo Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục. “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền” [3].
Giáo viên đã nhận thức được việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất. CNTT có tác dụng mạnh mẽ giúp cho việc dạy và học linh hoạt và sinh động. Nó còn giúp cho học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài tốt hơn. Trong các môn học ở tiểu học môn học nào cũng có thể sử dụng Ứng dụng CNTT vào dạy học. Với phân môn tập đọc tôi thấy là rất cần thiết. Bởi vì môn học này chứa đựng một số kiến thức, hình ảnh trừu tượng cần minh hoạ để giúp học sinh dễ tiếp thu bài. Ngoài ra còn tạo cho tiết học hấp dẫn và đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy của giáo viên cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, một bộ phận giáo viên khả năng, kiến thức tin học hạn chế, một bộ phận chưa hiểu hết ý nghĩa, hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới PPDH. Và môn tập đọc là môn học mà xưa nay giáo viên ít quan tâm đến ứng dụng CNTT vào trong dạy học. Vì vậy chất lượng giờ dạy các bài tập đọc hiệu quả chưa cao. Học sinh tiếp thu bài còn chậm, chưa hiểu được nghĩa của một số từ khó có trong bài và chưa nắm được nội dung của bài tập đọc. 
Đối với học sinh lớp 2 còn nhỏ chủ yếu nhận thức bằng trược quan, bằng những hình ảnh cụ thể. Nên việc dạy tập đọc có kênh hình giúp học sinh hiểu rõ nội dung, từ ngữ bài học sâu sắc. Ngoài ra còn tạo hứng thú học tập để giờ học nhẹ nhàng lôi cuốn hơn. Chính vì lý do đó tôi đã lựa chọn để nghiên cứu đưa ra “Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Lĩnh”. Với mong muốn giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và trong giao tiếp. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc nói riêng và dạy học môn Tiếng việt ở lớp 2 nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng Ứng dụng CNTT trong dạy học phân môn tập đọc lớp 2 của trường tiểu học Nga Lĩnh để tìm ra các biện pháp dạy và học phân môn tập đọc lớp 2 đạt hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Lý luận về dạy và học phân môn tập đọc.
- Thực tiễn việc ứng dụng CNTT vào dạy môn tập đọc nói chung và dạy tập đọc lớp 2 nói riêng. 
- Học sinh lớp 2B trường Tiểu học Nga Lĩnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu nói về dạy phân môn tập đọc.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Khảo sát bằng thực tế trên các tiết học và thông qua bài khảo sát về phân môn tập đọc của học sinh lớp 2 trường tiểu học Nga Lĩnh.
- Phương pháp thống kê: Thống kê, phân loại số học sinh theo một số kỹ năng đối với phân môn tập đọc.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: Phân tích lý luận và thực tiễn dạy học Ứng dụng CNTT đối với môn tập đọc lớp 2. Tổng hợp kết quả khảo sát phân môn tập đọc đối với học sinh lớp 2B trường Tiểu học Nga Lĩnh trước và sau khi thực hiện đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Lĩnh để rút kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Dạy học tập đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc sau đó đọc để học, giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập là một công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập, đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời, nó là khả năng không thể thiếu được trong thời đại văn minh. Chính vì vậy trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và hệ thống. Tập đọc với tư cách là phân môn của Tiếng việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này, đó là hình thành năng lực đọc cho học sinh gồm có đọc lưu loát và hiểu văn bản. 
Đối với ngành giáo dục Công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta hòa nhập toàn thế giới trong mọi lĩnh vực. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Bộ Giáo dục đào tạo tiếp tục chỉ đạo "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học". Vì thế việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trường học là việc làm cần thiết và đúng đắn.
+Chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07/10/2001 chỉ rõ: “Trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về Công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo” [1]. 
+Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập...” [2].
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến thức, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông.
Mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Về phía giáo viên
Nhà trường đã đầu tư trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, màn chiếuvà được giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học từ nhiều năm qua. 
Hầu hết giáo viên đã biết sử dụng máy vi tính và biết ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên giáo viên còn chưa coi trọng việc ứng dụng CNTT và dạy học nên việc đầu tư để có một bài giảng điện tử hay chưa nhiều. Một số giáo viên đã tải các bài giảng điện tử trên mạng Internet về tham khảo nhưng chưa chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung bài học và đối tượng học sinh của lớp mình.
Trong quá trình dạy giáo viên còn lạm dụng CNTT, trình chiếu quá nhiều Slide kế cả kênh chữ và kênh hình khi không cần thiết. Điều đó làm cho học sinh chỉ chăm chú nhìn trên màn hình mà không tập trung làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm.
Một bộ phận giáo viên quan niệm sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy chỉ là trình chiếu những hình ảnh, video, bảng biểu, kí tự người học “thưởng thức” những thông tin đó một cách thụ động mà không có sự gợi ý hướng khai thác các kiến thức, hình thành các kĩ năng khai thác kênh hình, tạo tình huống có vấn đề cho người học. Giáo viên chưa hiểu hết, chưa nghiên cứu kĩ mục tiêu của việc ứng dụng công nghệ thông tin là nhằm đổi mới phương pháp dạy học.
Giáo viên chưa coi trọng việc ứng dung CNTT vào dạy học môn tập đọc cho rằng đối với môn tập đọc không cần thiết mà chỉ cần cho học sinh đọc bài là được.
Giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy vì cho rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị bài giảng. Bởi vì để tạo được những hình ảnh đẹp, sống động trên các Slide đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị và đây chính là điều mà giáo viên rất ái ngại. Chính vì thế giáo viên chủ yếu chỉ ứng dụng Công nghệ thông tin trong các tiết thao giảng, còn ngoài ra rất ít khi sử dụng nó trong các tiết dạy thông thường.
2.2.2. Về phía học sinh.
- Các em đã được tiếp xúc với các môn học qua việc ứng dụng CNTT trong giờ học. Tuy nhiên đối với phân môn tập đọc việc ứng dụng CNTT trong tiết học chưa được nhiều, bởi vì học sinh lớp 2 vừa mới từ lớp 1 lên nên đôi khi chưa tập trung đang sao nhãng bởi yếu tố khách quan. Bên cạnh đó còn rụt rè, thiếu tự tin trong học tập.
- Học sinh phần đa là con em nhà nông nên việc được tiếp xúc với CNTT rất ít. Các em mới chỉ được tiếp xúc gián tiếp với CNTT qua tivi, đài, báo.
- Việc giao tiếp “thân thiện” giữa học sinh với giáo viên còn hạn chế. Nhiều em còn đọc chậm và chưa hiểu được nội dung của bài tập đọc. Nên chất lượng trong việc dạy học phân môn Tập đọc nói riêng và học bộ môn Tiếng Việt nói chung là chưa cao.
	Kết quả khảo sát thực tế ở một số tiết tập đọc trong tháng 9/2016 cho thấy:
TS HS
HS đọc tốt và hiểu nội dung bài
HS đọc được bài nhưng hiểu nội dung bài còn lơ mơ
HS đọc bài chậm, chưa hiểu được nội dung bài
SL
%
SL
%
SL
%
29
5
17,2
12
41,4
12
41,4
Từ kết quả thực trạng và bảng số liệu trên cho thấy: Học sinh trong lớp còn nhiều em đọc chậm, chưa hiểu hết một số từ ngữ khó và quan trọng trong bài. Dẫn đến việc cảm thụ bài học chưa sâu. Chưa rút ra được ý của đoạn, nội dung bài tập đọc một cánh cụ thể và nhanh chóng. Tỉ lệ học sinh đạt điểm 9, 10 còn thấp, tỉ lệ học sinh đạt điểm 5,6 và điểm dưới 5 còn nhiều. Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 2, sau khi thực hiện tương đối thành công, tôi xin đề xuất các giải pháp sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Qua nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng, bản thân đưa ra các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phân môn tập đọc lớp 2 nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc nói riêng và môn tiếng việt nói chung:
2.3.1. Nắm vững quy trình và nguyên tắc khi thực hiện bài giảng ứng dụng công nghệ thông tin.
Để thực hiện ứng dụng CNTT trong các bài giảng giáo viên cần phải nắm được quy trình và nguyên tắc khi thực hiện để xây dựng, thiết kế các bài dạy một cách hợp lý, có tác dụng cao trong việc đổi mới PPDH.
a/ Thiết lập các Slide trên một bài giảng:
Trong các tiết dạy giáo viên cần lưu ý không mang tư tưởng áp đặt những kiến thức vào bài giảng. Có nghĩa là giáo viên nói những gì, giảng những gì, hỏi những gì không cần thiết phải thể hiện toàn bộ trong Slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài, gây cho học sinh sự nhàm chán. 
Chúng ta cần nhớ: Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào đó) là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng.Tùy theo từng môn học, từng nội dung của bài chúng ta có thể bổ sung các hình ảnh minh họa một cách hợp lý. 
Ví dụ: Khi dạy một bài tập đọc chúng ta chỉ cần đưa một số hình ảnh minh họa để giới thiệu bài hoặc giảng các từ ngữ khó có trong bài tập đọc, hoặc một số kiến thức cần chốt trong bài.
	Ví dụ: Khi dạy bài Bím tóc đuôi sam. 
Giáo viên thiết kế Slide hình ảnh như SGK để giới thiệu bài
Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu ý về số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên một Slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muốn trình bày một cách rõ ràng, dễ hiểu. Nhìn vào Slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kĩ càng và mở rộng nó ra chứ không phải đọc các dòng chữ trên Slide. 
b/ Thiết lập tư liệu, hình ảnh:
Hình ảnh được đưa vào bài giảng phải đúng với yêu cầu của nội dung bài dạy, tránh những hình ảnh, tư liệu lòe loẹt không nhìn thấy rõ. 
Tránh những tiết dạy giáo viên muốn lôi cuốn học sinh nhìn lên màn hình bằng cách thêm vào những hình ảnh động hấp dẫn, điều này là chúng ta đã sai lầm. Bởi vì nếu thiết kế như thế học sinh sẽ bị cuốn hút bởi những hình ảnh mà không chú tâm vào nội dung, yêu cầu của câu hỏi đặt ra. Cần nên tránh sử dụng hình ảnh động trong những hoạt động tìm hiểu kiến thức, chỉ được sử dụng trong những trò chơi học tập.
Ví dụ: Khi thiết kế bài: Chim Sơn ca và bông cúc trắng.
Với phần hướng dẫn học sinh luyện đọc câu chỉ cần thiết kế các Slide đơn giản như sau:
Từ Slide thiết kế này giáo viên kết hợp với cách hướng dẫn và các hiệu ứng để dễ dàng hướng dẫn học sinh cách đọc một số câu khó như đã nêu về cách ngắt, nghỉ, nhấn giọng ở các từ ngữ. Như vậy cách em sẽ biết cách đọc để đọc bài được tốt hơn.
c. Về màu sắc của nền hình: 
Màu sắc không lòe loẹt, đồ họa vui nhộn gây mất tập trung cho học sinh. Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu nhạt (trắng, xanh nhạt) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền nhạt thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay màu đậm.
d. Về font chữ và cỡ chữ:
- Dùng các font chữ, khung, nền hợp lí. (ví dụ: nền màu trắng, màu xanh cho các đề mục có vai trò ngang nhau “cỡ chữ, kiểu chữ giống nhau).
- Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, Time New Roman) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times) vì dễ mất nét khi trình chiếu.
- Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên mới đọc rõ được.
đ/ Về trình bày nội dung trên nền hình:
 Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp, để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Các dạng đồ họa (hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng) cần phải được lựa chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng, tư duy lệch lạc trong học sinh. Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định cho học sinh như ta mong muốn.
e. Trình chiếu bài giảng:
Trong khi thực hiện tiết dạy ứng dụng CNTT giáo viên phải thực hiện tốt ở ba khâu: soạn bài giảng, trình chiếu và truyền thụ kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm.
Trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT cần phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Nên chúng ta cần phải lưu ý những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết trên màn chiếu. Do đó để học sinh có thể quan sát được bài học chính xác từ màn chiếu khi xây dựng bài giảng điện tử cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau:
	- Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng.
	- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào mỗi trang trình diễn. 
	- Khi giáo viên trình chiếu một bài giảng điện tử để học sinh có thể quan sát kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn.
	Trong bài giảng điện tử chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khóa, hình ảnh nên để giáo viên có thể quan sát hết các vấn đề cần được trình bày trước lớp. Giáo viên cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch bài dạy cụ thể. Trong đó ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với tiết học, nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong tiết học, vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau, Vấn đề nào là trọng tâm cần nhấn mạnh, cần khắc chốt. Dự kiến thời gian cho từng nội dung Giáo viên phải chuẩn bị kỹ để khi lên lớp sẽ chủ động được về mọi mặt tránh tình trạng như: chưa nói hết nội dung các slide hoặc đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa tức là đồng nghĩa với việc “cháy giáo án” và không đảm bảo được yêu cầu của bài dạy. 
* Các tiêu chí cơ bản khi chuẩn bị bài giảng ứng dụng CNTT:
	- Kế hoạch bài giảng được thể hiện cụ thể, rõ ràng và logic, bám sát mục tiêu, nội dung của bài dạy, tiến trình bài giảng phù hợp.
	- Thể hiện được các yêu cầu của phương pháp dạy học tiên tiến, phát huy tính tích cực của học sinh.
	- Nội dung bài giảng bám sát kiến thức cơ bản của chương trình theo quy định, có tính hệ thống và khoa học. 
	- Sử dụng và tích hợp các công cụ công nghệ thông tin sáng tạo, hợp lý, tối ưu nhằm phát huy tối đa chất lượng, tính hấp dẫn trong bài giảng; thu hút và tạo môi trường tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với học sinh.
	- Hình thức tổ chức, bố trí nội dung bài giảng khoa học, dễ hiểu, thân thiện.
	- Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của bài giảng đối với môi trường giáo dục.
2.3.2. Nghiên cứu chương trình và hệ thống các bài học, lựa chọn ứng dụng CNTT phù hợp.
	Trong phân môn tập đọc chúng ta có thể sử dụng việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động như: giới thiệu bài, giải nghĩa từ, hiểu nội dung bài, hướng dẫn đọc,Và không phải bài học nào cũng ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Vì vậy, trước tiên giáo viên phải nghiên cứu chương trình bài học cụ thể, chọn lựa nội dung, kiến thức phù hợp trong việc ứng dụng CNTT. Từ đó lựa những đoạn clip ảnh hay tạo các slide hình, slide chữ sinh động, hấp dẫn phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh, với nội dung bài học và đạt mục tiêu bài dạy. Tạo hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh chủ động, tích cực học tập, lĩnh hội kiến thức, có kĩ năng sống, có vốn hiểu biết sơ giản về những nét đẹp văn hoá, lịch sử, con người và thiên nhi

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_nham_nang_cao_chat.doc