SKKN Kinh nghiệm tạo hứng thú học tập, khắc phục tình trạng ghi nhớ máy móc và học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập bằng việc sử dụng hình vẽ để hướng dẫn học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới khi dạy mục I.2 và mục I.3 - Bài 11: Khí quyển.

SKKN Kinh nghiệm tạo hứng thú học tập, khắc phục tình trạng ghi nhớ máy móc và học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập bằng việc sử dụng hình vẽ để hướng dẫn học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới khi dạy mục I.2 và mục I.3 - Bài 11: Khí quyển.

 “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học ” đã được khẳng định tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong đó tập trung vào đổi mới kế hoạch và tài liệu dạy học, đổi mới tổ chức hoạt động học cho học sinh, đổi mới hoạt động học của học sinh cũng đã được triển khai tại công văn 5555/BGĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014. Tuy nhiên, trong quá trình dạy và học môn Địa lí ở các trường phổ thông hiện nay vẫn còn có hạn chế đó là: phần lớn giáo viên khi tổ chức cho học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới chủ yếu vẫn còn tập trung nhiều vào khai thác kiến thức lí thuyết, ghi nhớ máy móc mà chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trực quan. Vì thế, chưa tạo được hứng thú trong học tập cho học sinh, học sinh vẫn còn phải ghi chép nhiều, học sinh chưa phát huy được tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng trong quá trình học tập, dẫn đến hiện tượng học sinh còn ngại học; giáo viên cũng khó có thể quan tâm đến từng học sinh, nên vẫn còn hiện tượng học sinh bị ‘bỏ rơi’ trong quá trình học tập, làm cho chất lượng dạy học có chuyển biến nhưng còn chậm.

doc 20 trang thuychi01 7426
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tạo hứng thú học tập, khắc phục tình trạng ghi nhớ máy móc và học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập bằng việc sử dụng hình vẽ để hướng dẫn học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới khi dạy mục I.2 và mục I.3 - Bài 11: Khí quyển. ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
 “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học” đã được khẳng định tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong đó tập trung vào đổi mới kế hoạch và tài liệu dạy học, đổi mới tổ chức hoạt động học cho học sinh, đổi mới hoạt động học của học sinh cũng đã được triển khai tại công văn 5555/BGĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014. Tuy nhiên, trong quá trình dạy và học môn Địa lí ở các trường phổ thông hiện nay vẫn còn có hạn chế đó là: phần lớn giáo viên khi tổ chức cho học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới chủ yếu vẫn còn tập trung nhiều vào khai thác kiến thức lí thuyết, ghi nhớ máy móc mà chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học trực quan. Vì thế, chưa tạo được hứng thú trong học tập cho học sinh, học sinh vẫn còn phải ghi chép nhiều, học sinh chưa phát huy được tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng trong quá trình học tập, dẫn đến hiện tượng học sinh còn ngại học; giáo viên cũng khó có thể quan tâm đến từng học sinh, nên vẫn còn hiện tượng học sinh bị ‘bỏ rơi’ trong quá trình học tập, làm cho chất lượng dạy học có chuyển biến nhưng còn chậm.
 Vậy giáo viên cần phải làm như thế nào để có thể tạo được hứng thú học tập cho học sinh, khắc phục được lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, phát huy được tích cực, chủ động, sáng tạo và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng trong quá trình học tập? Giáo viên cần phải làm như thế nào để khắc phục được tình trạng học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập và nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn? Vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: Kinh nghiệm tạo hứng thú học tập, khắc phục tình trạng ghi nhớ máy móc và học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập bằng việc sử dụng hình vẽ để hướng dẫn học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới khi dạy mục I.2 và mục I.3 - Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất - Địa lí 10. 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Khi thực hiện nghiên cứu, tôi đã đặt ra mục đích là:
- Tạo được hứng thú học tập và khắc phục được tình trạng phải ghi nhớ máy móc cho học sinh khi học môn Địa lí ở trường phổ thông.
- Khắc phục được tình trạng học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập môn Địa lí ở trường phổ thông. 
- Phát triển được năng lực và nâng cao được kết quả học tập môn Địa lí cho học sinh trung học phổ thông.
- Thay đổi được thực trạng dạy học, tạo được động lực thúc đẩy đổi mới phương
pháp dạy học môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông hiện nay. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Hiệu quả của việc sử dụng hình vẽ trong việc hướng dẫn học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới để tạo hứng thú học tập; khắc phục tình trạng ghi nhớ máy móc, không còn học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập và nâng cao kết quả học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu công văn 5555/BGDĐT GDTrH; các tài liệu tập huấn (một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; phương pháp, kĩ thuật tổ chức hoạt động học và hướng dẫn học sinh tự học; đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh); Trường học kết nối
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế và thu thập thông tin: Thu thập thông tin từ thực trạng dạy học môn Địa lí tại Trường trung học phổ thông Triệu Sơn 3.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Tổng hợp, xử lí số liệu về hiệu quả của việc áp dụng đề tài trước và sau khi thực hiện nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
 Thay đổi cách tiếp cận để chiếm lĩnh kiến thức mới, tạo hứng thú học tập, khắc phục ghi nhớ máy móc, phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng trong quá trình học tập, không còn học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập và nâng cao kết quả học tập bộ môn là một trong những mục tiêu quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí hiện nay. Tuy nhiên để đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi giáo viên phải đầu tư suy nghĩ, nghiên cứu, biết lựa chọn và vận dụng phù hợp, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật và thiết bị dạy học đối với từng nội dung và đối tượng dạy học. Làm được việc này chắc chắn sẽ kích thích và thúc đẩy được học sinh tích cực tham gia học tập, sẽ phát huy được tối đa năng lực học sinh và không còn học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập, từ đó kết quả học tập bộ môn được nâng lên.
 Vậy phải làm thế nào để giúp được học sinh thay đổi cách tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới, tạo được hứng thú học tập, không còn học sinh “bị bỏ” rơi trong quá trình học tập và nâng cao được kết quả học tập môn Địa lí? Đã có nhiều cánh làm khác nhau như tăng cường sử dụng bản đồ, video, Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã đặt ra giả thuyết: Đề tài có thay đổi được cách tiếp cận để chiếm lĩnh kiến thức mới và tạo được hứng thú học tập cho học sinh hay không? Đề tài có khắc phục được tình trạng ghi nhớ máy móc và phát huy được năng lực của học sinh không? Đề tài có khắc phục được tình trạng học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập và nâng cao được kết quả học tập bộ môn cho học sinh không? Đề tài có thay đổi được thực trạng dạy học môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông hiện nay không? Câu trả lời chắc chắn là: Khi đề tài được áp dụng sẽ thay đổi được cách tiếp cận để chiếm lĩnh kiến thức mới, sẽ tạo được hứng thú học tập, sẽ phát huy được năng lực và sẽ khắc phục được tình trạng phải ghi nhớ máy móc cho học sinh, sẽ không còn tình trạng học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập và kết quả học tập bộ môn sẽ được nâng lên và sẽ thay đổi được thực trạng dạy học Địa Lí ở trường Trung học phổ thông hiện nay.
 Vậy sự thay đổi của đề tài đối với dạy học môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông sẽ được thể hiện như thế nào? Sự thay đổi đó là: Thứ nhất, giáo viên đã sử dụng hình vẽ để thay cho các câu hỏi lí thuyết trong việc hướng dẫn học sinh tiếp cận kiến thức mới (thông thường khi giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, chiếm lĩnh một đơn vị kiến thức mới thường là đặt ra câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện; còn học sinh thì tập trung vào việc đọc sách giáo khoa để viết ra các nội dung cần trả lời, công việc cứ lập đi lập lại nhiều lần như thế trong suốt tiết học sẽ gây ra tâm lí chán nản, ít hấp dẫn đối với học sinh). Thứ hai, thay cho việc mỗi học sinh chỉ viết các nội dung cần trả lời ra giấy để trình bày, thì học sinh được thể hiện năng lực bản thân qua hình vẽ (sẽ tạo tâm lí hứng thú, thu hút học sinh làm việc tích cực, không còn học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập). Thứ ba, kiến thức mới được thể hiện bằng hình vẽ sẽ giảm được sức ép phải ghi nhớ máy móc cho học sinh dẫn đến học sinh có tâm lí hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học và sẽ hiểu được bản chất vấn đề sâu hơn, gắn kiến thức lí thuyết với thực tiễn cuộc sống, từ đó làm kết quả học tập bộ môn sẽ được nâng lên. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Cũng như các môn học khác, môn Địa lí không chỉ có vai trò trong việc trang bị cho học sinh phổ thông nguồn kiến thức, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người Việt Nam mới. Tuy nhiên, trong dạy học môn Địa lí hiện nay ở trường phổ thông đang gặp phải những khó khăn nhất định. Biểu hiện rõ nhất là hiện tượng như học sinh ngại học, chưa coi trọng việc tiếp cận và lĩnh hội các kiến thức bộ môn, có những học sinh đã được giáo viên động viên, nhắc nhở về tinh thần và thái độ học tập nhưng vẫn chưa tiến bộ,... Lí do vì sao? Qua trao đổi, điều tra học sinh tôi được biết có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thực trạng trên như môn Địa lí là môn học khô khan, kém sinh động, môn Địa lí là môn không quan trọng trong kì thi Trung học phổ thông Quốc gia, Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên vẫn là do việc tổ chức dạy học môn Địa lí ở các trường Trung học phổ thông vẫn còn chậm đổi mới về phương pháp, về thiết bị dạy học và cánh thức tổ chức dạy học: phương tiện dạy học chủ yếu vẫn dựa vào SGK và các bản đồ có sẵn, cách thức tổ chức dạy học phổ biến vẫn là thầy đặt câu hỏi - học trò trả lời, học trò chỉ trả lời các câu hỏi do thầy nêu ra, do đó người học ít được phát huy năng lực của bản thân, làm cho tiết học còn khô khăn, kém sinh động, chưa lôi cuốn được học sinh tích cực tham gia, học sinh tiếp thu kiến thức mới vẫn là ghi nhớ máy móc và vẫn còn học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập.
 Từ thực trạng nêu trên cho thấy, vấn đề đặt ra đối với giáo viên dạy học môn Địa lí ở trường Trung học phổ thông cần phải làm gì? Làm như thế nào để thu hút được học sinh say mê, ham thích môn học và chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức bộ môn? Cách thức tổ chức dạy học như thế nào để học sinh vừa chủ động chiếm lĩnh được những kiến thức mới, đồng thời có điều kiện để được thể hiện năng lực bản thân,Vì vậy tôi khẳng định, việc áp dụng đề tài: Kinh nghiệm tạo hứng thú học tập, khắc phục tình trạng ghi nhớ máy móc và học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập bằng việc sử dụng hình vẽ để hướng dẫn học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới khi dạy mục I.2 và mục I.3 - Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất - Địa lí 10 vào thực tiễn dạy học sẽ giúp học sinh thay đổi được cách tiếp cận để chiếm lĩnh kiến thức mới, tạo được hứng thú học tập cho học sinh, khắc phục được tình trạng ghi nhớ máy móc, phát huy được tối đa năng lực của từng học sinh, đặc biệt không còn tình trạng học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập và từ đó kết quả học tập bộ môn của học sinh sẽ được nâng lên.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Thiết kế cách tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới
a. Đối với lớp đối chứng
 Tôi thiết kế bài dạy bằng cách đặt câu hỏi và tổ chức cho học sinh thực hiện được mục tiêu đặt ra của các câu hỏi. Câu hỏi cụ thể cho từng mục như sau:
Mục I.2. 
Câu 1. Trình bày nguyên nhân hình thành các khối khí trên Trái Đất. Nêu tên, 
tính chất và kí hiệu của các khối khí, kiểu khí trên Trái Đất. 
Câu 2. Giải thích nguyên nhân có các kiểu ở mỗi khối khí?
Mục I.3. 
Câu 1. Frông là gì? 
Câu 2. Trình bày, giải thích sự phân bố của các frông trên Trái Đất.
b. Đối với lớp thực nghiệm
 Tôi thiết kế bài dạy bằng cách sử dụng hình vẽ và tổ chức cho học sinh giải quyết 2 mục tiêu trọng tâm sau:
CỰC
Thứ nhất. Thể hiện được sự phân bố của các khối khí và frông trên Trái Đất bằng hình vẽ
XĐ
CỰC
Các khối khí và frông trên Trái Đất
Thứ hai. Từ hình vẽ đã hoàn thành ở các mục và kiến thức đã học: Nêu được nguyên nhân hình thành các khối khí trên Trái Đất và khái niệm frông.
2.3.2. Thiết kế chuẩn kiến thức mới
 Với hai cách thức hướng dẫn học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh kiến thức mới khác nhau, do đó tôi đã thiết kế hai thông tin chuẩn kiến thức ở hai dạng khác nhau. Với các lớp đối chứng, chuẩn kiến thức hoàn toàn là kênh chữ. Còn đối với các lớp thực nghiệm, chuẩn kiến thức là hình vẽ với thông tin ngắn gọn. Cụ thể:
a. Đối với lớp đối chứng
Mục I.2. Các khối khí
a. Nguyên nhân hình thành: Không khí ở tầng lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt Trái Đất là lục địa hay hải dương mà hình thành các khối khí khác nhau.
b. Tên, tính chất và kí hiệu
- Mỗi bán cầu đều có bốn khối khí chính, đó là khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
+ Khối khí bắc cực, nam cực rất lạnh, kí hiệu là A.
+ Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P.
+ Khối khí chí tuyến (nhiệt đới) rất nóng, kí hiệu là T.
+ Khối khí xích đạo nóng ẩm, kí hiệu là E.
- Từng khối khí lại phân biệt thành kiểu hải dương (ẩm), kí hiệu là m và kiểu lục 
địa (khô), kí hiệu là c. Riêng khối khí xích đạo chỉ có một kiểu là khối khí hải dương, kí hiệu là Em.
Mục I.3. Frông
a. Khái niệm: Frông là mặt ngăn cách hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. Các khối khí ngăn cách nhau theo một mặt nghiêng có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió gọi là diện khí hay là frông, kí hiệu là F.
b. Phân bố
- Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản:
+ Frông địa cực (FA), ngăn cách giữa các khối khí cực và ôn đới.
+ Frông ôn đới (FP), ngăn cách giữa các khối khí ôn đới và chí tuyến.
- Giữa hai khối khí chí tuyến và xích đạo không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét, bởi chúng đều nóng và nói chung có cùng một chế độ gió.
- Ở khu vực xích đạo, các khối khí xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam tiếp xúc với nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau; vì thế, chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả hai bán cầu. 
b. Đối với lớp thực nghiệm
 Tôi thiết kế 02 hình vẽ để tiến hành thực hiện bài dạy trong các điều kiện khác nhau. Hình thứ nhất, trên máy vi tính với phần mềm PowerPoint (trình chiếu khi hướng dẫn học sinh lần lượt hoàn thành từng nội dung trên hình vẽ). Hình thứ hai, trên giấy khổ A0, dùng để chuẩn kiến thức nếu sự cố mất điện sảy ra. 
CỰC
Mục I.2. Các khối khí
A(c,m)
CỰC
P (c.m)
T(c.m)
E(m)
XĐ
E(m)
T(c,m)
P(c,m)
A(c,m)
Các khối khí và frông trên Trái Đất
 : Ranh giới các khối khí A: Khối khí cực P: Khối khí ôn đới 
T: Khối khí chí tuyến E: Khối khí xích đạo c: Kiểu lục địa m: Kiểu hải dương 
CỰC
Mục I.3. Frông
A(c,m)
P (c.m)
T(c.m)
E(m)
XĐ
E(m)
T(c,m)
P(c,m)
A(c,m)
CỰC
Các khối khí và frông trên Trái Đất
 : Ranh giới các khối khí A: Khối khí cực P: Khối khí ôn đới 
T: Khối khí chí tuyến E: Khối khí xích đạo c: Kiểu lục địa m: Kiểu hải dương 
 : FA : FP : F không thường xuyên và rõ nét
 : Dải hội tụ nhiệt đới
Ghi chú: Nội dụng của cả mục I.2 và mục I.3 đều được thể hiện trên cùng một hình vẽ.
2.3.3. Tổ thức dạy học trên lớp
a. Đối với lớp đối chứng
Với mục I.2
Bước 1: Yêu cầu HS đọc mục I.2 trang 40 SGK trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Trình bày nguyên nhân hình thành các khối khí trên Trái Đất. Nêu tên, tính chất và kí hiệu của các khối khí, kiểu khí trên Trái Đất. 
Câu 2. Giải thích nguyên nhân có các kiểu ở mỗi khối khí?
Bước 2: HS thực hiện yêu cầu (ghi tóm tắt nội dung ra giấy nháp), GV quan sát hỗ trợ HS.
Bước 3: HS trình bày kết quả làm việc. GV tổ chức cho HS nhận xét và bổ sung. GV bổ sung và chuẩn kiến thức, HS ghi các ý chính vào vở.
Bước 4: GV nhận xét về kết quả và quá trình làm việc của HS.
Với mục I.3
Bước 1: Yêu cầu HS đọc mục I.3 trang 40 SGK trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Frông là gì? 
Câu 2. Trình bày, giải thích sự phân bố của các frông trên Trái Đất.
Bước 2: HS thực hiện yêu cầu (ghi tóm tắt nội dung ra giấy nháp), GV quan sát hỗ trợ HS.
Bước 3: HS trình bày kết quả làm việc. GV tổ chức cho HS nhận xét và bổ sung. GV bổ sung và chuẩn kiến thức, HS ghi các ý chính vào vở.
Bước 4: GV nhận xét về kết quả và quá trình làm việc của HS.
 Với cách tổ chức như trên sẽ chưa thu hút được học sinh cả lớp tham gia; các hoạt động học (tiếp cận, trao đổi, trình bày,) thường chủ yếu tập chung vào số ít học sinh; học sinh phải ghi chép nhiều nên hạn chế trong việc xây dựng bài; còn nhiều học sinh không tham gia, không quan tâm nhiều và ngại ghi chép, vẫn còn học sinh bị “bỏ rơi” trong quá trình học tập.
b. Đối với lớp thực nghiệm
 Vẫn thực hiện đầy đủ các bước, cụ thể là:
Bước 1: GV hướng dẫn HS xây dựng hình vẽ vào vở hoặc giấy nháp (như phần thiết kế bài dạy). GV vẽ hình lên bảng và kiểm tra việc vẽ hình của học sinh.
Bước 2: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục I.2, I.3 SGK trang 40 và các gợi ý lần lượt thực hiện các nội dung lên hình vẽ (hoàn thành hình vẽ). GV gọi 1 HS lên thực hiện hình trên bảng đen, GV quan sát hỗ trợ HS.
Bước 3: GV tổ chức cho HS nhận xét và bổ sung từng nội dung hình HS vẽ trên bảng. GV chiếu hình PowerPoint cho HS đối chiếu, HS tự điều chỉnh.
Bước 4: GV kiểm tra hình HS vẽ, nhận xét kết quả, quá trình làm việc của HS.
 Khi hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức mới bằng hình vẽ tôi đã sử dụng các gợi ý để HS lần lượt hoàn thành từng nội dung lên hình vẽ. Trình tự như sau: 
CỰC
 Trước hết, GV hướng dẫn mỗi HS vẽ 01 hình tròn vào vở hoặc giấy nháp, đồng thời vẽ 01 hình lên bảng; sau đó GV kiểm tra hình HS đã vẽ và tiến hành hướng dẫn HS lần lượt hoàn thành từng nội dung lên hình vẽ.
CỰC
XĐ
 Các khối khí và frông trên Trái Đất
 Với nội dung mục I.2. Các khối khí, trình tự được thực hiện như sau:
Thứ nhất: GV gợi ý: Mỗi bán cầu được chia thành mấy khối khí? Đó là những khối khí nào? Từ gợi ý trên, HS sẽ biết được mỗi bán cầu gồm bốn khối khí là (cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo) và tự chia mỗi bán cầu trên hình vẽ thành bốn phần theo vĩ độ.
CỰC
CỰC
XĐ
Các khối khí và frông trên Trái Đất
CỰC
Thứ hai: GV tiếp tục gợi ý: Bốn khối khí này có tính chất như thế nào? Kí hiệu là gì? Với tính chất của các khối khí như trên, chúng sẽ phân bố như thế nào? Qua các gợi ý trên, HS tự điền các kí hiệu của bốn khối khí vào bốn phần tương ứng đã được chia trên hình vẽ. 
A
P 
T
 E
XĐ
E
T
 P
 A
CỰC
Các khối khí và frông trên Trái Đất
CỰC
Thứ ba: GV gợi ý: Hãy dựa vào bản đồ Tự nhiên thế giới cho biết: Ở mỗi khối khí có sự phân bố của lục địa và đại dương không? Nếu có, thì sẽ được chia thành mấy kiểu? Đó là những kiểu nào? Kí hiệu của các kiểu đó là gì? Cùng với các gợi ý trên, HS lại tự điền được kí hiệu của hai kiểu (lục địa, hải dương) vào từng khối khí tương ứng. 
A(c,m)
CỰC
P (c.m)
T(c.m)
E(m)
XĐ
E(m)
T(c,m)
P(c,m)
A(c,m)
Các khối khí và frông trên Trái Đất
Thứ tư: Khi HS đã hoàn thành điền kí hiệu của hai kiểu khí GV hỏi: Để đọc được các thông tin trên hình đã vẽ, chúng ta cần phải làm gì? Với câu hỏi này, HS sẽ biết là phải lập chú thích (chú giải) cho hình vẽ và tiến hành lập chú thích.
CỰC
A(c,m)
P (c.m)
T(c.m)
E(m)
XĐ
E(m)
T(c,m)
P(c,m)
A(c,m)
CỰC
Các khối khí và frông trên Trái Đất
 : Ranh giới các khối khí A: Khối khí cực P: Khối khí ôn đới 
T: Khối khí chí tuyến E: Khối khí xích đạo c: Kiểu lục địa m: Kiểu hải dương 
Cuối cùng: Để HS hiểu được bản chất của sự phân bố các khối khí và kiểu khí. GV hỏi: Dựa vào hình đã vẽ, hãy: Nêu nguyên nhân chủ yếu hình thành các khối khí, kiểu khí trên Trái Đất? Với các trình tự đã làm việc với hình vẽ, HS sẽ hiểu nguyên nhân chủ yếu là do vĩ độ và sự phân bố của lục địa hay hải dương.
 Với nội dung mục I.3. Frông, trình tự sẽ được thực hiện như sau:
Thứ nhất: GV hỏi: Frông là gì? Frông được kí hiệu là gì? Với câu hỏi này HS sẽ dựa vào thông tin SGK để nắm khái niệm và kí hiệu frông.
Thứ hai: Sau khi HS đã nắm được khái niệm và kí hiệu của frông, GV gợi ý: Những vị trí nào trên Trái Đất có hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí (nhiệt độ và hướng gió)? Những vị trí trên Trái Đất có hai khối khí khác biệt nhau có phải là nơi hình thành frông không? Với các gợi ý này, HS sẽ xác định được những nơi là mặt ngăn cách của các khối khí và sẽ biết được những nơi sẽ hình thành frông. 
Thứ ba: Khi HS đã xác định được những nơi hình thành frông, GV gợi ý: Dựa vào tính chất của các khối khí, hãy: Cho biết những nơi sẽ hình thành frông căn bản, nơi không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét, nơi chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới. Qua các gợi ý trên, HS dựa vào khái niệm frông và kiến thức mục I.2. Các khối khí (tính chất của các khối khí) xác định được ranh giới của các khối khí là những nơi sẽ hình thành frông căn bản, nơi không tạo thành frông thường xuyên và rõ nét, nơi chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới.
CỰC
Thứ tư: Sau khi HS đã xác định được vị trí frông căn bản, frông không thường xuyên và rõ nét, dải hội tụ nhiệt đới, GV hướng dẫn HS dùng kí hiệu để hoàn thành hình vẽ về sự phân bố các frông và dải hội tụ nhiệt đới.
A(c,m)
P (c.m)
T(c.m)
XĐ
E(m)
E(m)
T(c,m)
P(c,m)
A(c,m)
CỰC
Các khối khí và frông trên Trái Đất
 : Ranh giới các khối khí A: Khối khí cực P: Khối khí ôn đới 
T: Khối khí chí tuyến E: Khối khí xích đạo c: Kiểu lục địa m: Kiểu hải dương 
CỰC
Thứ năm: Khi HS đã hoàn thành việc điền kí hiệu của các loại frông, dải

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_khac_phuc_tinh_trang_g.doc
  • docBia.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia - Copy.doc
  • docMuc luc.doc
  • docPhu luc.doc
  • docTai lieu tham khao.doc