SKKN Kinh nghiệm trong việc đánh giá thi đua của học sinh lớp chủ nhiệm
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. [1]
Phạm Văn Đồng
Đối với người giáo viên ngoài công việc giảng dạy một số thầy, cô còn kiêm thêm công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc quản lí lớp học, là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt, giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh.
Trong công tác chủ nhiệm để đánh giá hạnh kiểm học sinh một cách công bằng là điều rất khó, nhiều khi mang tính chủ quan cao, dựa vào cảm tính. Nhiều khi có những học sinh rất ngoan, học tốt, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, đạt được nhiều thành tích. Nhưng vì một lí do nào đó, lo sợ bị điểm kém mà học sinh này vi phạm quy chế thi học kì chẳng hạn. Vậy thì học sinh này sẽ được xếp hạnh kiểm loại gì? Nếu hạ hạnh kiểm thì rất thiệt thòi cho học sinh này, mà nếu không thì những học sinh khác sẽ không phục, dẫn đến dư luận không tốt trong học sinh.
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào vừa có một tiêu chuẩn định lượng nào đó vừa đánh giá được hạnh kiểm của học sinh vừa tạo tâm lí phấn khởi cho học sinh tích cực rèn luyện, học tập. Đặc biệt phải có biện pháp khen thưởng, động viên để tạo động lực cho học sinh phấn đấu. Đồng thời cũng phải có những hình thức phạt học sinh nhưng không đánh vào cá nhân mà đánh vào tập thể, lấy tập thể để rèn luyện cá nhân.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRIỆU SƠN 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ THI ĐUA CỦA HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM Người thực hiện: Lê Hồng Loan Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm THANH HOÁ, NĂM 2018 MỤC LỤC Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.3. Kết quả của thực trạng trên 3 2.4. Nguyên nhân của thực trạng. 4 2.5. Giải pháp 5 2.5.1. Một số lưu ý khi tổ chức tiết sinh hoạt cuối tuần 5 2.5.2. Biện pháp tổ chức thực hiện. 5 2.5.3. Mẫu sổ theo dõi 7 2.5.4. Hình thức tổ chức thực hiện 7 2.6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 14 3.1. Kết luận 14 3.2. Kiến nghị 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. [1] Phạm Văn Đồng Đối với người giáo viên ngoài công việc giảng dạy một số thầy, cô còn kiêm thêm công tác chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc quản lí lớp học, là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt, giáo dục học sinh phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và xây dựng một tập thể học sinh vững mạnh. Trong công tác chủ nhiệm để đánh giá hạnh kiểm học sinh một cách công bằng là điều rất khó, nhiều khi mang tính chủ quan cao, dựa vào cảm tính. Nhiều khi có những học sinh rất ngoan, học tốt, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, đạt được nhiều thành tích. Nhưng vì một lí do nào đó, lo sợ bị điểm kém mà học sinh này vi phạm quy chế thi học kì chẳng hạn. Vậy thì học sinh này sẽ được xếp hạnh kiểm loại gì? Nếu hạ hạnh kiểm thì rất thiệt thòi cho học sinh này, mà nếu không thì những học sinh khác sẽ không phục, dẫn đến dư luận không tốt trong học sinh. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào vừa có một tiêu chuẩn định lượng nào đó vừa đánh giá được hạnh kiểm của học sinh vừa tạo tâm lí phấn khởi cho học sinh tích cực rèn luyện, học tập. Đặc biệt phải có biện pháp khen thưởng, động viên để tạo động lực cho học sinh phấn đấu. Đồng thời cũng phải có những hình thức phạt học sinh nhưng không đánh vào cá nhân mà đánh vào tập thể, lấy tập thể để rèn luyện cá nhân. Trong phương châm giáo dục của Việt Nam hiện nay đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề cấp bách. Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ GD&ĐT đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cá nhân của người học, áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học”. [2] Tuy nhiên, đổi mới hoạt động dạy và học trong nhà trường không thể không nói đến việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Phương pháp đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau mỗi học kì, cả năm học là phần rất quan trong trong công tác chủ nghiệm lớp. Để làm được công tác này có hiệu quả thì người giáo viên chủ nhiệm phải thông qua các tiết sinh hoạt cuối tuần. Đồng thời thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần giáo viên chủ nhiệm có thể giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Từ những mục đích trên tôi đã rút ra “Kinh nghiệm đánh giá thi đua của học sinh lớp chủ nhiệm” để làm sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2017 - 2018 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thi đua của học sinh một cách công bằng, có định lượng bằng số học. - Nâng cao hứng thú của học sinh đối với tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. - Nâng cao ý thức đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh trong tập thể lớp. - Tạo ra môi trường lành mạnh, trong sáng, có tính tự phê bình và phê bình cao trong tập thể học sinh 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Tiêu chí thi đua của lớp. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh chủ nhiệm lớp 10B1 và 11B1. - Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của đề tài trong thực tế tôi chọn một lớp của trường THPT Triệu Sơn 4 trong hai năm tôi chủ nhiệm, đó là lớp 10B1 (năm học 2016 - 2017) làm lớp đối chứng và lớp 11B1 (năm học 2017 - 2018) làm lớp thực nghiệm. Hai lớp này có sự tương đồng về số lượng, tỉ lệ nam/nữ trong lớp, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Sáng kiến này được nghiên cứu trên một số phương pháp như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các kiến thức về: + Nhiệm vụ, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. + Các phương pháp kiểm tra đánh giá đạo đức của học sinh. - Phương pháp quan sát, điều tra: + Quan sát việc học tập, rèn luyện và sinh hoạt tập thể của học sinh. + Trò chuyện, trao đổi với học sinh để hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của các em. + Trò chuyện với phụ huynh học sinh để hiểu hơn về tính cách của từng học sinh. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: + So sánh, đối chiếu tác dụng của cách đánh giá thi đua ở lớp chủ nhiệm trong hai năm học khác nhau để thấy được tác dụng của việc đổi mới cách đánh giá thi đua. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần là một tiết học bắt buộc đối với công tác giáo dục học sinh. Thông thường, giờ sinh hoạt này gồm 3 hoạt động cơ bản: Tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần; xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo và giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá. Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc không thể thiếu để nhận xét, tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học, đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tập tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra. Tiết sinh hoạt được đặt ở cuối của mỗi tuần học, không có phân phối chương trình, không có nội dung cụ thể. Tiết sinh hoạt lớp được đặt dưới sự quản lý, giám sát và tác động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm. Thông qua tiết sinh hoạt lớp để giáo viên chủ nhiệm có thể khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể; hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ với tập thể lớp và ngoài xã hội. Thông qua tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể giáo dục cho học sinh ý thức chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, định hướng lập thân, lập nghiệp; giáo dục các giá trị văn hóa thẩm mỹ lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần cùng các hoạt động giáo dục khác làm phong phú đời sống tâm hồn và nhân cách học sinh. Sau một tiết sinh hoạt lớp, học sinh có thể nhìn lại mình tiếp tục phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội. Thông qua tiết sinh hoạt lớp để tổ chức xây dựng lớp thành một tập thể tự quản, có nền nếp, kỷ luật, đoàn kết gắn bó cùng nhau, sống có trách nhiệm với nhau, sống vì mình, vì mọi người. [3] Thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần giáo viên chủ nhiệm sẽ ghi lại những thành tích, những lỗi vi phạm của học sinh để đến cuối kì, cuối năm đem ra để đánh giá hạnh kiểm của học sinh. Nhưng cách làm này đôi khi sẽ mang tính chủ quan cao của người thầy. Nếu có những tiêu chí cụ thể, được quy ra thành điểm và học sinh là người đánh giá thì sẽ mang tính khách quan cao hơn. 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Trước khi áp dụng các biện pháp trong đề tài này, tôi đã tìm hiểu rất kĩ các cách áp dụng trước và thấy rằng, đến cuối mỗi học kì hay cuối năm học rất khó khăn để xếp loại hạnh kiểm của học sinh. Đồng thời cũng khó khăn để tìm ra những học sinh được khen thưởng ngoài những học sinh là cán bộ lớp. Nhiều em không làm cán bộ lớp nhưng các em cũng xứng đáng được khen thưởng nhưng lại không có một tiêu chí nào để làm căn cứ. Dẫn đến dư luận không tốt trong học sinh, sẽ có những học sinh sẽ phản ứng, cho rằng thầy cô không khách quan, không công bằng. 2.3. Kết quả của thực trạng trên. Những học sinh ngoan, nhiệt tình trong học tập, lao động, rèn luyện sẽ kì thị hoặc chỉ trích những bạn không tốt. Thực trạng này dẫn đến những mâu thuẫn, xích mích, từ nhỏ rồi dần dẫn đến đánh nhau, dẫn đến gây mất đoàn kết trong tập thể lớp. Nhiều học sinh sẽ bao che cho nhau, không dám nói vì có nói ra thì cũng không ảnh hưởng gì đến mình. Dẫn đến hệ quả là ai làm người đấy chịu, không có sự dìu dắt, động viên lẫn nhau trong tập thể. Khi đó tập thể không thể rèn luyện được cá nhân. Do đó trong các tiết sinh hoạt thầy cô chỉ toàn nhắc lỗi của các em (nếu biết), dẫn đến sự nhàm chán của tiết sinh hoạt. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh không được tốt, không đạt chỉ tiêu đề ra trong hội nghị phụ huynh đầu năm học. Đồng thời kết quả học tập của một số em không tốt. Một số em cán bộ lớp không còn nhiệt tình với công việc vì không được khen thưởng, động viên kịp thời. Do đó phong trào thi đua của lớp cũng không tốt. Nhiều em được giao nhiệm vụ thì không hoàn thành, hoặc ỷ lại cho các bạn. Nhiều hôm trong giờ chào cờ các bạn không có đủ ghế ngồi, phòng học khi ra về thì không tắt điện, chốt cửa sổ, khóa cửa. Đi học không đúng giờ, nghỉ học không có lí do, không thực hiện đồng phục, không học bài ở nhà. Một kết quả không tốt nữa là các em sau khi vi phạm lỗi rồi thì không còn động lực nào để phấn đấu để bù lại lỗi mình đã mắc phải. Các em cứ nghĩ rằng đã mắc lỗi rồi thì kiểu gì cũng sẽ có hạnh kiểm không tốt nên mặc kệ không cần phấn đấu cho các tuần tiếp theo. Kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối kì cuối năm phần lớn là do thầy cô chủ nhiệm quyết định. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của lớp 10B1 năm học 2016 – 2017 như sau: Sĩ số Kết quả Loại tốt Loại khá Loại trung bình Loại yếu SL % Sl % SL % Sl % 41 36 87,8 3 7,3 2 4,9 0 2.4. Nguyên nhân của thực trạng trên Trong các tiết sinh hoạt chủ yếu thầy cô giáo chủ nhiệm nói, mà không có sự phản hồi từ học sinh. Đến cuối kì, cuối năm vẫn là thầy cô chủ nhiệm nói và cũng không có phản hồi của học sinh. Nếu có phản hồi của học sinh là phản hồi ngoài lề, xì sào to nhỏ, trách móc lẫn nhau. Nguyên nhân của thực trạng trên là không có tiêu chí thi đua rõ ràng, nếu có là sự áp đặt của giáo viên chủ nhiệm, không có sự tham gia góp ý của học sinh. Không thể phát huy được tính tập thể hay nói cách khác là tập thể không có vai trò trong giáo dục cá nhân. Do học sinh phó mặc và coi thầy cô giáo là thượng tôn, mất đi sự chủ động, sáng tạo của tuổi trẻ. Quan trọng là không còn nhiệt huyết, quyết tâm phấn đấu, vươn lên. 2.5. Giải pháp 2.5.1. Sự cần thiết của việc xây dựng tiêu chí thi đua trong học sinh Để khắc phục những hạn chế ở trên thì một yêu cầu đặt ra là cần xây dựng một hệ thống các tiêu chí thi đua được định lượng thành điểm cụ thể. Khi xây dựng tiêu chí cần phải căn cứ vào một số điểm sau: + Căn cứ vào điều lệ trường trung học phổ thông và nội qui của nhà trường. + Căn cứ vào tiêu chí thi đua của đoàn trường, của hội đồng thi đua Nhà trường. + Căn cứ vào sự đồng thuận của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của phụ huynh học sinh. Do đó khi xây dựng tiêu chí cần có một hội đồng, trong đó giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò định hướng, cán bộ lớp sẽ là những người xây dựng tiêu chí. Sau đó đưa ra lấy ý kiến của tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm sẽ đại diện cho lớp lấy ý kiến của phụ huynh học sinh. Cuối cùng là tổ chức thực hiện. 2.5.2. Biện pháp tổ chức thực hiện. Khi xây dựng tiêu chí cần có một hội đồng, trong đó giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò định hướng, cán bộ lớp sẽ là những người xây dựng tiêu chí. Sau đó đưa ra lấy ý kiến của tập thể lớp. Giáo viên chủ nhiệm sẽ đại diện cho lớp lấy ý kiến của phụ huynh học sinh. Cuối cùng là tổ chức thực hiện. a) Tiêu chí thi đua đã được xây dựng I. Nề nếp: Stt Nội dung Điểm 1. Sinh hoạt đầu giờ (hát, chữa bài tập ) - Không tham gia sinh hoạt hoặc sinh hoạt chậm -5đ/1buổi 2. Vệ sinh lớp học - Trực nhật làm chậm, làm không tốt bị nhắc nhở, chậu nước không sạch, không khăn lau bảng hoặc khăn lau không sạch. -5đ/1nd - Trực nhật không làm -20đ/1buổi - HS vứt rác, giấy bừa bãi làm bẩn lớp. -5đ/lần 3. Tác phong, trang phục - Không đeo phù hiệu, không sơ vin, đi giầy dép không đúng quy định -5đ/1nd - Trang phục không theo quy định vào thứ 2,4,6 thứ 7, ngày lễ -5đ/1lần - Cờ đỏ hoặc xung kích quên trực. - BCS lớp, cán sự môn, Bí thư CĐ, các tổ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ - Người được phân công: Đóng các cửa ,tắt quạt, tắt điện khi ra về, cất và lấy sổ Điểm - SĐB, khiêng ghế ra chào cờ, không hoàn thành nhiệm vụ. -10đ/lần 4. Nghỉ học, vắng học, đi chậm - Nghỉ không phép hoặc giấy phép không được chấp nhận. - Bỏ học giữa giờ, bỏ tiết, bỏ chào cờ, bỏ các buổi lễ, -20đ/lần - Đi chậm, vào lớp chậm, ra chào cờ chậm, -5đ/lần 5. Bàn ghế không ngay ngắn thì trừ điểm -1đ/1người 6. Bị ghi sổ đầu bài -20đ/lần 7. Các vi phạm khác - Làm cho tập thể bị cảnh cáo ở bảng tin, bị xếp giờ khá, TB, Yếu (Nếu không tìm ra thì quy tất cả BCS, bí thư và các tổ trưởng vào lỗi không hoàn thành nhiệm vụ) -20đ/1lần - Đi xe trong trường, tóc tốt bị ban Nề nếp nhắc, vô ý thức bị đuổi ra ngoài, vô lễ với GV, hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng điện thoại trong giờ -20đ/lần - Nói chuyện, nghịch, làm việc riêng trong giờ bị nhắc; đứng bảng -5đ/lần - Nói tục, chửi bậy - Tự ý xem sổ điểm, SĐB (không phải người giữ sổ) -10đ/lần - Hoàn thành các khoản đóng góp chậm so với tiến độ -10đ/khoản II. Học tập: STT Nội dung Điểm 1. Điểm miệng Được điểm 10 +3đ/lượt Được điểm 9 +2đ/lượt Được điểm 8 +1đ/lượt Bị điểm 0 - 3đ/lượt Bị điểm 1 - 2đ/lượt Bị điểm 2,3 - 1đ/lượt 2. Nề Nếp học Tập - Không mang vở ghi, không ghi bài, không làm BTVN, không có vở BT. - 5đ/lượt - Quay cóp, cho bạn quay cóp khi kiểm tra trên lớp bị nhắc (không ghi SĐB) - 10đ/lượt III. Trách Nhiệm Trách nhiệm Lớp trưởng, bí thư +4đ/tuần Các lớp phó, các tổ trưởng, khóa cửa lớp, giữ sổ đầu bài +3đ/tuần Khóa nhà xe, cán sự bộ môn, đóng cửa sổ. Lấy và cất ghế chào cờ, cờ đỏ + 2đ/tuần IV. Lao động (Buổi lao động tập thể hoặc trực tuần): 1. Bỏ lao động, bỏ trực tuần không phép; Không chấp hành sự phân công của phụ trách; Không đem dụng cụ theo phân công,phải làm bù và trừ điểm thi đua. - 10đ/lần Cách xếp loại trung bình theo các tuần Tổng điểm cộng, trừ bằng 0 đ trở lên ( không âm) : Xếp loại Tốt. Tổng điểm cộng, trừ: - 4đ đến dưới 0đ : Xếp loại Khá. Tổng điểm cộng, trừ: - 8đ đến dưới -4đ : Xếp loại Trung bình. Tổng điểm cộng trừ: âm trên 8đ : Xếp loại Yếu. Cách xếp loại hạnh kiểm học kì, cả năm: Lấy điểm trung bình theo kì - Điểm trung bình không âm: Loại Tốt - Điểm trung bình từ -2,0 đến 0 Loại Khá - Điểm trung bình từ - 4,0 đế dưới -2,0: Loại TB - Điểm trunh bình dưới -4,0: Loại Yếu Điểm TBCN = (TBhk1 + TBhk2 x 2)/3 - Điểm trung bình không âm: Loại Tốt - Điểm trung bình từ -2,0 đến 0 Loại Khá - Điểm trung bình từ - 4,0 đế dưới -2,0: Loại TB - Điểm trunh bình dưới -4,0: Loại Yếu Khen thưởng học kì 1 và cả năm học Thưởng cho những em nằm trong tốp 10 học sinh có điểm thi đua cao nhất (Theo điểm trung bình học kì và điểm trung bình cả năm học) 2.5.3. Mẫu sổ theo dõi STT Họ và tên Nội dung Điểm cộng Điểm trừ Tổng 1 2 2.5.4. Hình thức tổ chức thực hiện a) Cách theo dõi và đánh giá Lớp trưởng là người phân công các tổ trưởng theo dõi chéo giữa các tổ với nhau. Thay đổi theo tuần. Tổ trưởng các tổ theo dõi tổ viên của tổ mình được phân công theo dõi. Tổng hợp báo cáo trước lớp trong giờ sinh hoạt cuối tuần (Các tổ trưởng đang trình bày kết quả theo dõi của tuần) Lớp trưởng lấy ý kiến của các bạn trong lớp, chốt kết quả thi đua của tuần (Lớp trưởng đang lấy ý kiến của các bạn trong lớp) Lớp trưởng là người chốt kết quả thi đua theo tổ, lấy kết quả trung bình của cả tổ. Tổ nào có số điểm thi đua trung bình nhỏ nhất thì tuần tới tổ đó phải làm trực nhật Cuối kì và cuối năm học lớp trưởng tổng hợp kết quả thi đua để từ đó làm căn cứ xếp loại hạnh kiểm học kì và khen thưởng cho học sinh có kết quả cao. Kết quả thi đua học kì 1 Họ và tên hs T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T13 T14 T15 T16 T17 T18 ĐTB Xếp hạng Xếp loại Lê Văn Hiếu b 8 4 8 4 9 14 4 8 4 4 -1 4 8 4 4 5 5.69 1 T Lê Hải My 8 4 13 8 8 4 4 3 7 -1 4 4 4 4 3 5 5.13 2 T Lê Thị Phương Linh 8 3 3 7 6 8 6 3 3 3 7 3 7 2 6 4 4.94 3 T Nguyễn Thị Dung 3 3 3 3 3 3 3 3 12 3 3 3 12 7 5 4 4.56 4 T Lê Thị Thu Trang b 8 2 6 7 3 3 3 7 6 6 3 3 3 3 3 4 4.38 5 T Lê Đình Hoàng Anh 3 3 3 3 2 6 11 7 3 8 3 3 3 3 5 4 4.38 5 T Hà Huyền Trang 3 3 3 3 11 3 3 3 10 3 7 3 3 3 2 3 4.13 7 T Lê Bá Đức Anh 7 3 3 11 3 6 7 3 3 3 3 6 -2 3 4 3 4.13 7 T Lê Thị Quỳnh 3 3 3 3 7 6 3 3 3 3 6 3 8 3 4 2 3.94 9 T Lê Văn Anh Vũ 11 8 3 3 3 3 7 3 8 6 3 2 -3 1 1 2 3.81 10 T Nguyễn Văn Hiếu 2 2 11 -3 7 4 0 8 5 2 7 2 6 2 3 2 3.75 11 T Lê Thị Trà My 3 3 3 3 3 8 3 3 3 1 2 3 11 3 4 3 3.69 12 T Đàm Thị Thơm 11 6 2 6 9 2 6 2 2 2 2 2 2 -3 2 5 3.63 13 T Trần Thị Loan -2 3 3 3 1 7 3 3 3 3 3 1 10 3 7 3 3.38 14 T Lê Thị Thương 2 2 2 5 9 2 2 7 2 2 2 2 2 2 3 4 3.13 15 T Lê Thị Thu Trang a 2 2 2 2 10 2 2 2 2 2 2 0 4 6 3 3 2.88 16 T Vũ Đình Huy 8 0 0 6 10 0 0 0 2 2 1 7 2 2 4 2 2.88 16 T Lê Thị Ngọc Hiền 8 0 4 7 3 0 0 10 0 0 5 0 0 0 3 2 2.63 18 T Trần Thị Ngọc 9 2 -3 5 0 2 2 2 2 2 2 2 6 2 2 2 2.44 19 T Lê Văn Hiếu a 5 -3 2 2 2 2 2 2 6 5 1 0 2 6 2 3 2.44 19 T Đoàn Ngọc Khánh 2 0 2 2 3 -3 6 2 6 4 2 2 3 2 3 2 2.38 21 T Đặng Thị Thanh 2 2 6 -1 2 -3 2 7 2 2 2 2 5 2 3 2 2.31 22 T Nguyễn Thị Khánh Ly 2 2 6 5 -3 2 7 6 -3 -3 5 2 2 2 2 2 2.25 23 T Lê Xuân Trường 5 2 5 2 -4 2 2 -3 5 2 2 2 7 2 3 2 2.25 23 T Nguyễn Quang Tiến 8 -1 7 3 0 2 2 -3 2 2 2 2 2 2 4 2 2.25 23 T Trịnh Thị Thanh 2 0 2 4 -3 2 2 2 2 2 2 2 2 8 3 1 2.06 26 T Đặng Tuấn Linh 6 -2 2 -3 -3 2 2 2 2 2 6 2 7 2 4 1 2 27 T Lê Thị Huế 2 2 2 2 -3 5 2 -5 6 -3 2 2 14 -3 2 1 1.75 28 T Lê Thị Ngọc Anh 4 9 4 0 -5 0 2 0 4 0 0 4 0 0 4 1 1.69 29 T Nguyễn T Thùy Linh 2 2 11 -18 6 2 2 -3 9 2 -3 2 2 2 6 2 1.63 30 T Lê Phan Vân Anh 0 0 7 -5 0 0 4 6 0 0 0 0 0 7 5 1 1.56 31 T Lê Xuân Tâm 0 0 0 0 -2 7 5 0 0 0 0 0 7 4 2 0 1.44 32 T Nguyễn Thị Huyền Trang 0 0 0 0 0 8 0 -5 4 0 0 0 8 3 5 0 1.44 32 T Lê Quý Hải 5 0 0 5 -5 0 0 5 0 0 0 0 3 3 3 0 1.19 34 T Trương Thị My My 3 0 -1 0 0 3 5 0 0 0 0 0 -1 3 3 0 0.94 35 T Lê Thị Mai Hương 0 0 4 0 -5 0 0 5 0 0 -5 0 7 0 2 0 0.5 36 T Lê Thị Khánh Linh 0 0 0 0 0 4 0 0 0 0 0 0 0 0 2 0 0.38 37 T Trương Thị Hồng -5 0 7 4 -2 1 0 4 0 -5 0 0 0 0 1 1 0.38 37 T Trần Lê Dương -2 4 4 7 0 0 -5 0 0 0 -5 4 -5 0 1 1 0.25 39 T Lê Bá Tiến 3 4 0 0 0 0 3 -5 0 0 -5 0 0 0 2 1 0.19 40 T Lê Thị Hà My 0 0 -10 -4 0 3 0 -5 0 0 0 0 0 0 1 2 -0.81 41 K (Bảng kết quả thi đua học kì 1) Kết quả xếp loại thi đua học kì 2 và cả năm học Họ và tên hs T19 T20 T20 T21 T22 T23 T24 T25 T26 T27 T28 T29 T30 T31 T32 T33 HK2 XH Loại HK1 CN XH Loại Hà Huyền Trang 6 7 3 2 21 12 8 7 3 3 3 3 12 7 8 7 7.07 1 T 5.7 6.6 1 T Lê Hải My 7 6 4 4 8 4 4 4 4 4 4 23 13 4 4 4 6.29 2 T 5.1 5.9 2 T Lê Văn Hiếu b 5 8 8 4 4 4 4 4 6 9 4 9 9 12 6 4 6.21 3 T 4.9 5.8 3 T
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_trong_viec_danh_gia_thi_dua_cua_hoc_sinh_lo.doc