Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng sử dụng nhạc cụ vào chương Âm học môn Vật Lí 7

Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng sử dụng nhạc cụ vào chương Âm học môn Vật Lí 7

Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến

Qua thời gian công tác 15 năm tại trường THPT Nà Bao. Trong quá trình công tác được giao lưu chuyên môn cùng đồng nghiệp tại một số trường THCS, PT DTBT THCS thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Nguyên Bình quản lí. Đặc biệt với những giáo viên giảng dạy bộ môn vật lí 7. Dựa trên phiếu thăm dò, phiếu hỏi và chia sẻ kiến thức chuyên môn khi tôi có đề cập đến chương II. Chương Âm Học thuộc vật lí lớp 7. Thấy rằng những đồng nghiệp tôi cũng mong muốn có một SKKN viết về kiến thức nhạc cụ để bổ trợ cho giáo viên vật lí, áp dụng giảng dạy một số bài trong chương học này tạo ra tiết học sinh động, hiệu quả hoặc có thể khơi dậy năng khiếu âm nhạc từ các em HS thông qua hai nhạc cụ đó là: Sáo trúc (sáo ngang 6 lỗ) và cây đàn guitar (Tây ban cầm 6 dây) quen thuộc và dễ mua.

Nói về SKKN này, tôi đã có dự định ấp ủ khá lâu và định viết thành SKKN, nhưng do muốn viết SKKN về chủ đề bài tập vật lí trước. Được đồng nghiệp quan tâm và cộng với nhiệt huyết của cá nhân. Tôi quyết định và mạnh dạn tạo ra sự khác biệt cũng như phá cách về SKKN năm học 2018 - 2019. Thực ra trong quá trình dạy học những năm học trước tôi đã áp dụng, tuy nhiên chưa được viết thành SKKN gửi Hội đồng chấm SKKN ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng. Trong đơn vị trường THPT Nà Bao và đơn vị bạn thuộc cấp học THCS do phòng Giáo dục và Đào tạo Nguyên Bình quản lí, chưa có đồng nghiệp nào viết về SKKN chủ đề này. Tôi, tin tưởng và mong rằng SKKN: Thiết kế bài giảng sử dụng nhạc cụ vào chương Âm Học môn vật lí 7. Chia sẻ kiến thức âm nhạc, nhạc cụ, giúp giáo viên giảng dạy hiệu quả; sẽ được Ban giám khảo ủng hộ, động viên và khích lệ cũng như đánh giá cao. Như vậy sẽ tạo ra động lực và niềm tin cho cá nhân tôi, tiếp tục mạnh dạn viết những SKKN trong những năm học sau.

doc 37 trang hoathepmc36 28/02/2022 5012
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thiết kế bài giảng sử dụng nhạc cụ vào chương Âm học môn Vật Lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Đề mục Trang
 (37 trang)
I.
Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến.
2
II.
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
2
III.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
2
IV.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
2
V.
Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến.
2
1.
Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến.
2
2.
Tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả.
4
3.
Những thông tin cần được bảo mật.
33
4.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
33
VI.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý của tác giả.
34
VII.
Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có).
34
VIII.
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có).
35
Phụ lục kèm theo:
1. 01 - Chứng nhận sáng kiến của đơn vị.
2. 01 - Biên bản bàn giao tài liệu.
3. 01 - Đĩa CD ghi âm thanh hoặc video kèm theo Sáng kiến.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
	Kính gửi: Hội đồng sáng kiến tỉnh Cao Bằng.
	Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Số TT
Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)
01
Chu Tuấn Khang
04/ 02/ 1982
Trường THPT Nà Bao Trường nằm trên địa bàn: Xóm Nà Bao; xã Lang Môn, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
TTCM
Đại học
100%
	I. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Thiết kế bài giảng sử dụng nhạc cụ vào chương Âm Học môn Vật Lí 7. Chia sẻ kiến thức âm nhạc, nhạc cụ, giúp giáo viên giảng dạy hiệu quả.
II. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có.
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong Ngành Giáo dục.
1. Thiết kế bài giảng tiết 11 - Bài 10: Nguồn âm; bài giảng theo chủ đề.
2. Bổ sung kiến thức cơ bản về âm nhạc, nhạc cụ đàn Guitar và sáo trúc.
3. Tài liệu chuyên môn tham khảo cho giáo viên (GV), phụ huynh (PH) và HS trong quá trình “DẠY - HỌC” chương II. Âm học, môn vật lí 7 bậc THCS.
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Năm học 2018 - 2019 và các năm học kế tiếp.
V. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
Q
ua thời gian công tác 15 năm tại trường THPT Nà Bao. Trong quá trình công tác được giao lưu chuyên môn cùng đồng nghiệp tại một số trường THCS, PT DTBT THCS thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Nguyên Bình quản lí. Đặc biệt với những giáo viên giảng dạy bộ môn vật lí 7. Dựa trên phiếu thăm dò, phiếu hỏi và chia sẻ kiến thức chuyên môn khi tôi có đề cập đến chương II. Chương Âm Học thuộc vật lí lớp 7. Thấy rằng những đồng nghiệp tôi cũng mong muốn có một SKKN viết về kiến thức nhạc cụ để bổ trợ cho giáo viên vật lí, áp dụng giảng dạy một số bài trong chương học này tạo ra tiết học sinh động, hiệu quả hoặc có thể khơi dậy năng khiếu âm nhạc từ các em HS thông qua hai nhạc cụ đó là: Sáo trúc (sáo ngang 6 lỗ) và cây đàn guitar (Tây ban cầm 6 dây) quen thuộc và dễ mua.
	Nói về SKKN này, tôi đã có dự định ấp ủ khá lâu và định viết thành SKKN, nhưng do muốn viết SKKN về chủ đề bài tập vật lí trước. Được đồng nghiệp quan tâm và cộng với nhiệt huyết của cá nhân. Tôi quyết định và mạnh dạn tạo ra sự khác biệt cũng như phá cách về SKKN năm học 2018 - 2019. Thực ra trong quá trình dạy học những năm học trước tôi đã áp dụng, tuy nhiên chưa được viết thành SKKN gửi Hội đồng chấm SKKN ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng. Trong đơn vị trường THPT Nà Bao và đơn vị bạn thuộc cấp học THCS do phòng Giáo dục và Đào tạo Nguyên Bình quản lí, chưa có đồng nghiệp nào viết về SKKN chủ đề này. Tôi, tin tưởng và mong rằng SKKN: Thiết kế bài giảng sử dụng nhạc cụ vào chương Âm Học môn vật lí 7. Chia sẻ kiến thức âm nhạc, nhạc cụ, giúp giáo viên giảng dạy hiệu quả; sẽ được Ban giám khảo ủng hộ, động viên và khích lệ cũng như đánh giá cao. Như vậy sẽ tạo ra động lực và niềm tin cho cá nhân tôi, tiếp tục mạnh dạn viết những SKKN trong những năm học sau.
1.1. Giải pháp đã sử dụng
	1.1.1. Khi chưa áp dụng sáng kiến
 Về phía giáo viên
GV có kiến thức về nhạc cụ: Đàn guitar và cây sáo trúc.
GV biết nhạc lý cơ bản về âm nhạc.
Chưa tự tin để nói theo ngôn ngữ âm nhạc nên chưa khơi dậy được sự phát triển đối với những em có đam mê nhạc cụ đàn guitar hoặc sáo trúc.
 Nếu có học sinh nào hỏi GV về kiến thức cơ bản và đơn giản nhất về nhạc cụ: Đàn guitar và sáo trúc ngang 6 lỗ thì GV không trao đổi được với các em học sinh.
 Về phía học sinh
	- Các em không được học một tiết học sinh động ở bài nguồn âm.
	- Các em chưa được biết về kiến thức cơ bản của nhạc cụ: Đàn guitar và sáo trúc ngang 6 lỗ.
	- Không được thưởng thức trực tiếp tiếng đàn hoặc tiếng sáo từ phía GV.
	1.1.2. Khi áp dụng sáng kiến
Về phía giáo viên
GV được trang bị và có kiến thức cơ bản về âm nhạc và nhạc cụ: Đàn guitar và sáo trúc ngang 6 lỗ.
GV có thời gian nghiên cứu thêm về nhạc lý; nhạc cụ cơ bản để lồng ghép vào bài dạy.
Vận dụng được vào nội dung bài học vật lí tại chương Âm học.
Đảm bảo tiết dạy học sinh động và hiệu quả hơn.
Có thể hướng dẫn, định hướng hoặc trả lời câu hỏi về âm nhạc và nhạc cụ khi những em HS hỏi.
 Về phía học sinh
- Được học tiết học sinh động và hấp dẫn.
- Được hiểu biết về kiến thức âm nhạc và nhạc cụ khi GV Thầy: Chu Tuấn Khang - Chia sẻ tài liệu và dạy đàn Guitar, sáo trúc (cơ bản); nếu HS có nhu cầu. Khi cần hãy liên hệ theo số điện thoại: 0868.04.02.82
 chia sẻ thêm cho các em. Được định hướng và phát triển nếu các em HS có đam mê khi có năng khiếu tiềm ẩn.
2. Tính mới, tính sáng tạo, hiệu quả
2.1. Tính mới
- Sáng kiến kinh nghiệm hoàn toàn mới.
- Sáng kiến kinh nghiệm lần đầu tiên được áp dụng tại đơn vị.
2.2. Tính sáng tạo
- Về cách trình bày nội dung, hình thức SKKN.
- Sử dụng phần mềm vẽ hình Auto CAD 2009 để vẽ một số hình 2D (vẽ cây sáo trúc; vẽ các hợp âm của đàn guitar) trong SKKN.
- Có đưa ra một số câu hỏi về nhạc cụ giúp giáo viên và học sinh hiểu sâu hơn nội dung bài học và những tình huống thực tế.
2.3. Tính hiệu quả
- Sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả cao.
- Sáng kiến kinh nghiệm có thể chia sẻ và nhân rộng cho đồng nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh đối với GV dạy vật lí bậc THCS để áp dụng.
 Kết quả chất lượng học tập bộ môn vật lí 7 học kì I 
TỔNG SỐ 32 HỌC SINH
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
07
21,9
15
46,9
10
31,3
 Tiết dạy học trải nghiệm Chúng em tập làm nghệ sĩ chơi đàn guitar và sáo trúc
 sáng tạo môn vật lí 7
Trải nghiệm đàn Guitar
Trải nghiệm Sáo trúc
Thầy Hiệu trưởng - Giáo dục hướng nghiệp môn Nghệ thuật trong chương trình học bậc THPT sắp tới
 Kết quả khảo sát học sinh và giáo viên về SKKN của tác giả
	- Học sinh lớp 7, trường THPT Nà Bao
Tổng số phiếu khảo sát: 31 (Học sinh).
Câu 1. Em có thấy nội dung sáng kiến kinh nghiệm này có hữu ích không?
Câu 2. Kiến thức sáng kiến kinh nghiệm giáo viên truyền đạt đến các em có bổ ích không?
Không
Có
Hữu ích
Rất hữu ích
Không
Có
Bổ ích
Rất bổ ích
Học sinh lớp 7
Câu 3. Tiết dạy bài “Nguồn âm” các em có thấy hay không?
Câu 4. Phần mở rộng về kiến thức âm nhạc có giúp cho em có thêm niềm đam mê về âm nhạc và nhạc cụ không?
Không
Có
Hay
Rất hay
Không
Có
Đam mê
Rất đam mê
Câu 5. Mức độ quan tâm của em về sáng kiến kinh nghiệm này như thế nào?
Không quan tâm
Ít quan tâm
Quan tâm
Rất quan tâm
	Ý kiến khác: Không có.
	- Giáo viên bộ môn dạy Vật Lí bậc THCS
	+ Đ/c: Lục Thị Phương	- Trường THCS Hòa Chung.
	+ Đ/c: Trương Ngọc Huấn	- Trường THCS Triệu Nguyên.
	+ Đ/c: Dương Việt Bắc	- Trường THCS Thể Dục.
	+ Đ/c: Đàm Văn Hướng	- Trường THPT Nà Bao.
	+ Đ/c: Diêu Hương Thảo	- Trường THCS Triệu Nguyên.
Tổng số phiếu khảo sát: 05 (Giáo viên).
Câu 1. Thầy (Cô) giáo cho biết sáng kiến kinh nghiệm này có hữu ích không?
Câu 2. Sáng kiến kinh nghiệm có giúp ích và bổ trợ kiến thức cho bài giảng hay hơn không?
Không
Có
Hữu ích
Rất hữu ích
Không
Có
Ý nghĩa
Rất ý nghĩa
1. Phương
2. Huấn
3. Bắc
4. Hướng
5. Thảo
Câu 3. Mức độ quan tâm của Thầy (Cô) giáo về sáng kiến kinh nghiệm này ra sao?
Câu 4. Phần mở rộng về kiến thức âm nhạc, nhạc cụ có ý nghĩa đối với Thầy (Cô) không? 
Không quan tâm
Ít quan tâm
Quan tâm
Rất quan tâm
Không
Có
Ý nghĩa
Rất ý nghĩa
1. Phương
2. Huấn
3. Bắc
4. Hướng
5. Thảo
Ý kiến khác: Không có.
Q
ua kết quả khảo sát đối với các Thầy (Cô) giáo và các em HS trường THPT Nà Bao. Đều nhận thấy kết quả rất tốt, đa số Thầy (Cô) giáo; các em học sinh nhận thấy SKKN rất có ý nghĩa và được sự quan tâm nhiều. Đó cũng là niềm động viên cho Tác giả cố gắng nỗ lực hơn nữa trong công tác viết SKKN.
2.3.1. Cơ sở lí thuyết
NGUỒN ÂM
Kiến thức cơ bản
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống, dây đàn guitar,  gọi là dao động.
- Các vật phát ra âm đều dao động.
ĐỘ CAO CỦA ÂM
Kiến thức cơ bản
- Một vật có thể dao động nhanh hay chậm. Số dao động trong 1 giây được gọi là tần số.
- Đơn vị tần số là héc (kí hiệu: Hz). Héc là tần số của một vật thực hiện 1 dao động trong 1 giây.
- Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao (càng bổng).
- Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng thấp (càng trầm).
ĐỘ TO CỦA ÂM
Kiến thức cơ bản
- Độ lệch lớn nhất của một vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
- Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì âm phát ra càng to.
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (kí hiệu: dB).
2.3.2. Thiết kế bài giảng
* Phương án 1: Tiết dạy học đơn
Bài 10
Tiết 11 - Bài 10. NGUỒN ÂM
Ngày soạn: 
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
___/ ___/ ___
7
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a) Kiến thức
- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.
b) Kỹ năng: 
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.
- Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
c) Thái độ: Yêu thích môn học.
2. Định hướng phát triển năng lực
	Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... Phát hiện năng khiếu về âm nhạc cho những em học sinh có năng khiếu và đam mê, cần tìm hiểu về nhạc cụ: Đàn guitar và sáo trúc ngang (6 lỗ hoặc 10 lỗ).
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học
Phương pháp “Tia chớp”.
Phương pháp “Nêu ý kiến ghi lên bảng”.
Phương pháp “Hỏi - Đáp”.
Phương pháp: “Thảo luận nhóm”.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: Đồ thí nghiệm; nhạc cụ: Guitar và sáo trúc ngang (6 lỗ).
2. Chuẩn bị của học sinh: 1 sợi dây cao su mảnh, 1 tờ giấy, 1 mẩu lá chuối.
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động
1. Ổn định tổ chức lớp học (2’)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Đặt vấn đề bài học mới (7’)
- Giáo viên đưa 2 nhạc cụ là đàn guitar và cây sáo trúc cho học sinh quan sát.
- Giáo viên gẩy dây đàn hoặc thổi nốt nhạc của cây sáo.
- Mức độ nâng cao: Giáo viên Tác giả: Đệm đàn và hát ca khúc Mẹ hiền yêu dấu và thổi sáo ca khúc Nhật ký của Mẹ.
 đệm hát một bài hát hoặc thổi một bài hát qua cây sáo trúc.
- Từ đó hỏi học sinh và giới thiệu đàn guitar và cây sáo trúc là những nguồn âm không, chúng có đặc điểm như nào chúng ta sẽ tìm hiểu bài học này.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
6’
8’
6’
6’
Hoạt động 1: Nhận biết nguồn âm
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi C1 và C2.
- GV Sử dụng phương pháp: “Hỏi - Đáp).
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của nguồn âm
- GV sử dụng nhạc cụ guitar, cụ thể là dây đàn Gẩy dây đàn guitar, cụ thể là dây số 4 (Dây Rê (D)). Từ đó học sinh nhận thấy dây đàn rung động và phát ra âm thanh cụ thể là nốt nhạc Rê.
. 
- GV: Hỏi - Đáp cùng HS.
- GV: Thực hiện các thí nghiệm.
- HS: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS: Làm việc theo nhóm.
- HS: Làm việc theo nhóm.
I - Nhận biết nguồn âm
C1: Từ lắng nghe âm thanh xung quanh HS Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
C2: Một số nguồn âm như đàn guitar, sáo trúc, đàn bầu, trống, 
II - Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Thí nghiệm
1. Dây đàn guitar
C3: Khi dùng tay gẩy dây số 4 (dây Rê (D)) của đàn guitar và thấy dây đàn guitar rung động (chuyển động) qua vị trí cân bằng, nhìn thấy bằng mắt và nghe được âm thanh của dây số 4.
2. Gõ thành cốc thủy tinh 
C4: Cốc thủy tinh phát ra âm. Thành cốc thủy tinh có rung động. Ta có thể nhận biết sự rung động của thành cốc bằng cách: Treo con lắc bấc sát thành cốc. Khi gõ thìa vào thành cốc, thành cốc rung làm cho con lắc bấc dao động.
Khái niệm: Dao động.
3. Gõ âm thoa
C5: Âm thoa có dao động. Có thể kiểm tra dao động của âm thoa bằng cách:
- Đặt con lắc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm.
- Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe âm phát ra nữa.
- Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát âm, ta chạm một nhánh của âm thoa vào gần mép tờ giấy thì thấy nước bắn tóe bên mép tờ giấy.
Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều (dao động)
III - Vận dụng
(Hoạt động vận dụng)
C. Hoạt động luyện tập
Không có.
D. Hoạt động vận dụng (10’)
C6: Giao về nhà.
C7: Nhạc cụ: Guitar và sáo trúc.
Bộ phận dao động phát ra âm trong mỗi nhạc cụ trên như sau:
* Đàn guitar
- Dây đàn dao động và nhờ thùng đàn guitar cộng hưởng phát ra âm thanh.
* Sáo trúc
- Không khí trong ống sáo Tùy kích thước và cấu trúc lỗ bấm của cây sáo tạo ra tone sáo khác nhau.
 dao động và phát ra âm thanh.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- C8 và C9 giao về nhà, giờ học sau báo cáo trong 10 phút đầu giờ.
- Khơi dậy lòng đam mê nhạc cụ guitar và sáo trúc của học sinh. Về nhà hãy tìm hiểu và trao đổi với giáo viên Giáo viên có thể sử dụng phần kiến thức bổ trợ về nhạc cụ guitar và sáo trúc để chia sẻ với học sinh.
 và nhạc cụ này.
- GV giao một số câu hỏi mở rộng có liên quan đến nhạc cụ để HS trả lời (trang 17).
IV. Rút kinh nghiệm của giáo viên 
Nà Bao, ngày ............. tháng ............. năm .............
Phê duyệt của Ban giám hiệu
Bế Thị Lan
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
* Phương án 2: Tiết dạy học theo chủ đề (Sử dụng nhạc cụ: Guitar và sáo trúc ngang 6 lỗ)
Bài 10, 11, 12
Tiết 11; 12 - Chủ đề. ÂM HỌC
(02 tiết)
Ngày soạn: 
Ngày dạy
Tiết
Lớp
Sĩ số
Ghi chú
___/ ___/ ___
7
___/ ___/ ___
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ
a) Kiến thức
- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.
- So sánh được âm to, âm nhỏ.
b) Kỹ năng: 
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.
- Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động.
c) Thái độ: Yêu thích môn học; có thái độ học tập nghiêm túc; có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... Phát hiện năng khiếu về âm nhạc cho những em học sinh có năng khiếu và đam mê, cần tìm hiểu về nhạc cụ: Đàn guitar và sáo trúc ngang (6 lỗ hoặc 10 lỗ).
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học
Phương pháp “Tia chớp”.
Phương pháp “Nêu ý kiến ghi lên bảng”.
Phương pháp “Hỏi - Đáp”.
Phương pháp: “Thảo luận nhóm”.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: Nhạc cụ: Guitar và sáo trúc ngang (6 lỗ).
2. Chuẩn bị của học sinh: Sáo trúc ngang (6 lỗ).
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động
1. Ổn định tổ chức lớp học (1’)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Đặt vấn đề bài học mới (10’)
- Mức độ cơ bản: Quan sát nhạc cụ đàn guitar và cây sáo trúc và dự đoán xem đây có phải là những nguồn âm không? Nghe tiếng đàn và tiếng sáo, âm thanh của nó có khác nhau không lúc nào nghe âm trầm và lúc nào nghe âm bổng?
- Mức độ nâng cao: Giáo viên Tác giả: Đệm đàn và hát ca khúc: Ngày đầu tiên đi học và thổi sáo ca khúc: Gặp Mẹ trong mơ.
 đệm hát một bài hát hoặc thổi một bài hát qua cây sáo trúc.
- Qua đây giáo viên giới thiệu đến nội dung chính kiến thức của chủ đề học là: Nguồn âm; độ cao của âm và độ to của âm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
6’
6’
6’
6’
10’
Hoạt động 1: Nhận biết nguồn âm
- GV các em giữ im lặng; giáo viên đánh rải hợp âm trên đàn Guitar, thổi tiếng sáo.
- HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi C1 và C2.
- GV nói thêm: Nguồn âm khác còn có đàn bầu; đàn piano; kèn Trumpet; Harmonica .
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của nguồn âm
- GV sử dụng nhạc cụ guitar, cụ thể là dây đàn Gẩy dây đàn guitar, cụ thể là dây số 4 (Dây Rê (D)). Từ đó học sinh nhận thấy dây đàn rung động và phát ra âm thanh cụ thể là nốt nhạc Rê.
. 
- GV hướng dẫn HS.
Tiết 1. NGUỒN ÂM
I - Nhận biết nguồn âm
C1: Em nghe thấy âm thanh tiếng đàn và âm thanh tiếng sáo.
C2: Đàn guitar và cây sáo của Thầy là nguồn âm.
II - Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
Thí nghiệm
1. Dây đàn guitar dao động
Bạn A: Gẩy dây đàn số 4.
Bạn B; C: Quan sát.
Bạn B; C: Rút ra kết luận.
C3: Khi dùng tay gẩy dây số 4 (dây Rê (D)) của đàn guitar và thấy dây đàn guitar rung động (chuyển động) qua vị trí cân bằng, nhìn thấy bằng mắt và nghe được âm thanh của dây số 4.
2. Kiểm tra dây đàn guitar có rung động (chuyển động) không 
Bạn A: Gẩy dây đàn số 5.
Bạn B; C: Quan sát.
Bạn B; C: Rút ra kết luận.
C4: Dây đàn guitar có rung động.
Khái niệm: Dao động.
3. Gõ trên mặt thùng đàn guitar
C5: Mặt thùng đàn guitar có dao động. Có thể kiểm tra dao động của thùng đàn bằng cách:
- Đặt nhiều vụ giấy trắng nhỏ lên thùng đàn, thấy vụ giấy chuyển động.
- Dùng máy lên dây đàn, kiểm tra thấy âm thùng đàn kêu, hiện thị âm thanh trên máy lên dây đàn.
Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều (dao động)
III - Vận dụng
C7: Nhạc cụ: Guitar và sáo trúc.
Bộ phận dao động phát ra âm trong mỗi nhạc cụ trên như sau:
* Đàn guitar
- Dây đàn dao động và nhờ thùng đàn guitar cộng hưởng phát ra âm thanh.
* Sáo trúc
- Không khí trong ống sáo Tùy theo chất liệu làm sáo để giáo viên nói.
 dao động và phát ra âm thanh.
C6, C8, C9: Giao về nhà
5’
10’
5’
8’
5’
10’
Hoạt động 1: Khái niệm tần số
- GV: Thực hiện thí nghiệm.
- HS: Quan sát và trả lời câu hỏi của giáo viên.
Hoạt động 2: Mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số
- GV: Thực hiện thí nghiệm.
- GV: Nêu câu hỏi.
- HS: Trả lời.
- HS: Dùng đàn guitar của GV để trả lời câu hỏi C6.
Hoạt động 3: Biên độ dao động; mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to, nhỏ của âm phát ra
- HS: Các nhóm thực hiện thí nghiệm 1.
- GV: Hỗ trợ giúp đỡ HS.
- GV cùng nhóm HS làm thí nghiệm.
- GV giúp đỡ và hướng dẫn HS khi các em gặp khó khăn.
- HS: Trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4: Tìm hiểu độ to của một số âm
- GV: Có thể chứng minh cho HS thấy tiếng đàn to và tiếng đàn nhỏ thì (Hz) đo trên phần mềm lên dây đàn hoàn toàn khác nhau về con số.
- GV: Chia nhóm HS để trả lời phần vận dụng.
- HS: Các nhóm trình bày phần trả lời.
Tiết 2. ĐỘ CAO VÀ ĐỘ TO 
CỦA ÂM
I1 - Tần số
Thí nghiệm 1: Số dao động nhanh và chậm của dây đàn guitar
C1: Gẩy mạnh dây đàn dao động nhanh, gẩy nhẹ dây đàn dao động chậm.
* Khái niệm:
Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
II1 - Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
Thí nghiệm 2. Nghe âm thanh sáo trúc. Thổi âm thanh Đô 1 và Đô 3.
- Tua giấy dao động chậm âm phát ra thấp (Đô 1).
- Tua giấy dao động nhanh âm phát ra cao (Đô 3).
III1 - Vận dụng
C5: Giao về nhà.
C6: Khi vặn cho dây đàn căng ít (dây chùng) thì âm phát ra thấp (trầm), tần số nhỏ. Khi vặn cho dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (bổng), tần số dao động lớn.
I2 - Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
Thí nghiệm 1. Gẩy dây đàn guitar lệch nhiều và lệch ít trên dây số 4 - Dây (D)
C1:
a) Dây đàn lệch nhiều,

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thiet_ke_bai_giang_su_dung_nhac_cu_vao.doc