SKKN Kinh nghiệm sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một tiết thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân lớp 9 ở bậc THCS

SKKN Kinh nghiệm sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một tiết thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân lớp 9 ở bậc THCS

Thế kỷ XXI, là kỷ nguyên của Công nghệ thông tin và hội nhầp Quốc tế. Trong thời đại tri thức này là sự cạnh tranh giữa các nền giáo dục và đào tạo. Để đưa đất nước ta hội nhập thành công và cạnh tranh thắng lợi, sánh vai được với các cường quốc trên thế giới thì giáo dục nhất thiết phải đào tạo ra những con người có tư duy sáng tạo, có thói quen tìm tòi và phát huy cái mới, có khả năng hợp tác, chia sẽ . Nói tóm lại giáo dục đóng vai trò là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, giàu mạnh, an toàn.

 Đứng trước xu thế đó, cấp học trung học sơ sở là một mắt xích trung gian cực kì quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ở cấp học trung học cơ sở, học sinh được học nhiều các môn học khác nhau, các môn học này đều góp phần giáo dục tư tưởng, giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhưng môn giáo dục công dân là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh, trong đó có việc giáo dục ý thức pháp luật. Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Vì nó là một phương thức để xây dựng, phát triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bến vững của đất nước. Điều 2 Luật Giáo dục khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẫm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

 Thực trạng trong các nhà trường trung học cơ sở hiện nay hiện nay, việc giảng dạy các tiết ngoại khoá của môn giáo dục công dân đang là vấn đề bất cập. Vì sách giáo khoa không có hướng dẫn thống nhất ở các khối lớp mà chỉ dừng lại chương trình chỉ đạo. Trước thực trạng việc giảng dạy môn giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở đang gặp nhiều khó khăn trong các giờ thực hành ngoại khoá ở các khối lớp.

 

doc 20 trang thuychi01 6152
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một tiết thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân lớp 9 ở bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
I. MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu: 3
3. Đối tượng nghiên cứu:	3
4. Phương pháp nghiên cứu:	4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN: 
1. Cơ sở lí luận: 4 
2. Thực trạng: 5
3. Giải pháp: 6
4. Hiệu quả: 11
III. KÊT LUẬN:
Bài học kinh nghiệm: 12
2. Đề xuất: 13
PHỤ LỤC	14
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
 Thế kỷ XXI, là kỷ nguyên của Công nghệ thông tin và hội nhầp Quốc tế. Trong thời đại tri thức này là sự cạnh tranh giữa các nền giáo dục và đào tạo. Để đưa đất nước ta hội nhập thành công và cạnh tranh thắng lợi, sánh vai được với các cường quốc trên thế giới thì giáo dục nhất thiết phải đào tạo ra những con người có tư duy sáng tạo, có thói quen tìm tòi và phát huy cái mới, có khả năng hợp tác, chia sẽ. Nói tóm lại giáo dục đóng vai trò là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, giàu mạnh, an toàn.
 Đứng trước xu thế đó, cấp học trung học sơ sở là một mắt xích trung gian cực kì quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ở cấp học trung học cơ sở, học sinh được học nhiều các môn học khác nhau, các môn học này đều góp phần giáo dục tư tưởng, giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhưng môn giáo dục công dân là môn học trực tiếp giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh, trong đó có việc giáo dục ý thức pháp luật. Giáo dục pháp luật cho công dân nói chung và cho học sinh phổ thông nói riêng đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Vì nó là một phương thức để xây dựng, phát triển nền văn hoá pháp lí, đảm bảo sự ổn định và bến vững của đất nước. Điều 2 Luật Giáo dục khẳng định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẫm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
 Thực trạng trong các nhà trường trung học cơ sở hiện nay hiện nay, việc giảng dạy các tiết ngoại khoá của môn giáo dục công dân đang là vấn đề bất cập. Vì sách giáo khoa không có hướng dẫn thống nhất ở các khối lớp mà chỉ dừng lại chương trình chỉ đạo. Trước thực trạng việc giảng dạy môn giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở đang gặp nhiều khó khăn trong các giờ thực hành ngoại khoá ở các khối lớp. 
 Qua một quá trình giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường trung học cơ sở, tôi đã nghiêm túc tìm tòi, đổi mới các phương pháp, sử dụng các kĩ năng dạy học trong các giờ thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân ở các khối lớp. Một trong những kĩ năng dạy học mà tôi rất quan tâm và bản thân dạy thử nghiệm đã có hiệu quả trong các giờ thực hành ngoại khoá đó là kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật. Đây là một kỹ năng dạy học nếu người dạy biết khai thác tối đa các chức năng của nó sẽ gây được sự chú ý, tạo hứng thú học tập của học sinh trong giờ thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân. Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Kinh nghiệm sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một tiết thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân lớp 9 ở bậc THCS” nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, với mong muốn được góp phần tháo gỡ bớt những khó khăn, thắc mắc cho đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, nhất là các giáo viên dạy kiêm nhiệm môn học này.
2. Mục đích nghiên cứu
 Việc bản thân chọn đề tài “Kinh nghiệm sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một tiết thực hành ngoại khoá môn giáo duc công dân lớp 9 ở bậc học THCS” nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, gây hứng thú học tập, mở rộng sự hiểu biết pháp luật cho học sinh. Cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản nhất về một số lĩnh vực pháp luật có liên quan trực tiếp, gần gũi với đời sống xã hội ở lứa tuổi các em cần biết đó là trách nhiệm của công dân trong gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương, lao động xã hội, thực hiện trật tự an giao thông, kinh doanh sản xuất, bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Tổ quốc Qua đó hình thành được tình cảm, niềm tin đạo đức và pháp luật. Vì chỉ hình thành được tình cảm, niềm tin, thẩm mĩ đạo đức mới tìm ra động lực hình thành ý chí, nghị lực ở các em, điều chỉnh hành vi, hoạt động trong cuộc sống, trong học tập và lao động.
 Qua nội dung đề tài nghiên cứu, học sinh nắm vững được các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của xã hội nói chung và ở địa phương nói riêng; phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại Các em biết tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các hoạt động khác do nhà trường, địa phương tổ chức. 
 Bước đầu tìm ra các giải pháp của cá nhân để cùng các đồng nghiệp góp ý, chia sẽ, áp dụng vào việc các tiết giảng dạy ngoại khoá không chỉ ở lớp 9 mà tất cả các khối lớp có hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu về việc sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một tiết thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân lớp 9 ở bậc THCS như thế nào để đạt được hiệu quả cao.
 Để xây dựng nội dung giờ học có hiệu quả, tôi chọn các em học sinh lớp 9 thuộc xã Xuân Vinh - vùng nông thôn cuối huyện Thọ Xuân làm đối tượng nghiên cứu của đề tài. Là một xã xa trung tâm hành chính của huyện, phần lớn người dân sống bằng nghề nông nghiệp thuần tuý, họ chưa có điều kiện quan tâm nhiều đến pháp luật. Một số gia đình bố mẹ đi làm ăn ở xa gửi con cái cho ông bà hoặc người thân chăm sóc. Nhưng địa bàn xã lại giáp danh với các huyện Yên Định, Thiệu Hoá, xã có khu chợ hoạt động lâu năm, các quán xá dịch vụ Internet, nhà nghỉ, cửa hàng karaokê xuất hiện đã có tác động không nhỏ đến một bộ phận học sinh của nhà trường chúng tôi. Học sinh ở bậc trung học cơ sở là lứa tuổi chưa trưởng thành, có đặc điểm tâm sinh lí riêng, nhất là các em học sinh lớp 9 đang tuổi dậy thì, các em thích thể hiện bản thân mình, thích làm người lớn, thích ăn chơi đua đòi, thích tò mò, mà thiếu đi sự quan tâm của gia đình. Đây là nguyên nhân khiến các em dễ xa vào các tệ nạn xã hội.
 Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn giáo dục công dân của nhà trường, đứng trước những vấn đề phức tạp nói trên, tôi thấy cần phải tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh giúp các em trở thành người công dân hoàn thiện, tránh xa các tệ nạn xã hội, góp phần vào mục tiêu giáo dục chung của nhà trường, của ngành giáo dục.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Căn cứ vào các tiết thực hành ngoại khoá theo các chủ đề pháp luật khi sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 
 - Phương pháp nghiên cứu xây cơ sở lý thuyết: Khi lựa chọn đề tài nói trên tôi đã đọc các tài liệu tham khảo nói về kĩ năng tuyên truyền miệng pháp luật để rút ra các ưu điểm của kỹ năng này. 
 Tìm, đọc và nghiên cứu các chủ đề pháp luật liên quan tới lứa tuổi học sinh trng học sơ sở nhất là các em học sinh lớp 9 để sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng pháp luật nhằm tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các em.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Với phương pháp này tôi quan sát các em ở trên lớp học hằng ngày về thái độ, cử chỉ hành vi, theo dõi những học sinh thường xuyên bỏ học, những học sinh thường hay thay đổi các kiểu quần áo, các kiểu tóc, nắm bắt thông tin ở các quán dịch vụ Internet, quán karaoke, nhà nghỉ trên địa bàn xã là nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu của tôi.
 - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Tôi sử dụng phương pháp tính tỉ lệ % trong toán học để xử lý số liệu học sinh trước khi chưa áp dụng sáng kiến trong giảng dạy giờ ngoại khoá và sau khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy giờ ngoại khoá để thấy được tác dụng của việc biết sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong các giờ thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận 
 Bước vào thế kỉ XXI, đất nước đang phát triển và hội nhập không riêng vì nhà trường mà ngành giáo dục đang tiến đến mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục phổ thông, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
 Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 768/TTg – KGVX ngày 16/5/2011 về tổ chức “Tháng hành động phòng, chống ma tuý”; thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại văn bản số 3368/BGDĐT – CTHSSV ngày 20/5/2011 về việc tổ chức đợt cao điểm về phòng chống ma tuý trong trường học năm học 2012; căn cứ công văn số 2592/SGDĐT – PC&CTHSSV về việc triển khai Công điện số 2313/CĐ0TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp tết dương lịch, tết Bính Thân và lễ hội Xuân 2016; thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Phòng giáo dục Thọ Xuân trong năm học về việc thực hiện các tháng cao điểm như “Tháng An toàn giao thông”, “Tháng phòng, chống ma tuý – HIV/AIDS”; kế hoạch phòng chống dịch bệnh và An toàn vệ sinh thực phẩm
 Kết hợp với việc thực hiện hoạt động Ngoài giờ lên lớp hàng tháng của nhà trường theo chủ điểm, phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách đội, Bí thư đoàn, giáo viên dạy môn giáo dục công dân để xây dựng nội dung phong phú, đa dạng của tiết thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân. 
 Căn cứ vào đặc điểm của từng khối lớp học, trình độ tiếp thu của các em, chúng ta sử dụng các phương pháp và các kỹ năng dạy học sao cho phù hợp với lứa tuổi các em. Qua môn giáo dục công dân, học sinh hiểu được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực, có ý thức tuân thủ pháp luật và có khả năng thực hiện các quy định của pháp luật. Đây cũng là một trong năm nội dung cơ bản của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đó là rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
 Để thực hiện được điều nói trên, nhiệm vụ của người dạy học môn giáo dục công dân không chỉ cung cấp kiến thức bộ môn theo quy định chung, còn phải gắn liền bài học với với thực tế cuộc sống để các em biết xử lí, vận dụng vào thực tế cuộc sống ở địa phương, điều đó người dạy phải tổ chức tốt các tiết ngoại khoá về các vấn đề địa phương. Giúp các em nhìn nhận, đánh giá đúng những vấn đề đang xảy ra, biết lên án các hành vi vi phạm đạo đức, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật làm mất trật tự an ninh ở địa phương, ảnh hưởng lợi ích nhà nước, truyền thống lịch sử, danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá của quê hương, đất nước. Người dạy phải căn cứ vào tài liệu, mục đích truyền thụ, tình hình thực tế ở địa phương để lựa chọn cách thức tổ chức tiết dạy ngoại khoá phù hợp với đối tượng học sinh, tạo hứng thú trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Để từ đó các em tự điều chỉnh hành vi của bản thân, sống và làm việc theo đúng Hiến pháp và Pháp luật, truyền thống đạo đức của dân tộc. Vì vậy, việc vận dụng các kỹ năng vào giảng dạy giờ thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân về các vấn đề địa phương là rất quan trọng.
2. Thực trạng 
2.1. Đối với giáo viên
 Bản thân là một giáo viên dạy môn giáo dục công dân được đào tạo đúng chuyên ngành và giảng dạy đã 10 năm ở cấp trung học cơ sở, tôi thấy đa phần các em học sinh chưa thực sự yêu thích môn học. Do trong quá trình giảng dạy các giờ học môn giáo dục công dân giáo viên chưa biết vận dụng các phương pháp và các kỹ năng dạy học phù hợp để tạo nên hứng thú cho học sinh. Nhất là các bài thuộc phần pháp luật ở học kì II của tất cả các khối lớp và các giờ thực hành ngoại khoá. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều giáo viên dạy kiêm nhiệm môn giáo dục công dân nên còn lúng túng, gặp khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh, ngại đổi mới phương pháp và sử dụng thích hợp các kỹ năng dạy học.
 Các tiết dạy học ngoại khoá môn giáo dục công dân đa số các giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn chủ đề bài học, thiết kế bài dạy, tài liệu hướng dẫn của Bộ giáo dục chưa có, giáo viên dựa vào phân phối chương trình do Sở giáo dục chỉ đạo còn mang tính chỉ đạo, sơ sài chưa đáp ứng được yêu cầu của người học và tình hình thực tế ở địa phương trên các vùng, miền.
 Những vấn đề bất cập mà tôi trình bày trên đã khiến cho một số tiết thực hành ngoại khoá môn giáo dục công dân ở các khối lớp trở thành tiết kiểm tra, dạy bù hoặc giáo viên cho học sinh ra ngoài sân trường chơi nên tính giáo dục chưa cao, học sinh không có điều kiện tiếp nhận kiến thức, lãng phí thời gian. Hoặc có thể giáo viên muốn cho học sinh đi tham quan các danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử, các khu công nghiệp phát triển, các làng nghề truyền thống thì không có kinh phí nên không thể thực hiện được.
2.2. Đối với học sinh
 Môn giáo dục công dân là môn khoa học – xã hội nhân văn, mang tính đặc thù Việt Nam rất cao. Vì nó phản ảnh những yêu cầu của xã hội Việt Nam và hình thành ở học sinh những chuẩn mực giá trị của xã hội, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc. Thế nhưng tâm lí chung của các bậc phụ huynh cho rằng đây là môn học “phụ” nên kết quả như thế nào là không quan trọng lắm. Do đó không quan tâm nhiều và động viên con em mình tích cực học tập. Ngoài ra môi trường xã hội cũng có nhiều tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến quá trình học tập của các em. Vì thiếu sự hổ trợ phối hợp đồng bộ, toàn diện của xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình dạy và học môn giáo dục công dân.
 Như ở phần mục đích nghiên cứu tôi đã nêu trên, một số học sinh lớp 9 ở trường tôi không được sự chăm sóc, quan tâm của gia đình các em bị một số thanh niên bên ngoài lôi cuốn vào các hiện tượng chơi điện tử, thường xuyên bỏ học, thay đổi quần áo, kiểu tóc không phù hợp với tư cách người học sinh, hiện tượng đánh nhau bên ngoài trường học để công an xã phải vào cuộc, học sinh đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định những hiện tượng này ảnh hưởng tới việc giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường.
 Đứng trước thực trạng nói trên, bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp dạy môn giáo dục công dân. Tôi xác định rõ mình phải có trách nhiệm giáo dục các em trở thành người công dân hoàn thiện, tránh xa những cám dỗ do tệ nạn xã hội đem lại. Để làm được điều đó, các em học sinh phải có hiểu biết nhất định về kiến thức pháp luật phòng, chống tệ nan xã hội; Luật An toàn giao thông. Nhưng do thời lượng có hạn, tiết học chính khoá môn giáo dục công dân ít ( 1tiết/tuần/lớp) nên chỉ có thể tổ chức một số hoạt động cho các em thông qua tiết thực hành ngoại khoá và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
2.3. Kết quả thực trạng
 Năm học 2014 – 2015, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 9A và lớp 9B, đầu năm học khi tôi chưa áp dụng đề tài này, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh của hai lớp 9 và kết quả khảo sát như sau:
Lớp
Tổng
số hs
Nắm vững bài ngoại khoá
Hiểu bài ngoại khoá
Chưa hiểu bài ngoại khoá
SL
%
SL
%
SL
%
9A
35
0
0
6
17.1
15
42.9
9B
37
1
2.7
9
24.3
12
32.5
 Kết quả khảo sát trên cho thấy, học sinh nắm vững bài ngoại khoá còn ít, tỉ lệ học sinh chưa hiểu bài ngoại khoá còn cao nên tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong một giờ thực hành ngoại khoá ở lớp 9B.
3. Giải pháp 
 Để sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật trong các tiết thực hành ngoại khoá có hiệu quả, tôi đã đọc kĩ tài liệu nói về kĩ năng này, trước hết tôi nắm vững khái niệm, vị trí, vai trò của kĩ năng tuyên truyền miệng pháp luật.
3.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng về pháp luật:
 a. Khái niệm: Tuyên truyền miệng về pháp luật là một hình thức tuyên truyền mà người nói nói trực tiếp với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là các văn bản pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật, niềm tin vào pháp luật và ý thức pháp luật cho người nghe, kích thích người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.
 - Người dạy cần lưu ý rằng, hình thức tuyên truyền miệng gắn bó chặt chẽ với nhiều hình thức tuyên truyền khác, là một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể các hình thức tuyên truyền pháp luật.
 Ví dụ: Khi chúng ta dạy học các chủ đề pháp luật như Luật An toàn giao thông bằng tranh ảnh, băng hình thì chúng ta cũng cần phải sử dụng hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật để giải thích cho người học hiểu ý của các bức tranh, ảnh, băng hình nói trên.
Trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy
GV đặt câu hỏi: ?Tại sao mọi người khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm;
 Sau khi học sinh trả lời, GV tóm tắt để HS thấy được ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm; Gv tuyên truyền cho học sinh Nghị định 171/2013/NĐ – CP của Chính phủ ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt hành chính giao thông đường bộ và bắt đầu từ ngày 10/4/2015 trẻ em đủ 6 tuổi khi ngồi trên xe mô tô, xe máy phải đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
 - Khi sử dụng hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật cũng không nên sử dụng hình thức này xuyên suốt trong bài học mà nên kết hợp với các hình ảnh minh hoạ, các hình thức sân khấu hoá văn nghệ để tăng tính thuyết phục của bài dạy.
 b. Vị trí, vai trò: 
 - Tuyên truyền miệng pháp luật là hình thức tuyên truyền linh hoạt, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong các điều kiện, hoàn cảnh nào với số lượng người nghe bao nhiêu. Khi thực hiện tuyên truyền miệng, người nói có điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, làm sáng tỏ nội dung cần tuyên truyền. Do đó được thông tin hai chiều nên người nói điều chỉnh được nội dung và phương pháp truyền đạt của mình để đạt hiệu quả cao hơn, có thể hỏi đáp trực tiếp để đáp ứng tối đa yêu cầu của đối tượng. Với vai trò này giáo viên dạy môn công dân sử dụng vào tiết ngoại khoá là rất phù hợp.
 - Người nói có thể biểu lộ thái độ, tình cảm của mình trước người nghe, kết hợp lời nói, cử chỉ để diễn đạt nội dung nên hiệu quả tuyên truyền được nâng cao và tính chính xác cao, những ưu việt đó các hình thức tuyên truyền khác không thể có được. Vì những lẽ đó tuyên truyền miệng giữ một vị trí quan trọng trong các hình thức tuyên truyền pháp luật.
c. Sử dụng kỹ năng tuyên truyền miệng về pháp luật phải đạt được các yêu cầu sau đây:
 - Giáo viên phải gây thiện cảm ban đầu cho học sinh: Thiện cảm ban đầu tạo ra hứng thú, say mê của người nghe, củng cố được niềm tin về vấn đề đang tuyên truyền. Dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái, lời nói ban đầu có ý nghĩa quan trọng đối với việc gây thiện cảm cho người nghe.
 - Tạo sự hấp dẫn trong khi nói: Giọng nói phải rõ ràng, mạch lạc nhưng truyền cảm. Âm lượng phải thay đổi theo nội dung, phải nhấn mạnh vào những điểm quan trọng. Sử dụng chính xác, đúng mức thuật ngữ pháp lý, thuật ngữ chuyên ngành và ngôn ngữ bình dân. Nếu sử dụng chính xác ý tứ, hình ảnh trong kinh điển, thơ văn, ca dao vào giờ thực hành ngoại khoá tuyên truyền pháp luật cũng làm tăng tính hấp dẫn, thuyết phục đối với người nghe.
 - Bảo đảm các nguyên tắc sư phạm trong tuyên truyền miệng: Giáo viên phải tôn trọng các nguyên tắc sư phạm. Từ bố cục bài nói, cách diễn đạt phải lôgic, rõ ràng để học sinh được dẫn dắt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, bám sát trọng tâm của vấn đề.
 - Sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền miệng: Có 3 phương pháp tuyên truyền miệng đó là thuyết phục, nêu gương và ám thị, trong đó chủ yếu là dùng phương pháp thuyết phục với ba bộ phận cấu thành là chứng minh, giải thích, phân tích.
 + Chứng minh: đưa ra các số liệu, sự kiện, hiện tượng, nhân chứng để làm sáng tỏ và xác nhận tính đúng đắn của vấn đề.
 Ví dụ: Khi Gv tuyên truyền cho học sinh về tác hại của ma tuý đối bản thân, gia đình và xã hội thì phải đưa ra các tranh ảnh làm nhân chứng thuyết phục học sinh.
Ma tuý, mại dâm: hiểm hoạ của gia đình và xã hội
 + Giải thích: là việc dùng lí lẽ để giảng giải giúp người nghe hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề. Lập luận trong khi giải thích phải chặt chẽ, chính xác, mạch lạc, khúc triết, không nguy biện.
 + Phân tích: là mổ xẻ để tìm được đặc điểm, bản chất, điểm mạnh, điểm xấu, sự phù hợp, không phù hợp của vấn đề. Sau khi phân tích phải có kết luận, đánh giá, hướng người nghe vào định hướng tư duy đúng đắn, không làm cho học sinh hoài nghi, dao động, hoang mang.
3.2. Các biện pháp tiến hành:
 a. Tiến hành khảo sát, điều tra ban đầu làm căn cứ để so sánh với kết quả sau khi áp dụng sáng kiến( phần này tôi đã l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_su_dung_ky_nang_tuyen_truyen_mieng_ve_phap.doc