SKKN Kinh nghiệm tích hợp liên môn trong dạy học chương Quang học – Vật lí 7 ở trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn

SKKN Kinh nghiệm tích hợp liên môn trong dạy học chương Quang học – Vật lí 7 ở trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học của nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ phát triển các năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẻ.

Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.

Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học, như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, hải đảo; giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng, .

 Trong số các môn học ở trường THCS, môn vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh. Là giáo viên dạy bộ môn vật lí, tôi luôn trăn trở làm thế nào để vừa dạy học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về các môn học khác cho học sinh.

Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu, thu thập thông tin, đặc biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tôi quyết định viết sáng kiến “Kinh nghiệm tích hợp liên môn trong dạy học chương quang học - Vật lí 7 ở trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn”

 

docx 22 trang thuychi01 16627
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tích hợp liên môn trong dạy học chương Quang học – Vật lí 7 ở trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG 
DẠY HỌC CHƯƠNG QUANG HỌC – VẬT LÍ 7 
Ở TRƯỜNG THCS NGA THANH, NGA SƠN
Người thực hiện: Mai Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Thanh
SKKN thuộc môn: Vật Lí
THANH HOÁ NĂM 2019
MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
I
MỞ ĐẦU
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
2
II
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2-3
 2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3-4
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4 - 16
3.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo cho một tiết dạy học tíc hợp.
4
3.2 Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy học tích hợp.
5
3.3 Dạy học tích hợp trong các bài cụ thể.
6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
III
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17
1. Kết luận
17
2. Kiến nghị
18
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong chương trình xây dựng môn học của nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ phát triển các năng lực giải quyết các vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc học các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẻ.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.
Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học, như tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, hải đảo; giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng,.
	Trong số các môn học ở trường THCS, môn vật lí là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp cho học sinh rất nhiều các kiến thức cơ bản về thế giới tự nhiên và môi trường xung quanh. Là giáo viên dạy bộ môn vật lí, tôi luôn trăn trở làm thế nào để vừa dạy học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những đơn vị kiến thức về các môn học khác cho học sinh.
Trên cơ sở tìm tòi những tư liệu, thu thập thông tin, đặc biệt là nắm bắt về phương pháp dạy học tích hợp nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tôi quyết định viết sáng kiến “Kinh nghiệm tích hợp liên môn trong dạy học chương quang học - Vật lí 7 ở trường THCS Nga Thanh, Nga Sơn”
2. Mục đích nghiên cứu 
Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến cách học vật lý và thực hành vật lý trong nhà trường làm nảy sinh tâm lí không thích học vật lý và lúng túng trong các tiết học có thí nghiệm. Để góp phần khắc phục hạn chế đó trong phạm vi đề tài này, tôi không có tham vọng lớn chỉ mong rằng qua các tiết có sử dụng tích hợp kiến thức liên môn với các môn học như: Ngữ Văn, Lịch sử, Sinh học, Địa lí, GDCD, ... như vậy học sinh thêm yêu thích học Vật lý, kết quả học tập của học sinh được nâng cao hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Chương trình vật lý lớp 7 phần quang học
- Các em học sinh khối 7 trường THCS Nga Thanh 
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phươngpháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm
- Phương pháp điều tra thực tiễn
- Phương pháp kiểm tra, đối chiếu, so sánh
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
1.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Ngành Giáo dục và Đào tạo về tích hợp.
Nghị quyết hội nghị trung ương 8 khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã xác định rõ một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là: “Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, đảm bảo chất lượng, tích hợp cao ở các lớp dưới”.
Dự thảo khung chương trình giáo dục phổ thông mới (dự kiến áp dụng vào năm 2018) do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, dạy học sẽ theo hướng tích hợp mạnh ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên. Như vậy, nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng có hiệu quả các bài dạy học theo hướng tích hợp ở thời điểm hiện nay chính là bước “dọn đường” có ý nghĩa thực tiễn để rút kinh nghiệm và tiến hành tốt hơn trong thực tế khi bắt đầu thực hiện chương trình tích hợp do Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn.
1.2. Khái niệm về dạy học tích hợp.
Theo từ điển tiếng Việt, tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành những kiến thức kĩ năng mới; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Bàn đến tích hợp là bàn đến vấn đề nội dung chứ không phải là phương pháp dạy học, người tổ chức phải vận dụng được các phương pháp dạy học tối ưu để có thể chuyển tải hết các nội dung cần thiết.
Tích hợp có thể được vận dụng ở nhiều môn học, nhiều nội dung trong một môn học và lồng ghép các nội dung cần thiết vào một môn học. Tích hợp có thể tiến hành ở các cấp độ khác nhau: tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tích hợp liên hệ.
* Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:
	 Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng.
 Giúp cho học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính được những điều cần thiết cho học sinh.
 Quan tân đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: Giúp học sinh hòa nhập vào thực tiễn cuộc sống.
 Giúp học sinh xác định mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
* Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:
 Lấy học sinh làm trung tâm.
 Định hướng, phân hóa năng lực cho học sinh.
 Dạy và học các năng lực thực tiễn.
	 Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực tiễn cuộc sống.
 1.3. Đặc trưng môn Vật lí
Vật lí là môn khoa học ứng dụng, thực nghiệm; là môn khoa học của các hiện tượng tự nhiên. Kiến thức của môn vật lí gắn liền với các yếu tố tự nhiên, xã hội,.Trong dạy học môn vật lí có thể tích hợp giáo dục với nội dung như: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng, giáo dục kĩ năng sống. đặc biệt là những vấn đề mang tính thời sự như: Sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên,Trong chương trình vật lí ở trường THCS, học sinh dễ dàng sử dụng kiến thức ở nhiều môn học liên quan để giải quyết một số vấn đề như: Tích hợp kiến thức môn toán để hình thành kĩ năng tính toán, xử lí số liệu; môn Lịch sử giúp học sinh hiểu biết về các nhà vật lí lỗi lạc, quá trình phát triển công nghệ kĩ thuật; môn Địa lí để hiểu về các vấn đề địa hình, khí hậu giúp học sinh dễ dàng biết được điều kiện thích hợp để thực hiện các dự án mang tính thực tế; môn Văn học để hiểu văn bản một cách chính xác và viết cho đúng ngữ pháp; môn Tin học để mô hình hóa các quá trình biến đổi vật lí, các thí nghiệm ảo; môn Giáo dục công dân giúp rèn luyện tính trung thực, ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên,.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Thuận lợi: 
* Về phía giáo vên: 
Được đào tạo đúng chuyên môn, có bằng chuyên môn trên chuẩn, yêu nghề, luôn tâm huyết, ham tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Được ban giám hiệu, tổ bộ môn quan tâm, hỗ trợ.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có cơ hội tốt để triển khai dạy học tích hợp.
* Về phía học sinh: 
	Nhiều em yêu thích môn học
	 Đa phần các em chăm ngoan, nghe lời Thầy Cô giáo.
2.2. Khó khăn:
 * Về phía giáo viên:
	Giáo viên chủ yếu được đào tạo đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lí luận về dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu nên không tránh khỏi việc hiểu biết chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
* Về phía học sinh:
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có thể vì nhiều lí do khác nhau mà phần lớn các em vẫn theo xu hướng học thụ động; các em không tích cực, không chủ động cho việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học; các em vẫn đang theo xu hướng học lệch nên không tích cực tự giác trong việc chuẩn bị các giờ học tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến thức của môn học liên quan như một công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn học vật lí.
Vì lí do đó mà chất lượng học tập bộ môn còn thấp. Cụ thể qua bài khảo sát sau khi học xong chương quang học của năm học 2017-2018 như sau :
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
31
1
3,2
4
12,9
15
48,39
11
35,51
7B
30
0
0
3
10
15
50
12
40
Tổng
61
1
1,6
7
11,5
30
49,18
23
37,72
Từ kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy rằng, có lẽ do học sinh chưa hứng thú với môn học nên chất lượng học tập của các em còn rất thấp.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo cho một tiết dạy học tíc hợp.
Đây là khâu đầu tiên, khá quan trọng nhưng thường không được cả giáo viên và học sinh chú ý, nhất là khi tiết học đó không phải là tiết học tích hợp. Học sinh thường có thói quen chỉ học thuộc lòng bài cũ, việc chuẩn bị bài mới bị xem nhẹ nếu không muốn nói là bỏ qua. Do vậy, để chuẩn bị cho tiết dạy học thành công, giáo viên phải có yêu cầu cụ thể để đạt được sự chuẩn bị bài chu đáo của học sinh.
	3.1.1 Yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
	Đây là yêu cầu tối thiểu cho sự chuẩn bị bài mới ở bất kỳ môn học nào. Trong tiết dạy học có tích hợp yêu cầu này càng trở nên cấp thiết, tạo cho học sinh có thói quen chuẩn bị trước để huy động những kiến thức, kĩ năng có liên quan từ đó tiếp thu tốt nhất bài học và những nội dung tích hợp.
	3.1.2. Yêu cầu học sinh tìm hiểu những kiến thức thực tế có liên quan đến chủ đề tích hợp trong bài học.
	Các tiết dạy có tích hợp bao giờ cũng liên qua đến những vấn đề trong thực tế mà giáo viên cần giáo dục cho học sinh, việc tìm hiểu trước các vấn đề liên quan giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn, tiết học sinh động hơn.
Ví dụ: Trong bài có tích hợp bảo vệ nguồn nước trong sạch, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở các sông, ao, hồ của xã Nga Thanh (cung cấp địa điểm cụ thể), nêu nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
	Trong bài có tích hợp bảo vệ sức khỏe đôi mắt, giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu thực trạng học sinh bị cận thị của trường THCS Nga Thanh (có số liệu cụ thể) và chỉ ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đó.
	3.2. Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy học tích hợp.
3.2.1. Lựa chọn chủ đề tích hợp
Giáo viên nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài học, xem xét kiến thức cần nắm của học sinh để lựa chọn chủ đề tích hợp phù hợp với kiến thức trong bài. Ví dụ như kiến thức trong bài có thể tích hợp ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện năng, an toàn giao thông hay bảo vệ sức khỏe 
3.2.2. Lựa chọn địa chỉ tích hợp: 
Trong bài dạy, có những bài phần kiến thức của cả bài được dùng đề tích hợp nhưng cũng có khá nhiều bài chỉ có một phần kiến thức của bài được sử dụng. Do đó, giáo viên cần lựa chọn những phần kiến thức phù hợp với chủ đề tích hợp mà mình lựa chọn cho bài dạy.
3.2.3. Lựa chọn các môn học liên quan đến chủ đề tích hợp
Giáo viên xét xem chủ đề mình lựa chọn có liên quan đến môn học nào để tìm hiểu thêm về môn học đó trong phạm vi kiến thức mình tích hợp qua sách vở và đồng nghiệp.
3.2.4. Sưu tầm các hình ảnh, video có liên quan đến chủ đề tíc hợp
Giáo viên sưu tầm các hình ảnh, video có liên quan đến chủ đề tíc hợp để sử dụng trong tiết học, nhằm làm cho tiết học thêm trực quan, sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng giờ học.
3.2.5. Phương pháp tích hợp: 
Sử dụng phương pháp nêu vấn đề
 - Giáo viên đưa ra vấn đề cần giải quyết
 - Tổ chức cho học sinh sử dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề
 - Sử dụng hình ảnh, video minh họa.
3.3. Dạy học tích hợp trong các bài cụ thể.
Bài 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
 Chủ đề tích hợp: Sử dụng kiến thức vật lí, giáo dục công dân, địa lí rèn luyện ý thức bảo vệ sức khỏe đôi mắt và tiết kiệm điện năng cho học sinh.
Địa chỉ tích hợp: Phần II: Nhìn thấy một vật.
Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
 Sử dụng kiến thức liên môn
	- Môn vật lí: 
 	+ Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta
	+ Phân biệt được ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.
	- Môn Địa lí: Nắm được mật độ dân số và kiến trúc ở thành phố.
	- Môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe đôi mắt và tiết kiệm điện năng cho học sinh.
Phương pháp tích hợp
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm (Hình 1.2a - SGK VL7) để hình thành kiến thức khi nào ta nhìn thấy một vật.
GV: Như vậy các em thấy rằng khi nhìn thấy bất cứ vật gì đều có ánh sáng truyền vào mắt. Vì lí do đó mà dẫn đến nhiều tật ở mắt trong đó chủ yếu là tật cận thị. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh ở thành phố bị cận thị nhiều hơn ở nông thôn, trong đó có một nguyên nhân chủ yếu. Theo em đó là nguyên nhân gì?
 HS: Ở thành phố, do đất hẹp người đông nên có rất nhiều nhà cao tầng che chắn ánh sáng Mặt Trời (ánh sáng tự nhiên). Đa số, các học sinh thường phải học tập, làm việc và vui chơi dưới ánh đèn điện (ánh sáng nhân tạo) nên mắt thường dễ bị cận. Còn các em học sinh ở nông thôn học tập, làm việc và vui chơi chủ yếu dưới ánh sáng tự nhiên, chính vì thế ít bị cận hơn.
Nhà cao tầng ở thành phố che khuất ánh sáng mặt trời
Tình trạng cận thị của học sinh ở mức báo động
GV: Để khắc phục tình trạng cận thị thì các học sinh ở thành phố cần phải làm gì?
HS: Các học sinh ở thành phố cần có kế hoạch học tập hợp lí, tổ chức vui chơi, dã ngoại ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ giảm bớt tình trạng bị cận.
GV: Hiện nay, ở trường THCS Nga Thanh chúng ta tình trạng các bạn bị cận thị như thế nào?
HS: Ngày càng nhiều các bạn bị cận thị (Đưa ra các số liệu cụ thể đã tìm hiểu trước theo yêu cầu của giáo viên)
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Các em sẽ làm gì để giảm tình trạng cận thị ngày càng nhiều trong trường học?
HS: Thảo luận đưa ra các phương án.
GV nhấn mạnh: Các em phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các thiết bị điện tử vì ánh sáng từ các thiết bị đó sẽ truyền thẳng vào mắt ta.Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể ngoài trời. Khi học tập phải đảm bảo đủ ánh sáng, hạn chế học tập, vui chơi dưới ánh sáng nhân tạo vừa giúp tiết kiệm điện năng vừa để giảm bớt tình trạng cận thị.
Bài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
Chủ đề tích hợp: Sử dụng kiến thức vật lí, Giáo dục công dân rèn luyện kĩ năng xếp hàng ngay ngắn trong các buổi sinh hoạt tập thể; Kĩ năng bảo vệ thân thể; Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.
 Địa chỉ tích hợp: Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
Sử dụng kiến thức liên môn:
	- Môn Vật lí: Định luật truyền thẳng ánh sáng.
	- Kĩ năng sống: Kĩ năng xác định độ sâu của nước khi đi bơi.
	- Môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.
Phương pháp tích hợp:
GV: Hướng dẫn nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm hình 2.1; 2.2 để hình thành định luật truyền thẳng ánh sáng.
GV: Để xếp hàng thật thẳng các em làm như thế nào?
HS: Em nhìn vào gáy bạn phía trước mình mà không nhìn thấy các bạn ở phía trên.
GV: Tại sao làm như thế lại thẳng hàng?
HS: Vì ánh sáng từ bạn phía trên đến mắt em đi theo đường thẳng nên bị bạn ngay trước em che khuất.
GV nhấn mạnh: Trong giờ tập thể dục giữa giờ hoặc trong các buổi sinh hoạt tập thể, các em vận dụng phần kiến thức này để xếp hàng cho ngay ngắn, tránh hiện tượng ồn ào, lộn xộn.
Học sinh tường THCS Nga Thanh chào cờ trong buổi lễ khai giảng
GV: Ánh sáng từ một vật đặt dưới nước truyền đến mắt có đi theo đường thẳng không? Vì sao?
HS: Ánh sáng không đi theo đường thẳng vì truyền qua hai môi trường khác nhau tức là môi trường không đồng tính.
GV nhấn mạnh: Vì lí do đó mà khi các em nhìn các vật dưới nước sẽ không nhìn thấy vật mà nhìn thấy ảnh của vật, ảnh này bao giờ cũng ở vị trí gần mặt nước hơn so với vị trí thực. Do đó, trước khi bơi các em không được dùng mắt để ước lượng độ sâu vì đáy mà các em nhìn thấy ở vị trí gần mặt nước hơn so với vị trí thật của nó. Vào mùa hè các em nên tham gia các khóa học bơi để biết bơi và có các kĩ năng xử lí tình huống xảy ra, nếu muốn đi bơi phải đi cùng người lớn và hết sức cẩn thận khi bơi. 
GV: Trong môi trường nhiều khói bụi, ánh sáng mặt trời truyền xuống trái đất có đi theo đường thẳng không? Tại sao?
HS: Khi đó ánh sáng không đi theo đường thẳng vì môi trường không trong suốt.
GV nhấn mạnh: Trong môi trường nhiều khói bụi, ánh sáng mặt trời truyền xuống không đi theo đường thẳng nên dễ gây ra hiện tượng ảo giác rất nguy hiểm. Các em phải có trách nhiệm giữ gìn môi trường sống trong sạch tuyên truyền đến mọi người ý thức giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
Nhìn bằng mắt thấy đáy hồ cạn hơn độ sâu thực tế của nó 
Bài 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
Chủ đề tích hợp: Sử dụng kiến thức vật lí, sinh học, địa lí, giáo dục công dân rèn luyện cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp; Sử dụng tiết kiệm năng lượng; Tình yêu quê hương đất nước.
Địa chỉ tích hợp: Phần I: Bóng tối - Bóng nửa tối:
- Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
Sử dụng kiến thức liên môn:
	- Môn Vật lí: Khái niệm bóng tối, bóng nửa tối.
	- Môn Sinh học: Kiến thức về sự quang hợp của cây.
	- Môn Địa lí: Nắm được mật độ dân số và kiến trúc ở thành phố.
	- Môn Giáo dục công dân: Rèn luyện cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp; Sử dụng tiết kiệm năng lượng; Tình yêu quê hương đất nước. Phương pháp tích hợp
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hình 3.1 và hình 3.2 – SGK để hình thành kiến thức về bóng tối và bóng nửa tối cho học sinh.
? Tại sao khi trời nắng, ở dưới bóng cây lại thấy mát mẻ dễ chịu?
HS: Vì khi ban ngày cây quang hợp nhả ra khí oxi, đồng thời tán lá cây đã che ánh sáng mặt trời chiếu xuống làm cho vùng bên dưới chỉ nhận được một phần ánh sáng mặt trời, tạo nên một vùng bóng nửa tối.
GV: Ở trường THCS Nga Thanh chúng ta, các em sẽ làm gì để có một sân trường rợp bóng mát?
HS: Chúng em sẽ trồng cây vào mỗi mùa xuân, hưởng ứng tết trồng cây nhớ ơn Bác Hồ. Thường xuyên chăm sóc, bảo vệ để cây xanh tốt.
GV nhấn mạnh: Các em cần phải trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp.
Bóng mát sân trường THCS Nga Thanh
GV: Tại sao ở thành phố phải sử dụng nhiều ánh sáng nhân tạo?
HS: Vì ở thành phố đất chật, người đông, nhiều nhà cao tầng là vật cản nên dưới mặt đất nhận được ít ánh sáng mặt trời.
GV: Theo các em ta nên làm gì để giảm mật độ dân số ở thàn

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_tich_hop_lien_mon_trong_day_hoc_chuong_quan.docx