SKKN Kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học tiếng Việt lớp 2 vnen
Môn Tiếng Việt ở lớp 2 nói riêng và ở Tiểu học nói chung có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, các em được rèn luyện các thao tác tư duy, có những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, việc dạy và học những kiến thức về mở rộng vốn từ theo chủ đề học tập, nhất là việc sử dụng vốn từ ngữ đó trong viết câu, viết đoạn văn ở lớp 2 nói riêng và ở Tiểu học nói chung còn gặp không ít khó khăn. Nhất là chưa thực sự chú trọng đến việc giúp học sinh sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, có kĩ năng nói - viết đúng tiếng Việt để từ đó phát triển lên mức độ nói - viết hay. Đồng thời, việc dạy học bộ môn này chưa tạo được niềm đam mê học tập thực sự cho trẻ. Dẫn đến các em còn thụ động trong học tập, chưa tích cực và tự giác học tập tiến bộ. Điều đó đồng nghĩa với việc không ít giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp dạy học hiệu quả để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học bộ môn này.
Ngoài ra, việc sử dụng “trò chơi học tập” trong dạy học Tiếng Việt của phần đa giáo viên chưa nhiều, vẫn còn đơn điệu về hình thức và cách tổ chức, chưa tạo được hưng phấn cho học sinh trong mỗi tiết học. Điều này dẫn đến kĩ năng sử dụng từ để nói, viết thành câu, đoạn văn của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, mang nhiều cảm tính.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GD&ĐT NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH BẰNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP LÍ THÚ TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 2 VNEN Người thực hiện: Mai Thị Thu Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường TH Nga Vịnh SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TRANG 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Lí do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để rèn kĩ năng sử thực hành tiếng Việt bằng trò chơi học tập lí thú cho học sinh lớp 2 VNEN trường Tiểu học Nga Vịnh 5 2.3.1 Nghiên cứu nội dung, lựa chọn kiến thức, tìm hiểu và tổ chức trò chơi học tập tiếng Việt nhằm tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả dạy học tiếng việt Lớp 2 VNEN 5 2.3.2 Giúp học sinh tìm hiểu vốn từ thông qua việc chuẩn bị bài và kiểm tra hoạt động ứng dụng bằng khéo léo tổ chức trò chơi “Giỏ cua ốc” từ câu chuyện cổ tích Việt Nam 7 2.3.3 Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ và sử dụng từ ngữ cho học sinh thông qua hợp tác nhóm bằng trò chơi “ Khắc nhập”, “Túi ba gang” dựa vào các câu chuyện cổ tích 9 2.3.4 Nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ có sẵn để đặt các kiểu câu đã học cho học sinh thông qua việc xây dựng trò chơi “Cầu hôn công chúa”, “Món quà kì diệu” dựa vào bài tập đọc trong chương trình 13 2.3.5 Sáng tạo trong sử dụng trò chơi học tập “Trạm dừng xe buýt”, “lá thư tay” nhằm nâng cao khả năng sử dụng vốn từ cho học sinh dựa vào những công cụ hỗ trợ học tập trong lớp học 16 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 18 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 Kết luận 19 Kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU THAM KHẢO TÁC GIẢ 1 Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 (Tập 1A,1B, 2A, 2B) Bộ GD&ĐT (sách dự án VNEN) 2 Sách giáo viên Tiếng Việt 2 (Tập 1,2) Bộ GD&ĐT 3 Từ vựng tiếng Việt GS.TS Lê Phương Nga 4 Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt Tiểu học GS.TS Lê Phương Nga 5 Chuyên đề Giáo dục Tiểu học (Tập 21, 37,41) Vụ Giáo dục Tiểu học 6 Cách tổ chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt Tài liệu Text 7 Vở Bài tập Tiếng Việt 2 (Tập 1, 2) Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 8 Vở Bài tập Bổ trợ và nâng cao Tiếng Việt 2 (Tập 1, 2) Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 9 Luyện tập Tiếng Việt 2 (Tập 1, 2) Nhà xuất bản Đại học Sư phạm DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Mai Thị Thu Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Nga Vịnh TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại ( Phòng, sở, tỉnh) Kết quả đánh giá xếp loại ( A, B, hoặc C) Năm học đánh giá xếp loại 1 Rèn kĩ năng làm văn miêu tả ở lớp 4 Phòng GD&ĐT C 2007- 2008 2 Rèn kĩ năng giải toán bằng sơ đồ đoạn thẳng ở lớp 4 Phòng GD&ĐT B 2009- 2010 3 Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 Phòng GD&ĐT C 2010- 2011 4 Một số lưu ý khi dạy học đại lượng và đo đại lượng Toán 3 Phòng GD&ĐT B 2012- 2013 5 Ứng dụng công nghệ thông tin tạo bài giảng điện tử giáo dục học sinh thân thiện với môi trường trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3 Phòng GD&ĐT Sở GD&ĐT A C 2013- 2014 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Môn Tiếng Việt ở lớp 2 nói riêng và ở Tiểu học nói chung có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, các em được rèn luyện các thao tác tư duy, có những hiểu biết sơ giản về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Từ đó bồi dưỡng cho các em tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, việc dạy và học những kiến thức về mở rộng vốn từ theo chủ đề học tập, nhất là việc sử dụng vốn từ ngữ đó trong viết câu, viết đoạn văn ở lớp 2 nói riêng và ở Tiểu học nói chung còn gặp không ít khó khăn. Nhất là chưa thực sự chú trọng đến việc giúp học sinh sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, có kĩ năng nói - viết đúng tiếng Việt để từ đó phát triển lên mức độ nói - viết hay. Đồng thời, việc dạy học bộ môn này chưa tạo được niềm đam mê học tập thực sự cho trẻ. Dẫn đến các em còn thụ động trong học tập, chưa tích cực và tự giác học tập tiến bộ. Điều đó đồng nghĩa với việc không ít giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tìm ra những phương pháp dạy học hiệu quả để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học bộ môn này. Ngoài ra, việc sử dụng “trò chơi học tập” trong dạy học Tiếng Việt của phần đa giáo viên chưa nhiều, vẫn còn đơn điệu về hình thức và cách tổ chức, chưa tạo được hưng phấn cho học sinh trong mỗi tiết học. Điều này dẫn đến kĩ năng sử dụng từ để nói, viết thành câu, đoạn văn của học sinh còn gặp nhiều khó khăn, mang nhiều cảm tính. Đổi mới triệt để phương pháp dạy học nhằm tạo cho học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Chính vì lẽ đó, trong quá trình dạy học, tôi luôn chủ động, tìm tòi và học hỏi đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường trong việc đổi mới phương pháp dạy học để mỗi tiết học của các em thực sự cuốn hút và hiệu quả bằng việc mạnh dạn áp dụng: “Kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 VNEN”. Từ đó có thể giải quyết phần nào những vấn đề còn vướng mắc và tồn đọng trong dạy học thực hành tiếng Việt lớp 2 nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. 1.2. Mục đích nghiên cứu Khi lựa chọn việc áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học tiếng Việt lớp 2 VNEN” thì mục đích chính là tháo gỡ những khó khăn về kĩ năng sử dụng vốn từ để nói, viết thành câu, đoạn văn. Qua đó, tạo sự tự tin, tích cực, chủ động và hứng thú học tập cho các em để mỗi tiết học thực sự lí thú và hiệu quả. Từ đó, giúp học sinh lớp tôi phụ trách nói riêng và học sinh lớp 2 VNEN trường tiểu học Nga Vịnh nói chung phát triển toàn diện các kĩ năng, năng lực, phẩm chất và tư duy trong học tập. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Việc lựa chọn kiến thức, nội dung của phần thực hành tiếng Việt trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 để xây dựng những “trò chơi học tập tiếng Việt” mới mẻ, lí thú nhưng không xa lạ mà gần gũi với tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 2A VNEN trường Tiểu học Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh Hóa chính là đối tượng nghiên cứu của đề tài mà tôi áp dụng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng tực hành tiếng Việt bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 VNEN”, tôi đã sử dụng một số phương pháp chính như: phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lí số liệu, cụ thể như sau: a. Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vốn từ ngữ, cách cung cấp vốn từ để nói, viết câu, đoạn văn và các trò chơi, cách tổ chức trò chơi học tập gần gũi, phù hợp với nội dung kiến thức tiếp nhận của học sinh. b. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế Đây là phương pháp điều tra nghiên cứu thực tế việc tổ chức dạy và học về sử dụng vốn từ, câu bằng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 ở trường Tiểu học Nga Vịnh nói riêng (dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam - VNEN) và một số trường tiểu học nói chung trên địa bàn huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. c. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu Sau khi áp dụng giải pháp này vào thực tiễn dạy học tại lớp 2A, trường tiểu học Nga Vịnh kết hợp thu thập các tài liệu, dữ liệu phục vụ cho đề tài, tôi đã tiến hành phân tích, tổng hợp các số liệu minh chứng cụ thể qua các thời điểm kiểm tra của giáo viên, tổ chuyên môn và Nhà trường từng thời điểm cụ thể. Từ đó rút ra kết luận và hiệu quả về việc áp dụng “Kinh nghiệm rèn kĩ năng thực hành Tiếng Việt bằng trò chơi học tập lí thú trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 VNEN”. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Như chúng ta đã biết, định hướng đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (ngày 26/1/2016) đã nêu rõ: “Phương pháp dạy và học mới không chỉ làm cho người học phát triển tư duy độc lập, sáng tạo mà còn giúp người thầy thêm tiến bộ, trưởng thành.Giáo dục cần phải tập trung phát triển mạnh năng lực và phẩm chất người học, đảm bảo hài hòa đức, trí, thể, mỹ, thực hiện tốt phương châm mới: Dạy người, dạy chữ và dạy nghề (trước đây là dạy chữ, dạy người, dạy nghề).” Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy và học tập trung rèn kĩ năng, bồi dưỡng năng lực và phẩm chất người học là nhiệm vụ cần được chú trọng trong giáo dục đào tạo. Các Nhà trường trên địa bàn huyện Nga Sơn đã triển khai và chỉ đạo tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong mỗi nhà trường, đặc biệt là các trường đang thực hiện dạy học theo mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN)- trong đó có trường Tiểu học Nga Vịnh, Nga Sơn, Thanh Hóa. Việc giúp học sinh lớp 2 rèn kĩ năng sử dụng vốn từ để nói, viết câu, đoạn văn có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ vì nó chính là bước đầu đang giúp cho các em nắm vững ngôn ngữ tiếng Việt làm phương tiện giao tiếp phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể trong các tình huống phức tạp và đa dạng của cuộc sống. Giúp các em hiểu về thế giới xung quanh việc học tập ở trường, ở nhà cũng như tình cảm gia đình và vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Từ đó gắn với việc giáo dục học sinh tình yêu gia đình, nhà trường, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động. Khi dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học nói chung và dạy học thực hành tiếng Việt ở lớp 2 nói riêng thì cần phải chú ý đến trình độ, đến tâm sinh lí lứa tuổi của từng đối tượng học sinh tiểu học là thích khám phá, sáng tạo, thích chinh phục, làm chủ bản thân và hứng thú với những điều mới mẻ. Đồng thời, người giáo viên phải nắm được năng lực sử dụng tiếng Việt của các em. Từ đó để điều chỉnh nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp làm sao cho trong mỗi tiết học, học sinh ở các trình độ khác nhau đều được quan tâm, được làm việc và được phát triển. Như vậy, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học một cách triệt để trong mỗi giờ học giúp các em chủ động hoạt động và tự học một cách sáng tạo như đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai: “Phải biến quá trình dạy học thành quá trình hoạt động và tự học của học sinh Giáo viên phải tiếp xúc với trẻ, giúp trẻ hoạt động và đạt kết quả học tập tốt hơn.” Những điều nói trên đồng nghĩa với việc người giáo viên cần mạnh dạn nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các trò chơi học tập mới mẻ, lí thú trong dạy học Tiếng Việt nhằm rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh lớp 2. Qua đó giúp các em phát triển những kĩ năng, năng lực và phẩm chất cần thiết. Muốn tổ chức trò chơi học tập tiếng Việt có hiệu quả trước hết phải hiểu về trò chơi học tập tiếng Việt là những trò chơi được sử dụng trong giờ Tiếng Việt, giúp học sinh nắm bắt tri thức ngôn ngữ và rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt thêm hứng thú, hiệu quả. Thông qua việc thiết kế một số trò chơi mới lạ và lí thú (dựa trên những câu chuyện cổ tích đã ngấm trong những lời kể của bà, của mẹ hay những câu chuyện là những bài tập đọc trong chương trình hoặc là những công cụ hỗ trợ dạy học trong lớp) khi dạy học mở rộng vốn từ cho học sinh qua việc “chuẩn bị bài và kiểm tra hoạt động ứng dụng” như trò chơi “Túi ba gang” (từ câu chuyện cổ tích Cây Khế), “Giỏ cua, ốc” (từ câu chuyện cổ tích Tấm Cám), “Lá thư tay” (Thư viết tay được học sinh gửi trong Hộp thư vui của lớp); trong tiết rèn kĩ năng như trò chơi “Trạm dừng xe buýt”, “Đi tìm kho báu” (trong câu chuyện cổ tích Thạch Sanh), “Cầu hôn Công chúa”( từ bài tập đọc: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh), “Món quà kì diệu” (từ bài tập đọc: Quà của bố), “Trạm dừng xe buýt”. Tôi giúp các em có khả năng ghi nhớ từ nhanh, có vốn từ phong phú, có kĩ năng sử dụng vốn từ đó để đặt câu, viết đoạn văn một cách chủ động và tích cực trong mỗi giờ học Tiếng Việt. Từ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập, sự sáng tạo cho học sinh. Nó không những giúp các em hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng vốn từ và câu tiếng Việt mà còn giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Thực tế việc dạy và học ở các trường tiểu học nói chung và ở các trường đang dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) nói riêng cho thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học trong môn Tiếng Việt lớp 2 đâu đó ở một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa thực sự triệt để. Việc sử dụng trò chơi học tập tiếng Việt trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 còn hạn chế đơn điệu và chưa hiệu quả. Dẫn đến học sinh còn lúng túng trong tìm và ghi nhớ từ ngữ, các kiểu câu và kĩ năng sử dụng vốn từ đó để đặt câu, viết đoạn văn chưa hợp lí, chưa hay. Vì thế mà trong mỗi giờ học, các em chưa hứng thú, chưa tích cực học tập và việc hoạt động hợp tác nhóm của học sinh chưa cao. Đối với học sinh trường Tiểu học Nga Vịnh dạy học theo mô hình Trường học mới Việt Nam, nhất là học sinh lớp 2A tôi được chủ nhiệm trong năm học 2016-2017, là giai đoạn đầu cấp học nên vốn từ vựng rất nghèo nàn, kĩ năng sử dụng vốn từ còn hạn chế, chưa nắm vững mẫu câu,Do đó, khi sử dụng từ để nói, viết thành câu, các em còn sử dụng còn tuỳ tiện, dựa theo cảm tính mà không biết dùng đúng ngữ cảnh. Các em hay bắt chước người khác, không đủ khả năng để chọn lọc hay suy nghĩ xem từ nào đúng, từ nào sai, câu này nên nói lúc nào, nên viết ra sao và dùng trong ngữ cảnh nào,Vì vậy, các câu, bài cứ na ná như nhau. Học sinh dùng câu chưa đúng ngữ điệu, không có sự biểu cảm, mà đơn thuần chỉ là những câu liệt kê, thông báo đơn giản. Các em dùng từ sai, làm cho người khác không hiểu ý diễn đạt, Cụ thể, đầu năm kết quả làm bài khảo sát môn Tiếng Việt phần sử dụng vốn từ và câu của 30 học sinh lớp 2A tôi phụ trách như sau: Kết quả Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành SL TL SL TL SL TL 30 4 13,3 20 66,7 6 20 Từ kết quả thực trạng trên cho thấy kĩ năng sử dụng Tiếng Việt của học sinh lớp tôi nói riêng và học sinh trường Tiểu học Nga Vịnh nói chung còn nhiều hạn chế. Dẫn đến mỗi tiết học về sử dụng vốn từ để nói, viết câu hiệu quả chưa cao; học sinh còn rụt rè, chưa thực sự tích cực và chủ động trong học tập, hoạt động nhóm. Vì vậy mà ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác trong nhà trường nói chung. Như thế là chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền giáo dục Tiểu học ở Việt Nam hiện nay. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt bằng trò chơi học tập lí thú cho học sinh lớp 2 VNEN trường Tiểu học Nga Vịnh Từ thực trạng trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 như đã nói, tôi mạnh dạn đưa ra những giải pháp trong thực tiễn giảng dạy và công tác để giải quyết những băn khoăn, vướng mắc và những vấn đề còn tồn đọng trong dạy học và giáo dục học sinh với mong muốn góp phần giúp cho học sinh lớp tôi phụ trách có kĩ năng sử dụng vốn từ và câu thật tốt; được chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập, để mỗi giờ học nặng nề trước đây trở thành những giờ học lí thú và hiệu quả. Từ đó sẽ tạo được môi trường học tập có ích, giúp học sinh phát triển toàn diện; giúp giáo viên tiến bộ, trưởng thành, không ngừng trau dồi, nâng cao tay nghề. Để thực hiện điều đó, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau: 2.3.1. Nghiên cứu nội dung, lựa chọn kiến thức, tìm hiểu và tổ chức trò chơi học tập tiếng Việt nhằm tạo hứng thú, nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt lớp 2 VNEN Chương trình môn Tiếng Việt lớp 2 phần kiến thức tiếng Việt sẽ giúp học sinh mở rộng vốn từ và cung cấp cho các em một số hiểu biết sơ giản về từ loại (từ chỉ người, con vật, cây cối; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ đặc điểm, tính chất). Đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng dùng từ đạt câu và sử dụng các mẫu câu như: các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào? Và những bộ phận chính của các kiểu câu ấy; Những bộ phận trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Như thế nào?, Vì sao?, Để làm gì?; Dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Ngoài ra còn bồi dưỡng cho các em thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu và thích học tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt” nhất là rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho các em hiệu quả thì cần chú trọng việc dạy học tích cực hóa cá thể học sinh, phát huy và tăng cường năng lực hoạt động nhóm cho học sinh trên quan điểm lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Vì hoạt động giao tiếp sẽ giúp các em chủ động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,...nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác, giữa các thành viên trong nhóm, lớp, cộng đồng. Điều này chỉ được thực hiện một cách hiệu quả nhất thông qua việc tạo ra môi trường, tình huống cho trẻ được hoạt động tích cực, hợp tác và hăng say trong khi tham gia trò chơi học tập, nhất là trò chơi học tập tiếng Việt lí thú, mới lạ. Khi sử dụng trò chơi học tập tiếng Việt trong dạy học Tiếng Việt ở lớp 2, giáo viên cần lựa chọn những trò chơi lí thú và mới lạ bắt nguồn từ những câu chuyện cổ tích dân gian mà các em đã được ông bà, bố mẹ kể cho nghe từ tấm bé như Tấm Cám, Thạch Sanh, hay từ những hiểu biết sơ giản về địa lí địa phương qua những bài học hoặc vốn sống của trẻ. Điều này sẽ có tác dụng tích hợp rất tự nhiên, hiệu quả giữa hình thành kiến thức, rèn kĩ năng; giữa phân môn Luyện từ và câu với Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả và Tập làm văn. Nói cách khác là sự tích hợp giữa kiến thức – kĩ năng tiếng Việt với hiểu biết thực tế của học sinh. Trò chơi “Học tập tiếng Việt” phải đảm bảo các tiêu chuẩn: dễ chơi (có luật chơi rõ ràng, dễ hiểu), phục vụ cho mục tiêu của bài học, có tính giáo dục cao, phù hợp với không gian lớp học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất hiện có. Để tăng tính khả thi và hiệu quả, trò chơi học tập Tiếng Việt phải mang ý nghĩa giáo dục trí tuệ, phù hợp tâm lí lứa tuổi học sinh, phù hợp với điều kiện thời gian, điều kiện vật chất của trường, lớp và hấp dẫn học sinh. Trò chơi học tập tiếng Việt có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: tái hiện kiến thức của bài; hình thành kiến thức mới; củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên, việc tổ chức cho học sinh chơi trò chơi học tập tiếng Việt để củng cố, rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt cho học sinh lớp 2 như thế nào để mang lại hiệu quả giờ học, để tạo hứng thú, sự sáng tạo cho các em mới là quan trọng. Để đạt được những điều nói trên thì tôi đã tiến hành tìm hiểu và nắm rõ quy trình tổ chức thực hiện một trò chơi học tập tiếng Việt bao gồm các bước sau: Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: + Tổ chức thành lập những người tham gia trò chơi: Số người tham gia trò chơi, số đội chơi, quản trò, trọng tài. + Các dụng cụ dùng để chơi: Giấy khổ to, bút dạ, giấy màu, phấn màu, thẻ chữ, tên đội, hoa số, cờ, + Cách chơi: Giáo viên nêu tên trò chơi, luật chơi, từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm. + Cách xác nhận kết quả hay cách tính đội chiến thắng hoặc giải của cuộc chơi(nếu có) Bước 3: Thực hiện trò chơi Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: + Giáo viên (có thể kết hợp với các T
Tài liệu đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_ren_ki_nang_thuc_hanh_tieng_viet_cho_hoc_si.doc