SKKN Kinh nghiệm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học tích hợp “học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh” vào một số bài đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 8
Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế có bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác Giáo dục đã được Đảng và Nhà nước chăm lo. Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó những hạn chế, tác động xấu của thời kì “Mở cửa, hội nhập”, những “Tư tưởng văn hóa xấu, ngoại lai”, mặt trái của cơ chế thị trường.có cơ hội xâm nhập. Đây đó trong cuộc sống hàng ngày, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, thích chạy đua theo lối sống thực dụng; thậm chí những hành động phạm pháp của người lớn đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trường học.làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, tha hóa nhân cách; gây nỗi đau, đáng lo ngại cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã chủ trương: Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác– Lê-nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học. Xuất phát từ tầm quan trọng này, từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Việc tích hợp này được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, bậc học và theo nội dung chương trình của từng môn, thông qua các bài cụ thể, các chủ đề cụ thể, với từng nội dung tích hợp cụ thể.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD & ĐT HOẰNG HOÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” VÀO MỘT SỐ BÀI ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 Người thực hiện: Cao Thị Phương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Hoằng Đức SKKN: thuộc lĩnh vực ( môn): Giáo dục công dân THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 1 1 2 2 2 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận 2. Thực trạng của vấn đề 3. Các bước thực hiện một tiết dạy tích hợp 4. Lựa chọn phương pháp tích hợp 5. Ví dụ một tiết dạy cụ thể 6. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 2 2 3 4 6 10 16 PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị 16 16 17 KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP “HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” VÀO MỘT SỐ BÀI ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế có bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác Giáo dục đã được Đảng và Nhà nước chăm lo. Trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó những hạn chế, tác động xấu của thời kì “Mở cửa, hội nhập”, những “Tư tưởng văn hóa xấu, ngoại lai”, mặt trái của cơ chế thị trường...có cơ hội xâm nhập. Đây đó trong cuộc sống hàng ngày, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lí tưởng, thích chạy đua theo lối sống thực dụng; thậm chí những hành động phạm pháp của người lớn đã tác động xấu trực tiếp đến học sinh. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trường học...làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, tha hóa nhân cách; gây nỗi đau, đáng lo ngại cho gia đình, nhà trường và xã hội. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã chủ trương: Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác– Lê-nin, đưa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với từng lứa tuổi và bậc học. Xuất phát từ tầm quan trọng này, từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Việc tích hợp này được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, bậc học và theo nội dung chương trình của từng môn, thông qua các bài cụ thể, các chủ đề cụ thể, với từng nội dung tích hợp cụ thể. Đối với chương trình Giáo dục công dân trong trường Trung học cơ sở là môn học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống; mặt khác, đây là môn học giúp hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạo đức, pháp luật, từ đó hình thành ở các em ý thức tự giác thực hiện hành vi theo chuẩn mực chung của xã hội. Đặc biệt trong trương trình Giáo dục công dân lớp 8 đã đề cập tới hai vấn đề lớn: "Công dân với đạo đức" và “Công dân với pháp luật”. Với nội dung chương trình như vậy việc tích hợp: tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào môn học là hết sức thuận lợi. Vấn đề đặt ra đối với giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân là làm thế nào để việc tích hợp đó đạt được hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: Kinh nghiệm tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học tích hợp “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào một số bài đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 8. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực tế việc tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Giáo dục công dân ở Trường TH&THCS Hoằng Đức và một số trường xung quanh, qua quá trình giảng dạy tôi muốn đưa ra một số phương pháp cụ thể để ứng dụng vào việc dạy tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào một số bài đạo đức môn Giáo dục công dân THCS nói chung và lớp 8 nói riêng đạt hiệu quả, chất lượng. Từ đó, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học sinh. Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối gia đình, quê hương, đất nước. 3. Đối tượng nghiên cứu Kinh nghiệm dạy tích hợp “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào một số bài đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 8” ở trường TH& THCS Hoằng Đức. 4. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này tôi áp dụng phương pháp thực nghiệm qua thực tế áp dụng vào quá trình học tập kết hợp với phân tích, nhận xét. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Để tiến hành phương pháp này, tôi đã đọc, nghiên cứu những tài liệu: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn GDCD cấp THCS; Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Sách chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa, sách giáo viên; Tìm hiểu những câu chuyện kể về Bác Hồ trên sách báo, trên mạng Internet.... Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn ở Trường TH&THCS Hoằng Đức, từng bước đổi mới phương pháp. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Điều tra, khảo sát kết quả học tập môn GDCD của học sinh khối 8 ở trường TH&THCS Hoằng Đức trong 4 năm học gần đây. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thu thập các ý kiến của học sinh thông qua các câu hỏi phỏng vấn, thống kê phân tích kết quả học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng các phương pháp dạy học tính theo tỷ lệ % trên tổng số học sinh được kiểm tra để so sánh rút ra kết luận. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Dạy học là con đường cơ bản nhất giúp người học trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể chiếm lĩnh một khối lượng tri thức, kĩ năng có chất lượng và hiệu quả cao nhất. Bởi dạy học là hoạt động được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp sư phạm của người giáo viên phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của người học nên học sinh tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức dễ dàng, nhanh chóng. Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoại khoá, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn kết nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống. Do đó, tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình môn học thực chất là việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học cụ thể trong chương trình sách giáo khoa. Nhằm giúp người học vừa lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, vừa hình thành ở các em kĩ năng vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn cuộc sống; đồng thời giúp các em cảm nhận được phẩm chất đạo đức cao đẹp của Hồ Chí Minh; từ đó bồi đắp niềm tin, ý thức và thói quen học tập và làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác vào những tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể, trong chương trình Giáo dục công dân lớp 8 Trung học cơ sở, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung môn học, chính là việc lồng ghép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học cụ thể. Tuy nhiên, với đặc điểm chương trình Giáo dục công dân lớp 8, phần đạo đức có một số bài nặng về lí thuyết và mang tính trừu tượng.Do đó, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài là rất cần thiết và quan trọng. Việc tích hợp đó sẽ có tác dụng làm cho nội dung bài học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, bớt tính khô khan, tăng tính chân thực giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hứng thú với bài học hơn có thêm niềm tin để rèn luyện bản thân theo những phẩm chất đạo đức được học. Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân lớp 8 nói riêng và cấp Trung học cơ sở nói chung là phải tìm ra phương pháp tích hợp khoa học, hiệu quả cho từng bài cụ thể. Thực tế cho thấy, môn Giáo dục công dân giáo viên có thể tích hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau thông qua hệ thống các phương pháp giảng dạy của môn học. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp tích hợp phù hợp với nội dung từng bài và phù hợp với chủ đề lồng ghép là rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của giờ dạy cũng như của việc tích hợp. 2. Thực trạng của vấn đề Trước khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát kết quả học tập môn GDCD của học sinh khối 8 trường TH&THCS Hoằng Đức trong 2 năm khi chưa vận dụng kinh nghiệm dạy tích hợp “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào một số bài đạo đức môn Giáo dục công dân. Kết quả đạt được như sau: Năm học Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2013- 2014 31 2 6.5 10 32.2 18 58.1 1 3.2 2014- 2015 33 3 9 11 33.3 18 54.7 1 3 Nhìn vào bảng thống kê kết quả học tập của học sinh, ta thấy kết quả học tập của học sinh chưa cao. Học sinh chưa hứng thú học tập bộ môn, học lực yếu vẫn còn; lực học khá giỏi ít; phần lớn kết quả đạt được ở mức trung bình.Thực trạng trên là do những nguyên nhân sau: Trong chương trình môn giáo dục công dân lớp 8 có một số bài mang tính trừu tượng, nặng về lí thuyết với mục đích là trang bị cho học sinh cơ bản về đạo đức và pháp luật... Vì thế, nội dung bài học thường khô khan nên các em ngại học, học đối phó. Về phía giáo viên chưa thực sự đầu tư đúng mức, ngại đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung từng bài học cụ thể; xem nhẹ việc liên hệ thực tế, chưa vận dụng tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy. Từ những thực trạng trên, việc tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường là rất cần thiết, nó có tác dụng rất lớn trong việc làm "mềm hóa" những kiến thức trừu tượng, khô khan, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động hơn, gây được sự hứng thú với học sinh hơn. Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn. Mặt khác, giúp học sinh có thêm hiểu biết về tấm gương đạo đức của Hồ Chí minh từ đó thôi thúc các em có những hành động tích cực trong việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong sinh hoạt và học tập hàng ngày của bản thân. Đồng thời nó còn có tác dụng thu hút, lôi cuốn học sinh, giúp các em thêm yêu thích môn học, tích cực học tập qua đó càng giúp học sinh có những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò, trách nhiệm của mình đối với đất nước. 3. Các bước thực hiện một tiết dạy học tích hợp Qua quá trình giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 8 nhiều năm, tôi nhận thấy để tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, chất lượng chúng ta cần làm tốt những bước sau: 3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên. Tuy nhiên, trong bài dạy có nội dung tích hợp thì giáo viên cần phải hết sức chú ý đến việc xác định mục tiêu tích hợp. Vì nếu xác định không đúng mục tiêu tích hợp sẽ dẫn đến việc quá coi trọng việc tích hợp hoặc quá xem nhẹ việc tích hợp dẫn đến giáo viên sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo. Dẫn đến không đạt được mục đích cuối cùng của tiết học. Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học Việc xác định đúng mục tiêu của bài học, là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua đó giúp giáo viên có những căn cứ, cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo. Xác định mục tiêu của việc tích hợp Như chúng ta đã biết mục tiêu của việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung bài học của chương trình Giáo dục công dân lớp 8 là nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em có nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh[3] Trang này có sử dụng TLTK: Hướng dẫn thích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cấp Trung học cơ sở [3] Ví dụ: Khi dạy bài : Giữ chữ tín (Tiết 4-GDCD lớp 8) - Xác định mục tiêu bài học: Học sinh hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện của việc giữ chữ tin trong cuộc sống hàng ngày,ý nghĩa của việc giữ chữ tín; học sinh biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín; biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Có ý thức giữ chữ tín.[2] - Xác định mục tiêu tích hợp: Liên hệ học tập tấm gương giữ chữ tín của Bác Hồ trong cuộc sống: Bác luôn giữ lời hứa với mọi người và coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.[3] 3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn cứ để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học một cách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mục tiêu tích hợp. Nếu giáo viên xác định nội dung kiến thức tích hợp không phù hợp với nội dung của bài sẽ dẫn đến làm phá vỡ mục tiêu của bài học cũng như tính lôgic và tính hệ thống kiến thức của bài học. Do đó, việc xác định nội dung và khối lượng kiến thức cần tích hợp giáo viên phải căn cứ vào những nguyên tắc sau: + Nội dung tích hợp phải phù hợp với nội dung của bài học. + Nội dung tích hợp phải đảm bảo được tính logic và tính hệ thống của bài học. + Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo thời gian của bài học theo quy định. + Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo vừa sức với học sinh. Muốn vậy, giáo viên phải hiểu được mức độ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của đối tượng học sinh trong lớp, trong trường mình giảng dạỵ Ví dụ: : Khi dạy bài : Giữ chữ tín (Tiết 4-GDCD lớp 8) Giáo viên có thể tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở những nội dung sau qua mỗi phần của giờ học: Phần đặt vấn đề: Qua tìm hiểu câu chuyện Chiếc vòng bạc. Phần nội dung bài học: - Biểu hiện của giữ chữ tín Sau khi giáo viên yêu cầu học sinh kể những câu chuyện về tấm gương giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày. Giáo viên có thể dẫn dắt học sinh liên hệ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung bài học bằng câu hỏi: Từ câu chuyện về những tấm gương giữ chữ tín mà các bạn vừa kể tấm gương nào khiến em tâm đắc nhất ? Qua câu chuyện “Chiếc vòng bạc”, em thấy Bác có phẩm chất gì đáng quý, cần học tập? - Ý nghĩa của giữ chữ tín: Giáo viên yêu cầu học sinh kể thêm những câu chuyện về giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày (VD truyện Thời gian quý báu lắm...). Sau khi học sinh rút ra bài học ý nghĩa của giữ chữ tín, giáo viên có thể tích hợp liên hệ tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng câu hỏi: Bác Hồ luôn giữ chữ tín với mọi người, việc làm đó có ý nghĩa gì ? Trang này có sử dụng TLTK: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn GDCD cấp Trung học cơ sở [2];Hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh[3] 3.3. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà Khi đã xác định được nội dung cần tích hợp, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải: + Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin. Đây là khâu rất quan trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thông tin. Ví dụ : Khi dạy bài Giữ chữ tín giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm những câu chuyện về tấm gương giữ chữ tín trong cuộc sống đạc biệt là những mẩu chuyện về giữ chữ tín của Bác Hồ: Chiếc vòng bạc, Thời gian quý báu lắm...; yêu cầu học sinh đọc nắm được cốt truyện, tìm được biểu hiện của giữ chữ tín và ý nghĩa, bài học rút ra từ mỗi câu truyện... + Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo viên nên chấm điểm, cho điểm, khen ngợi những em có sự chuẩn bị chu đáo. 4. Lựa chọn phương phương pháp tích hợp Có thể nói việc lựa chọn phương pháp tích hợp là hết sức quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của nội dung tích hợp. Có nhiều phương pháp dạy học tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân trung học phổ thông, từ các phương pháp truyền thống như: Thuyết trình, đàm thoại, nêu gương đến các phương pháp hiện đại như: Thảo luận nhóm, Động não, Nghiên cứu trường hợp điển hình, Xử lí tình huống[1] Các phương pháp này có thể được thực hiện qua các hình thức học tập theo lớp, theo nhóm, cá nhân, có thể tổ chức học tập trong lớp hoặc tại các địa điểm tham quan dã ngoại. Trong khuôn khổ của đề tài tôi chỉ đi sâu vào một số phương pháp thường được áp dụng trong dạy học tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở một số bài đạo đức môn Giáo dục công dân lớp 8. Việc lựa chọn phương pháp và kết hợp các phương pháp tích hợp cho từng nội dung, phù hợp với từng bài học cần phải căn cứ vào các yếu tố sau: + Căn cứ vào nội dung của tiết học, bài học và nội dung tích hợp + Căn cứ vào đối tượng học sinh + Căn cứ vào điều kiện học tập của nơi giảng dạy. a. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu truyện có thật về một người, một tập thể, một cơ quan, đơn vị, hoặc sử dụng một câu truyện được viết dựa theo những trường hợp gần gũi xảy ra trong thực tiễn cuộc sống. * Mục tiêu của phương pháp: Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, có sức lôi cuốn, thu hút được học sinh tham gia nhờ đó giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức của bài hơn. * Cách thực hiện: + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu chuyện về trường hợp điển hình + Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm Trang này có sử dụng TLTK :Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Giáo dục công dân THCS.[1] + Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả + Các nhóm nhận xét, bổ sung + Giáo viên kết luận. Lưu ý: - Những trường hợp điển hình phải là những câu truyện về người thật, việc thật trong cuộc sống hoặc là những trường hợp gần gũi thường xuyên xảy ra cuộc sống. - Các trường hợp điển hình phải thể hiện tính da dạng của cuộc sống, tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau. - Nội dung trường hợp điển hình phải phù hợp với chủ đề tích hợp và chủ đề bài học Giáo dục công dân, phù hợp với trình độ và đặc điểm lứa tuổi học sinh. - Câu chuyện có độ dài vừa phải. Ví dụ: Khi dạy bài 10 - Tiết 12: Tự lập Để tích hợp chủ đề Tấm gương về đức tính tự lập của Bác Hồ, giáo viên có thể nêu trường hợp điển hình qua câu truyện “Hai bàn tay” + Học sinh đọc truyện: Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn thân tên là Lê. Một lần cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng và mắt bạn, hỏi: - Anh Lê, anh có yêu nước không? Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời: - Tất nhiên là có chứ. - Anh có thể giữ bí mật không? - Có - Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không? - Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi? - Đây tiền đây, - Anh Thành vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay - chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_tao_hung_thu_hoc_tap_cho_hoc_sinh_trong_day.doc